Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong
nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam. Số hộ nuôi tôm được phỏng vấn ở cả 3 miền Bắc,
Trung và Nam lần lượt là 57, 60 và 90 nông hộ. Các thông tin trong phiếu điều tra chủ yếu liên
quan đến các loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, tần suất sử dụng và hiệu quả phòng trị. Ở
miền Bắc, có 11 loại kháng sinh đã được hộ nuôi sử dụng trong nuôi tôm như oxytetracycline,
Osamet (sulfadimethoxine + ormetoprim), tetracycline, enrofloxacin, doxycycline, ciprofloxacin,
florfenicol, biosultrim (trimethoprim + sulfadimidine), Cloxit (chloramphenicol), erythromycin và
trifamet (sulfamethoxazole + trimethoprim + rifamycin). Trong đó oxytetracycline, tetracycline
và enrofloxacin là 3 loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất. Tại miền Trung, có 71,2% nông hộ
cho biết có sử dụng kháng sinh trong vụ nuôi với hơn 10 loại kháng sinh đang được người nuôi sử
dụng trong phòng trị bệnh tôm. Oxytetracycline, ciprofloxacin, doxycycline là ba loại kháng sinh
được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Trung. Tại miền Nam, có 68,9% nông hộ
cho biết có sử dụng kháng sinh trong vụ nuôi với hơn 15 loại kháng sinh đang được người nuôi sử
dụng trong phòng trị bệnh tôm. Oxytetracycline, doxycyline và enrofloxacin là ba loại kháng sinh
được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Nam. Về hiệu quả sử dụng kháng sinh, có
20-50% hộ nuôi cho biết sử dụng kháng sinh có hiệu quả, 30% cho biết không có hiệu quả và 20%
không biết được hiệu quả mang lại khi sử dụng kháng sinh. Các loại kháng sinh nhạy đối với Vibrio
parahaemolyticus là gentamicin, flofenicol, oxytetracycline, doxycycline và tetracycline.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM CHÂN TRẮNG Ở VIỆT NAM Lê Hồng Phước1*, Nguyễn Diễm Thư1, Hứa Ngọc Phúc2, Phạm Thị Yến3 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm chân trắng ở Việt Nam. Số hộ nuôi tôm được phỏng vấn ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam lần lượt là 57, 60 và 90 nông hộ. Các thông tin trong phiếu điều tra chủ yếu liên quan đến các loại kháng sinh sử dụng, liều lượng, tần suất sử dụng và hiệu quả phòng trị. Ở miền Bắc, có 11 loại kháng sinh đã được hộ nuôi sử dụng trong nuôi tôm như oxytetracycline, Osamet (sulfadimethoxine + ormetoprim), tetracycline, enrofloxacin, doxycycline, ciprofloxacin, florfenicol, biosultrim (trimethoprim + sulfadimidine), Cloxit (chloramphenicol), erythromycin và trifamet (sulfamethoxazole + trimethoprim + rifamycin). Trong đó oxytetracycline, tetracycline và enrofloxacin là 3 loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất. Tại miền Trung, có 71,2% nông hộ cho biết có sử dụng kháng sinh trong vụ nuôi với hơn 10 loại kháng sinh đang được người nuôi sử dụng trong phòng trị bệnh tôm. Oxytetracycline, ciprofloxacin, doxycycline là ba loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Trung. Tại miền Nam, có 68,9% nông hộ cho biết có sử dụng kháng sinh trong vụ nuôi với hơn 15 loại kháng sinh đang được người nuôi sử dụng trong phòng trị bệnh tôm. Oxytetracycline, doxycyline và enrofloxacin là ba loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Nam. Về hiệu quả sử dụng kháng sinh, có 20-50% hộ nuôi cho biết sử dụng kháng sinh có hiệu quả, 30% cho biết không có hiệu quả và 20% không biết được hiệu quả mang lại khi sử dụng kháng sinh. Các loại kháng sinh nhạy đối với Vibrio parahaemolyticus là gentamicin, flofenicol, oxytetracycline, doxycycline và tetracycline. Từ khóa: AHPND, tôm, kháng sinh. 1 Trung tâm Quan trắc Môi trường & Bệnh Thủy sản Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II. 2 Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III 3 Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I * E-mail: lehongphuoc@yahoo.com I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 2010, trên tôm nuôi xuất hiện hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome- EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) được ghi nhận tại Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Ở Trung Quốc EMS xuất hiện đầu tiên năm 2009 nhưng chưa được người nuôi chú ý đến. Đến năm 2011 bệnh trở nên trầm trọng hơn ở những trang trại nuôi trên 5 năm và gần biển (Panakorn, 2012). Các trang trại nuôi tôm ở Hainan, Guangdong, Fujian và Guangxi bị thiệt hại trong 6 tháng đầu năm 2011 với khoảng 80%. Ở Malaysia, bệnh xuất hiện lần đầu vào giữa năm 2010 tại 2 bang Pahang và Joho sau đó lan rộng sang các vùng khác. Sự bùng phát EMS đã làm giảm sản lượng đáng kể của tôm thẻ chân trắng (khoảng 60%). Năm 2013, ở Thái Lan, bệnh xuất hiện ở 2 tỉnh phía đông vịnh Thái Lan. Bệnh được ghi nhận và gây thiệt hại nặng trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn sau 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm bệnh có dấu hiệu giảm ăn, khối gan tụy có nhiều biến dạng bất thường như trương to và nhũn hoặc teo nhỏ, màu sắc nhợt nhạt, dấu hiệu khác cũng được ghi nhận bao gồm mềm vỏ, sậm màu. Tỷ lệ tôm chết có thể lên đến 100% trong vài ngày hoặc kéo dài hơn. Theo Lightner và ctv., (2013) bệnh hoại tử gan tụy cấp tính do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. 11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hiện nay, thuốc và các loại kháng sinh được sử dụng rất thường xuyên trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn rất hạn chế. Theo báo cáo của Mai Văn Tài và ctv., (2004), kháng sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu thuộc nhóm oxytetracycline bao gồm: Oxytetracycline, tetracycline và doxycycline. Trong đó, có khoảng 32 loại kháng sinh được sử dụng trong các qui trình nuôi tôm thịt, 39 loại được sử dụng trong sản xuất tôm giống, 14 loại được sử dụng trong ương nuôi các loại cá biển, 41 loại trong nuôi cá lồng nước ngọt và 67 loại trong nuôi cá ao nước ngọt. Ngoài ra, theo nghiên cứu về sự tồn dư của 4 loại kháng sinh trimethprim (TMP), sulfamethoxazole (SMX), norfloxacin (NFXC) và oxolinic acid (OXLA) trong nước và trong bùn ở các ao nuôi tôm thuộc bốn khu vực khác nhau bao gồm Thái Bình, Nam Định, Cần Giờ và Cà Mau cho thấy cả bốn loại kháng sinh này đều được phát hiện trong các ao nuôi tôm với nồng độ cao nhất là TMP = 1,04 ppm, SMX = 2,39 ppm, NFXC = 6,06 ppm và OXLA = 2,5 ppm và trong bùn với nồng độ cao nhất là TMP = 734,61 ppm, SMX = 820,49 ppm, NFXC = 2.615,96 ppm và OXLA = 426,31 ppm. Trong đó, không có sự khác biệt về sự hiện diện của các loại kháng sinh này giữa các ao nuôi quảng canh cải tiến và quảng canh nhưng lại có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng nuôi tôm được khảo sát. Đối với loại kháng sinh NFXC, nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các ao nuôi quảng canh ở Nam Định và trong bùn ở các ao quảng canh ở Cần Giờ và Cà Mau (Le và Munekage, 2004). Cũng theo thông tin từ nghiên cứu này, kháng sinh và các loại hóa chất khác thường được sử dụng trong tháng nuôi đầu tiên và được sử dụng với hàm lượng cao khi tôm có triệu chứng bệnh. Các loại kháng sinh thường ở dạng bột và được trộn chung với thức ăn thương mại. Trong năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đã chủ trì triển khai phòng, chống dịch bệnh trên tôm (tại Sóc Trăng và Bạc Liêu) và trên cá tra (tại Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang) trong đó có nội dung khảo sát trực tiếp tại các hộ nuôi trồng thủy sản về tình hình sử dụng kháng sinh. Kết quả điều tra tại 218 hộ nuôi thâm canh và bán thâm canh ... g trong thủy sản bao gồm chlortetracycline, quinolones, ciprofloxacin, norfloxacin, oxilinic acid, perfloxacin, sulfamethazine, gentamicin và tiamulin. Oxytetracycline thuộc nhóm tetracycline được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như Vibriosis và Furunculosis (Capone và ctv., 1996; Prescott và ctv., 2000; Reed và ctv., 2006). Thông tin chính thức về việc sử dụng enrofloxacin trong nuôi tôm chân trắng rất ít, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu về dược động học của kháng sinh này trên tôm sú (Penaeus monodon), tôm he Trung Quốc (Penaeus chinensis) (Intorre và ctv., 2000; Tu và ctv., 2008; Wen và ctv., 2007; Xu và ctv., 2006). Florfenicol là loại kháng sinh có hiệu quả trong trị các bệnh do Pasteurella piscicida, Aeromonas salmonicida, Vibrio anguillarum và Edwardsiella tarda (Yanong và Curtis, 2005). 3.4. Tình hình kháng kháng sinh của Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam Trong phạm vi của nghiên cứu này, kết hợp với điều tra thu thập thông tin về tình hình sử dụng kháng sinh trong tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam là việc thu mẫu tôm, nước và bùn ao nuôi ở cả 3 vùng miền Bắc và Bắc Trung bộ, nam Trung bộ và ĐBSCL. Tổng cộng số mẫu thu được ở Bắc và Bắc Trung Bộ là 121 (101 mẫu tôm, 10 mẫu nước và 10 mẫu bùn), ở nam Trung Bộ là 90 mẫu (30 mẫu nước, 30 mẫu bùn và 30 mẫu tôm), ở ĐBSCL là 90 mẫu (30 mẫu tôm, 30 mẫu nước và 30 mẫu bùn). Tất cả các mẫu thu được phân lập và định danh V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm bằng test kít API20E kết hợp với phản ứng PCR theo quy trình của Han và ctv., (2015). Kết quả thu được 2 chủng V. parahaemolyticus ở Bắc và Bắc Trung bộ, 7 chủng ở Nam Trung bộ và 47 chủng ở ĐBSCL. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ trên tất cả các chủng vi khuẩn này đã tổng hợp được các loại kháng sinh kháng hoặc nhạy ở 3 miền Bắc, Trung và Nam (Bảng 2) làm cơ sở cho việc cảnh báo cũng như chọn lựa đúng kháng sinh trong trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. 20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Bảng 2. Danh mục các kháng sinh nhạy và kháng đối với Vibrio parahaemolyticus TT Kháng sinh Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Nhạy Trung gian Kháng Nhạy Trung gian Kháng Nhạy Trung gian Kháng 1 Ampicillin X X 2 Amoxicillin X X 3 Gentamicin X 4 Kanamycin X 5 Oxytetracycline X X X X 6 Tetracycline X X X 7 Doxycycline X X X X 8 Ciprofloxacin X X X X 9 Bactrim X X X 10 Norfloxacin X 11 Florfenicol X X X X 12 Neomycin X X 13 Erythromycin X X 14 Rifampycin X X 15 Streptomycin X X X 16 Cefotaxime X Theo nghiên cứu của Costa và ctv., (2015), Vibrio kháng kháng sinh nhóm β-lactam và tetracycline trong môi trường nuôi tôm. Ngoài ra, việc phát hiện yếu tố kháng kháng sinh yếu tố trung gian plasmid cảnh báo cho khả năng chuyển theo truyền ngang của các gen kháng kháng sinh trong vi khuẩn. Theo nghiên cứu của Lai và ctv., (2015), dựa trên nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho thấy cả hai chủng V. parahaemolyticus gây bệnh và không gây bệnh đã kháng nhiều thuốc kháng sinh. Trong nghiên cứu của He và ctv., (2016), nhóm tác giả này phân lập được 400 chủng V. parahaemolyticus từ các mẫu tôm mua từ các chợ ở Shanghai năm 2013-2014. Kết quả kiểm tra tính kháng kháng sinh cho thấy tỷ lệ kháng với các loại kháng sinh lần lượt là ampicillin (99%), streptomycin (45,25%), rifampicin (38,25%) và spectinomycin (25,5 %). Tất cả các khuẩn lạc đều nhạy với chloramphenicol và tetracycline, 35/400 chủng đều nhạy với tất cả 10 loại kháng sinh thử nghiệm gồm ampicillin, chloramphenicol, gentamicin, kanamycin, rifampicin, spectinomycin, streptomycin, sulfamethoxazole-trimethoprim, tetracycline và trimethoprim. Han và ctv., (2015) thử khả năng kháng kháng sinh của 8 chủng V. parahaemolyticus trong đó có 2 chủng phân lập từ Mexico và 8 chủng từ Việt Nam. Kết quả cho thấy 100% số chủng đề kháng với ampicillin, 100% nhạy với flofenicol và nalidixic acid. Các chủng ở Việt Nam nhạy cảm với tetracycline và oxytetracycline trong khi các chủng ở Mexico đều kháng với 2 loại kháng sinh này. IV. KẾT LUẬN - Tại miền Bắc, có 11 loại kháng sinh đang được người nuôi sử dụng trong phòng trị bệnh tôm. Oxytetracycline (33,0%), osamet (16,5%), tetracycline (11,3%) là ba loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Bắc. - Miền Trung có 71,2% nông hộ có sử dụng kháng sinh trong vụ nuôi với hơn 10 loại kháng sinh đang được người nuôi sử dụng trong phòng trị bệnh tôm. Oxytetracycline (57,6%), 21TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ciprofloxacin (21,2%), doxycycline (7,1%) là ba loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Trung. - Tại miền Nam có 68,9% nông hộ sử dụng kháng sinh trong vụ nuôi với hơn 15 loại kháng sinh đang được người nuôi sử dụng trong phòng trị bệnh tôm. oxytetracycline (31,7%), doxycylin (12,7%) và enrofloxacin (7,9%) là ba loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong phòng trị bệnh tôm tại miền Nam. Trong đó, enrofloxacin là loại kháng sinh đã bị cấm sử dụng tại thời điểm điều tra năm 2015. - Trong số các loại kháng sinh được phép hoặc hạn chế sử dụng thì Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính nhạy với các loại kháng sinh gentamicin, florfenicol, oxytetracycline, doxycycline và tetracycline. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Cục Thú Y, 2016. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm nước lợ do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu ngày 14/09/2016. Mai Văn Tài, 2004. Đánh giá hiện trạng các loại thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đề xuất các giải pháp quản lý. Báo cáo tổng kết đề tài. Hà Nội, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Huỳnh Thị Tú, Nguyễn Thanh Phương, Frédéric Silvestre, Caroline Douny, Châu Tài Tảo, Guy Maghuin-Rogister và Patrick Kestemont, 2006. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc-hóa chất trong nuôi tôm và sự tồn lưu của enrofloxacin và furazolidone trong tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Nghiên cứu Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ: 70-78. Tài liệu tiếng Anh Capone, D. G., Weston, D. P., Miller, V. and Shoemaker, C., 1996. Antibacterial residues in marine sediments and invertebrates following chemotherapy in aquaculture. Aquaculture 145(1-4): 55-75. Chowdhury, A.A., Uddin, MdS, Vaumi, S. and Asif, A.A., 2015. Aqua drugs and 37. chemicals used in aquaculture of Zakigonj upazilla, Sylhet. Asian Jour nal of Medical and Biological Research 1: 336-349. Clinical and Laboratory Standards Institute, 2014. Performance standards for antimicrobial susceptibility testing, 24th informational supplement. Approved standard M100-S24. Clinical and Laboratory Standards Institute, Wayne, PA, 226 pp. Costa, R.A., Araújo, R.L., Souza, O.V., and Silva, R.H., 2015. Antibiotic-Resistant Vibrios in Farmed Shrimp. Biomed Research International: 505914. He, Y., Jin, L., Sun, F., Hu, Q. and Chen, L., 2016. Antibiotic and heavy-metal resistance of Vibrio parahaemolyticus isolated from fresh shrimps in Shanghai fish markets. China Environmental Science and Pollution Research 23:15033– 15040. Holmström, K., Gräslund, S., Wahlström, A., Poungshompoo, S., Bengtsson, B. E., & Kautsky, N., 2003. Antibiotic use in shrimp farming and implications for environmental impacts and human health. International journal of food science & technology 38(3): 255-266. Intorre, L., Cecchini, S. and Bertini, S., 2000. Pharmacokinetics of enrofloxacin in the seabass (Dicentrarchus labrax). Aquaculture 182: 49–59. Lai, H. C., Ng, T. H., Ando, M., Lee, C. T., Chen, I. T., Chuang, J. C. and Takeyama, H., 2015. Pathogenesis of acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in shrimp. Fish & shellfish immunology 47(2): 1006-1014. Le, T. X. and Munekage, Y., 2004. Residues of selected antibiotics in water and mud from shrimp ponds in mangrove areas in Viet Nam. Marine pollution bulletin, 49(11-12:, 922-929. Lightner, D.V., Redman, C.R., Pantoja, B.L., Noble, L.M., Nunan, Loc Tran, 2013. Documentation of an Emerging Disease (Early Mortality Syndrome) in SE Asia & Mexico. OIE Reference Laboratory for Shrimp Diseases, Department of Veterinary Science & Microbiology, School of Animal and Comparative Biomedical Sciences. Love, D.C., Rodman, S., Neff, R.A., Nachman, K.E., 2011. Veterinary drug residues in seafood 22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II inspected by the European Union, United States, Canada, and Japan from 2000 to 2009. Environmental Science and Technology 45 (17): 7232–7240. Mishra, S.S., Das, R., Das, B.K., Choudhary, P., Rathod, R., 2017. Status of Aqua-medicines, Drugs and Chemicals Use in India: A Sur vey Report. Journal of Aquaculture and Fisheries 1: 1-15. Panakorn, S., 2012. Opinion article: more on early mortality syndrome in shrimp. Aqua Culture Asia Pacific. 8 (1): 8-10. Prescott J.F., Baggot J.D., Walter D.R., 2000. Tetracyclines and Glycylcyclines. Antimicrobial Teraphy in Veterinary Medicine (Giguére, S.; Prescott, J.F.; Baggot, J.D.; Walker, R.D.; Dowling, P.M. (Ed)), 231. Reed L.A., Siewicki T.C., Shah A.C., 2006. The biopharmaceutics and oral bioavailability of two forms of oxytetracycline to the white shrimp, Litopenaeus setiferus. Aquaculture 258: 223-245. Roque, A., Molina-Aja, A., Bolan-Mejia, C. and Gomez-Gil, B., 2001. In vitro susceptibility to 15 antibiotics of vibrios isolated from penaeid shrimps in Northwestern Mexico. International Journal of Antimicrobial Agents 17: 383-387. Soto-Rodríguez, S.A., Simoes, N., Roque, A., and Gómez Gil, B., 2006. Pathogenicity and colonization of Litopenaeus vannamei larvae by luminescent vibrios. Aquaculture 258: 109-15. Tai, M.V., 2012. Use of veterinary medicines in Vietnamese aquaculture: current status. In: Bondad-Reantaso, M.G., Arthur, J.R., Subasinghe, R.P., (Eds.), Improving Biosecurity Through Prudent and Responsible Use of Veterinary Medicines in Aquatic Food Production, pp. 91–98. Tu, T.H., Silvestre, F., Bernard, A., Douny, C., Phuong, T.N., Tao, T.C., Maghuin-Rogiste, G., and Kestemont, P., 2008. Oxidative stress response of black tiger shrimp (Penaeus monodon) to enrofloxacin and to culture system. Aquaculture. 285: 244-248. Uddin, S.A. and Kader, M.A., 2006. The Use of Antibiotic in Shrimp Hatcheries in Bangladesh. Journal of Fisheries and Aquatic Science 1: 64-67. Wen, F., Shuai, Z., Kai, Z. and Si-cheng. L., 2007. Pharmacokinetics and tissue distribution of enrofloxacin and its metabolite ciprofloxacin in Scylla serrata following oral gavage at two salinities. Aquaculture 272: 180–187. Xu, W., Xiaobin, Z., Xinting, W., Liping, D. and Gan, Z., 2006. Residues of enrofloxacin. furazolidone and their metabolites in Nile tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture 254: 1–8. Yanong, P. R. and Curtis, W.E., 2005. Pharmacokinetic studies of Florfenicol in Koi Carp and threespot gourami Trichogaster trichopterus after oral and intramuscular treatment. Journal of Aquatic Health 17: 129-137. 23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II CURRENT STATUS OF ANTIBIOTIC USAGE IN BLACK TIGER SHRIMP AND WHITE LEG SHRIMP FARMING IN VIETNAM Le Hong Phuoc1*, Nguyen Diem Thu2, Hua Ngoc Phuc2, Pham Thi Yen3 1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemics, Research Institute for Aquaculture No.2. 2 Research Institute for Aquaculture No.3 3 Research Institute for Aquaculture No.1 * Email: lehongphuoc@yahoo.com ABSTRACT This study was conducted to evaluate the current status of antibiotic usage in farming of black tiger shrimp and white-leg shrimp in Vietnam. Number of shrimp farmers interviewed in the Northern, Central and Southern Vietnam were 57, 60 and 90, respectively. The information in the questionnaire was mainly related to the antibiotics used, the dosage, the usage frequency and the treatment effectiveness. In the North, 11 types of antibiotics were used in shrimp farming such as oxytetracycline, Osamet (sulfadimethoxine + ormetoprim), tetracycline, enrofloxacin, doxycycline, ciprofloxacin, florfenicol, biosultrim (trimethoprim + sulfadimidine), chloroform (chloramphenicol) erythromycin and trifamate (sulfamethoxazole + trimethoprim + rifamycin). Oxytetracycline, tetracycline and enrofloxacin were the most commonly used antibiotics in this region. In the Central region, 71.2% of shrimp farmers reported of using antibiotics in the shrimp crop with more than ten types of antibiotics being used in treating of shrimp diseases. Oxytetracycline, ciprofloxacin and doxycycline were the most commonly used antibiotics in treating shrimp diseases in the central region. In the South, 68.9% of shrimp farmers reported of using antibiotics in the shrimp crop with more than 15 antibiotics being used in shrimp disease treatment. Oxytetracycline, doxycyline and enrofloxacin were the three antibiotics commonly used in preventing and treating of shrimp diseases. In relation to the effectiveness of antibiotics, 20-50% of households confirmed the effectiveness of antibiotics, 30% reported no effect and 20% could not give the answer. Vibrio parahaemolyticus causing AHPND disease was sensitive to gentamicin, florfenicol, oxytetracycline, doxycycline, and tetracycline. Keywords: AHPND, shrimp, antibiotic Người phản biện: TS. Lý Thị Thanh Loan Ngày nhận bài: 12/6/2018 Ngày thông qua phản biện: 29/6/2018 Ngày duyệt đăng: 10/7/2018
File đính kèm:
- tinh_hinh_su_dung_khang_sinh_trong_nuoi_tom_su_va_tom_chan_t.pdf