Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK)

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS)

của nhóm bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào

nhỏ (UTPKTBN) được điều trị bằng liệu pháp miễn

dịch tự thân tế bào diệt tự nhiên (NK). Đối tượng,

phương pháp nghiên cứu: 5 BN UTPKTBN giai

đoạn III-IV được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự

thân NK. Sử dụng thang điểm EORTC QLQ-C30 để so

sánh CLCS của BN tại hai thời điểm trước và sau liệu

trình điều trị (06 lần truyền). Kết quả: Sau 01 liệu

trình điềm trị gồm 06 lần truyền, nhóm bệnh nhân

điều trị bằng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân NK

cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng thể

chất (điểm số 92 – 93,33), chức năng nhận thức

(86,67 – 93,33), chức năng xã hội (83,33 – 90), triệu

chứng mệt mỏi (17,78 – 8,88), triệu chứng đau (4,16

– 0), khó thở (26,66 – 6,66), mất cảm giác ngon

miệng (6,66 – 0), tiêu chảy (20 – 0), tài chính (33,33

– 20) và sức khỏe tổng quát (70 – 78,33). Kết luận:

nhóm BN được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự

thân NK có sự cải thiện ở hầu hết các chỉ tiêu đánh

giá về chức năng, triệu chứng bệnh và chất lượng

cuộc sống tổng thể tại thòi điểm kết thúc trị liệu so

với thời điểm trước trị liệu

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK) trang 1

Trang 1

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK) trang 2

Trang 2

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK) trang 3

Trang 3

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK) trang 4

Trang 4

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK) trang 5

Trang 5

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK) trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK)

Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự thân tế bào diệt tự (NK)
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
220 
among patients with unstable angina and non-ST 
segmant eevation myocardial infarction. J Am Coll 
Cardiol., 44(3): 564-568. 
4. Viên Hoàng Long và cộng sự. (2013). Nghiên 
cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
trên bệnh nhân BMV mang YTNC tồn dư tại Khoa 
Khám - BV Bạch Mai. Tạp chí Tim Mạch Học, số 
63:28-32 
5. Hendricks S., Dykun I., Balcer B., et al. 
(2020). Higher BNP/NT-proBNP levels stratify 
prognosis in patients with coronary artery disease 
but without heart failure. European Heart Journal., 
41 (Supp 2): ehaa946.1335. 
6. Sokhanvar S., Shekhi M., Mazlomzadeh S., et 
al. (2011). The Relationship between Serum NT- 
Pro-BNP Levels and Prognosis in Patients with 
Systolic Heart Failure. Cardiovasc Thorac Res., 
3(2): 57-61. 
7. Zhaohua Geng., Lan Huang., Mingbao Song., 
et al. (2017). N-terminal pro-brain natriuretic 
peptide and cardiovascular or all-cause mortality in 
the general population: A meta-analysis. Sci Rep., 
30 (7): 41504. 
8. Januzzi J.L., Camargo C.A., Anwaruddin S., et 
al. (2005). The N-terminal pro-BNP investigation of 
dyspnea in the emergency department (PRIDE) 
study. Am J Cardiol., 95(8): 948-954. 
9. Tạ Mạnh Cường và cộng sự. (2010). Nghiên 
cứu nồng độ Pro-B type Natriueretic peptide (Pro - 
BNP) của bệnh nhân suy tim mạn tính. Tạp chí Y 
học Việt Nam, số 2: 36-42. 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI 
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH 
 TỰ THÂN TẾ BÀO DIỆT TỰ (NK) 
Lê Văn Toàn*, Nguyễn Thị Thúy Mậu*, Vũ Văn Quý*, 
Nguyễn Quý Linh*, Trần Khánh Chi*, Trịnh Lê Huy*, 
 Trần Vân Khánh*, Tạ Thành Văn*, Trần Huy Thịnh* 
TÓM TẮT52 
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) 
của nhóm bệnh nhân (BN) ung thư phổi không tế bào 
nhỏ (UTPKTBN) được điều trị bằng liệu pháp miễn 
dịch tự thân tế bào diệt tự nhiên (NK). Đối tượng, 
phương pháp nghiên cứu: 5 BN UTPKTBN giai 
đoạn III-IV được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự 
thân NK. Sử dụng thang điểm EORTC QLQ-C30 để so 
sánh CLCS của BN tại hai thời điểm trước và sau liệu 
trình điều trị (06 lần truyền). Kết quả: Sau 01 liệu 
trình điềm trị gồm 06 lần truyền, nhóm bệnh nhân 
điều trị bằng liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân NK 
cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng thể 
chất (điểm số 92 – 93,33), chức năng nhận thức 
(86,67 – 93,33), chức năng xã hội (83,33 – 90), triệu 
chứng mệt mỏi (17,78 – 8,88), triệu chứng đau (4,16 
– 0), khó thở (26,66 – 6,66), mất cảm giác ngon 
miệng (6,66 – 0), tiêu chảy (20 – 0), tài chính (33,33 
– 20) và sức khỏe tổng quát (70 – 78,33). Kết luận: 
nhóm BN được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch tự 
thân NK có sự cải thiện ở hầu hết các chỉ tiêu đánh 
giá về chức năng, triệu chứng bệnh và chất lượng 
cuộc sống tổng thể tại thòi điểm kết thúc trị liệu so 
với thời điểm trước trị liệu 
Từ khóa: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, Chất 
lượng cuộc sống, Liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân, 
tế bào diệt tự nhiên NK. 
*Trường Đại học Y Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Trần Huy Thịnh 
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 8.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
SUMMARY 
EVALUATING THE QUALITY OF LIFE IN 
PATIENTS WITH NON-SMALL CELL LUNG 
CANCER TREATED BY AUTOLOGOUS 
NATURAL KILLER CELL THERAPY 
Objectives: to evaluate the quality of life in 
patients with non – small cell lung cancer (NSCLC) 
treated by Autologous natural killer cell therapy (NK). 
Patients and methods: 05 patients with NSCLC 
stage III – IV were treated by Autologous natural 
killer cell therapy. The European Organization for 
Research and Treatment of Cancer (EORTC) Quality of 
Life Questionnaire (QLQ) – C30 were use to 
investigate changes of patient’s quality of life at two 
points before and after treatment (06 infusions). 
Results: After 01 tratment course including 06 
infusions, the group of patients treated with NK 
autologous cell therapy showed a significant 
improvement in physical function varied from 92 to 
93,33; Cognitive functioning (86,67 – 93,33), Social 
functioning (83,33 – 90), symptoms of fatigue (17,78 
– 8,88), pain (4,16 – 0), dyspnea (26,66 – 6,66), 
Appetite loss (6,66 – 0), diarrhea (20 – 0), financial 
difficulty (33,33 – 20), Global health status (70 – 
78,33). Conclusion: The group of patients treated by 
Autologous natural killer cell therapy had an 
improvement in most indicators of function, disease 
symptoms, and global health status at the end of 
therapy compared to the time before treatment. 
Keywords: non – small cell lung cancer, quality of 
life, autologous cellular immunotherapy, Natural kill cells. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư thường 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
221 
gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo 
thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc 
tế IARC (Globocan 2020) ước tính có khoảng 
hơn 2,2 triệu trường hợp ung thư phổi mắc mới 
trong năm 2020, đứng thứ hai trong số các bệnh 
ung thư thường gặp, và là nguyên nhân gây tử 
vong hàng đầu trong các loại ung thư với 
khoảng 1,8 triệu ca tử vong chiếm tỷ lệ 18% 
tổng số tử vong do ung thư năm 20201. 
Trong điều trị ung thư phổi, các phương pháp 
điều trị được dựa trên đặc điểm mô bệnh học và 
giai đoạn bệnh. Theo phân loại mô bệnh học có 
hai type ung thư phổi chính là ung thư phổi tế 
bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đối 
với ung thư phổi không tế bào nhỏ phương pháp 
điều trị có thể là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều 
trị đích, điều trị miễn dịch hoặc phối hợp, trong 
khi đối với ung thư tế bào nhỏ phương thưởng 
được điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Mặc dù đã có 
nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị tuy 
nhiên ung thư phổi vẫn là bệnh có tiên lượng 
không mấy khả quan với tỷ lệ sống thêm sau 5 
năm khoảng 33,4/100.000 bệnh nhân. Do đó, 
việc phát triển các phương pháp điều trị mới, 
 ... a nghiên cứu, 
trong khi chức năng cảm xúc cho thấy sự ổn 
định khi so sánh trước và sau truyền. Khi đánh 
giá về mặt hoạt động của nhóm bệnh nhân này, 
điểm số về tiêu chí này có sự sụt giảm ở nhóm 
bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuy nhiên điểm 
số về mặt tiêu chí này vẫn được giữ ở mức rất 
cao với điểm số trung bình là 86,67 điểm. 
Về mặt triệu chứng bệnh, qua phân tích 
chúng tôi nhận thấy rằng, các triệu chứng phổ 
biến thường gặp ở nhóm bệnh nhân tham gia 
nghiên cứu trước thử nghiệm như mệt mỏi và 
khó thở cho thấy sự thuyên giảm đáng chú ý ở 
giai đoạn sau điều trị. Đặc biệt, triệu chứng tiêu 
chảy mức độ nhiều được chúng tôi ghi nhận ở 
01 bệnh nhân ở thời điểm trước nghiên cứu, 
triệu chứng này đã biến mất hoàn toàn ở bệnh 
nhân tại thời điểm kết thúc trị liệu. Trong khi đó 
đau và ăn uống mất ngon cho thấy sự thay đổi 
không đáng kê. Các triệu chứng khác như buồn 
nôn và nôn, mất ngủ và táo bón duy trì sự ổn 
định trong thời gian nghiên cứu. 
Đánh giá về sức khỏe tổng quát, có tới 80% 
bệnh nhân (4/5) bệnh nhân có sự cải thiện về 
chỉ tiêu này, với điểm số cao hơn ở thời điểm 
sau trị liệu so với thời điểm trước trị liệu. 
Những ảnh hưởng về tài chính của bệnh nhân 
khi tham gia vào nghiên cứu theo ghi nhận của 
nhóm nghiên cứu không ảnh hưởng đáng kể đến 
khả năng chi trả của bệnh nhân. 
IV. BÀN LUẬN 
Ung thư phổi ngày càng trở nên phổ biến 
trong mô hình bệnh lý ác tính, với tỷ lệ mắc và 
tử vong cao, gây ra nhiều gánh nặng cho y học, 
kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia. Các lựa 
chọn điều trị truyền thống bao gồm phẫu thuật, 
hóa trị và xạ trị dường như kém hiệu quả, đặc 
biệt là đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh 
ở giai đoạn muộn, khi tổn thương đã xâm lấn, di 
căn. Trong khi đó các phương pháp hóa trị, xạ 
trị thường mang lại nhiều tác dụng không mong 
muốn. Việc phát triển các phương pháp điều trị 
mới phối hợp và hỗ trợ các phương pháp truyền 
thống là hướng đi cần thiết. 
Trong những thập kỷ gần đây, đã có những 
bước tiến đáng kể trong lĩnh vực miễn dịch học 
và miễn dịch liệu pháp. Sau những thành công 
của liệu pháp miễn dịch bổ trợ bằng việc sử 
dụng các tế bào cảm ứng cytokin (CIK) trong 
điều trị các khối u rắn, liệu pháp tế bào diệt tự 
nhiên NK đã và đang được thảo luận như một 
ứng cử viên đầy hứa hẹn cho những bước tiến 
quan trọng tiếp theo [3]. Trong cả nghiên cứu in 
vitro và in vivo, tế bào NK đã được chứng minh 
là trung gian tiêu diệt trực tiếp của nhiều loại tế 
bào ung thư của các mô cơ quan khác nhau. Đây 
là những cơ sở quan trọng cho việc ứng dụng 
liệu pháp miễn dịch dựa trên dòng tế bào này 
trong điều trị ung thư. 
Ngày nay, trong điều trị ung thư vấn đề chất 
lượng cuộc sống của bênh nhân ngày càng được 
quan tâm nhiều hơn và trở thành đề tài nóng hổi 
được đề cập trong nhiều nghiên cứu, và được 
coi là mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị 
ung thư đặc biệt là đối với những bệnh nhân 
phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi mà điều trị 
triệt căn là hết sức khó khăn. Đó cũng chính là lý 
do thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
với mục đích đánh giá sự cải thiện về chất lượng 
cuộc sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 
muộn sau khi trải qua liệu trình điều trị tế bào 
miễn dịch tự thân NK. 
Trong nghiên cứu này, có tổng cộng 05 bệnh 
nhân được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu với 
độ tuổi trung bình là 60,60 ± 12,34 tuổi, độ tuổi 
thường gặp nhất là 60-69 tuổi (60%). Kết quả 
phù hợp với một số nghiên cứu trước đây về ung 
thư phổi. Nghiên cứu của Lê Thu Hà và cộng sự 
năm (2017) với độ tuổi trung bình là 58,8 ± 8,6 
với độ tuổi phổ biến nhất là từ 50 – 69 tuổi [5]. 
Tỷ lệ nam/nữ là 3/2, thấp hơn so với các nghiên 
cứu khác, mặc dù tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn 
bệnh nhân nữ, sự khác biệt này là do cỡ mẫu 
nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi là 
khá nhỏ hơn nữa các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh 
nhân là khác biệt. 
Các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đều 
ở giai đoạn muộn của bệnh với 80% bệnh nhân 
giai đoạn IV, và 20% bệnh nhân ở giai đoạn 
IIIB. Các nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch học 
trong điều trị ung thư phổi đều tập trung nghiên 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
224 
cứu ở các bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển của 
bệnh (giai đoan III, IV) bên cạnh vấn đề liên 
quan đến việc tầm soát và phát hiện sớm ung 
thư, một yếu tố nữa cũng được nhắc đến là các 
bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm 
thường đạt được sự ổn định kéo dài hơn sau khi 
trải qua các phương pháp trị liệu cơ bản. Với 
những bệnh nhân ở giai đoạn muộn hơn mức độ 
ổn định sau điều trị cơ bản và những vấn đề sức 
khỏe gặp phải, bên cạnh tỷ lệ tái phát và di căn 
cao hơn đặt ra những thách thức cho các nhà 
lâm sàng về liệu pháp cải thiện chất luọng cuộc 
sống và thời gian sống thêm. 
Trong điều trị ung thư phổi, phẫu thuật, hóa 
trị, xạ trị là những phương pháp điều trị cơ bản, 
bên cạnh đó điều trị nhắm trúng đích được áp 
dụng đối với những bệnh nhân mang những đặc 
điểm bệnh phù hợp. Liệu pháp miễn dịch đóng 
vai trò là phương pháp điều trị bổ trợ, củng cố 
và nâng cao khả năng miễn dịch cho bệnh nhân, 
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho 
bệnh nhân. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, 
trong số 05 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, 
01 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ tổn 
thương, 4 bệnh nhân (80%) đã trải qua liệu 
trình hóa trị, đối với xạ trị là 40% (02 bệnh 
nhân), và có 02 bệnh nhân tham gia nghiên cứu 
đã và đang sử dụng liệu pháp điều trị đích. 
Gần đây, trong điều trị ung thư, chất lượng 
cuộc sống (QoL- Quality of life) đã nổi lên như 
một khía cạnh ngày càng quan trọng được xem 
xét bên cạnh kết quả truyền thống được đánh 
giá như thời gian sống thêm và mức độ kiểm 
soát bệnh. Hiểu và đánh giá QoL là rất quan 
trọng trong vấn đề quản lý toàn diện bệnh nhân 
và có thể hỗ trợ các bác sỹ lâm sàng trong việc 
xây dựng chế độ điều trị tối ưu hóa cho bệnh 
nhân. Hai bộ câu hỏi đánh giá QoL được sử dụng 
rộng rãi cho bệnh nhân ung thư là EORTC 
(European Organisation for Reseach and 
Treatment of Cancer) và FACT-G (Fuctional 
Assessment of Cancer Therapy – General). Ở 
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi 
EORTC-QLQ trong đánh giá do đây là thang 
điểm tập trung nhiều hơn vào vấn đề đánh giá 
triệu chứng và các vấn đề thể chất trên bệnh 
nhân hơn, trong khi FACT-Ga tập trung nhiều 
hơn trong đánh giá bệnh nhân về mặt tình cảm 
và hoạt động xã hội của bệnh nhân. 
Như đã được trình bày, tất cả các bệnh nhân 
tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi đều ở 
giai đoạn muộn của bệnh. Kết quả của chúng tôi 
cho thấy hầu hết các thang đo về chức năng 
(thể chất, nhận thức, cảm xúc và xã hội) đều 
được cải thiện theo thời gian với điểm số cao 
hơn khi ở thời điểm kết thúc nghiên cứu. Điều 
này có thể được giải thích bởi thực tế việc truyền 
tế bào miễn dịch tự thân có tác động tích cực 
đến hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe, cũng 
như là một liệu pháp mang lại thêm niềm tin cho 
bệnh nhân trong việc điều trị bệnh, điều này đã 
dẫn đến những sự thay đổi tích cực đáng kể đến 
các khá cạnh xã hội và tâm lý của bệnh nhân. 
Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với các 
kết quả đã được báo cáo của các tác giả khác về 
sự cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống trong 
quá trình theo dõi [6-7]. 
Phân tích trên thang điểm triệu chứng ở bệnh 
nhân ung thư phổi, Iyer và cộng sự đã chỉ ra 
rằng các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm 
mệt mỏi (98%), chán ăn (98%), các vấn đề về 
hô hấp (94%), ho (93%), đau (90%). Các phân 
tích về mối tương quan cho thấy rằng mức độ 
nghiêm trọng các triệu chứng càng lớn thì QoL 
càng thấp, và các triệu chứng như mệt mỏi, đau, 
khó thở làm giảm QoL nhiều nhất. Bên cạnh đó 
mệt mỏi, khó thở, đau làm giảm điểm số cảm 
xúc, trong khi các vấn đề về mất ngủ làm giảm 
chức năng nhận thức [8]. Điều này cũng được 
nhận thấy trong nghiên cứu của chúng tôi khi 
các triệu chứng thường gặp nhất của nhóm bệnh 
nhân trong nghiên cứu bao gồm: mệt mỏi, khó 
thở ,đau. Bên cạnh đó, mối tương quan thuận 
cũng được nhìn thấy khi sự cải thiện về mức độ 
nghiêm trọng của triệu chứng (khó thở, ho, mệ 
mỏi, tiêu chảy) kéo theo sự cải thiện chất lượng 
cuộc sống tổng thể ở bệnh nhân ở thời điểm kết 
thúc liệu pháp tế bào miễn dịch tự thân NK. 
Cũng theo ghi nhận trong nghiên cứu của 
chúng tôi, với trường hợp 01 bệnh nhân khi 
tham gia vào nghiên cứu đang sử dụng thuốc 
điều trị đích Spexib (Ceritinib) với biểu hiện tiêu 
chảy mức độ nhiều (thang điểm 3/4) một tác 
dụng phụ thường thấy ở bệnh nhân điều trị bằng 
thuốc này với tỷ lệ gặp khoảng 70% [9]. Bệnh 
nhân vẫn tiếp tục sử dụng Spexib trong quá 
trình điều trị tế bào miễn dịch tự thân NK, đánh 
giá tại thời điểm kết thúc nghiên cứu triệu chứng 
này không còn xuất hiện ở bệnh nhân. 
Như có thể thấy, bên cạnh việc giảm nhẹ triệu 
chứng bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của 
bệnh nhân, việc sử dụng tế bào miễn dịch trị liệu 
NK hầu như không xuất hiện các tác dụng không 
mong muốn, hơn nữa, có thể giúp giảm nhẹ các 
tác dụng ngoại ý của các phương pháp điều trị 
phối hợp cũng góp phần không nhỏ trong cải 
thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
225 
V. KẾT LUẬN 
Mặc dù, tiến hành trên cỡ mẫu khá nhỏ 05 
bệnh nhân, nhưng nghiên cứu của chúng tôi 
bước đầu cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn 
trong việc ứng dụng tế bào miễn dịch tự thân NK 
trong sự cải thiện chất lượng cuộc sống của 
bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối – một 
trong những vấn đề quan trọng nhất đối với 
nhóm bệnh nhân này. Chúng tôi hy vọng rằng, 
đây sẽ là tiền đề để chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu trên một nhóm bệnh nhân lớn hơn với nhiều 
nhóm bênh nhân ung thư hơn nữa để phản ánh 
một cách toàn diện hơn nữa giá trị của liệu pháp 
này. Đem đến nhiều niềm tin và hy vọng hơn 
nữa cho bệnh nhân ung thư những người đang 
phải trải qua những đau đớn và mệt mỏi vì căn 
bệnh nan y này. 
LỜI CẢM ƠN. Kết quả nghiên cứu này thuộc 
đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào 
miễn dịch tự thân gamma delta T (γδT) và diệt 
tự nhiên (NK) trong điều trị ung thư phổi” do 
trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, PGS.TS Trần 
Huy Thịnh làm chủ nhiệm đề tài. Chúng tôi xin 
trân trọng cảm ơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sung, H.; Ferlay, J.; Siegel, R. L.; Laversanne, 
M.; Soerjomataram, I.; Jemal, A.; Bray, F. 
Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN 
Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 
36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin 2021. 
2. Oh, S.; Lee, J.-H.; Kwack, K.; Choi, S.-W. Natural 
Killer Cell Therapy: A New Treatment Paradigm for 
Solid Tumors. Cancers (Basel) 2019, 11 (10). 
3. Suen, W. C.-W.; Lee, W. Y.-W.; Leung, K.-T.; 
Pan, X.-H.; Li, G. Natural Killer Cell-Based 
Cancer Immunotherapy: A Review on 10 Years 
Completed Clinical Trials. Cancer Invest 2018, 36 
(8), 431–457. 
4. Imai, K.; Matsuyama, S.; Miyake, S.; Suga, K.; 
Nakachi, K. Natural Cytotoxic Activity of 
Peripheral-Blood Lymphocytes and Cancer 
Incidence: An 11-Year Follow-up Study of a 
General Population. Lancet 2000, 356 (9244), 
1795–1799. 
5. Lê Thu Hà. Đánh Giá Hiệu Quả Thuốc Erlotinib 
Trong Điều Trị Ung Thư Phổi Biểu Mô Tuyến Giai 
Đoạn Muộn; Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại 
học y Hà Nội., 2017. 
6. Xie, S.; Wu, Z.; Niu, L.; Chen, J.; Ma, Y.; 
Zhang, M. Preparation of Highly Activated Natural 
Killer Cells for Advanced Lung Cancer Therapy. 
Onco Targets Ther 2019, 12, 5077–5086. 
7. Liem, N. T.; Van Phong, N.; Kien, N. T.; Anh, 
B. V.; Huyen, T. L.; Thao, C. T.; Tu, N. D.; 
Hiep, D. T.; Hoai Thu, D. T.; Nhung, H. T. M. 
Phase I Clinical Trial Using Autologous Ex Vivo 
Expanded NK Cells and Cytotoxic T Lymphocytes 
for Cancer Treatment in Vietnam. Int J Mol Sci 
2019, 20 (13). 
8. Iyer, S.; Taylor-Stokes, G.; Roughley, A. 
Symptom Burden and Quality of Life in Advanced 
Non-Small Cell Lung Cancer Patients in France and 
Germany. Lung Cancer 2013, 81 (2), 288–293. 
9. Tian, W.; Zhang, P.; Yuan, Y.; Deng, X.; Yue, 
R.; Ge, X. Efficacy and Safety of Ceritinib in 
Anaplastic Lymphoma Kinase‐rearranged 
Non‐small Cell Lung Cancer: A Systematic Review 
and Meta‐analysis. J Clin Pharm Ther 2020, 45 
(4), 743–754. 
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ PHÂN MẢNH 
DNA TINH TRÙNG VÀ KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 
Nguyễn Thị Hiệp Tuyết1, Nguyễn Văn Trung2, 
Nguyễn Thị Thái Thanh2, Đặng Thị Hồng Nhạn2, Lê Minh Tâm2,3 
TÓM TẮT53 
Mục tiêu: Đánh giá mối tương quan giữa phân 
mảnh DNA tinh trùng và kết quả phôi ở kỹ thuật tiêm 
tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang thực hiện trên 175 các cặp vợ chồng điều trị vô 
1Ttrường Đại học Y Dược – Đại học Huế 
2Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện 
trường Đại học Y Dược Huế 
3Trường Đại học Y Dược Huế 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Hiệp Tuyết 
Email: nguyenthihieptuyet@tump.edu.vn 
Ngày nhận bài: 9.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 26.4.2021 
Ngày duyệt bài: 6.5.2021 
sinh bằng phương pháp ICSI tại Trung tâm Nội tiết 
Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược 
Huế. Đánh giá DNA tinh trùng bằng kỹ thuật phân tán 
chất nhiễm sắc, mức độ phân mảnh DNA tinh trùng 
được tính giá trị chỉ số phân mảnh (DFI - DNA 
fragmentation index). Sau khi ICSI 16 -18 giờ, các tế 
bào trứng đã thụ tinh được xác định bởi sự hiện diện 
của hai tiền nhân. Phôi được đánh giá theo sự đồng 
thuận của Istanbul (2011) vào ngày thứ 2 và 5. Kết 
quả: Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm DFI ≥ 30% thấp hơn có ý 
nghĩa thống kê so với nhóm DFI <30% 
(80.27±17.47% vs 74.48±17.32%, p= 0,046). Không 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về 
đặc điểm phôi ngày 2, ngày 5. Mức độ phân mảnh 
DNA tinh trùng có mối tương quan nghịch với tỷ lệ thụ 
tinh sau ICSI (r=-0.185, p=0.014), phương trình hồi 
quy tuyến tính: y= - 0.187x+83.55. Kết luận: Sự 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_benh_nhan_ung_thu_phoi_khong_t.pdf