Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975

Hoàng Văn Bổn là một trong những nhà văn lớn của vùng Đông Nam Bộ. Các sáng

tác của ông, đặc biệt là một số tiểu thuyết như: Bông hường bông cúc, Mùa mưa, Trên

mảnh đất này thể hiện rất rõ tính cách con người Nam Bộ. Đó là những con người Nam

Bộ dũng cảm có tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc, xả thân vì lý

tưởng cao đẹp. Trong lao động, họ là những người chân chất, thật thà, quan tâm giúp đỡ

nhau. Trong sinh hoạt đời thường, họ là những người có tinh thần lạc quan. Tình yêu đôi

lứa trong những ngày bom đạn, đó là tình yêu “làm sáng bừng những cánh rừng miền

Đông hiểm trở”, đó là những người vợ miền Nam luôn can trường đứng bên cạnh những

người chiến sĩ miền Đông dũng cảm.

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 1

Trang 1

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 2

Trang 2

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 3

Trang 3

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 4

Trang 4

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 5

Trang 5

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 6

Trang 6

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 7

Trang 7

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 8620
Bạn đang xem tài liệu "Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975

Tính cách con người nam bộ trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn giai đoạn 1955 - 1975
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
97 
TÍNH CÁCH CON NGƯỜI NAM BỘ TRONG 
TIỂU THUYẾT HOÀNG VĂN BỔN GIAI ĐOẠN 1955 - 1975 
Trần Minh Hậu 
Trường Đại học Văn Hiến 
Hautm@vhu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 04/09/2019, Ngày duyệt đăng: 10/12/2019 
Tóm tắt 
Hoàng Văn Bổn là một trong những nhà văn lớn của vùng Đông Nam Bộ. Các sáng 
tác của ông, đặc biệt là một số tiểu thuyết như: Bông hường bông cúc, Mùa mưa, Trên 
mảnh đất này thể hiện rất rõ tính cách con người Nam Bộ. Đó là những con người Nam 
Bộ dũng cảm có tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu vì độc lập dân tộc, xả thân vì lý 
tưởng cao đẹp. Trong lao động, họ là những người chân chất, thật thà, quan tâm giúp đỡ 
nhau. Trong sinh hoạt đời thường, họ là những người có tinh thần lạc quan. Tình yêu đôi 
lứa trong những ngày bom đạn, đó là tình yêu “làm sáng bừng những cánh rừng miền 
Đông hiểm trở”, đó là những người vợ miền Nam luôn can trường đứng bên cạnh những 
người chiến sĩ miền Đông dũng cảm. 
Từ khóa: con người Nam Bộ, tính chiến đấu, lao động, sinh hoạt đời thường, tình yêu 
đôi lứa. 
The personality of the Southern people in novel of Hoàng Văn Bổn in the period of 
1955 – 1975 
Abstract 
Hoàng Văn Bổn is one of the great writers of the southern plains, his compositions 
especially some novels like: Bông hường bông cúc (Rose, chrysanthemum), Mùa mưa 
(Rainy season), Trên mảnh đất này (On this land) has clearly shown the character of the 
people in the south. The Southern people, who are patriotic, ready to fight for the sake of 
national independence and sacrifice for the noble ideal. In work, they are sincere, honest, 
interested in helping each other. In daily life, they are people with a optimism spirit. The 
love in the days of bombing, that is love “brightens up the rugged Eastern forests”, which 
are the brave Southern wives who stand bravely alongside brave Eastern fighters. 
Keywords: people of the Southern region, fighting characteristics, labor, daily life, 
love of couples. 
1. Mở đầu 
Hoàng Văn Bổn tên thật Huỳnh Văn 
Bản, sinh ngày 07/5/1930, tại ấp Long 
Chiến, làng Bình Long, huyện Tân Uyên, 
tỉnh Biên Hòa (nay là xã Bình Lợi, huyện 
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Ông sinh ra 
trên mảnh đất Đồng Nai cùng thời với Lý 
Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc Ông là một 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
98 
trong những nhà văn lớn của mảnh đất 
miền Đông Nam Bộ. 
Ông được mệnh danh là “nhà văn mặc 
áo lính” bởi rất nhiều tác phẩm của ông đã 
ra đời trong hai cuộc kháng chiến chống 
Pháp và chống Mỹ, và tất nhiên, nội dung 
chính cũng xoay quanh nhân vật người 
lính. Con đường sáng tác của ông kéo dài 
từ Nam ra Bắc, từ chiến tranh đến hòa 
bình. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã chia 
quá trình sáng tác của Hoàng Văn Bổn 
thành ba giai đoạn: giai đoạn trước 1955 
(với tiểu thuyết Vỡ đất 1952) được xem là 
thời kỳ vỡ vạc về cách mạng; giai đoạn 
1955 – 1975 nghiêng về thế sự; còn giai 
đoạn sau 1975 các tiểu thuyết của ông 
thường hướng về đời tư của con người 
trong cuộc sống hằng ngày. 
Hoàng Văn Bổn có nhiều đóng góp 
lớn cho nền văn học và điện ảnh cách 
mạng. Ông đã viết 25 kịch bản phim, đoạt 
nhiều giải thưởng quốc tế Ông đã công 
bố trên 50 tác phẩm văn học, trong đó có 
36 đầu sách văn xuôi. 
Trong thời gian sáng tác trên đất Bắc, 
Hoàng Văn Bổn đã xuất bản một số tiểu 
thuyết gây chú ý của dư luận đương thời 
như: Bông hường bông cúc, Mùa mưa, 
Trên mảnh đất này Bên cạnh những đặc 
điểm chung của tiểu thuyết cách mạng, ba 
tác phẩm trên còn có nhiều nét riêng đặc 
sắc. Đó là chất Nam Bộ, khẩu khí “yêng 
hùng” của một số nhân vật và có nhiều 
sáng tạo trong nghệ thuật ngôn từ. Các tiểu 
thuyết của ông không chỉ có giá trị nghệ 
thuật mà còn phản ánh những bản sắc văn 
hóa Nam Bộ. 
Từ trước đến nay đã có một số nhà 
nghiên cứu, bạn văn như Nguyễn Ngọc 
Tấn, Nguyễn Đình Thi, Phan Cự Đệ bàn 
đến văn chương của Hoàng Văn Bổn. Gần 
đây, trong Hội thảo “Hoàng Văn Bổn - 
Người của vùng đất ven sông” (do Hội 
Văn học Nghệ thuật Đồng Nai phối hợp 
với Nhà xuất bản Đồng Nai tổ chức), tác 
giả Phạm Ngọc Hiền, trong bài viết 
“Hoàng Văn Bổn - Nhà văn đa năng” 
(2016) có đánh giá về văn nghiệp của 
Hoàng Văn Bổn như sau: “Hoàng Văn 
Bổn có một văn nghiệp đáng tự hào, ông là 
niềm vinh dự của đất Đồng Nai (...). Mặc 
dù nhà văn đa năng Hoàng Văn Bổn đã về 
thế giới bên kia, nhưng sự nghiệp của ông 
vẫn đang âm thầm vươn rễ, cắm sâu vào 
vùng đất Đồng Nai và góp phần tỏa bóng 
mát cho làng văn Đông Nam Bộ”. 
Tuy nhiên, có thể do có nhiều mục 
đích khác nhau nên có khi các bài viết này 
chưa đi sâu vào ba tiểu thuyết vừa nêu, 
hoặc có khi bàn đến các tiểu thuyết này 
nhưng các nhà nghiên cứu không đặt 
chúng trong hệ quy chiếu của văn hóa 
Nam Bộ. Do vậy, việc nghiên cứu tính 
cách người Nam Bộ trong ba tác phẩm 
Bông hường bông cúc, Mùa mưa, Trên 
mảnh đất này vẫn là một việc làm cần 
thiết. Nó sẽ góp phần khẳng định tính đa 
dạng của tiểu thuyết cách mạng Việt Nam 
thời chiến tranh. Thông qua đó, làm rõ 
những khía cạnh khác nhau của tính cách 
con người Nam Bộ trong chiến đấu, trong 
lao động, trong sinh hoạt đời thường và 
trong tình yêu đôi lứa trong chiến tranh lẫn 
thời bình, trên bình diện xã hội lẫn gia 
đình, cá nhân. 
2. Tính cách con người Nam Bộ 
Khái niệm tính cách được hiểu là 
những đặc điểm, những phẩm chất của 
nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét. 
Tính cách thể hiên nét riêng độc đáo của 
con người cá biệt, cụ thể nhưng lại mang 
cái chung, tiêu biểu cho nhiều người ở một 
mức độ nhất định, đồng thời nó có một quá 
trình phát triển hợp với logic cuộc sống. 
Tính cách của người Nam Bộ không 
có gì khác biệt so với tính cách chung của 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
99 
người Việt Nam. Tính cách đó được hình 
thành trong quá trình khai mở, xây dựng và 
bảo vệ mảnh đất tận cùng của Tổ quốc nên 
ít nhiều chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, địa 
lý, ...  cô bác dàn ra 
đen ruộng cấy giúp bộ đội” (Hoàng Văn 
Bổn và cộng sự, 2005: 56). 
Nhân vật trong tiểu thuyết Mùa mưa, 
là những chiến sĩ trong ngành quân bưu, từ 
miền Nam tập kết ra Bắc xây dựng đường 
dây điện thoại, phục vụ cho cách mạng. 
Công việc của họ vô cùng khó khăn, do địa 
hình rừng núi hiểm trở và thiên nhiên vô 
cùng khắc nghiệt. Nhưng vì nhiệm vụ và 
danh dự của một người lính, họ đã quyết 
tâm: “Lao động hết sức mình, đưa đường 
giây đến đích trước ngày hai mươi tháng 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
101 
bảy, lấy thành tích chào mừng đại hội chi 
bộ” (Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 2005: 
456). 
Thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật triền 
miên, thiếu thốn lương thực, thuốc men, 
những cơn sốt rét hành hạ nhưng Hoàng, 
Hải, Cương, Hai vẫn băng rừng đi họp chi 
bộ để tìm cách hoàn thành đường dây đúng 
thời hạn. Đệ, Bính, Ly, Sơn, Hưng thì đào 
lỗ cả đêm để kịp kế hoạch. Hoàng và ba 
đồng chí tiếp phẩm bị thương rất nặng 
trong một lần vượt lũ để đưa vật liệu, 
lương thực cho anh em. 
Lao động đã làm cho họ gần nhau 
hơn, đoàn kết hơn. Hôm được tặng huân 
chương chiến sĩ hạng ba, các anh đã ôm 
đường dây điện vào lòng nựng nịu như 
những đứa con thân yêu của mình. Có lẽ, 
cái mà các anh có được là niềm tin vào 
ngày mai, miền Nam sẽ được giải phóng, 
mà chính các anh đã làm cho hệ thống 
thông tin liên lạc được thông suốt. 
Các nhân vật trong tiểu thuyết Trên 
mảnh đất này cũng là những con người 
yêu lao động. Nhân vật ông Bảy lò rèn rất 
cần cù trong lao động, cả đời ông gắn bó 
với cái lò rèn của mình. Ông là người 
chứng kiến bao nhiêu đau thương trên 
mảnh đất Bình Lăng này. Từng phá hủy 
biết bao nhiêu sắt vụn, đúc bao nhiêu liềm 
hái, dao rựa cho bà con sinh sống, nhưng 
khi ông rèn con dao cho Huy (cháu nội) để 
đi đánh giặc, ông có một cảm giác rất lạ 
thường: “Ông muốn mang tất cả kinh 
nghiệm một đời rèn dũa ra, dồn vào lần tôi 
luyện này” và ông cũng có suy nghĩ là: 
“Còn mình thì như có phần hổ thẹn. Có lẽ 
phải làm như nó nói mới đúng” (Hoàng 
Văn Bổn và cộng sự, 2005: 525). Khi giặc 
đến, ông không đi tản cư mà ở lại rèn vũ 
khí để đánh giặc. Cái lò rèn của ông đã trở 
thành xưởng “ba son” chế tạo vũ khí của 
bộ đội. 
Các thanh niên trong làng Bình Lăng 
đã làm bất kể ngày đêm để giúp mẹ, giúp 
vợ và cũng còn trăn trở những công việc 
mà họ chưa làm được trước ngày nhập ngũ. 
Các chiến sĩ trong đội quân Ba Râu cũng 
vậy, họ cũng xuất thân từ những người 
nông dân. Ra trận chiến mà mùi mía đường 
nghe như quen thuộc, nhớ mùa rạ khô, mùi 
nếp thơm. Họ cũng mong đánh đuổi giặc 
để được trở về làng cày cấy như trước. 
Chân chất, thật thà, quan tâm giúp đỡ 
nhau, đó là tính cách của những con người 
Nam Bộ trong lao động. Trong bất cứ hoàn 
cảnh nào, họ cũng mong muốn được lao 
động để thỏa mãn ước mơ được làm việc 
của mình. Hơn nữa, lao động làm cuộc sống 
gần gũi, yêu thương nhau hơn. Và các nhân 
vật trong tác phẩm của Hoàng Văn Bổn đã 
được thể hiện bản sắc đó, nó mang đậm tính 
cách của người Nam Bộ trong lao động. 
2.3. Tính cách con người Nam Bộ 
trong sinh hoạt đời thường 
Trong sinh hoạt đời thường, người 
Nam Bộ trọng nghĩa khinh tài, coi nhẹ tiền 
tài, của cải vật chất. Với họ, “theo nhau 
cho trọn đạo trời” được xếp lên đầu nên 
“dẫu không có chiếu trải tơi mà nằm” 
(Trần Ngọc Thêm, 2013). 
Tính trọng tình của người Nam Bộ 
không chỉ thể hiện trong mối quan hệ giữa 
người với người, mà còn ở những mối 
quan hệ khác. Nó có thể toát lên từ tình 
cảm gắn bó, thủy chung với xóm làng, 
mảnh vườn, thửa ruộng hay công việc lao 
động sản xuất vốn đã quen thuộc đối với 
người nông dân. 
Người dân Nam Bộ, quen dãi dầu mưa 
nắng nơi ruộng đồng. Cuộc sống lam lũ 
với nhiều lo toan ở làng quê đã trở thành 
máu thịt đối với họ. Giữa họ với cuộc sống 
ấy dường như rất nặng “nghĩa tình”, cho 
nên, khó lòng mà chia cắt được. Những 
con người ấy không dễ gì bị cám dỗ trước 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
102 
vật chất xa hoa hay tiện nghi nơi thị thành. 
Nhàn rỗi, thảnh thơi chưa hẳn là cuộc sống 
hạnh phúc đối với họ, nếu buộc phải xa rời 
những tập tục, thói quen lâu đời. 
Các nhân vật trong Bông hường bông 
cúc là những người xuất thân từ nông dân, 
cuộc sống của họ gắn liền với đồng ruộng: 
“Đồng ruộng này là công trình khai hoang 
lập nghiệp, chết sống với cọp beo đĩa vắt 
mà làm nên” (Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 
2005: 135). Từ cuộc sống lao động vất vả, 
họ sống chan hòa, chung thủy, nghĩa tình 
với nhau hơn. Khi các bộ đội xuống xóm 
tham gia cấy lúa cùng nhân dân, gia đình 
bác Hai đón tiếp rất nồng nhiệt. Bằng 
những lời nói hết sức gần gũi, chân tình 
mang tính của người Nam Bộ, Bác nói: 
“Nhà tao thì vậy đó, cũng như nhà bây vậy 
thôi. Bây muốn làm sao thì làm Nhà tuy 
chật hẹp, nhưng mặc kệ. Ăn nhiều chứ ở 
bao nhiêu” (Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 
2005: 30-31). Cách sử dụng đại từ nhân 
xưng tao – bây, cách bộc bạch tình cảm rặt 
Nam Bộ, đúng là không lẫn vào đâu được! 
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, 
vất vả nhưng vẫn luôn lạc quan yêu đời, họ 
cùng cất lên những câu hò thấm đượm tình 
người. Lời ca tiếng hát làm cho mọi người 
càng thêm gắn bó, tiếp thêm sức mạnh để 
lao động, để chiến đấu. Họ ăn mừng chiến 
bằng những món ăn đơn giản nhưng đậm 
đà chất Nam Bộ. Hình ảnh bác Hai lấy cây 
đờn độc huyền lau bụi và cất tiếng hát, 
tiếng đờn ai oán não nùng vang lên vút 
cao, rồi uốn khúc dọc ngang như một làn 
mây nhỏ tung bay: 
“Tình tang, tang tính, tình tang 
Ai ơi nước mất nhà tan 
Tổ tiên (mà) đau khổ, xóm làng cháy tiêu 
Ai ơi dứt mối thâm tình” 
(Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 2005: 165). 
Lời ca làm họ nhớ lại trăm ngàn mối 
hờn từ đời ông cha ta để lại, người nhớ con 
bị giặc mổ bụng, cắt cổ, người nhớ chồng 
chết vì địa chủ hành hạ và chú Ba nhớ thím 
Ba, lòng nặng trĩu. Lời ca như ai oán, não 
nùng nhắc nhở mọi người quyết tâm đánh 
đuổi giặc ngoại xâm. Họ sống rất chân 
tình, san sẻ với nhau những lúc hoạn nạn, 
khó khăn trong cuộc sống. 
Trong tiểu thuyết Mùa mưa, các chiến 
sĩ quân bưu cũng dùng lời ca tiếng hát để 
động viên mình trong những lúc khó khăn 
nhất. Những bài ca Nam Bộ ngân nga 
trong cuộc chiến đấu với núi rừng, với thời 
tiết vô cùng khắc nghiệt. Các anh cũng tự 
sáng tác bài hát để động viên tinh thần lao 
động cho đại đội mình: 
“Đây ta là người chiến sĩ quân bưu 
Ta đi trên biên giới - Dưới nắng gắt mùa hè 
Trên núi rừng Việt Bắc - Của Tổ quốc thân yêu” 
(Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 2005: 333). 
Sự giản dị, chất phác cũng được thể 
hiện trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này 
của những người con Nam Bộ. Họ sống 
với nhau bằng tình nghĩa xóm làng. Cuộc 
sống của họ cũng vô cùng giản dị, thương 
những người khó khăn, ghét những kẻ ức 
hiếp dân làng. 
 Hình ảnh Thuần và các chiến sĩ với 
“Những chiếc áo, chiếc quần bạc màu, 
đóng phèn vàng khè” cho ta thấy được sự 
gần gũi của người chỉ huy với các chiến sĩ. 
Cuộc tiễn đưa các thanh niên lên đường 
nhập ngũ cùng với những món “nhắm” hết 
sức đơn giản, đời thường. Nhưng người 
Nam Bộ vốn thế, họ sống với nhau chân 
thật, bằng những tình cảm thiêng liêng 
nhất, lòng cứ trải dài như con sông Đồng 
Nai yêu thương của họ. 
Là người con sinh ra và lớn lên trên 
vùng đất Nam Bộ, Hoàng Văn Bổn đã xây 
dựng các nhân vật của mình trong tác 
phẩm rất gần đời thường. Họ yêu thương 
nhau, bên nhau dù trong gian khổ, nhưng 
họ vẫn cất vang tiếng hát, những nụ cười, 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 5 
103 
tinh thần lạc quan, đó cũng là tính cách của 
người Nam Bộ trong cuộc sống hằng ngày. 
2.4. Tính cách con người Nam Bộ 
trong tình yêu đôi lứa 
Trong tình yêu, người Nam Bộ rất 
quyết liệt và ngang tàng : “Dao phay kề cổ, 
máu đổ không màng, Đôi lứa ta thương 
nhau, thương dại thương dột, Thương lột 
da óc, thương tróc da đầu, ngủ đi thì chớ, 
thức dậy lại thương” (Trần Ngọc Thêm, 
2013). 
Tình yêu đôi lứa trong tiểu thuyết 
Hoàng Văn Bổn cũng được xây dựng hết 
sức độc đáo. Trong tiểu thuyết Bông 
hường bông cúc, ta bắt gặp tình yêu của 
chiến sĩ Phương với cô Thái, một tình yêu 
giữa quân và dân. Cũng như bao nhiêu câu 
chuyện tình yêu, Phương và Thái cũng có 
những phút giây tươi đẹp. Thái đã thêu dệt 
tình yêu sâu lắng của mình trên chiếc khăn 
tay, một bông hường bông cúc để tặng 
Phương. Vì nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ 
quốc, nên Phương không dám đón nhận 
tình cảm của Thái trong hoàn cảnh hiện tại. 
Theo thời gian, tình yêu của đôi bạn trẻ đã 
càng ngày càng sâu đậm. Rồi bão giông ập 
đến khi Phương biết Thái từng có một đời 
chồng. Dù là bị ép cưới nhưng Thái vẫn 
âm thầm hy sinh: “Đời tôi, tôi gặp nhiều 
đau khổ quá. Cũng tại phận mình. Tôi biết 
tôi phải khó khăn, đau khổ nhiều lắm mới 
nguôi ngoa nỗi buồn này được. Nhưng tôi 
quyết không để cho anh Phương buồn...” 
(Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 2005: 168). 
Phương cũng đau khổ không kém, được 
thể hiện qua trang nhật ký của anh: “Thôi! 
Từ đây xa nhau. Đau đớn quá! Tôi vẫn khổ 
trong lòng Bây giờ tôi mới nhận ra là 
“tình yêu” làm cho tôi phấn khởi bao 
nhiêu, thì bây giời “tình yêu” làm tôi đau 
đớn bấy nhiêu” (Hoàng Văn Bổn và cộng 
sự, 2005: 149-150). Còn Thái, trước khi 
đối diện với cái chết cô cũng chỉ nghĩ đến 
Phương “Anh ở nơi nào? Anh còn nhớ em 
không? Bao giờ anh mới hiểu, anh 
Phương, em vẫn tin anh” (Hoàng Văn Bổn 
và cộng sự, 2005: 192). Trong một trận đối 
đầu với địch, Thái bị thương, Phương đã 
kịp thời đến cứu cô trong lúc hiểm nguy 
nhất. Sau những thăng trầm của cuộc sống, 
hạnh phúc đã mỉm cười với đôi bạn trẻ 
này. 
Cũng như Bông hường bông cúc, tình 
yêu trong tiểu thuyết Mùa mưa cũng được 
nhà văn miêu tả giữa chiến sĩ Hoàng và cô 
y tá Liên ngay từ lần đầu gặp nhau. Hai 
con người cùng trên một chính tuyến, có 
những điểm rất chung về hoàn cảnh gia 
đình, về quê hương nên họ dễ dàng thông 
cảm và hiểu nhau, vì thế tình yêu của hai 
người cũng nhanh chóng ươm mầm. Vì 
công việc, nên họ cũng không có cơ hội 
gặp nhau nhiều, mà chỉ biết quan tâm đến 
nhau mà thôi: “Anh! Thuốc này là của 
riêng em, không phải trả lại. Anh y tá biết 
cách sử dụng! Trị hai hộp này mà chưa 
khỏi anh báo cho em biết. Gởi lời thăm gia 
đình Nam Bộ mình” (Hoàng Văn Bổn và 
cộng sự, 2005: 361). Họ chỉ biết suy nghĩ, 
nhớ nhung về nhau: “Giờ này chắc cô ta 
đã ngủ, miệng mỉm cười. Không biết cô ta 
có nằm mơ thấy mình không nhỉ? Mình đã 
quá yêu cô ta rồi chăng” (Hoàng Văn Bổn 
và cộng sự, 2005: 492). Hoàng bị thương, 
Liên ngày đêm bên cạnh, tình yêu của họ 
giờ này đã đủ lớn, anh đã biết từ đây anh 
không thể thiếu Liên được nữa. Giờ đây, 
trong bản lý lịch của Hoàng, tên của Liên 
sẽ được thêm vào cột “có cần gì báo tin 
cho ai”. 
Trong tiểu thuyết Trên mảnh đất này, 
tình yêu của Ba Râu và cô Năm được tác 
giả diễn đạt bằng những câu văn đầy cảm 
xúc và giàu chất thơ: “Nước mắt tuôn trào 
như cả bầu trời mưa ngâu tháng bảy () 
Chỉ có đôi mắt đỏ ngầu, long lanh như vồ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 5 
104 
lấy tất cả hình dáng người vợ thân yêu 
trước mặt mà nuốt lấy” (Hoàng Văn Bổn 
và cộng sự, 2005: 748). Tình cảm của Ba 
Râu dành cho người vợ của mình hết sức 
sâu đậm, trong lời tâm sự của Ba Râu ta 
thấy tình yêu mãnh liệt từ nhân vật này: 
“Suốt dọc đường hành quân, đêm hay ngày 
cũng vậy, cứ gặp bóng dáng đàn bà nào 
giông giống cô ấy là con tìm cách đến nhìn 
tận mặt” (Hoàng Văn Bổn và cộng sự, 
2005: 700). 
Tình yêu của anh và cô Năm Đồng 
Nai làm sáng bừng những cánh rừng miền 
Đông hiểm trở, những xóm làng âm ỉ đau 
thương và căm thù và cả dòng sông Đồng 
Nai nhuốm máu. Những cô Ba Thái, cô 
Năm Đồng Nai đã trở thành hiện thân của 
những người yêu, người vợ miền Nam 
luôn can trường đứng bên cạnh những 
người chiến sĩ miền Đông dũng cảm. Dưới 
ngòi bút của nhà văn, nhân vật Ba Râu vừa 
là hiện thân của người lính dám xả thân vì 
nước, vừa là người anh hùng nông dân thật 
thà, chất phác, chung thủy trong tình yêu, 
là hình ảnh đại diện cho tính cách của 
những con người Nam Bộ. 
3. Kết luận 
Tóm lại, các sáng tác của nhà văn 
Hoàng Văn Bổn, đặc biệt là một số tiểu 
thuyết như: Bông hường bông cúc, Mùa 
mưa, Trên mảnh đất này thể hiện rất rõ tính 
cách con người Nam Bộ. Thế giới nhân vật 
trong tiểu thuyết Hoàng Văn Bổn đã tập 
trung miêu tả con người đời thường trong 
cuộc sống hằng ngày. Nhân vật được soi 
chiếu từ nhiều khía cạnh từ ngoại hình, 
hành động cho đến chiều sâu đời sống 
tâm lý. 
Trong kháng chiến, họ là những người 
dũng cảm có tinh thần yêu nước, sẵn sàng 
chiến đấu vì độc lập dân tộc, xả thân vì lý 
tưởng cao đẹp. Trong cuộc sống lao động 
hàng ngày, họ là những người chân chất, 
thật thà, quan tâm giúp đỡ nhau. Trong 
sinh hoạt đời thường, họ là những người có 
tinh thần lạc quan. Tình yêu đôi lứa trong 
những ngày bom đạn, sự ràng buộc của xã 
hội cũ cũng được khắc họa, đó là tình yêu 
“làm sáng bừng những cánh rừng miền 
Đông hiểm trở”, đó là những người vợ 
miền Nam luôn can trường đứng bên cạnh 
những người chiến sĩ miền Đông dũng cảm. 
Tài liệu tham khảo 
Hoàng Văn Bổn và Trần Thu Hằng (Tuyển 
chọn) (2005). Hoàng Văn Bổn những tác 
phẩm tiêu biểu. Tập 1 - Tiểu thuyết. Đồng 
Nai, Nxb Tổng hợp. 
Phạm Ngọc Hiền (2016). Hoàng Văn Bổn – 
Nhà văn đa năng. Kỷ yếu “Hoàng Văn 
Bổn – Người của miền đất ven sông”. Hội 
Văn học Nghệ thuật Đồng Nai phối hợp 
với Nxb Đồng Nai tổ chức. Truy cập ngày 
19/06/2017  
Pages/print.aspx?NewsId=1389. 
Nguyễn Ngọc Tấn (1960). Mùa mưa, một cuốn 
truyện tốt. Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 
Trần Ngọc Thêm (2013). Tính cách văn hóa 
người Việt Nam Bộ như một hệ thống. 
Hội thảo “Nam Bộ thời kỳ cận đại” do Bộ 
Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội 
Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại 
Tp. Cần Thơ ngày 04/03/2008. Truy cập 
ngày 18/01/2013. 
vhh/vhh-viet-nam/43-tinh-cach-van-hoa-
nguoi-viet-nam-bo-nhu-mot-he-
thong.html. 

File đính kèm:

  • pdftinh_cach_con_nguoi_nam_bo_trong_tieu_thuyet_hoang_van_bon_g.pdf