Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ

Đặt vấn đề: Trị liệu bệnh thận mạn bằng phương pháp ghép tế bào gốc trung mô hiện nay đang được nghiên cứu và đã được đưa vào ứng dụng điều trị nhằm ức chế miễn dịch và tái tạo các tế bào chức năng thận. Đây là loại tế bào gốc có khả năng tăng sinh và biệt hóa đa năng, hứa hẹn cải thiện được các cấu trúc đã tổn thương mạn tính của thận. Hơn nữa, liệu pháp bằng tế bào gốc tự thân nên hạn chế được các tác dụng phụ về mặt miễn dịch. Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn hơn mười năm nay. Bệnh nhân đồng ý phương pháp điều trị là ghép tế bào gốc trung mô mô mỡ tự thân. Tế bào gốc trung mô từ mỡ được phân lập và nuôi cấy. Bệnh nhân được truyền với liều 2,6x106 tế bào/kg. Sau năm tháng, tình trạng suy thận dần dần được cải thiện. Các triệu chứng lupus cũng giảm, sau đó là sự cải thiện về vận động của chân, và giảm dùng thuốc. Kết luận: Thử nghiệm lâm sàng này bước đầu cho thấy tính khả thi và an toàn của phương pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị suy thận mạn do lupus ban đỏ

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 1

Trang 1

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 2

Trang 2

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 3

Trang 3

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 4

Trang 4

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 5

Trang 5

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 6

Trang 6

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 7

Trang 7

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9320
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ

Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn do lupus ban đỏ
Bệnh viện Trung ương Huế 
86	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn...
Báo cáo trường hợp
ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ 
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN DO LUPUS BAN ĐỎ
Nguyễn Duy Thăng1, Đồng Sĩ Sằng1, Chế Thị Cẩm Hà2, Trần Hữu Phúc2, Phan Thị Thùy Hoa1*
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.12
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trị liệu bệnh thận mạn bằng phương pháp ghép tế bào gốc trung mô hiện nay đang được 
nghiên cứu và đã được đưa vào ứng dụng điều trị nhằm ức chế miễn dịch và tái tạo các tế bào chức năng 
thận. Đây là loại tế bào gốc có khả năng tăng sinh và biệt hóa đa năng, hứa hẹn cải thiện được các cấu 
trúc đã tổn thương mạn tính của thận. Hơn nữa, liệu pháp bằng tế bào gốc tự thân nên hạn chế được các 
tác dụng phụ về mặt miễn dịch. 
Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn hơn mười năm nay. Bệnh nhân đồng ý 
phương pháp điều trị là ghép tế bào gốc trung mô mô mỡ tự thân. Tế bào gốc trung mô từ mỡ được phân lập và 
nuôi cấy. Bệnh nhân được truyền với liều 2,6x106 tế bào/kg. Sau năm tháng, tình trạng suy thận dần dần được 
cải thiện. Các triệu chứng lupus cũng giảm, sau đó là sự cải thiện về vận động của chân, và giảm dùng thuốc. 
Kết luận: Thử nghiệm lâm sàng này bước đầu cho thấy tính khả thi và an toàn của phương pháp ứng 
dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị suy thận mạn do lupus ban đỏ.
Từ khóa: Tế bào gốc trung mô, mô mỡ, bệnh thận mạn, lupus ban đỏ
ABSTRACT
MESENCHYMAL STEM CELL - BASED THERAPY FOR CHRONIC KIDNEY
FAILURE RELATING TO LUPUS ERYTHEMATOSUS - A CASE REPORT
Nguyen Duy Thang1, Dong Si Sang1, Che Thi Cam Ha2, Tran Huu Phuc2, Phan Thi Thuy Hoa1*
Introduction: The treatment of chronic kidney disease by mesenchymal stem cell is being studied and has 
been applied for treatment to suppress immunity and regenerate renal function cells. This type of stem cells has 
the ability to proliferate and differentiate versatile, promising to improve the structure of chronic damage of the 
kidneys. Furthermore, autologous stem cell therapy should limit the immunological side effects. 
A case study: The patient was diagnosed with chronic kidney diseasefor more than ten years. The 
patient agreed to the treatment of autologous adipose mesenchymal stem cell transplantation. The adipose 
mesenchymal stem cells were isolated with our enzyme protocol. The patient received one injection with 
2,6x106 cells/kg for a total of 50kg of body weight. After five months, the pre-existing renal insufficiency 
graduallyameliorated. Lupus symptoms also reducedfollowed by the improvement of body movement and 
medication reduction.
Conclusion: This clinical trialinitially shows the feasibility andsafety of the application of mesenchymal 
stem cells in the treatments of chronic renal failure due to lupus erythematosus.
Keywords: Mesenchymal stem cells, adipose tissue, chronic kidney disease, lupus erythematosus.
1Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện 
Trung ương Huế
2Trường Đại học Khoa học Huế
- Ngày nhận bài (Received): 21/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 03/6/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021 
- Người phản hồi (Corresponding author): Phan Thị Thùy Hoa
- Email: drhoavn@gmail.com; SĐT: 0905997687
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 87
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tế bào gốc trung mô là quần thể tế bào có đặc 
tính tự làm mới và biệt hóa đa dạng trong môi 
trường nuôi cấy thích hợp, MSC có thể thu nhận từ 
rất nhiều nguồn khác nhau, trong đó các nguồn thu 
nhận phổ biến là ở tủy xương, mô mỡ và dây rốn. 
Mô mỡ chứa nguồn tế bào gốc trung mô, có mặt ở 
khắp mọi nơi và có một số lợi thế so với các nguồn 
tế bào gốc khác, có thể thu nhận với số lượng lớn, 
ít xâm hại cơ thể, có tính mềm dẻo cao và khả năng 
biệt hóa thành tế bào mỡ, tế bào xương, tế bào cơ, 
tế bào gan, tế bào thần kinh và các tế bào nội mô và 
biểu mô [1,2].
Hiệu quả của tế bào gốc trung mô đã được chứng 
minh trong liệu pháp tế bào và y học tái tạo như tái 
tạo cơ tim, da, gan, tụy, xương, sụn, [3,4]. Cho 
đến nay, đã có nhiều đề tài liên quan ghép TBG tạo 
máu trên bệnh nhân bệnh lý về máu và cơ quan tạo 
máu, u đặc và một số đề tài liên quan tế bào gốc 
trung mô trong điều trị cơ xương khớp, tim mạch, 
bệnh phổi mạn tính. trên thế giới cũng như ở Việt 
Nam [5].
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể tấn công bất 
kỳ cơ quan hoặc mô trong cơ thể. Bệnh đặc trưng 
bởi hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt giữa các 
kháng nguyên và các cơ quan của cơ thể. Mặc dù 
sự ra đời của glucocorticoid, cyclophosphamide và 
các chất ức chế miễn dịch khác đã cải thiện đáng kể 
thời gian sống của bệnh nhân nhưng bệnh thận mạn 
lupus vẫn gây biến chứng nghiêm trọng như bệnh 
thận mạn giai đoạn cuối và cần lọc máu hoặc ghép 
thận [6,7]. 
Tỷ lệ mới mắc của bệnh thận mạn ở các vùng địa 
lý là khác nhau: Ở Hoa Kỳ cao nhất với 287/1 triệu 
dân (năm 1998) và thấp nhất là ở Anh Quốc với 82/1 
triệu dân (năm 1995). Ở Úc và Tân Tây Lan, tỷ lệ 
này đã tăng từ 66 đến 79/1 triệu dân và 66 đến 82/1 
triệu dân từ năm 1993 đến năm 1997 [8,9].
Ở khu vực Đông Nam Á, hiện nay chưa có số 
liệu thống kê cụ thể về số lượng bệnh nhân bệnh thận 
mạn, tuy nhiên người ta nhận thấy sự gia tăng ngày 
càng rõ số trường hợp bệnh thận mạn cần lọc máu. 
Việt Nam cũng nằm trong khu vực có tỷ lệ bệnh thận 
mạn ngày càng gia tăng và nguyên nhân bệnh thận 
mạn hay gặp nhất là viêm cầu thận mạn [8,9].
Hiện nay, trị liệu bệnh thận mạn bằng phương 
pháp ghép tế bào gốc trung mô đang được nghiên 
cứu và đã được đưa vào ứng dụng điều trị nhằm ức 
chế miễn dịch và tái tạo các tế bào chức năng thận 
[2,10]. Đây là loại tế bào gốc có khả năng tăng sinh 
và biệt hóa đa năng, hứa hẹn cải thiện được các cấu 
trúc đã tổn thương mạn tính của thận [4,11]. Hơn 
nữa, liệu pháp bằng tế bào gốc tự thân nên hạn chế 
được các tác dụng phụ về mặt miễn dịch. Đây là đề 
tài đầu tiên đề cập đến ghép tế bào trung mô để điều 
trị bệnh t ...  khuẩn và nấm âm 
tính và tỉ lệ tế bào sống là 98%.
Nhận xét chung: Kết quả đánh giá chất lượng TBG trung mô cho thấy sản phẩm nuôi cấy đạt các tiêu 
chí để ghép.
Bước 5: Truyền tĩnh mạch chậm lượng TBG trung mô là 2,6 × 109/kg trong 100ml NaCl 0,9%.
2.4. Một số chỉ số sinh học sau ghép
Hình 2: Chỉ số Creatinin của bệnh nhân sau ghép TBG
Hình 3: Mức lọc cầu thận của bệnh nhân sau ghép TBG
Bệnh viện Trung ương Huế 
90	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn...
Hình 4: Protein niệu của bệnh nhân sau ghép TBG
Bảng 3: Chỉ số hồng cầu và bạch cầu trước và sau ghép
Chỉ số huyết học Trước ghép Sau ghép Đơn vị
Bạch cầu 6,5 ± 0,98 7,7 ± 1,1 × 109/l
Hồng cầu 3,82 ± 0,25 4,60 ± 0,33 × 1012/l
Hb 109 ± 7,5 133,14 ± 0,42 g/l
III. BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm lâm sàng và sinh học trước ghép
Bệnh nam, 35 tuổi, bệnh thận mạn do lupus giai 
đoạn 3b. Trong 18 tháng liên tục theo dõi tiến triển 
bệnh, kết quả cho thấy urê máu tăng (14,2 ± 2,3 
mmol/l), creatinin máu tăng (183,3 ± 5,4 umol/l) 
và mức lọc cầu thận (eGFR) là 36,7 ± 1,2 ml/phút 
/ 1,73m2, protein niệu là 0,49 ± 0,12 g/l. Để đánh 
giá bệnh lupus ban đỏ hệ thống, xét nghiệm anti-
dsDNA âm tính, nhưng ANA dương tính. Bệnh nhân 
bị thiếu máu mạn tính mức độ nhẹ với Hb trung bình 
là 109 ± 7,5 g/l.
Bệnh nhân có kèm tổn thương vùng cột sống 
thắt lưng vào năm 2016 dẫn đến yếu chân phải, 
hiện tại vẫn còn viêm đa dây thần kinh thể cảm 
giác - vận động với tê bì các khớp ngón tay và 
chân, Vào tháng 4/2020, bệnh nhân có viêm 
khớp gối trái, sốt, bị hạn chế vận động, với BU 
15,3 mmol/l, Cr 188 umol/l, eGFR 36,13 ml/
phút/1,73m2 và protein niệu cao 0,68 g/l. Các 
triệu chứng đó không giảm về mặt lâm sàng sau 
hai tháng điều trị liên tục với liều cao cyclosporin 
và cyclophosphamides. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn 
ghép TBG dựa trên các tiêu chí lâm sàng và sinh 
học, sau khi thông qua Hội đồng khoa học và Hội 
đồng Y đức của Bệnh viện.
3.2. Đặc điểm về tế bào gốc trung mô 
3.2.1. Đặc điểm phân lập tế bào đơn nhân từ 
mô mỡ 
Thu nhận 35 gram mỡ từ mô mỡ bụng dưới bằng 
phẫu thuật và tách được 1,42× 106 tế bào đơn nhân/
gram mỡ. Tỉ lệ tế bào sống là 99%. Tổng tế bào đơn 
nhân thu được của bệnh nhân này là 49,2 × 106 tế 
bào. Tác giả Tạ Việt Hưng năm 2017 đã phân lập tế 
bào gốc mô mỡ tự thân điều trị thoái hóa khớp gối, 
kết quả cho thấy tỉ lệ tế bào sống là 98,06 ± 0,76 % 
và số tế bào thu được là 1,5 ± 0,5 × 106/gram mỡ 
[12]. Kết quả của chúng tôi tương tự với tác giả.
3.2.2. Hiệu suất tăng sinh TBG trung mô trong 
quá trình nuôi cấy tế bào
Hiệu suất tăng sinh của tế bào của chúng tôi là 
80,5%. Tác giả Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự 
(2017) khi nuôi cấy MSC từ mô mỡ của một phụ nữ 
khỏe mạnh, có hiệu suất tăng sinh là 84,3% [5]. Tác 
giả Nguyễn Thị Hảo (2020) khi nuôi cấy TBG dịch tủy 
xương thì hiệu suất tăng sinh tế bào là 86,29% [13]. 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 91
Khả năng phát triển tế bào của chúng tôi thấp hơn 
các tác giả trên vì mẫu nuôi cấy của chúng tôi thực 
hiện ở bệnh nhân bệnh tự miễn nên có tình trạng 
lão hóa tế bào trong quá trình nuôi cấy [14]. Sau 14 
ngày nuôi cấy, thu được 140 × 106 tế bào. Với 35 
gram mỡ đặc, đủ cho liệu trình điều trị bệnh nhân 
2 - 3 ×106 tế bào/kg và nuôi cấy thứ cấp (nếu cần). 
Liệu ghép của chúng tôi là 2,6 × 106 tế bào/kg. Đánh 
giá chất lượng tế bào sau tăng sinh dựa trên các tiêu 
chí tối thiểu do Hiệp hội Trị liệu Tế bào Quốc tế 
(International Society for Cellular Therapy - ISCT). 
Tính an toàn và khả năng dung nạp được đánh giá 
bằng các xét nghiệm nội độc tố và phản ứng của 
bệnh nhân trong quá trình ghép. 
3.2.3. Liệu pháp tế bào
Tế bào được truyền đường tĩnh mạch, với liều 
2,6 × 106 tế bào/kg (vào ngày 29/6/2020). Không 
xảy ra phản ứng phụ trong và sau truyền.
Bảng 4: Các nghiên cứu lâm sàng sử dụng TBG trung mô trong điều trị bệnh thận mạn [15]
Bệnh Nguồn TBG Liều tế bào
Phương pháp 
tiêm
Thời gian 
theo dõi
Tác dụng phụ
Bệnh thận 
mạn
MSC mỡ tự 
thận
8 × 106/kg Tĩnh mạch chủ 5
Thẩm tách máu và 
không hồi phục chức 
năng thận sau 3 tháng
Lupus ban đỏ
MSC tủy/
cuống rốn
1 × 106/kg Tĩnh mạch chủ 12 Không
Bệnh thận 
mạn
MSC mỡ tự 
thận
1 × 106/kg Tĩnh mạch thận 24 Không
Hai tuần sau ghép tế bào, kết quả cho thấy urê 
máu (BU) là 14 mmol/l, Cr là 180 umol/l và eGFR 
là 37,43 ml/phút/1,73m2, đồng thời giảm đáng kể xét 
nghiệm lupus thông qua kết quả ANA âm tính. Bệnh 
nhân giảm đau khớp gối, ngón tay và chân, giảm 
sốt. Sau 05 tháng điều trị liệu pháp tế bào, chỉ số 
huyết thanh học cho thấy tiến triển tốt đáng kể. Mặc 
dù nồng độ urê máu (BU) giảm nhẹ ở 13 mmol/l, Cr 
là 160 umol/l và eGFR là 46,19 ml/ phút/1,73 m2, 
đã cải thiện rõ rệt. Dữ liệu huyết học cho thấy sự cải 
thiện của số lượng hồng cầu, Hb và số lượng tế bào 
bạch cầu ở mức bình thường. Bệnh nhân giảm liều 
thuốc điều trị sau một tháng. Mặc dù những dữ liệu 
này vẫn nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn của sinh lý 
bình thường, nhưng đã cho thấy sự cải thiện đáng kể 
về chức năng thận.
Sau 03 tháng ghép tế bào bệnh nhân đã thuyên 
giảm hoàn toàn các triệu chứng tê tay chân, đau 
sưng các khớp ngón tay, tiểu buốt và mệt mỏi. Như 
vậy, tế bào trung mô (MSCs) có khả năng đã di 
chuyển vào các mô bị tổn thương để đáp ứng với 
các tín hiệu ngoại bào. Sau ghép, MSCs ưu tiên trú 
ngụ của các vị trí viêm, nơi chúng di chuyển qua nội 
mô và xâm nhập vào mô bị thương [15]. Homing 
xảy ra thông qua sự tương tác giữa các phân tử tín 
hiệu được giải phóng từ mô bị tổn thương, dựa vào 
nồng độ chemokine, phân tử kết dính và ma trận 
metalloproteinase [4]. MSCs tương tác với HSC, 
tiết ra các chemokine góp phần tạo nên vị trí thích 
hợp của HSC và hỗ trợ sự phát triển lâu dài của HSC 
[4]. Ngoài ra, SLE ảnh hưởng nhiều tế bào miễn 
dịch như tế bào T, tế bào B và tế bào mono, dẫn đến 
thiếu hụt tế bào T, kích hoạt tế bào B đa dòng, sản 
xuất tự kháng thể và hình thành phức hợp miễn dịch 
[16]. MSCs và vi môi trường của chúng có khả năng 
giải phóng hàng chục yếu tố sinh học hoạt động làm 
giảm quá trình apoptosis, giảm viêm và hình thành 
xơ [17]. MSCs thể hiện các đặc tính điều hòa miễn 
dịch như thúc đẩy tế bào T mở rộng thành một kiểu 
hình điều hòa [18]. Đây là một ưu điểm của liệu 
pháp này đối với bệnh viêm thận lupus vì chúng 
sẽ không cần thêm thuốc ức chế miễn dịch [19]. 
Vì vậy, bệnh nhân được giảm dần liều thuốc chống 
viêm và ức chế miễn dịch sau 2 tháng. Có sự thay 
đổi đáng kể của xét nghiệm ANA thành âm tính và 
sự gia tăng của hồng cầu và tế bào lympho, chứng 
tỏ sự cải thiện bệnh viêm thận lupus.
Khi định vị trong thận bị tổn thương, MSCs có 
thể đảo ngược quá trình xơ hóa và sửa chữa các cấu 
trúc thận bị tổn thương bằng cách tạo ra các yếu tố 
tăng trưởng [9]. AD-MSCs đã cải thiện tình trạng 
hoại tử tế bào ống và suy thận thông qua việc bài 
Bệnh viện Trung ương Huế 
92	 Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021
Ứng dụng tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh thận mạn...
tiết các cytokine đặc hiệu. Những chất này có thể 
cản trở sự kích hoạt p38 MAPK, sau đó ức chế con 
đường apoptosis [16]. MSCs ở người là nguồn yếu 
tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và có thể 
hữu ích cho quá trình hình thành mạch thích hợp 
[20]. Chúng tôi quan sát thấy sự cải thiện dần dần 
của chức năng thận thông qua creatinine và eGFR 
sau khi cấy ghép MSC. So với các loại thuốc điều 
trị thông thường cho bệnh viêm thận do lupus ban 
đỏ, liều ghép MSCs của chúng tôi có hiệu quả và 
giúp bệnh nhân cải thiện bệnh. Những thay đổi này 
có liên quan đến tổn thương biểu mô ống được đặc 
trưng bởi sự giãn nở ống, apoptosis và hoại tử, sự 
tách rời của các tế bào biểu mô ống và sự hiện diện 
của protein trong ống [18]. Tuy nhiên, dữ liệu về 
protein niệu và BU giảm không đáng kể sau một 
tháng ghép tế bào. Điều này có thể do thận bị tổn 
thương với thời gian hơn 15 năm khiến thận cần 
nhiều thời gian để phục hồi.
Ngoài viêm thận lupus, SLE còn ảnh hưởng đến 
nhiều cơ quan, bao gồm viêm xương khớp, viêm cơ 
và thoái hóa thần kinh. Nhiều dữ liệu hỗ trợ cho hoạt 
động dinh dưỡng của MSCs để giảm viêm hoạt dịch 
và bảo vệ sụn khỏi thoái hóa. MSCs giải phóng các 
cytokine để bắt đầu sửa chữa sụn, sau đó là sự tăng 
sinh chondrogenic cùng với sự tiết ra các protease 
ECM và các yếu tố tăng trưởng như yếu tố tăng 
trưởng biến đổi-β (TGF-β), yếu tố tăng trưởng giống 
insulin-1 (IGF-1) và nguyên bào sợi yếu tố tăng 
trưởng (FGF) [20]. Những yếu tố này là một phần 
quan trọng của cơ chế tiết MSCs và kích thích quá 
trình sửa chữa sụn. Cải thiện chức năng sau khi cung 
cấp MSCs cũng đã được báo cáo trong một số nghiên 
cứu tiền lâm sàng và lâm sàng liên quan đến các bệnh 
thoái hóa thần kinh. Các MSCs được cấy ghép giúp 
bảo vệ thần kinh, tân sinh mạch và cảm ứng sự nảy 
mầm theo trục bằng cách sản xuất các cytokine và 
các yếu tố dinh dưỡng thần kinh của chúng [2]. Bệnh 
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đã dễ dàng hơn 
khi vận động và không bị đau do viêm khớp. 
Kết quả nghiên cứu đạt được mang lại một 
phương pháp điều trị mới. Hy vọng giảm thiểu 
được số bệnh nhân cần lọc máu, giảm được chi phí 
đầu tư cho chăm sóc và điều trị bệnh nhân bệnh 
thận mạn tính.
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về liệu pháp tế bào ở bệnh nhân 
nam 35 tuổi, có bệnh lý thận mạn do lupus giai 
đoạn 3b, chúng tôi có một số kết luận sau: (1) Số 
tế bào đơn nhân được phân lập là 1,42 × 106 tế bào 
/gram mỡ, tỉ lệ tế bào sống 99%. Tổng tế bào đơn 
nhân thu được là 49,2 × 106 tế bào (tế bào đơn nhân 
sống và mô mỡ là 35g). Hiệu suất tăng sinh tế bào 
là 80,5%. (2). Hiệu quả của liệu pháp đang còn tiếp 
tục theo dõi.
Lâm sàng cải thiện về triệu chứng tê các ngón tay 
và chân, yếu chân phải. Chỉ số creatinin giảm sau 5 
tháng điều trị từ 180 umol/l giảm còn 142 umol/l. 
Mức lọc cầu thận tăng (giai đoạn suy thận 3a).
V. CHÚ THÍCH
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo 
đức trong nghiên cứu Y Sinh học ngày 26/9/2018. 
“Đây là kết quả của đề tài Khoa học và Công nghệ 
cấp tỉnh được ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên 
Huế đầu tư”. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự 
ủng hộ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hà, và cộng sự. Nghiên cứu xây 
dựng quy trình sử dụng tế bào gốc tạo máu tự 
thân để điều trị các tổn thương cơ, xương khó 
liền. Bệnh viện trung ương quân đội 108. 2011.
2. Li W, Wang L, Chu X, Cui H, Bian YJM, bio-
chemistry c. Icariin combined with human um-
bilical cord mesenchymal stem cells significantly 
improve the impaired kidney function in chronic 
renal failure. 2017. 428: 203-212.
3. Kim N, Cho S-GJTKjoim. Clinical applications 
of mesenchymal stem cells. 2013. 28: 387.
4. Zhu XY, Urbieta‐Caceres V, Krier JD, Textor SC, 
Lerman A, Lerman LOJSc. Mesenchymal stem 
cells and endothelial progenitor cells decrease 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp	Chí	Y	Học	Lâm	Sàng	-	Số	70/2021	 93
renal injury in experimental swine renal artery 
stenosis through different mechanisms. 2013. 
31: 117-125.
5. Nguyễn Thanh Thủy, và cộng sự. Nhận xét bước 
đầu về nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ mô mỡ 
người tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y 
học Việt Nam. 2018.
6. Salama AD, Caplin B, Lupus Nephritis and 
Chronic Kidney Disease. 2020, The Journal of 
Rheumatology.
7. Wardowska A, Komorniczak M, Bułło-
Piontecka B, Dȩbska-Ślizień MA, Pikuła MJFii. 
Transcriptomic and epigenetic alterations in 
dendritic cells correspond with chronic kidney 
disease in lupus nephritis. 2019. 10: 2026.
8. Võ Tam. Bệnh thận mạn: bệnh học, chẩn đoán và 
điều trị. NXB Đại học Huế. 2016.
9. Hill NR, Fatoba ST, Oke JL, Hirst JA, 
O’Callaghan CA, Lasserson DS, et al. Global 
prevalence of chronic kidney disease-a 
systematic review and meta-analysis. 2016. 11: 
e0158765.
10. Erpicum P, Detry O, Weekers L, Bonvoisin C, 
Lechanteur C, Briquet A, et al. Mesenchymal 
stromal cell therapy in conditions of renal 
ischaemia/reperfusion. 2014. 29: 1487-1493.
11. M R. Bone marrow-derived mesenchymal 
stromal cells from patients with end-stage renal 
disease are suitable for autologous therapy. 
Cytotherapy. 2013. 15: 663-672.
12. Tạ Việt Hưng, và cộng sự. Nghiên cứu phân lập, 
bảo quản, hoạt hóa và đánh giá hiệu quả điều trị 
của tế bào gốc mô mỡ tự thân đối với bệnh nhân 
thoái hóa khớp gối. Luận án tiến sĩ y học, Học 
viện Quân y - Hà Nội. 2017.
13. Nguyễn Thị Hảo, và cộng sự. Đánh giá về phân 
lập và nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ tủy xương 
tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học 
Lâm sàng. 2020.
14. Tang Y, Xie H, Chen J, Geng L, Chen H, Li 
X, et al. Activated NF-κB in bone marrow 
mesenchymal stem cells from systemic lupus 
erythematosus patients inhibits osteogenic 
differentiation through downregulating Smad 
signaling. 2013. 22: 668-678.
15. Monsel A, Zhu Y-g, Gennai S, Hao Q, Liu J, 
Lee JWJA. Cell-based therapy for acute organ 
injury: preclinical evidence and ongoing clinical 
trials using mesenchymal stem cells. 2014. 121: 
1099-1121.
16. Elhusseini FM, Saad M-AA, Anber N, 
Elghannam D, Sobh M-A, Alsayed A, et al. 
Long term study of protective mechanisms of 
human adipose derived mesenchymal stem cells 
on cisplatin induced kidney injury in sprague-
dawley rats. 2016. 12: 36.
17. Peired AJ, Sisti A, Romagnani PJSci. 
Mesenchymal stem cell-based therapy for kidney 
disease: a review of clinical evidence. 2016. 2016.
18. Gu F, Molano I, Ruiz P, Sun L, Gilkeson GSJCi. 
Differential effect of allogeneic versus syngeneic 
mesenchymal stem cell transplantation in MRL/lpr 
and (NZB/NZW) F1 mice. 2012. 145: 142-152.
19. Eirin A, Lerman LOJScr, therapy. Mesenchymal 
stem cell treatment for chronic renal failure. 
2014. 5: 1-8.
20. Huang JL, Woolf AS, Kolatsi-Joannou M, 
Baluk P, Sandford RN, Peters DJ, et al. Vascular 
endothelial growth factor C for polycystic kidney 
diseases. 2016. 27: 69-77.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_te_bao_goc_trung_mo_trong_dieu_tri_benh_than_man_do.pdf