Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017

Ô nhiễm môi trường, đặc biệt do kim loại nặng là

một trong những thách thức toàn cầu hiện nay. Nghiên

cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu máu và nước tiểu 24h xét

nghiệm kim loại nặng ở 450 người dân (225 nam, 225 nữ)

tại 2 xã thuộc huyện Thủy Nguyên năm 2017 cho thấy 34-

38% người dân có hàm lượng As và Cr trong nước tiểu và

21,33% người dân có hàm lượng chì máu cao hơn ngưỡng

cho phép. Các chỉ số sinh hóa máu (hồng cầu, huyết sắc

tố, bạch cầu, tiểu cầu) của người bị thấm nhiễm KLN đều

giảm dưới giá trị sinh học so với nhóm không bị thấm

nhiễm (lần lượt là:11,89%; 21,62%; 18,38%; 11,35%).

Có mối liên quan giữa thấm nhiễm KLN với một số bệnh

thường gặp và triệu chứng nhiễm độc. Phơi nhiễm kim

loại nặng là nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức

khỏe người dân địa phương.

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017 trang 1

Trang 1

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017 trang 2

Trang 2

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017 trang 3

Trang 3

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017 trang 4

Trang 4

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017 trang 5

Trang 5

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 6800
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017

Thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và một số chỉ số sức khỏe của dân cư ở một khu ven biển Hải Phòng năm 2017
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn36
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
THỰC TRẠNG THẤM NHIỄM KIM LOẠI NẶNG VÀ MỘT SỐ 
CHỈ SỐ SỨC KHỎE CỦA DÂN CƯ Ở MỘT KHU VEN BIỂN HẢI 
PHÒNG NĂM 2017 
Nguyễn Thị Minh Ngọc1, Nguyễn Văn Chuyên2, Hồ Anh Sơn2, Phạm Văn Hán1
TÓM TẮT
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt do kim loại nặng là 
một trong những thách thức toàn cầu hiện nay. Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu máu và nước tiểu 24h xét 
nghiệm kim loại nặng ở 450 người dân (225 nam, 225 nữ) 
tại 2 xã thuộc huyện Thủy Nguyên năm 2017 cho thấy 34-
38% người dân có hàm lượng As và Cr trong nước tiểu và 
21,33% người dân có hàm lượng chì máu cao hơn ngưỡng 
cho phép. Các chỉ số sinh hóa máu (hồng cầu, huyết sắc 
tố, bạch cầu, tiểu cầu) của người bị thấm nhiễm KLN đều 
giảm dưới giá trị sinh học so với nhóm không bị thấm 
nhiễm (lần lượt là:11,89%; 21,62%; 18,38%; 11,35%). 
Có mối liên quan giữa thấm nhiễm KLN với một số bệnh 
thường gặp và triệu chứng nhiễm độc. Phơi nhiễm kim 
loại nặng là nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sức 
khỏe người dân địa phương.
Từ khóa: Thấm nhiễm kim loại nặng, chỉ số sinh hóa 
máu, Thủy Nguyên, Hải Phòng
SUMMARY:
HEAVY METAL LEVELS IN THE BLOOD, 
URINE SAMPLES AND SOME HEALTH 
INDICATORS OF RESIDENTS IN A COASTAL 
AREA OF HAI PHONG IN 2017
Environmental pollution, especially due to heavy 
metals, is one of the current global challenges. This cross-
sectional study was carried out in 2017 to identify the 
concentrations of heavy metal in blood and urine samples 
and related poisoning symptoms/disease among 450 
residents (225 men and 225 women) living in two coastal 
communes in Thuy Nguyen district, Haiphong city. The 
results revealed that 34-38% of subjects had the higher As 
and Cr levels in in urine and 21.33% had higher blood lead 
concentration than recommendation values. The lower 
blood biochemical indices (erythrocytes, hemoglobin, 
leukocytes, platelets) than reference values were seen in 
heavy metal exposed people. The association between 
heavy metal exposure and some poisoning, common 
symptoms/diseases were significantly found. It was found 
that heavy metal exposure could be a potential risk posing 
to local people’s health.
Key words: Heavy metal exposure, blood 
biochemical indice, Thuynguyen, Haiphong.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm kim loại nặng 
(KLN) là một trong những thách thức phát sinh trong quá 
trình phát triển kinh tế nhanh, hiện được quan tâm trên 
toàn cầu. Kim loại nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe 
con người qua không khí, nguồn nước và thực phẩm. Một 
số nghiên cứu đã phát hiện hàm lượng KLN trong mẫu 
sinh học ở những người sống ở khu vực ô nhiễm cao hơn 
nhóm ở nơi không ô nhiễm. [1]
Là một trong những nước đã đẩy mạnh phát triển kinh 
tế và công nghiệp những năm gần đây, theo dự đoán, Việt 
Nam sẽ trở thành nơi sản xuất và tiêu thụ lượng lớn kim 
loại nặng, do vậy cũng là một trong những quốc gia đang 
phát triển chịu tác động lớn từ ô nhiễm kim loại nặng.[2]
Tam Hưng và Minh Đức, 2 xã ven huyện Thủy 
Nguyên, Hải Phòng, cũng được đầu tư, đẩy mạnh hoạt 
động công nghiệp phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác 
tiềm năng tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi[3]. Do vậy, khu 
vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng ảnh 
hưởng đến sức khỏe cộng đồng. 
Tuy nhiên, chưa có nhiều số liệu, nghiên cứu được 
thực hiện ở đây. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực 
hiện nhằm mô tả thực trạng thấm nhiễm kim loại nặng và 
một số chỉ số sức khỏe của người dân khu vực này. 
Ngày nhận bài: 09/03/2020 Ngày phản biện: 16/03/2020 Ngày duyệt đăng: 21/03/2020
1. Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2. Học viện Quân Y
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 37
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian: 
Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành sống 
xung quanh bán kính 1500m tính từ nhà máy, xí nghiệp 
tại 2 xã Tam Hưng và thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, 
Hải Phòng. 
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/ 2016 đến 
tháng 5/ 2017.
2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng tỷ lệ 
quần thể.
Với α = 0,05, = 1,96; : độ chính xác mong 
muốn (lấy 0,03); p là tỷ lệ số mẫu máu, nước tiểu 
không đạt giới hạn sinh học, tham khảo nghiên cứu của 
Hà Xuân Sơn năm 2015 tại Thái Nguyên là 0,109 [4], tính 
được cỡ mẫu n=415. Thực tế, nghiên cứu trên 450 người 
(225 nam giới, 225 nữ giới).
2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
Lẫy mẫu máu và nước tiểu 24 giờ của đối tượng 
nghiên cứu và xét nghiệm tại Học viện Quân Y theo 
thường quy kỹ thuật Y học lao động, Vệ sinh môi trường, 
Sức khỏe trường học (năm 2002) với các chỉ tiêu: 
- Xét nghiệm asen tổng số trong nước tiểu, chì máu, 
cadimi máu, crom nước tiểu 24 giờ bằng hệ thống quang 
phổ hấp thụ nguyên tử ZA3000 của Hitachi (AAS).
- Xét nghiệm asen thành phần trong nước tiểu bằng 
ICP-MS kết nối HPLC. 
- Xét nghiệm ALA niệu: Sử dụng phương pháp phân 
tích hóa học trên hệ thống đo quang Specl 11 và quang 
phổ hấp phụ phân tử UV-Vis của Emcalb.
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghề nghiệp 
theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề 
nghiệp được bảo hiểm xã hội của Bộ Y tế để đánh giá kết 
quả xét nghiệm, phân nhóm đối tượng làm 2 nhóm: nhóm 
giới hạn sinh học và nhóm thấm nhiễm.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng Excel và phần 
mềm thống kê SPSS 22.0; so sánh 2 tỷ lệ bằng test χ2, 
so sánh giá trị trung bình bằng test t và Anova, tính p 
(p-value).
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức của 
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. 
Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo địa 
phương, trung tâm y tế huyện, trạm y tế các xã được 
chọn vào nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu, kết quả được 
thông báo tới cơ quan quản lý sức khỏe của các xã, 
huyện tham gia nghiên cứu. Tất cả đối tượng nghiên 
cứu được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên 
cứu và có cam kết tình nguyện tham gia nghiên cứu. 
Thông tin thu được đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng 
cho mục đích nghiên cứu. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Kết quả xét nghiệm kim loại nặng trong máu và nước tiểu (n=450) 
Chỉ tiêu xét nghiệm TB ± SD Min - Max GTGH Tỷ lệ vượt TCCP (%)
Pb (mg/dL) (máu) 9,06 ± 0,99 6,23 - 11,35 ≤ 10 µg/dL 21,33
Cd (mg/l) (máu) KPH - ≤ 5µg/L 0,0
As tổng số (mg/l) (niệu) 69,96 ± 23,38 44,65 - 143,32 ≤ 60µg/L 38,67
Cr (mg/l) (niệu) 40,04 ± 6,97 21,38 - 86,56 < 40 mg/l 33,55
Kết quả xét nghiệm 4 kim loại nặng trong mẫu sinh 
học cho thấy, chưa phát hiện được hàm lượng Cd trong 
máu. Tỷ lệ người dân có hàm lượng KLN cao hơn giới 
hạn cho phép là 21,33% với Pb máu; 38,67% và 33,55% 
tương ứng với As niệu toàn phần và Cr niệu.
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn38
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Bảng 3.2. Asen thành phần trong nước tiểu (n=450) 
Chỉ tiêu XN Kết quả (mg/L) Tỷ lệ % 
MMA 7,01 ± 1,14 10,00
DMA 50,39 ± 22,95 72,06
IA (AsV+AsIII) 8,09 ± 0,81 11,56
AB 4,48 ± 0,57 6,39
Bảng 3.3. Mức độ thấm nhiễm và nhiễm độc chì theo giới (n=450) 
Chỉ số ALA
Nam (n=225) Nữ (n=225) Cộng (n=450)
P
SL % SL % SL %
< 5 mg/L 175 77,78 179 79,56 354 78,67
0,3875-<10 mg/L 37 16,44 39 17,33 76 16,89
≥ 10mg/L 13 5,78 7 3,11 20 4,44
Bảng 3.4. Các biến đổi về chỉ số máu ở đối tượng có thấm nhiễm KLN 
 Thấm nhiễm
Chỉ số máu
Có (n=185)
SL (%)
Không (n=265)
SL (%)
p
Số lượng hồng cầu/L
< 4,0 x 1012 22 (11,89) 15 (5,66)
0,004,0 - 5,4 x 1012 155 (83,78) 207 (78,11)
>5,4 x 1012 8 (4,32) 43 (16,23)
Hàm lượng Huyết sắc tố (g/L)
<120 40 (21,62) 13 (4,91)
0,00120-140 138 (74,59) 238 (89,81)
>140 g/L 7 (3,78) 14 (5,28)
Số lượng Bạch cầu/L
<4,9 x 109 34 (18,38) 15 (5,66)
0,005,0-10,0 x 109 134 (72,43) 225 (84,91)
> 10,0 x 109 17 (9,19) 25 (9,43)
Số lượng tiểu cầu/L
<149 x109 21 (11,35) 6 (2,26)
0,00150 - 500 x109 156 (84,32) 248 (93,58)
>500 x109 8 (4,32) 11 (4,15)
Kết quả phân tích thành phần asen trong nước tiểu cho 
thấy, asen hữu cơ (có nguồn gốc hải sản) chỉ chiếm 6,39%. 
Asen có nguồn gốc vô cơ chiếm 93,61%, trong đó asen vô 
cơ hóa trị III và V chiếm 11,56% lượng bài tiết trong nước 
tiểu. Các dạng chuyển hóa của asen vô cơ trong nước tiểu 
chiếm đa số, trong đó 72,06% là DMA và 10,00% là MMA.
Tỷ lệ nhiễm độc chì (ALA niệu 24 giờ ≥ 10 mg/L) 
ở người dân là 4,44%, tỷ lệ thấm nhiễm chì (ALA niệu 
5-<10 mg/L) ở người dân là 16,89%. Mức độ thấm nhiễm 
và nhiễm độc KLN ở nam và nữ tương đương nhau.
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 39
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thấm nhiễm kim loại nặng với các bệnh thường gặp 
 Thấm nhiễm
Triệu chứng bệnh
Có (n= 185) Không (n =265)
p
OR
(95%CI)SL % SL %
Tuần hoàn 122 65,95 76 28,68 0,00 4,82 (3,22-7,21)
Hô hấp 79 42,70 58 21,89 0,00 2,66 (1,76-4,02)
Tiêu hóa 120 64,86 103 38,87 0,00 2,90 (1,97-4,29)
Tiết niệu 33 17,84 3 1,13 0,00 18,96 (5,72-62,87)
Hệ vận động 102 55,14 113 42,64 0,01 1,65 (1,13-2,41)
Nội tiết - chuyển hóa 36 19,46 36 13,58 0,09 1,54 (0,93-2,55)
Tai - Mũi - Họng 71 38,38 64 24,15 0,00 1,96 (1,30-2,94)
Răng - Hàm - Mặt 183 98,92 188 70,94 0,00 37,48 (9,07-154,81)
Mắt 52 28,11 61 23,02 0,22 1,31 (0,85-2,01)
Da liễu 112 60,54 41 15,47 0,00 8,38(5,37-13,08)
Tâm thần- thần kinh 74 40,00 61 23,02 0,00 2,23(1,48-3,36)
Truyền nhiễm 127 68,65 150 56,60 0,01 1,68 (1,13-2,49)
Kết quả phân tích cho thấy: Tỷ lệ người dân bị thấm 
nhiễm kim loại nặng có số lượng hồng cầu dưới ngưỡng 
4,0x10-12/L là 11,89%; cao hơn nhóm không thấm nhiễm 
(5,66%). Người dân bị thấm nhiễm có hàm lượng huyết 
sắc tố giảm dưới giới hạn sinh học là 21,62%, cao hơn 
nhóm không thấm nhiễm (4,91%). Tỷ lệ giảm bạch cầu ở 
đối tượng thấm nhiễm với KLN là 18,38%, trong khi đó, 
tỷ lệ này ở nhóm không thấm nhiễm là 5,66%. Số lượng 
tiểu cầu của người dân bị thấm nhiễm giảm xuống dưới 
ngưỡng <149 x109/l cao hơn nhóm không thấm nhiễm 
(11,35% và 2,26% tương ứng). Các kết quả có ý nghĩa 
thống kê với p<0,05.
Nguy cơ mắc bệnh ở nhóm thấm nhiễm KLN cao 
hơn từ 37,48 lần về bệnh RHM; 18,96 lần về bệnh tiết 
niệu; 8,38 lần về bệnh da liễu, 4,82 lần về triệu chứng, 
bệnh tuần hoàn, 2,23-2,90 lần về bệnh tâm thần-thần 
kinh, hô hấp, tiêu hóa; 1,65-1,96 lần về bệnh hệ vận 
động, truyền nhiễm và Tai mũi họng có ý nghĩa thống kê 
so với nhóm không có phơi nhiễm (p<0,05). Không phát 
hiện được ảnh hưởng của việc thấm nhiễm KLN đến 
nguy cơ mắc triệu chứng bệnh, mắt và Nội tiết-chuyển 
hóa (p > 0,05).
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn40
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa một số triệu chứng nhiễm độc với việc thấm nhiễm KLN (n=450) 
 Thấm nhiễm 
Triệu chứng
Có (n= 185) Không (n =265)
p
OR
(95%CI)SL % SL %
Suy nhược cơ thể 133 71,89 88 33,21 0,00 5,14 (3,41 - 7,75)
Suy nhược thần kinh 126 68,11 107 40,38 0,00 3,15 (2,13 - 4,68)
Bị rụng tóc 74 40,00 30 11,32 0,00 5,22 (3,23 – 8,44)
Rối loạn cảm giác 65 35,14 29 10,94 0,00 4,41 (2,70 - 7,19)
Rối loạn vận mạch 118 63,78 70 26,42 0,00 4,91 (3,27 - 7,36)
Dày sừng 11 5,95 1 0,38 0,00 16,69 (2,14-130,43)
Rối loạn sắc tố da 18 9,73 4 1,51 0,00 7,03 (2,34 - 21,14)
Khối u 16 8,65 0 0,00 0,00 -
Bệnh lý về thai sản 5/22 22,73 1/29 3,45 0,03 8,24 (0,89 - 76,59)
Việc tiếp xúc KLN gây ảnh hưởng có ý nghĩa thống 
kê về nguy cơ mắc một số bệnh, triệu chứng bệnh ở 
nhóm phơi nhiễm so với nhóm không phơi nhiễm, tiếp 
xúc (p<0,05). Cụ thể, nguy cơ cao nhất là dày sừng 
(16,69 lần), bệnh lý về thai sản ở nữ giới (8,24 lần), rối 
loạn sắc tố da (7,03 lần), tiếp đến là rụng tóc và suy 
nhược cơ thể (5,14 lần); rối loạn vận mạch, rối loạn cảm 
giác (4,41-4,91 lần).
IV. BÀN LUẬN
Nước tiểu là đường thải các chất thải độc tan, chất 
độc, đường, nước thừa, và nhiều chất khác gồm cả chất 
độc. Phát hiện KLN trong nước tiểu cho thấy nước tiểu là 
một trong những đường thải loại KLN ra ngoài cơ thể. [1] 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, As và Cr được phát hiện 
trong mẫu nước tiểu với giá trị trung bình ± SD là 69,96 ± 
23,38 và 40,04 ± 6,97 tương ứng (Bảng 1). 
Căn cứ căn cứ “Hướng dẫn chẩn đoán, giám sát và 
dự phòng nhiễm độc asen do sử dụng nguồn nước bị ô 
nhiễm Asen” và Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế 
ban hành 15 tháng 05 năm 2016 [6], kết quả phân tích 
hàm lượng As trong mẫu nước tiểu của đối tượng nghiên 
cứu được phân theo 3 mức là: Mức Giới hạn sinh học (≤ 
60µg/L); Mức Thấm nhiễm (60≤ 80 µg/L); Mức Nhiễm 
độc (> 80 µg/L). Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức Asen 
toàn phần niệu trung bình là 69,96 ± 23,38 mg/l, như vậy, 
nếu so với tiêu chuẩn arsen trong nước tiểu thì có 38,67% 
người dân có nồng độ arsen trong nước tiểu vượt ngưỡng 
tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, arsen hữu cơ có nguồn 
gốc hải sản chiếm 6,39%; arsen có nguồn gốc vô cơ chiếm 
93,61% (asen vô cơ hóa trị III và V chiếm 11,55% lượng 
bài tiết trong nước tiểu); các dạng chuyển hóa của arsen 
vô cơ trong nước tiểu chiếm đa số (72,06% là DMA và 
10,00% là MMA). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với 
kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Phu tại 5 tỉnh đồng bằng 
sông Hồng và sông Cửu Long và Trần Thị Khuyên tại 5 
tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang 
với hàm lượng Asen trung bình trong nước tiểu lần lượt là 
64,62±1,24mg/l và 64±1mg/l [7,8].
Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BYT [6] quy định về 
bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội chi ra các 
mức nhiễm chì, kết quả nghiên cứu cho thấy: nồng độ 
chì trung bình trong máu của người dân sinh sống tại khu 
vực này là 9,06 ± 0,99 mg/dL, tương đương với 21,33% 
người dân có nồng độ chì trong máu vượt ngưỡng cho 
phép. Tỷ lệ người dân có nồng độ Cr trong nước tiểu vượt 
ngưỡng cho phép là 33,55%. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, không phát hiện Cadimi trong máu người dân.
Trong môi trường tự nhiên như đất, nước luôn có hàm 
lượng kim loại nặng nhất định bị tồn tích, nhưng khi sự 
xuất hiện của chúng với hàm lượng quá cao do tình trạng ô 
nhiễm môi trường, do chất thải của các ngành công nghiệp 
sẽ dần thấm nhiễm vào nguồn nước mặt và nước ngầm, 
gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng 
chúng. Khi bị thấm nhiễm kim loại nặng, các chỉ số máu 
của người dân bị thấm nhiễm (bao gồm hồng cầu, huyết 
SỐ 3 (56) - Tháng 05-06/2020
Website: yhoccongdong.vn 41
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
sắc tố, bạch cầu, tiểu cầu) chắc chắn bị thay đổi. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người dân có số lượng 
hồng cầu giảm dưới giá trị sinh học (<4,0x10-12/L) chiếm 
11,89%, cao hơn tỷ lệ tìm thấy ở nhóm không thấm nhiễm 
(5,66%); Người dân bị thấm nhiễm có hàm lượng huyết 
sắc tố giảm dưới giới hạn sinh học là 21,62%, cao hơn 
nhóm không thấm nhiễm (4,91%). Tỷ lệ giảm bạch cầu ở 
đối tượng thấm nhiễm với kim loại nặng là 18,38%, trong 
khi đó, tỷ lệ này ở nhóm không thấm nhiễm là 5,66%. Số 
lượng tiểu cầu của người dân bị thấm nhiễm giảm xuống 
dưới ngưỡng <149 x109/l cao hơn nhóm không thấm 
nhiễm (11,35% và 2,26% tương ứng). Các kết quả có ý 
nghĩa thống kê với p<0,05.
Ô nhiễm không khí, kể cả các KLN trong không khí 
bị ô nhiễm là vấn đề sức khỏe môi trường chính trong 
khu vực đô thị, trong khi các KLN trong đất và nước là 
những vấn đề chính trong khu vực nông thôn. Con người 
phơi nhiễm KLN qua da, hô hấp và tiêu hóa từ không 
khí, nguồn nước và thực phẩm. Khi hàm lượng các KLN 
như chì, đồng, kẽm, crom, niken, cadimi và mangan trong 
máu vượt ngưỡng giới hạn cho phép có thể ảnh hưởng 
và tương tác với một số cơ quan của cơ thể [9]. Nghiên 
cứu của chúng tôi chỉ ra rằng: nguy cơ mắc bệnh ở nhóm 
người dân có thấm nhiễm KLN cao hơn có ý nghĩa thống 
kê so với nhóm không thấm nhiễm, đặc biệt là các triệu 
chứng bệnh Răng - hàm - mặt (cao gấp 37,48 lần); bệnh 
Tiết niệu (cao gấp 18,96 lần); bệnh Da liễu (8,38 lần). 
(p<0,05).
Ở giai đoạn đầu của thấm nhiễm KLN, người dân có 
thể chưa có các biểu hiện bệnh cụ thể mà chỉ xuất hiện các 
triệu chứng bị nhiễm độc như dày sừng, suy nhược cơ thể, 
suy nhược thần kinh, bị rụng tóc hay rối loạn vận mạch, 
rối loạn cảm giác. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 
thấy, ở nhóm bị thấm nhiễm KLN, tỷ lệ người dân có các 
triệu chứng dày sừng, rối loạn sắc tố da, rụng tóc và suy 
nhược cơ thể; rối loạn vận mạch, rối loạn cảm giác lần 
lượt cao gấp 16,69 lần; 7,03 lần; 5,14 lần, 4,41-4,91 lần so 
với nhóm không bị thấm nhiễm KLN (p<0,05).
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ người dân có hàm lượng arsen trong nước 
tiểu vượt ngưỡng cho phép là 38,67%; Crom niệu vượt 
ngưỡng cho phép là 33,55%; chì trong máu vượt ngưỡng 
cho phép là 21,33%.
Ở nhóm bị thấm nhiễm KLN, người dân có số lượng 
hồng cầu máu giảm dưới giá trị sinh học là 11,89%; 
21,62% người dân có hàm lượng huyết sắc tố giảm dưới 
giá trị sinh học. Con số này ở số lượng bạch cầu và tiểu 
cầu lần lượt là 18,38% và 11,35%.
Có mối liên quan giữa thấm nhiễm KLN với các bệnh 
thường gặp và triệu chứng nhiễm độc (dày sừng, rụng tóc, 
rối loạn sắc tố da, rối loạn vận mạch).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2018), “Nghị quyết 36 về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm 
nhìn 2045”.
2. Huyện Thủy Nguyên, truy cập ngày 08/01/2020, tại trang web 
Detail,aspx?Organization=HTN&MenuID=10474&ContentID=90267
3. Hà Xuân Sơn (2015). Nghiên cứu áp dụng giải pháp can thiệp giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 
tới sức khỏe người dân khu vực khai thác kim loại màu Thái Nguyên 2015.
4. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. Thường quy kỹ thuật vệ sinh môi trường
5. Bộ Y tế (2016). Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Trần Đắc Phu (2012). Nồng độ Arsen trong nước tiểu của người dân sử dụng nguồn nước ngầm có ô nhiễm 
Arsen tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Y học 80 (3), 2012.
7. Trần Thị Khuyên (2012). Thực trạng thâm nhiễm Arsen ở người dân sử dụng nước ô nhiễm Arsen và hiệu quả 
một số giải pháp can thiệp, 2012.
8. Sheng, J., Qiu, W., Xu, B., Xu, H., & Tang, C. (2016). Monitoring of heavy metal levels in the major rivers and 
in residents’ blood in Zhenjiang City, China, and assessment of heavy metal elimination via urine and sweat in humans. 
Environmental Science and Pollution Research, 23(11), 11034–11045. doi:10.1007/s11356-016-6287-z 
9. American conference of Industrial Hygienists-ACGIH (2016). “Threshold Limit Value for Chemical Substances 
án Physical Agents and Biological Exposure Indices.”, Signature Publication, ISBN:978-1-607260-84.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_tham_nhiem_kim_loai_nang_va_mot_so_chi_so_suc_kho.pdf