Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam

Các tộc danh chính thức trong các bài viết khác nhau có thể thay đổi theo các

quyết định để xác định các thành phần dân tộc được thành lập ở nước ta hiện

nay.

Bài viết này nhắc lại những thay đổi cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi xử lý và

khai thác thông tin cho các nghiên cứu về các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt

Nam. Phải đặc biệt thận trọng khi kết hợp tộc danh.

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 7760
Bạn đang xem tài liệu "Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam

Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam
No.16_June 2020|Số 16 – Tháng 6 năm 2020|p.5-11 
TỘC DANH SỬ DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM 
Vương Toàn a* 
a Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam 
* Email: vuongtoanls@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
27/3/2020 
Ngày duyệt đăng: 
10/6/2020 
 Các tộc danh chính thức trong các bài viết khác nhau có thể thay đổi theo các 
quyết định để xác định các thành phần dân tộc được thành lập ở nước ta hiện 
nay. 
Bài viết này nhắc lại những thay đổi cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi xử lý và 
khai thác thông tin cho các nghiên cứu về các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt 
Nam. Phải đặc biệt thận trọng khi kết hợp tộc danh. 
Từ khóa: 
Tộc danh, Nhóm dân tộc, Sử 
dụng ngôn ngữ, Việt Nam 
1. Tộc danh với những cách 
gọi và cách viết khác nhau 
 Thuộc phạm vi nghiên cứu của môn tên gọi hay 
danh học (tiếng Anh: onomastics hay name study, tiếng 
Pháp: onomasiologie, onomastique), tộc danh là tên 
dân tộc hay tộc người, có thể gồm những cách gọi, dẫn 
đến những cách viết khác nhau, do chúng có nguồn gốc 
khác nhau, do đó là (những) tên tự gọi hay tên được gọi 
bởi (các) dân tộc khác, hoặc do (các) nhà khoa học đặt 
ra, có thể được chính thức công nhận hoặc không. 
Cần lưu ý rằng khi xác định thành phần dân tộc, các 
nhà nghiên cứu (trong và ngoài nước) đều có thể đưa ra 
cách phân định của mình, dựa trên những cứ liệu khoa 
học và đưa ra một tên gọi, có thể không hoàn toàn trùng 
với tên tự gọi hoặc thường gọi. Ví dụ: Người Tày gọi 
người Kinh là Keo, gọi người Hoa là Hác, Như thế, 
xét về nguồn gốc, có tên tự gọi, tên do (các) dân tộc 
khác gọi, tên do (các) nhà nghiên cứu đặt (và/hoặc dịch 
ra tiếng nước ngoài) và quan trọng hơn cả là tên chính 
thức được ghi trong các văn bản có tính pháp quy. 
Khảo sát việc sử dụng tộc danh cần phải quy về tên 
gọi chính thức, luôn tùy thuộc vào Danh mục các dân 
tộc đã được đưa ra, vào những thời điểm công bố khác 
nhau (sẽ được nói đến ở mục 2.). Vì lẽ đó, những tên 
gọi này có thể thống nhất là một, song cũng có thể khác 
nhau, trong không ít trường hợp. Sự khác biệt có khi 
không chỉ ở cấp độ ngữ âm - từ vựng mà còn ở cả sắc 
thái tu từ (trung tính hay miệt thị). Sự khác biệt có thể 
mang tính lịch sử, nghĩa là tên gọi (kể cả tên chính thức) 
được thay đổi khi sử dụng ở những thời điểm khác 
nhau. 
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn 
ngữ, cùng chung sống hòa thuận. Trong đại gia đình các 
dân tộc Việt Nam, có những dân tộc vốn sinh ra và phát 
triển trên mảnh đất này ngay từ thửa ban đầu, có những 
dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Lịch sử 
nước ta là lịch sử các dân tộc anh em chung lưng đấu 
cật, đoàn kết chung sức chung lòng dựng nước và giữ 
nước. 
Do ở nước ta, tộc danh chính thức có thể thay đổi ở 
mỗi lần xác định thành phần các dân tộc, vốn là một 
trong những nhiệm vụ khoa học phức tạp, nhưng có ý 
nghĩa chính trị sâu sắc. Thuật ngữ dân tộc trong dân tộc 
ở đây được hiểu là tộc người hay có người dùng là sắc 
tộc (tiếng Anh : ethnic group ; tiếng Pháp : ethnie, khác 
với nation, cũng có lúc dịch là dân tộc). Công việc đòi 
hỏi sự nghiên cứu toàn diện về các dân tộc, trong đó 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
V.Toan/ No.16_June 2020|p.5-11 
cần nhận thức đúng đắn về các quan niệm khoa học 
(như thế nào là một dân tộc, tiêu chuẩn và phương pháp 
xác định thành phần dân tộc, các quá trình tộc người...), 
nắm được những quan điểm cơ bản của đường lối, 
chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước và đòi hỏi sự 
kết hợp hợp lý giữa công tác khoa học và công tác chính 
trị tư tưởng trong quần chúng. 
Được biết, nhiều năm gần đây, Viện Hàn lâm Khoa 
học Xã hội Việt Nam cùng Ủy ban Dân tộc của Chính 
phủ đã nhiều lần được giao nhiệm vụ thực hiện dự án 
Điều tra, xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam. 
Cũng đã có đề tài khoa học cấp tỉnh về chủ đề này. 
Không ít cuộc toạ đàm khoa học đã được tổ chức, thu 
hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và các nhà quản lý 
trong nước, từ trung ương đến địa phương. Giới nghiên 
cứu đã có những ý kiến đề xuất khác nhau, song một số 
trường hợp đang còn phân vân, nên các cơ quan có thẩm 
quyền chưa ra quyết định cuối cùng trong việc xác định 
lại. 
Do chưa có quy định thống nhất chính tả, ta luôn có 
thể gặp cùng một tộc danh với những cách gọi và cách 
viết khác nhau. Đề cập đến vấn đề chính tả tên các dân 
tộc, PGS. TS Đoàn Văn Phúc (2009) xác định: “Tên 
dân tộc (TDT - tộc danh) là một hiện tượng văn hóa - 
ngôn ngữ biểu hiện một nét văn hóa - xã hội, tâm lý - 
xã hội của mỗi dân tộc (tộc người - ethnic) trong những 
môi trường sống nhất định. Tên dân tộc là một vấn đề 
liên quan chặt chẽ với nguồn gốc, đặc điểm văn hóa của 
mỗi dân tộc” (tr. 190). 
“Mỗi dân tộc thường mang nhiều tên gọi khác nhau. 
Ở mỗi thời kì lịch sử nhất định thì mỗi dân tộc lại có 
thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau Thế nhưng 
ngay trong cách viết tên dân tộc trong Danh mục thành 
phần các dân tộc ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê 
công bố ngày 2 tháng 3 năm 1979 lại không thống nhất 
về cách viết và dường như người ta có cảm giác rằng 
cách viết tên dân tộc chẳng theo một nguyên tắc nhất 
quán nào cả” (tr. 190-191). 
“Mặc dù đã từng có nhiều văn bản quy định của 
nhiều cấp nhiều ngành khác nhau về chính tả tiếng Việt 
đối với tên riêng dân tộc thiểu số, trong đó bao hàm cả 
tên các dân tộc thiểu số, song vấn đề viết tên dân tộc 
hiện nay chưa thống nhất, hết sức đa dạng, phức tạp và 
có thể nói là hết sức lộn xộn” (tr. 191). 
Thực tế cho thấy về cách viết, theo Danh mục các 
dân tộc Việt Nam mà Tổng cục Thống kê ban hành theo 
Quyết định số 121 - TCTK/PPCĐ ngày 2/3/1979 thì chỉ 
viết hoa âm tiết đầu và dùng gạch nối (-) giữa các âm 
tiết của một tộc danh đa âm tiết. Ví dụ: Bố-y, Pu-péo, 
Do chưa có Luật ngôn ngữ, nên ta còn gặp các cách viết 
khác như chỉ viết hoa âm tiết đầu và không gạch nối. 
Do về sau, có quy ước viết hoa tất cả các âm tiết đối với 
tên riêng, n ... 
3.1. Hiện tượng đa 
nghĩa hoặc đồng âm 
3.1.1. Do quy ước viết tắt trong tiếng Việt và phép 
mở rộng nghĩa, chúng ta có thể phân biệt 3 nghĩa của 
1 Danh mục các cơ quan, các đơn vị hành chính, các thành phần 
dân tộc. H., Nxb Thống kê, 1982, 43 tr. 
tộc danh Thái, được đánh số thứ tự kèm theo 1, 2 và 3, 
như sau: 
 a) Thái 1 là tộc danh do các nhà chuyên môn đề 
xuất, được Nhà nước ta chính thức sử dụng để chỉ một 
DTTS ở Việt Nam, trong khi tên tự gọi - tùy theo nhóm 
tộc người - được phiên âm là Tay/Tăy/Thay. Ví dụ: 
Cuốn sách của Cầm Trọng có tên là Người Thái ở Tây 
Bắc Việt Nam (1978). 
Được biết rằng khi là danh từ chung, từ tay/tăy chỉ 
có nghĩa là “người”, như được dùng trong: tay hưỡn 
khỏi (người nhà tôi), khec pay tay ma (kẻ đi người lại), 
hay “tộc người” , như trong: tay Pháp (người Pháp), 
tay Lào (người Lào), tay Keo (người Kinh) hoặc “nhóm 
người”, như trong: tay Mương Lay (người Mường 
Lay), gọi tắt là tay Lay... 
Chỉ khi là danh từ riêng - được viết hoa - từ này mới 
được dùng để chỉ “tộc danh”: Kốn Tãy (người Thái). 
Theo đó, người Thái Đen tự gọi mình là kôn Tay/ Tãy 
Đăm. Trong khi đó, người Thái Trắng và các nhóm 
khác tự gọi mình là Phụ/Phu Tay/Thay, mà Phụ /Phu 
cũng là "người": Vì thế, người ta tự gọi mình là: Tay 
Đón/Khao = Thái Trắng, Tay Thanh = Thái Thanh, Tay 
Mởi. Tay Mươi = Thái Quỳ Châu, Tay Mương = Thái 
Hàng Tổng. Tay Đeng, có người dịch là “Thái Đỏ”. 
Sự nhầm lẫn dễ xảy ra khi gặp những tên ghép, như 
Tay Mương, do có thể được viết là Tày Mường nên có 
nhân viên thư viện nọ2, khi phân loại tài liệu, đã tưởng 
đó là sách viết về hai dân tộc Tày và Mường. 
b) Ở dạng tắt, Thái 2 được dùng thay cho tên nước 
Thái Lan, như khi nói đến hàng Thái, tiếng Thái Ví 
dụ luận án của Siriwong Hongsawan đươc in thành sách 
có tên là Các phương tiện thể hiện hành động bác bỏ 
trong tiếng Thái và tiếng Việt (2011). Dân cư Thái Lan 
chủ yếu là người Thái, họ vẫn tự gọi dân tộc mình là 
Tay hoặc Thay và thường có thêm một yếu tố hạn định 
là Klang (có nghĩa là giữa). 
c) Mở rộng nghĩa, Thái 3 được dùng trong Thái học, 
để chi ngành khảo cứu về 08 dân tộc thuộc nhóm Tày - 
Thái hay Thái -Tày ở Việt Nam. Hiện nay, Thái học còn 
được giới nghiên cứu trong nước và thế giới quan niệm 
với phạm vi rộng hơn nữa, là những khảo cứu có liên 
quan đến cả 12 dân tộc thuộc ngữ hệ Thái - Kađai, có 
nghĩa là hướng sự quan tâm thêm vào 4 tộc người thuộc 
nhóm ngôn ngữ Kađai nữa, ví dụ như một công trình 
2 Vì lý do tế nhị , xin phép không nêu tên một số trường hợp cụ, thể. 
V.Toan/ No.16_June 2020|p.5-11 
tập thể có tên là Thái học Việt Nam: 30 năm - Một 
chặng đường (2019). 
Trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp, ta cũng 
gặp các cách viết là Thai hay Tay hoặc Tai Studies. 
3.1.2 Dễ nhầm hơn là trường hợp có hiện tượng 
đồng âm, khi tộc danh được dùng ở các thời kỳ khác 
nhau, với phạm vi sử dụng khác nhau. Đó là trường hợp 
cùng được viết là Thổ, nhưng lại chỉ hai dân tộc thiểu 
số hoàn toàn khác nhau. Đó là: 
Thổ 1 là tên gọi chính thức mới xuất hiện trong 
Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam (1974) 
dùng để chỉ một dân tộc thiểu số thuộc nhóm Việt-
Mường, hình thành từ sự gộp nhập tộc người trước đó 
có tên là Đan Lai-Ly Hà với các nhóm: Cuối + Họ + 
Kẹo ++ Mọn + Tày Poọng. Ví dụ: Cuốn sách của Quán 
Vi Miên có tên là Văn hóa dân gian dân tộc Thổ (2013). 
Trong khi đó, Thổ 2 (vốn là tên gọi do dân tộc khác 
đặt ra để chỉ người Tày, trong điều kiện nhiều dân tộc 
khác đến cùng chung sống; tộc danh này được dùng để 
chỉ đây là dân bản địa hay thổ dân, nếu phiên chuyển 
âm chính xác thì phải là “Thó/Thỏ, với nghĩa là “bản 
địa”, “địa phương”, như: cần Thỏ (người Thổ), phải 
Thỏ (vải địa phương tự dệt). da thỏ (thuốc do thày lang 
địa phương chế). Ví dụ: Bài viết của Nguyễn Văn San 
có tên là Văn tự Thổ và cách ghi âm, đăng trên Văn sử 
địa (1955). 
Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền 
Nam, Bác Hồ viết: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường 
hay Mán và các dân tộc khác đều là con cháu Việt 
Nam, đều là anh em ruột thịt."3 
Hiện nay, người dân ở một số địa phương vẫn còn 
sử dụng tên gọi này trong giao tiếp hàng ngày. Và trong 
sách văn học, ta có thể gặp, chẳng hạn: 
 Lào Cai là một tỉnh có diện tích 69 km vuông, 
70.000 dân, gồm 6-7 dân tộc: Thổ, Mèo, Lôlô 
(Nguyễn Thị Mỹ Dung.- Chuyện tình viên phó sứ. H., 
Nxb Phụ nữ, 2005, tr. 84). 
Để phân biệt khỏi nhầm với với Thổ 1, có tác giả 
còn chỉ rõ đây là Tày Thổ. 
3.2. Những tên ghép 
Không chỉ sinh viên mà không ít các nhà khoa học 
xã hội - không chuyên về các vấn đề dân tộc - cảm thấy 
3 HỒ CHÍ MINH, Tuyển tập, tập 4, H., Sự thật, 1984, tr. 128 
4 Được biết, ngày 11/8/2019. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện 
Đà Bắc đã có Thông báo mở lớp tiếng dân tộc Thái (theo sách giáo khoa 
Xư Tay của huyện Mai Châu), không gọi là chữ Tày cổ như trước đây 
lúng túng khi cần hiểu cho đúng các nhóm từ này. Cần 
phân biệt trong đời sống ngôn ngữ, có hai loại tên ghép 
thường được sử dụng: để chỉ: 1) một dân tộc và 2) một 
cộng đồng đa dân tộc được giới nghiên cứu xác định là 
thuộc cùng một nhóm (nhánh, chi) ngôn ngữ hay một 
ngữ hệ (họ). 
3.2.1. Đó là trường hợp tên ghép hình thành từ sự 
gộp nhập hai nhóm trước đó được xác định là dân tộc, 
chẳng hạn như: từ các tộc danh đã có: Giẻ và Triêng 
hợp nhất thành dân tộc Giẻ-Triêng, từ hai dân tộc trước 
đó có tên là Bru và Vân Kiều hợp nhất thành dân tộc 
Bru-Vân Kiều. Trường đặc biệt là từ hai dân tộc Cao 
Lan và Sán Chỉ, có thời gộp thành dân tộc Cao Lan-Sán 
Chỉ, về sau lại đổi thành Sán Chay. 
Đó cũng là trường hợp tên ghép được dùng để chỉ 
một nhóm tộc người không liên quan gì đến dân tộc Tày 
(= Thổ 2) mà đều là các nhóm người Thái. Đó là: Tày 
Khao, Tày Đăm, Tày Chiềng hay Tày Mương (Hàng 
Tổng), Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mươi, Tày Đeng, 
Tày Khăng, Tày Đà Bắc4, hay Tày Hạt, được dùng để 
chỉ người Ơ Đu. 
3.2.2. Khác hẳn với các 
trường hợp trên, tên ghép được dùng để chỉ một cộng 
đồng các dân tộc thuộc cùng một nhóm/ nhánh/ chi) 
ngôn ngữ (như Mông-Dao, Tày-Thái, Việt-Mường) 
hay một ngữ hệ/ họ (như: Hán-Tang, Thái-Kađai,) 
2.2.3. Lại có trường hợp khá đặc biệt, đó là Tày -
Nùng. Mới đây chúng tôi gặp trong bản thảo một công 
trình đưa in, có lúc viết tác giả là các dân tộc Tày - 
Nùng, rồi ở trên dùng tiếng Tày, xuống thêm 2 dòng 
dùng tiếng Tày - Nùng (tr. 112), song ngữ Tày Nùng - 
Việt (tr. 130), người Tày Nùng (tr. 336). học sinh người 
Nùng “dùng song ngữ Tày - Việt” (tr. 354), đến chỗ 
khác lại viết: tiếng Tày, NùngVề sau lại viết: Các 
ngôn ngữ: Tày, Nùng (tr. 356). 
 Xin nhớ rằng tuy có một số lần chính thức thay 
đổi cách phân định tộc người ở nước ta (như đã nói 
ở trên), song từ trước đến nay Nùng và Tày luôn được 
xác định là 2 DTTS khác nhau. Do vậy, có thể viết: 
các dân tộc Tày Nùng, nhưng tốt hơn hết là viết: các 
dân tộc Tày, Nùng và rõ hơn là: các dân tộc Tày và 
Nùng. 
(theo người dân thích gọi mình là Tày vì tự gọi là Phu Tay) cho cán bộ 
công chức trong huyện, vẫn do thầy Lường Đức Chôm (đã dạy từ 2012) 
thực hiện. 
V.Toan/ No.16_June 2020|p.5-11 
Song do văn hóa truyền thống của hai dân tộc này - 
thường sống kề cạnh - có nhiều nét tương đồng (bên 
cạnh một số điểm khác biệt) có thể ghép chung thành 
văn hóa Tày - Nùng, cộng đồng Tày - Nùng, như trên 
mạng xã hội hiện nay có Hội Tày-Nùng Việt Nam, hoạt 
động ở 8 khu vực, 
Do ngôn ngữ của các nhóm người Tày và người 
Nùng (khi sống kề cạnh) thường có những nét tương 
đồng, nên sau khi thành lập Khu tự trị Việt Bắc (năm 
1957), một Phương án chữ Tày - Nùng được xây dựng 
và thông qua (năm 1961). Từ đó, các nhà nghiên cứu 
nói đến tiếng Tày - Nùng chung, trong khi mỗi thứ tiếng 
lại có nhiều phương ngữ, không chỉ khác biệt về ngữ 
âm mà cả từ vựng. Sự gộp nhập trên đã khiến cho có 
học giả nước ngoài hiểu lầm là ở Việt Nam có một dân 
tộc thiểu số mang tên là “Tày-Nùng”, và như thế, nước 
ta chỉ có 53 (chứ không phải 54) dân tộc (?!) 
* 
* * 
 Ngoài hai trường hợp nói trên, do chưa có quy định 
thống nhất chính tả cho mọi trường hợp, ta luôn có thể 
gặp cùng một tộc danh nhưng đã có những cách gọi và 
cách viết khác nhau được công nhận ở những thời điểm 
khác nhau. 
. Chẳng hạn như Mèo cv. Mẹo là tên gọi trước đây 
của một dân tộc thiểu số. Ví dụ: Bài viết của Vương 
Quỳnh Anh có tên là Vài ý kiến về vấn đề từ mượn trong 
tiếng Mèo. In trong "Tập san dân tộc" của Uỷ ban Dân 
tộc Trung ương (1960). 
 Tên gọi này đã chính thức được thay đổi thành 
Hmông, theo Danh mục thành phần các dân tộc ở Việt 
Nam (1979), song do không nhận được sự đồng thuận, 
nên đã có quyết định gọi chính thức là dân tộc Mông 
trong Thông báo số 02 ngày 3-9-1992 của Văn phòng 
Hội đồng Bộ trưởng về ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội 
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) tại Hội 
nghị vùng cao về dân tộc này. 
Khi chỉ có quy định cho một trường hợp thì không 
phải ai ai cũng biết mà theo. Do đó, hai cuốn sách xuất 
bản cùng năm có thể viết tên dân tộc này theo hai cách. 
Ví du: Cuốn sách do Hùng Đình Quý d., gth. có tên là 
Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang (2005). 
Trong khi đó cuốn sách của Vương Duy Quang có tên 
5 Báo cáo tóm tắt chuyên khảo CSNN của Nhà nước CHXHCNVN 
trong thời kỳ CNH, HDDH đất nước và hội nhập quốc tế: Thực trạng, 
các kiến nghị và giải pháp. Hà Nội, 2010, tr. 23 
là Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam/ 
Truyền thống và hiện đại (2005). 
4. Kết luận 
Thực tế cho thấy với một số tộc danh tưởng không 
có gì xa lạ thế mà vẫn có nhà nghiên cứu, nhất là học 
giả nước ngoài thấy khó phân biệt khi cần đối chiếu với 
cách được viết thường gặp trên sách báo bằng tiếng 
nước ngoài. 
 Việc xác định tộc danh khi nghiên cứu tộc người 
nói chung, các DTTS nói riêng nên được xác định và 
hiểu cho đúng đối tượng, nên so sánh với những tên gọi 
đã quen biết, để tránh "ông nói gà, bà nói vịt". 
Chúng tôi đã có dịp góp ý kiến về việc biên soạn 
Tiêu đề đề mục "Việt Nam - các ngôn ngữ" nhằm phân 
loại tài liệu sao cho phù hợp với cách phân chia ngôn 
ngữ theo dân tộc. Trong tình hình số lượng dân tộc được 
quan niệm không tương ứng với số ngôn ngữ hay nói 
đúng hơn, theo giới chuyên môn thì "Việt Nam có 54 
dân tộc, nhưng có đến gần 100 ngôn ngữ/phương ngữ 
DTTS hành chức" (5), mỗi dân tộc và nhóm dân tộc lại 
có thể có nhiều tên gọi (cũ và mới) thì việc xác định cho 
đúng đối tượng được đề cập trong một văn bản cần có 
kiến thức chuyên ngành sâu sắc. Việc nhận biết những 
chi tiết ở trên còn nhằm hiểu và sử dụng đúng các cách 
ghép tên dân tộc. 
Vấn đề nêu ra trên đây chỉ muốn được xem như gợi 
ý nên thận trọng với công tác phân loại tài liệu khoa 
học, cần đọc kỹ để xác định từ khóa hay định chủ đề 
cho đúng và đầy đủ. Đặc biệt là khi xử lý các tài liệu 
bằng tiếng nước ngoài cần thận trọng, và quan trọng 
nhất là phải xác định được nhà nghiên cứu nọ đề cập 
đến (nhóm) dân tộc - ngôn ngữ nào. 
V.Toan/ No.16_June 2020|p.5-11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vi Văn An (2001), Góp phần tìm hiểu về tên gọi 
Thái Đen và Thái Trắng ở miền tây Nghệ An, Tc. Dân 
tộc học, số 4, tr. 32-36. 
2. Lê Sĩ Giáo (1988), Về bản chất và ý nghĩa tên 
gọi các nhóm Thái Trắng và Thái Đen ở Việt Nam. Tc. 
Dân tộc học, số 3, tr.77-81. 
3. Vương Hùng (2002), Thái - Thổ - Tày - Nùng. 
Trong: “Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm 
ngôn ngữ Thái Việt Nam”. H., Nxb Văn hoá Thông 
tin, 
4. Hoàng Văn Ma (2019), Về tên gọ họ Thái - 
Kađai. Trong : “Thái học Việt Nam: 30 năm - Một 
chặng đường”. H., Nxb Thông tin và Truyền thông, tr. 
154-166. 
5. Đoàn Văn Phúc (2009), Vấn đề chính tả tên các 
dân tộc thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, Trong: Tìm hiểu ngôn 
ngữ các dân tộc ở Việt Nam. H., KHXH, tr. 190-221. 
6. Mông Ký Slay (2002), Tày Nùng, Tày - Nùng 
hay Trong: “Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong 
nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam”. H., Nxb Văn hoá 
Thông tin, tr. 69-76. 
7. Vương Toàn (2000), Về tên gọi các dân tộc 
thuộc ngữ hệ Thái ở Việt Nam // What should the ethnic 
groups in the Thai linguistic family in Vietnam be 
called? Tóm tắt báo cáo Hội nghị quốc tế lần thứ năm 
về các ngôn ngữ châu Á. ĐHQG tp HCM, 2000, tr. 256-
258. 
8. Vương Toàn (2002), Nùng hay Nồng? Trong: 
“Văn hoá và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ 
Thái Việt Nam”. H., Nxb Văn hoá Thông tin, tr. 77-
84. 
9. Vương Toàn (2008), Góp ý về biên soạn Tiêu đề 
đề mục "Việt Nam - các ngôn ngữ". "Bản tin Thư viện 
- Công nghệ thông tin". Trường ĐH Khoa học Tự nhiên 
TP Hồ Chí Minh, tháng 5/2008, tr. 33-44. 
10. Vương Toàn (2011), Hiểu cho đúng các nhóm 
từ: Tày - Nùng, Tày - Thái, Tày - Thổ. Báo cáo tại Hội 
thảo Ngữ học toàn quốc do Hội Ngôn ngữ học phối hợp 
với Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng tổ 
chức ngày 22/4/2011. 
11. Vương Toàn (2019), Xung quanh tộc danh và 
ngôn ngữ của hai dân tộc Tày và Nùng hiện nay. Bài 
trình bày tại Hội thảo khoa học quốc gia Một số vấn đề 
lí luận và thực tiễn xác định thành phần ngôn ngữ trong 
quan hệ với xác định thành phần tộc người ở Việt Nam, 
do Viện Ngôn ngữ học tổ chức, ngày 21/1/2019. 
12. Cầm Trọng (1992), Từ những tên gọi của 
từng dân tộc trong cộng đồng ngôn ngữ Tày - Thái, 
chúng ta có thể nghiên cứu gì về nguồn gốc của họ. 
Tạp chí Dân tộc học, Viện Dân tộc học, số 4, tr.14 
- 20. 
Ethnonymes used in linguistic life in Vietnam 
Vuong Toan 
Article info Abstract 
Recieved: 
27/3/2020 
Accepted: 
10/6/2020 
 Official ethnonymes with different writings may change according to the decisions 
to determinate ethnic compositions made in our country each time 
This article reiterates the changes that need to be noted to avoid confusion when 
processing and exploiting information for researches on different ethnic groups in 
Vietnam. Particular caution must be exercised when combining ethnic names 
Keywords: 
Ethnonyme, Ethnic group, 
Language use, Vietnam 
V.Toan/ No.16_June 2020|p.5-11 

File đính kèm:

  • pdftoc_danh_su_dung_trong_doi_song_ngon_ngu_o_viet_nam.pdf