Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

Bài viết này là kết quả điền đã ngôn ngữ xã hội vào tháng 4 năm 2019 tại tỉnh

Tuyên Quang. Tại đây, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn sâu

với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác dân tộc của tỉnh, một số huyện,

xã và thôn bản; quan sát việc sử dụng ngôn ngữ ở các bối cảnh giao tiếp khác

nhau; trao đổi với người có uy tín và người dân tại các thôn bản; đồng thời, khảo

sát bằng phiếu hỏi (anket). Từ thực tế điền dã, bài viết chỉ ra năng lực ngôn ngữ

và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các địa bàn dân tộc thiểu số của tỉnh. Từ thực

trạng cũng như ý kiến đề xuất nguyện vọng của người dân, bài viết muốn nêu ra

một số vấn đề ngôn ngữ nhằm góp phần vào phát triển bền vững của tỉnh nói

chung, tại các địa bàn dân tộc thiểu số nói riêng

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 1

Trang 1

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 2

Trang 2

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 3

Trang 3

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 4

Trang 4

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 5

Trang 5

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 6

Trang 6

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 7

Trang 7

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 8

Trang 8

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 9

Trang 9

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 9500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

Trạng thái đa ngữ xã hội và tình hình sử dụng ngôn ngữ tại địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang
No.16_June 2020|Số 16 – Tháng 6 năm 2020|p.12-23 
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 
TẠI ĐỊA BÀN DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG 
Nguyễn Văn Khanga* 
a Viện Ngôn ngữ học 
* Email: nvkhang@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
20/4/2020 
Ngày duyệt đăng: 
10/6/2020 
 Bài viết này là kết quả điền đã ngôn ngữ xã hội vào tháng 4 năm 2019 tại tỉnh 
Tuyên Quang. Tại đây, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn sâu 
với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác dân tộc của tỉnh, một số huyện, 
xã và thôn bản; quan sát việc sử dụng ngôn ngữ ở các bối cảnh giao tiếp khác 
nhau; trao đổi với người có uy tín và người dân tại các thôn bản; đồng thời, khảo 
sát bằng phiếu hỏi (anket). Từ thực tế điền dã, bài viết chỉ ra năng lực ngôn ngữ 
và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở các địa bàn dân tộc thiểu số của tỉnh. Từ thực 
trạng cũng như ý kiến đề xuất nguyện vọng của người dân, bài viết muốn nêu ra 
một số vấn đề ngôn ngữ nhằm góp phần vào phát triển bền vững của tỉnh nói 
chung, tại các địa bàn dân tộc thiểu số nói riêng. 
Từ khóa: 
Đa ngữ xã hội, năng lực 
ngôn ngữ, sử dụng ngôn 
ngữ, dân tộc thiểu số, tỉnh 
Tuyên Quang, phát triển 
bền vững. 
1. Mở đầu 
 1.1. Trong xu thế di dân và toàn cầu hóa, đa ngữ 
xã hội đã và đang là hiện tượng phổ biến trên thế giới. 
Ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc thiểu số (DTTS), đa 
ngữ xã hội với việc cộng cư nhiều dân tộc từ lâu vốn đã 
đa dạng, nay dưới tác động của hàng loạt các nhân tố 
xã hội - ngôn ngữ, lại càng đa dạng hơn. Vì là hiện 
tượng phổ biến mang tính xu thế thời đại nên đa ngữ xã 
hội trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu không chỉ 
của ngôn ngữ học mà của các ngành khoa học liên quan 
như xã hội học, dân tộc học, văn hóa học, v.v. Ở góc độ 
ngôn ngữ học, một trong những vấn đề quan tâm nhất 
của đa ngữ xã hội là việc sử dụng ngôn ngữ trong cộng 
đồng (“cộng đồng” với nghĩa rộng là cả thế giới, khu 
vực hay quốc gia, v.v.; “cộng đồng” với nghĩa hẹp là 
xã, thôn bản,v.v., thậm chí là nhóm người với các đặc 
điểm giai tầng xã hội khác nhau). 
1.2. Bài viết này, từ thực tế điền dã, khảo sát đặc 
điểm trạng thái đa ngữ xã hội ở các địa bàn dân tộc thiểu 
số (DTTS) tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra năng lực ngôn ngữ 
và tình hình sử dụng ngôn ngữ của người DTTS nói 
riêng, của cộng đồng DTTS nói chung. Từ thực trạng 
cũng như ý kiến đề xuất mà chúng tôi nhận được, bài 
viết muốn nêu ra một số vấn đề về ngôn ngữ nhằm góp 
phần vào phát triển bền vững của tỉnh cũng như tại các 
địa phương DTTS. 
Tư liệu bài viết là kết quả điền đã ngôn ngữ học xã 
hội vào tháng 4 năm 2019 tại tỉnh Tuyên Quang (thuộc 
Đề tài mã số DTDL-XH-06/18). Tại đây, chúng tôi đã 
tiến hành trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn sâu với các cơ 
quan chức năng liên quan đến công tác dân tộc từ tỉnh 
đến một số huyện, xã và thôn bản; quan sát việc sử 
dụng ngôn ngữ của người DTTS; tiếp xúc, trao đổi với 
người có uy tín và người dân tại các thôn bản; đồng 
thời, khảo sát bằng phiếu hỏi (anket). Để giữ đúng lời 
hứa khi phỏng vấn, trao đổi, trong bài viết này chúng 
tôi chỉ dẫn ra ý kiến và để trong ngoặc kép mà không 
nêu tên cụ thể (chỉ lưu giữ trong tư liệu khảo sát). 
2. Trạng thái đa ngữ xã hội ở các địa bàn dân tộc 
thiểu số tỉnh Tuyên Quang 
2.1. Đăc điểm dân số, cư trú và chức năng của các 
ngôn ngữ 
2.1.1. Đặc điểm thái dân số và cư trú 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
N.V.Khang/ No.16_June 2020|p.12-23 
 Tuyên Quang là tỉnh miền núi của vùng Đông Bắc. 
Là tỉnh đa dân tộc, Tuyên Quang không chỉ là vùng đất 
cư trú của các dân tộc “bản địa” mà còn là nơi đất lành 
chim đậu của các cư dân thuộc nhiều thành phần dân 
tộc trên cả nước. Theo thống kê của Tổng cục Điều tra 
dân số và nhà ở 2009, tỉnh Tuyên Quang có 732.515 
người. (Theo một số cống bố khác thì hiện nay dân số 
Tuyên Quang đã có thay đổi, chẳng hạn, năm 2015 là 
760.289 người, năm 2016 là 766.900 người, v.v.). Do 
hiện nay chưa có con số chính thức của thống kê dân số 
năm 2019 nên chúng tôi sử dụng số liệu năm 2009 (vì 
đây là số liệu chính thức). Có thể thấy, tình hình số dân 
của các dân tộc ở Tuyên Quang (tính theo năm 2009) là 
như sau: 
 Bảng 1. Dân số của các dân tộc trong tỉnh Tuyên Quang (2009) 
STT Dân số Dân tộc và số dân 
1 Trên 100 nghìn người Kinh: 334.993; Tày: 185.464 
2 
Trên 10 nghìn dưới 60 nghìn 
người 
Dao: 90.618; Sán Chay: 61.343; Mông: 16.974 
 Nùng: 14.214; Sán Dìu: 12.565 
2 Trên 1 nghìn dưới 10 nghìn người Hoa: 5.982 
4 Trên 100 dưới 1.000 người Mường: 725; Thái: 348; La Chí : 100 
5 Trên 10 dưới 100 người 
 Gia Rai (98), Ê Đê (95), Giáy (74), Cơ Lao(69); Pu Péo (48), Ngái 
(43), Mnông (35), Khmer (34), Bố Y(18), Cơ Tu (15), Thổ (15), 
Ba Na (15), Hrê (12), Lô Lô (11) 
6 Từ 1 đến 10 người 
Pà Thẻn (8), Xơ Đăng (7), Khơ Mú (5), Tà Ôi (4) , Raglay (4), 
Chăm (4), Xinh Mun (3), La Hủ (3), Lào (1), Hà Nhì (1), Xtiêng 
(1), Cơ Ho (1) 
Nhận xét: 
- Từ góc độ thành phần dân tộc: tính vào thời gian 
năm 2009, Tuyên Quang có 37/54 dân tộc cư trú. Số 
liệu này có thể thay đổi chủ yếu ở nhóm (6) và có thể 
một ít ở nhóm (5). Chẳng hạn, một số người thuộc các 
DTTS miền Trung, miền Nam đến đây vì lí do hôn 
nhân hoặc mưu sinh nên rất dễ thay đổi (đến rồi đi và 
ngược lại). Xét về số lượng cư dân, nếu lưỡng phân 
người dân tộc đa số (người Kinh) với người DTTS thì 
người Kinh ở đây có số dân thuộc “thiểu số”. Tuy 
nhiên, ở góc độ từng dân tộc, số dân của dân tộc Kinh 
là đông nhất, vượt trội so với số dân của các DTTS 
khác. Dựa vào số lượng cư dân, có thể xếp các DTTS 
từ nhiều đến ít như sau: (1) DTTS có số dân đông 
vượt trội là: Tày; (2) Các DTTS có số dân đông: Dao, 
Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu, Hoa; (3) Các DTTS 
có số dân tương đối ít là: Mường, Thái, La Chí; (5) 
Các DTTS có số dân ít là: Gia Rai, Ê Đê, Giáy, Cơ 
Lao, Pu Péo, Ngái, Mnông, Khmer, Bố Y, Cơ Tu, Thổ, 
Ba Na, Hrê, Lô Lô; (6) Các DTTS có số dân rất ít là: 
Pà  ... óa của dân tộc”, “để 
truyền lại cho đời sau”, tiếp đó là “để giao tiếp với 
người cùng dân tộc, trước hết là ông bà, cha mẹ của 
mình”. Có những ý kiến khẳng định rằng, việc biết tiếng 
dân tộc mình là đương nhiên, không cần phải bàn. Tổng 
hợp qua phiếu khảo sát cho kết quả là: 91,8% người 
dân và 86,3% học sinh cho rằng cần biết tiếng dân tộc 
mình để “giữ gìn, thêm yêu dân tộc mình”; 99,6% 
người dân và 91,2% học sinh cho biết cần biết tiếng 
dân tộc mình để “giữ gìn, bảo tồn được tiếng nói phong 
tục của dân tộc mình”; 90,4% người dân và 50,7% học 
sinh coi biết tiếng dân tộc mình là “biết thêm văn hóa - 
văn nghệ dân tộc”; 80,4% người dân và 72,2% học sinh 
cho rằng, việc biết tiếng dân tộc sẽ “dễ dàng nói 
chuyện” với người cùng dân tộc; người dân cho rằng, 
cần biết tiếng dân tộc để “thuận lợi trong việc cúng bái, 
trong các nghi lễ ” (66,8 %) và “dễ dàng trong việc lấy 
vợ, lấy chồng” (47,1%). 
Tuy nhiên, ngược với ý kiến trên về “cần biết tiếng 
dân tộc mình” là ý kiến “không cần biết tiếng dân tộc 
N.V.Khang/ No.16_June 2020|p.12-23 
mình”. Tuy số lượng thấp, nhưng “thể hiện băn khoăn” 
thì nhiều. Đây chính là “tâm tư” của người DTTS, nhất 
là thế hệ trẻ, làm thế nào để có thể biết được, giữ gìn 
được tiếng dân tộc mình, trong khi cần phải biết tốt 
tiếng Việt để mưu sinh, phát triển cuộc sống (đấy là 
chưa kể cần phải biết tiếng nước ngoài/ngoại ngữ nữa). 
Chẳng hạn, lí do không cần biết tiếng mẹ đẻ vì: “tiếng 
dân tộc ít sử dụng” (29,6%); “số người dùng tiếng mẹ 
đẻ ngày một ít” (19,6%); “đã có tiếng Việt rồi” 
(16,1%); biết tiếng mẹ đẻ “ảnh hưởng đến việc học, sử 
dụng tiếng Việt” (5,7%); “không mang lại lợi ích về 
kinh tế, việc làm” (11,8%). 
3.2. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng DTTS khác 
Cộng cư giữa các dân tộc là điều kiện tốt để người 
các DTTS có thể biết tiếng của nhau. 77% ý kiến cho 
rằng, biết thêm được tiếng dân tộc khác thì tốt, chủ yếu 
là để hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, họ đều có chung một 
chia sẻ là, việc biết tiếng DTTS khác còn tùy theo hoàn 
cảnh, khả năng của mỗi người. Ví dụ, khi lấy chồng hay 
lấy vợ về một dân tộc khác mà ở đó “chủ yếu nói tiếng 
dân tộc của họ (không phải tiếng của dân tộc mình) thì 
phải nhất định phải biết”, hoặc do yêu cầu của công 
việc, v.v. Có những người không có nhu cầu nhưng họ 
lại biết vì khả năng ngôn ngữ của họ, v.v.. Nói chung, 
các ý kiến cho rằng “biết thêm được thì càng tốt, 
nhưng không dễ chút nào” [lời của người dân]. 
3.3. Thái độ ngôn ngữ của người Kinh đối với 
tiếng DTTS 
Câu hỏi đặt ra là, người Kinh ở các địa bàn DTTS 
có cần biết tiếng DTTS không? Để có một cái nhìn 
khách quan về vấn đề này, chúng tôi đã khảo sát trực 
tiếp và nhận được các ý kiến phản hồi cả “thuận chiều” 
“và cả “trái chiều”, cụ thể: 81,7% ý kiến người dân và 
66,3% học sinh cho rằng, người Kinh cần biết tiếng dân 
tộc; 5,7% ý kiến người dân và 2% học sinh cho rằng 
người Kinh không cần biết tiếng dân tộc, còn lại 9,3% 
người dân và 11,2 % học sinh “không có ý kiến gì” hoặc 
“ bỏ trống “ không trả lời” (3,9% người dân và 20,5% 
học sinh). 
Lí do về việc người Kinh cần biết tiếng DTTS là vì: 
để thuận lợi trong giao tiếp, tạo sự gần gũi, thuận lợi 
trong công việc, hiểu thêm được cuộc sống, nhất là đời 
sống văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc anh em ở 
nơi mình đang sống và làm việc, v.v.. Lí do về việc 
người Kinh không cần biết tiếng dân tộc là vì, như lời 
của một số người dân: “đã có tiếng Việt rồi”; “người 
dân tộc đã biết tiếng Việt rồi” ;“cán bộ là người Kinh 
không cần biết tiếng dân tộc khi đi làm việc bởi lẽ người 
dân tộc hiện nay đa số đều thông thạo tiếng Kinh”; biết 
thêm tiếng dân tộc cũng “không giúp được gì nhiều cho 
đời sống và công việc”, tiếng dân tộc “khó học”, “chưa 
có chính sách phù hợp” cho những người Kinh biết 
tiếng dân tộc, v.v.. 
3.4. Thái độ ngôn ngữ của người DTTS đối với 
ngoại ngữ 
Khi được hỏi người DTTS có cần biết ngoại ngữ 
không thì đại đa số các ý kiến (86,1% ở người dân và 
93,7% ở học sinh) cho rằng, trong thời đại hiện nay, dù 
là ai ở đâu cũng cần biết ngoại ngữ. Dù có thể chỉ dừng 
lại ở mong muốn nhưng có thể coi đây là một cách nhìn 
hiện đại, cởi mở của người DTTS ở Tuyên Quang. Trao 
đổi lí do cần biết ngoại ngữ, chúng tôi đã nhận được 
những cách chia sẻ khác nhau nhưng tập trung là biết 
ngoại ngữ để mở rộng tầm nhìn, giao lưu với thế giới, 
tiếp nhận những cái hay cái đẹp của thế giới và quan 
trọng là hướng đến tương lại. Dưới đây là tổng hợp một 
số lí do được đa số người hỏi ý kiến thống nhất, gồm: 
“Thuận lợi trong công việc”; “Làm việc với người nước 
ngoài”; “Giao lưu với người nước ngoài”; “Để xem, 
nghe ca nhạc nước ngoài trên TV, đài phát thanh”; “Để 
hi vọng ra nước ngoài”. 
Bảng 4. Lí do, mục đích của việc biết ngoại ngữ 
(*Ghi chú: một người có thể nêu vài lí do) 
Lí do Ý kiến của người dân Ý kiến của học sinh 
Thuận lợi trong công việc 218/280 77,9% 169/205 82,4% 
Làm việc với người nước ngoài 179/280 63,9% ===== ====== 
Giao lưu với người nước ngoài 200/280 71,4% 154/205 75,1% 
Để xem, nghe ca nhạc nước ngoài trên 
TV, đài phát thanh 
178/280 63,6% 120/205 58,5% 
Để hi vọng ra nước ngoài 137/208 48,9% 104/205 50,7% 
N.V.Khang/ No.16_June 2020|p.12-23 
 Tiếp theo, khi tìm hiểu “nên cần biết ngoại ngữ 
nào” thì đa số các ý kiến cho rằng, cần biết tiếng Anh 
(87,9% ý kiến của người dân và 93,2% của học sinh): 
“Nên ưu tiên tiếng Anh vì tiếng Anh có ảnh hưởng đến 
nhiều lĩnh vực khác”; “nên học tiếng Anh, vì tiếng Anh 
là ngôn ngữ quốc tế” [lời của một số người]. Đối với 
các ngoại ngữ khác thì ý kiến của cả người dân và học 
sinh đều ở tỉ lệ thấp. 
Bảng 5. Những ngoại ngữ cần biết 
(*Ghi chú: một người có thể nêu vài lí do ) 
Ngoại ngữ cần biết Người dân Học sinh 
 Tiếng Anh 246/280 87,9% 191/205 93,2% 
Tiếng Trung Quốc phổ thông 66/280 23,6% 65/205 31,7% 
Tiếng Trung Quốc địa phương 30/280 10,7% 23/205 11,2% 
Tiếng Pháp 19/280 10,4% 30/205 14,6% 
Tiếng Hàn 73/280 26,1% 77/205 37,6% 
Tiếng Nhật 23/280 22,5% 69/205 33,6% 
4. Thay cho kết luận: những kiến nghị đề xuất 
1. Một số ý kiến đề xuất của người dân tộc thiểu 
số ở Tuyên Quang 
Trong quá trình khảo sát điền dã, tiếp xúc với các 
cấp chính quyền cũng như bà con ở vùng DTTS tại tỉnh 
Tuyên Quang, chúng tôi đã thu nhận được các ý kiến 
xung quanh vấn đề ngôn ngữ. Chúng tôi tổng hợp lại 
thành một số nội dung như sau: 
Thứ nhất, về tình hình sử dụng ngôn ngữ nói chung: 
Ở vùng DTTS có nhiều ngôn ngữ, nhưng cần ưu tiên 
hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của mỗi dân 
tộc. Theo đó, cần có biện pháp để nâng cao khả năng sử 
dụng hai ngôn ngữ này của mọi người DTTS. Nếu cần 
biết thêm một ngoại ngữ thì nên là tiếng Anh để giao 
lưu hội nhập. 
Thứ hai, về tiếng dân tộc: Nhiều ý kiến cho rằng 
“ cứ theo đà này, 30-40 năm nữa tiếng dân tộc sẽ nguy 
cơ mai một”; “hiện nay lứa tuổi từ 50 trở xuống biết ngôn 
ngữ dân tộc ngày càng ít”, vì thế, cần có chính sách và 
biện pháp bảo tồn và phát huy tiếng dân tộc, trước hết là 
“nên có sự ưu ái đào tạo con em dân tộc để con em vùng 
dân tộc trở về phục vụ đồng bào mình”. 
Thứ ba, về chữ viết dân tộc 
- Đối với chữ Cao Lan: “mong muốn có chữ Cao 
Lan Latinh để thuận lợi trong việc học tiếng, giữ gìn 
bản sắc văn hóa dân tộc”, tức là “muốn học chữ Cao 
Lan bằng chữ Latinh, vì học theo chữ Nho rất khó 
học”. 
- Đối với chữ Tày, chữ Dao: “Mong muốn có chữ 
viết Tày Latinh để dễ dàng thuận lợi trong việc học 
chữ”; “cần có chữ Dao Latinh thì mới học được”. 
- Đối với chữ Mông: Hiện ở Tuyên Quang đang tồn 
tại hai loại chữ viết Mông là chữ Mông của Việt Nam 
và chữ Mông quốc tế (còn goi là Mông Latinh). “Người 
dân thích học chữ Mông Latinh và thường dùng trong 
đời sống người Mông hàng ngày; chữ Mông này giúp 
cho người Mông đọc, học Kinh thánh (đạo Tin Lành)”. 
Vì thế, cần cân nhắc “thống nhất chữ Mông để dễ phổ 
biến đến bà con hơn”. 
Thứ tư, về sử dụng ngôn ngữ của người công tác 
tại vùng DTTS 
- Đối với cán bộ người Kinh: “Cán bộ người Kinh 
phải học tiếng dân tộc để thuận lợi trong công việc ở 
vùng dân tộc, để dễ tiếp cận dân”. 
- Đối với các địa bàn có dân tộc Mông: “Cán bộ cần 
biết tiếng Mông để dễ dàng hơn trong công việc, nhất 
là trong tuyên truyền đường lối”, giúp người Mông dần 
tránh được những tin đồn xấu, tránh tà đạo (đạo bất hợp 
pháp). 
Thứ năm, về dịch một số văn bản sang tiếng DTTS: 
Một số văn bản tuyên truyền, hướng dẫn nên dịch ra 
tiếng dân tộc (chủ yếu là tiếng Mông). 
Thứ sáu, về vấn đề dân tộc 
- Nên có chính sách cho các dân tộc sống xen kẽ, để 
các dân tộc có cơ hội giao lưu trao đổi với nhau, tránh 
sống biệt lập, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, cán bộ tiếp cận dân 
cũng gặp nhiều khó khăn. 
N.V.Khang/ No.16_June 2020|p.12-23 
- Mong muốn được tách Cao Lan thành dân tộc 
riêng, vì “tiếng nói giữa Cao Lan và Sán Chí không 
giống nhau”. “Đây là hai dân tộc có tiếng nói khác 
nhau, phong tục tập quan khác nhau. Trước đây, Cao 
Lan, Sán Chí cũng là 2 dân tộc”. 
Thứ bảy, về vấn đề dạy tiếng dân tộc 
Dạy tiếng Mông là cần thiết, nhưng không nên chỉ 
dạy và cấp chứng chỉ tiếng Mông mà cần dạy và cấp 
chứng chỉ cho một số tiếng DTTS khác; Cần chú trọng 
tới giáo viên dạy tiếng DTTS (cấp chứng chỉ “hành 
nghề” và chú ý chế độ đãi ngộ cho họ, v.v..). 
2 Một số nhận xét rút ra 
 Qua một số điểm khảo sát tại các địa bàn DTTS ở 
tỉnh Tuyên Quang cho thấy một thực tế là, tiếng mẹ đẻ 
của người DTTS và tiếng Việt là hai ngôn ngữ được 
cùng linh hoạt sử dụng trong giao tiếp ở các lĩnh vực, 
bối cảnh giao tiếp cụ thể. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện 
nay, có thể thấy một số vấn đề về ngôn ngữ tại các địa 
bàn DTTS đang nổi lên là: 
 - Số người biết ít hoặc không biết tiếng Việt đang 
lùi dần theo lứa tuổi (tập trung ở người cao tuổi), trong 
khi đó, ngược lại, số người biết ít hoặc không biết tiếng 
mẹ đẻ lại tăng lên ở lứa tuổi trẻ. Đô thị hóa và toàn cầu 
hóa gắn với mưu sinh đang làm cho giới trẻ thích nghi 
với cuộc sống hiện đại, và đây là lí do chủ yếu đang làm 
cho họ xa dần tiếng mẹ đẻ, nhất là giới trẻ DTTS ở tỉnh 
thành, thị trấn, thị tứ, trung tâm của xã, ở những khu 
công nhiệp, nơi giao thương, v.v.. 
- Với tư cách pháp lí và thực tế là “ngôn ngữ quốc 
gia”, chức năng của tiếng Việt đang ngày một được mở 
rộng, theo đó, làm thu hẹp bớt chức năng giao tiếp của 
các ngôn ngữ DTTS. Nếu như trước đây, ngôn ngữ 
trong giao tiếp gia đình phải là tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ 
DTTS) thì giờ đây đã thay đổi. Cũng vì biến động về 
chức năng mà vốn từ, cách nói của các ngôn ngữ 
DTTS dường như “chững lại”, trong đó, có không ít từ 
ngữ, cách nói của tiếng DTTS đang dần được thay thế 
bởi các từ ngữ, cách nói của tiếng Việt (từ “song 
dụng” đến “thay thế”). Cũng vì không có chữ viết 
hoặc chữ viết ít được sử dụng nên việc ghi lại “cho 
chính xác” ngôn ngữ của các DTTS đang gặp khó 
khăn, nên tiếng DTTS “pha” với nhiều biến thể tiếng 
Việt phương ngữ đang xuất hiện ở các địa bàn khác 
nhau. 
Từ những đặc điểm trên, câu hỏi đặt ra là, làm sao 
người DTTS một mặt vẫn “bảo tồn và phát huy” tiếng 
nói chữ viết của mình lại sử dụng tốt tiếng Việt để phục 
vụ cho cuộc sống của họ là cả một vấn đề. Thiết nghĩ, 
trên cơ sở của chính sách chung, cần có những giải pháp 
cụ thể cho từng địa bàn cụ thể, cho ngôn ngữ DTTS 
cụ thể. Chẳng hạn, việc xây dựng chữ viết dân tộc nên 
căn cứ vào nguyện vọng của người dân, muốn vậy cần 
có những khảo sát vừa tổng thể vừa cụ thể; việc dạy - 
học tiếng DTTS cần thiết thực hơn, làm sao có hiệu 
quả sử dụng; phát huy nhiều hơn vai trò của truyền 
thông (phát thanh truyền hình) bằng tiếng dân tộc tại 
các địa bàn, v.v.. 
_________________ 
*Bài viết thuộc sản phẩm của Đề tài mã số ĐTĐL-
XH-06/18 
TÀI LỆU THAM KHẢO 
1.Wolff, Ekkehard (2000), Language and Society; 
In: Bernd Heine and Derek Nurse (Eds.) African 
Languages - An Introduction, 317. Cambridge 
University Press . 
2. Nguyễn Văn Khang (2015), Chính sách ngôn ngữ 
và lập pháp ngôn ngữ ở Việt Nam. NXB Khoa học xã 
hội. 
3. Nguyễn Văn Khang (2019), Ngày quốc tế Tiếng 
mẹ đẻ và một số vấn đề về tiếng mẹ đẻ từ thực tế ở vùng 
dân tộc thiếu số hiện nay”. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời 
sống, số 2/2019. 
4. Nguyễn Văn Khang (2019), Cơ sở lý thuyết và 
thực tiễn liên quan đến nghiên cứu tình hình sử dụng 
ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số: Một số vấn đề về đa 
ngữ xã hội. Tạp chí Dân tộc, số 3.2019 
5. Trần Trí Dõi (2015), Ngôn ngữ các dân tộc thiểu 
số ở Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 
6. Các tư liệu thu thập được trong đợt điền dã tại 
Tuyên Quang tháng 4/2019. 
N.V.Khang/ No.16_June 2020|p.12-23 
The situation of societal multilingualism 
and using language in area of ethnic minorities in Tuyen Quang province 
Nguyen Van Khang 
Article info Abstract 
Recieved: 
20/4/2020 
Accepted: 
10/6/2020 
 This article reveals the findings from a study on sociolinguistics in April 2019 in 
Tuyen Quang province where conversations and in-depth interviews with 
responsible agencies related to the ethnic affairs of the province, some districts, 
communes and villages were conducted. Moreover, the situation of language use in 
different contexts of communication were observed. In addition, conversations and 
interviews with prestigious people and the locals in the localities were implemented; 
besides, a survey questionnaire (anket) was employed as another instrument for the 
study. From the ethnography, the article uncaps linguistic competence and language 
use in ethnic minority areas in the province. The situation of the people’s language 
use and wishes found from the study poses some linguistic issues, thereby, 
suggesting some solutions to the sustainable development of the province in general, 
and ethnic minority localities in particular. 
Keywords: 
Societal multilingualism, 
language competence, 
language use, ethnic 
minorities, Tuyen Quang 
province, sustainable 
development 

File đính kèm:

  • pdftrang_thai_da_ngu_xa_hoi_va_tinh_hinh_su_dung_ngon_ngu_tai_d.pdf