Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học

Lấy huyết khối cơ học điều trị đột quỵ thiếu máu

cục bộ cấp tính hiện nay là một phương pháp điều trị

hiệu quả cao cho nhóm bệnh nhân đột quỵ não do tắc

mạch lớn còn trong cửa sổ điểu trị [1], [2]. Đây là kỹ thuật

hiện đại có tỷ lệ tái thông cao với cửa sổ điều trị hiện nay

mở rộng lên tới 24h với các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân

chặt chẽ. Tuy nhiên, tái thông mạch bằng lấy huyết khối

cơ học có thể liên quan đến các biến chứng trong và

sau can thiệp, trong đó biến chứng quan trọng nhất, ảnh

hưởng đến tỷ lệ tử vong và thương tật, là biến chứng

chảy máu nội sọ có triệu chứng [3]. Vì vậy việc tiên lượng

nguy cơ chảy máu ở các bệnh nhân sau lấy huyết khối là

rất quan trọng trong đề phòng và quản lý biến chứng, tối

đa hoá lợi ích của điều trị tái thông bằng lấy huyết khối

cơ học, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và thương tật. Chụp cắt

lớp vi tính hai mức năng lượng (Dual Energy CT - DECT)

là kỹ thuật chụp mới, có thể giúp phân biệt được chảy

máu ngay sau can thiệp và thoát thuốc cản quang do tổn

thương hàng rào máu não [4], [5]. Ngoài ra có thể định

lượng được nồng độ i ốt thoát quản từ đó đánh giá được

nguy cơ chảy máu chuyển dạng nhờ vào lượng i ốt thoát

quản cao hay thấp [6]. Trên thế giới đã có một số nghiên

cứu bước đầu về vấn đề này, tuy nhiên ở Việt Nam hiện

tại chưa có nghiên cứu đi sâu vào hình ảnh DECT sau

lấy huyết khối và dự đoán chảy máu sau lấy huyết khối

dựa vào DECT. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài này với mục tiêu “Đánh giá giá trị của CLVT hai

mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não

sau lấy huyết khối cơ học”

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 1

Trang 1

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 2

Trang 2

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 3

Trang 3

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 4

Trang 4

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 5

Trang 5

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 6

Trang 6

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5180
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học

Giá trị của clvt hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết khối cơ học
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202060
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SUMMARY
GIÁ TRỊ CỦA CLVT HAI MỨC NĂNG LƯỢNG 
TRONG TIÊN LƯỢNG NGUY CƠ CHẢY 
MÁU NÃO SAU LẤY HUYẾT KHỐI CƠ HỌC 
The role of dual energy CT in prediction of 
hemorrhagic complications after mechanical 
thrombectomy for acute Ischemic stroke
Vũ Thị Thanh*, Phạm Minh Thông*, Vũ Đăng Lưu*, 
Trần Anh Tuấn*, Lê Hoàng Kiên*, Nguyễn Quang Anh*, 
Nguyễn Tất Thiện*, Nguyễn Hữu An* 
* Trung tâm Điện Quang, 
Bệnh viện Bạch Mai 
Purpose: Evaluate the characteristics of Dual-energy CT of the brain 
performed after mechanical thrombectomy. Acess the capability of iodine 
extravasation quantification on DECT to predict hemorrhagic complications.
Material and methods: Retrospective descriptive study. Thirty 
consecutive patients who underwent brain dual-energy CT right after 
mechanical thrombectomy for acute ischemic stroke between July 2019 
and September 2020 in Radiology Center, Bach Mai hospital, were 
included. Maximum iodine concentration was measured. Follow-up CT 
or MRI examinations performed at 24hrs after intervention were reviewed 
for intracerebral hemorrhage development. The correlation between dual-
energy CT parameters and intracerebral hemorrhage development was 
analyzed by the Mann-Whitney U test and Fisher exact test. Receiver 
operating characteristic curves were generated for continuous variables.
Result: Nineteen of 30 patients (63.3%) developed hemorrhage 
in different grades. On postoperative dual-energy CT, parenchymal 
hyperdensities and iodine extravasation were present in 19 (100%) of the 
19 patients who developed intracerebral hemorrhage and in 7 (63.6%) of 
the 11 patients who did not (P = 0.0012). Signs of bleeding were present in 5 
(45.4%) of the 19 patients who developed intracerebral hemorrhage and in 
none of the patients who did not. Median density of contrast extravasation 
in hemorrhage and non-hemorrhage is 108.8HU and 33.6HU (P=0.001). 
Median maximum iodine concentration was 2.9 mg/mL in the patients who 
developed intracerebral hemorrhage and 0.59 mg/mL in the patients who did 
not (P = 0.003). Maximum iodine concentration showed an area under the 
curve of 0.9 for identifying patients developing intracerebral hemorrhage. 
Conclusion: DECT helps differentiating haemorrhage from contrast 
extravasation. The presence of parenchymal hyperdensity with a maximum 
iodine concentration of >1.1 mg/mL may identify patients developing 
intracerebral hemorrhage with 94.7% sensitivity and 81.8% specificity.
Key words: Dual – energy CT, thrombectomy, iodine extravasation.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 61
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lấy huyết khối cơ học điều trị đột quỵ thiếu máu 
cục bộ cấp tính hiện nay là một phương pháp điều trị 
hiệu quả cao cho nhóm bệnh nhân đột quỵ não do tắc 
mạch lớn còn trong cửa sổ điểu trị [1], [2]. Đây là kỹ thuật 
hiện đại có tỷ lệ tái thông cao với cửa sổ điều trị hiện nay 
mở rộng lên tới 24h với các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân 
chặt chẽ. Tuy nhiên, tái thông mạch bằng lấy huyết khối 
cơ học có thể liên quan đến các biến chứng trong và 
sau can thiệp, trong đó biến chứng quan trọng nhất, ảnh 
hưởng đến tỷ lệ tử vong và thương tật, là biến chứng 
chảy máu nội sọ có triệu chứng [3]. Vì vậy việc tiên lượng 
nguy cơ chảy máu ở các bệnh nhân sau lấy huyết khối là 
rất quan trọng trong đề phòng và quản lý biến chứng, tối 
đa hoá lợi ích của điều trị tái thông bằng lấy huyết khối 
cơ học, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và thương tật. Chụp cắt 
lớp vi tính hai mức năng lượng (Dual Energy CT - DECT) 
là kỹ thuật chụp mới, có thể giúp phân biệt được chảy 
máu ngay sau can thiệp và thoát thuốc cản quang do tổn 
thương hàng rào máu não [4], [5]. Ngoài ra có thể định 
lượng được nồng độ i ốt thoát quản từ đó đánh giá được 
nguy cơ chảy máu chuyển dạng nhờ vào lượng i ốt thoát 
quản cao hay thấp [6]. Trên thế giới đã có một số nghiên 
cứu bước đầu về vấn đề này, tuy nhiên ở Việt Nam hiện 
tại chưa có nghiên cứu đi sâu vào hình ảnh DECT sau 
lấy huyết khối và dự đoán chảy máu sau lấy huyết khối 
dựa vào DECT. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
đề tài này với mục tiêu “Đánh giá giá trị của CLVT hai 
mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não 
sau lấy huyết khối cơ học”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các BN được chụp 
DECT sau lấy huyết khối cơ học tại Trung tâm điện 
quang – bệnh Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý 
chụp, bệnh nhân lấy huyết khối không thành công.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2019 đến hết 
tháng 9/2020.
Địa điểm nghiên cứu: trung tâm Điện Quang, 
Bệnh viện Bạch Mai.
Phương tiện nghiên cứu: máy chụp Ctscanner 128 
dãy Somatom Definition Edge, Siemens, CHLB Đức. 
Các bệnh nhân được chụp CLVT hai mức năng 
lượng sọ não theo protocol chuẩn đã qui định.
Xử lý hình ảnh bằng phần mềm Syngo.Via xử lý ảnh 
theo chương trình Brain Haemorhage: ảnh tái tạo VNC, 
IOM, đo đạc chỉ số MIC (Maximum Iodine Concentration).
Tất cả bệnh nhân được chụp kiểm tra sau 24h 
bằng CHT hoặc CLVT không tiêm để đánh gía biến 
chứng chảy máu. Tất cả các trường hợp chảy máu 
trong vòng 24h sau can thiệp đều được coi là biến 
chứng chảy máu liên quan đến can thiệp.
Sử dụng các test thống kê so sánh trung bình, so 
sánh tỷ lệ giữa nhóm bệnh nhân có và không có chuyển 
dạng chảy máu: T test, Mann-Whitney U test với các biến 
định lượng. Chi – square và Fisher exact test với các 
biến định tính. Dựng đường cong ROC để xác định mối 
liên quan của biến liên tục với chuyển dạng chảy máu.
III. KẾT QUẢ
Từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2020 chúng tôi có 30 
bệnh nhân chụp DECT sau lấy huyết khối thoả mãn tiêu 
chuẩn nghiên cứu, trong đó có 16 nam, 14 nữ với độ tuổi 
trung bình 64.7 tuổi, với các kết quả nghiên cứu s ... n so với bệnh nhân có 
tỷ trọng I ốt thoát quản dưới 60.6 là 22 lần (khoảng 95% 
CI là 3.1 đến 163.6).
Biểu đồ 4. Đường cong ROC biểu thị giá trị MIC 
trong dự đoán chảy máu chuyển dạng sau lấy 
huyết khối
Nhận xét:
- Chỉ số MIC có thể dùng để dự đoán nguy cơ chảy 
máu chuyển dạng, với diện tích dưới đường cong là 
(AUC) 0.9, p=0.001. Điểm Cutoff là Mic=1.1mg/ml. Tức 
là Mic trên 1.1mg/ml có nguy cơ chảy máu chuyển dạng 
với độ nhạy 94.7% và độ đặc hiệu 81.8%. Giá trị dự đoán 
dương tính 90% và giá trị dự đoán âm tính 90%.
- Bệnh nhân có Mic trên 1.1mg/ml có nguy cơ 
chảy máu chuyển dạng lớn hơn so với bệnh nhân có 
Mic dưới 1.1mg/ml là 81 lần (P=0.001).
IV. BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm hình ảnh DECT của bệnh nhân 
chụp hai mức năng lượng sau lấy huyết khối cơ 
học
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202064
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu của chúng tôi có 26/30 bệnh nhân có 
tăng tỷ trọng tự nhiên trên hình ảnh DECT sau can thiệp. 
19/26 bệnh nhân sau đó tiến triển thành chảy máu, 5/30 
bệnh nhân có chảy máu nội sọ có triệu chứng (16.7%). 
Tỷ lệ này cao hơn so với các nghiên cứu trên thế giới, 
dao động từ 4.4% đến 9.9% [4] có thể do mẫu nghiên 
cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
Thời gian chụp DECT của nghiên cứu dao động 
từ 7p đến 75p, trung bình là 33p. Việc chụp DECT trên 
nguyên tắc sớm nhất có thể tuy nhiên trên thực tế lâm 
sàng, bệnh nhân cần phải nằm bất động để ép mạch 
rồi mới đưa sang phòng chụp nên có độ trễ nhất định. 
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ đề cập đến việc chụp 
DECT thực hiện ngay sau can thiệp chứ không đưa số 
liệu chính xác về thời gian chụp tính từ thời điểm kết 
thúc can thiệp [6], [7]. 
Tổng liều tia chụp trung bình của cả hai mức 
năng lượng là 450.5 mGycm. Tổng liều tia của cả hai 
mức năng lượng chỉ bằng liều chụp CT sọ não thường 
(một phim chụp sọ não 120kV trung bình khoảng 
500mGycm). Vậy chụp DECT cho chúng ta độ phân 
giải tốt hơn, độ tương phản cao hơn với liều tia bằng 
hoặc thấp hợn chụp CT thông thường.
Sử dụng chuỗi ảnh tái tạo VNC để nhận định cấu 
trúc tăng tỷ trọng tự nhiên trên chuỗi ảnh 120kV tái tạo 
có thực sự và chảy máu hay không. Trong số 26 ca có 
tăng tỷ trọng tự nhiên, có 21 ca thoát thuốc cản quang 
vào nhu mô não chiếm 70%, 3 ca có cả chảy máu dưới 
nhện và thoát thuốc trong nhu mô (10%), 2 ca có chảy 
máu dưới nhện chiếm 6.7%. Chẩn đoán chảy máu trên 
DECT được khẳng định bằng hình ảnh chụp CT và 
CHT vào 24h sau can thiệp, 100% ca chảy máu trên 
DECT có chảy máu trên CHT sau 24h. Các nghiên cứu 
trên thế giới cũng chỉ ra DECT có khả năng phân biệt 
chảy máu và thoát thuốc cản quang với độ nhạy rất cao 
lên đến 100% [4], [5].
Tỷ trọng thuốc cản quang thoát quản của nhóm 
nghiên cứu trung bình 108HU và nhóm không chảy 
máu là 33.6HU, trong nghiên cứu của Bonatti (2018) 
hai chỉ số này lần lượt là 85HU và 68HU6.
Có thể đo được nồng độ i ốt thoát quản vào nhu 
mô não đo trên chuỗi ảnh IOM (chuỗi ảnh tái tạo chỉ 
thể hiện i ốt).Trong số 30 bệnh nhân có 24 bệnh nhân 
có thoát thuốc vào nhu mô.Trung bình MIC của nhóm 
có và không chảy máu lần lượt 2.9mg/ml và 0.59mg/
ml. Nghiên cứu của Bonatti chỉ số này của nhóm có và 
không chảy máu lần lượt 2.63mg/ml và 1.4mg/ml [6].
Tỷ trọng (HU) và nồng độ i ốt thoát quản (mg/ml) 
có tương quan đồng biến chặt chẽ, do lượng thuốc cản 
quang thoát ra càng nhiều thì tỷ trọng càng cao, kéo 
theo nồng độ i ốt càng tăng.
Hình ảnh bệnh nhân có cả thoát thuốc nhu mô và chảy máu dưới nhện sau can thiệp: (A)trên ảnh 120kV 
có tăng tỷ trọng tự nhiên trong khe Sylvius và nhân bèo phải. (B)Ảnh VNC khẳng định tăng tỷ trọng nhân bèo phải là 
thoát thuốc cản quang không phải chảy máu, có chảy máu dưới nhện trong khe Sylvius phải kèm theo. (C)Ảnh IOM 
khẳng định có thuốc cản quang trong khe Sylvius (do rách mạch trong quá trình can thiệp) và thoát thuốc cản quang 
vào nhu mô vị trí nhân bèo phải, MIC = 3mg/ml. (D)Ảnh cộng hưởng từ sau can thiệp 24h khẳng định chảy máu dưới 
nhện trong khe Sylvius phải và có chuyển dạng chảy máu HI2 vị trí nhân bèo phải.
 7 
thuốc cản quang vào nhu mô não chiếm 70%, 3 ca có cả chảy máu dưới nhện và thoát thuốc trong 
nhu mô (10%), 2 ca có chảy máu dưới nhện chiếm 6.7%. Chẩn đoán hảy máu trên DECT được 
khẳng định bằng hình ảnh chụp CT và CHT vào 24h sau can thiệp, 100% ca chảy má trê DECT 
có chảy máu trên CHT sau 24h. Cá nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra DECT có khả năng phân 
biệt chảy máu và thoát thuốc cản quang với độ nhạy rất cao lên đến 100%4,5. 
 Tỷ trọng thuốc cản quang thoát quản của nhóm nghiên cứu trung bình 108HU và nhóm không 
chảy máu là 33.6HU, trong nghiên cứu của Bonatti (2018) hai chỉ số này lần lượt là 85HU và 
68HU6. 
 Có thể đo được nồng độ i ốt thoát quản vào nhu mô não đo trên chuỗi ảnh IOM (chuỗi ảnh tái 
tạo chỉ thể hiện i ốt).Trong số 30 bệnh nhân có 24 bệnh nhâ có thoát thuốc vào nhu mô.Trung 
bình MIC của nhóm có và không chảy máu lần lượ 2.9mg/ml và 0.59mg/ml. Nghiên cứu của 
Bonatti chỉ số này của nhóm có và không chảy máu lầ lượt 2.63mg/ml và 1.4mg/ml6. 
 Tỷ trọng (HU) và nồng độ i ốt thoát quản (mg/ml) có tương quan đồng biến chặt chẽ, do lượng 
thuốc cản quang thoát ra càng nhiều thì tỷ trọng càng cao, kéo theo nồng độ i ốt càng tăng. 
Hình ảnh bệnh nhân có cả thoát thuốc nhu mô và chảy máu dưới nhện sau can thiệp: (A)trên ảnh 120kV có tăng 
tỷ trọng tự nhiên trong khe Sylvius và nhân bèo phải. (B)Ảnh VNC khẳng định tăng tỷ trọng nhân bèo phải là thoát 
thuốc cản quang không phải chảy máu, có chảy máu dưới nhện trong khe Sylvius phải kèm theo. (C)Ảnh IOM khẳng 
định có thuốc cản quang trong khe Sylvius (do rách mạch trong quá trình can thiệp) và thoát thuốc cản quang vào 
nhu mô vị trí nhân bèo phải, MIC = 3mg/ml. (D)Ảnh cộng hưởng từ sau can thiệp 24h khẳng định chảy máu dưới 
nhện trong khe Sylvius phải và có chuyển dạng chảy máu HI2 vị trí nhân bèo phải. 
2. Giá trị của CLVT hai mức năng lượng trong tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy 
huyết khối cơ học 
2.1 Liên quan giữa tỷ trọng của thuốc cản quang thoát mạch (HU) đến nguy cơ chuyển dạng 
chảy máu 
 Tỷ trọng trung bình của thuốc cản quang thoát quản trong nhóm có chảy máu là 108HU và 
nhóm không chảy máu là 33.6HU. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê nên tỷ trọng tính theo 
Hounsfield (Hu) của vùng có I ốt thoát quản có thể dùng để dự đoán nguy cơ chảy máu chuyển 
dạng, bệnh nhân có tỷ trọng thuốc cản quang thoát quản trên 60.6HU có chảy máu chuyển dạng 
với độ nhạy 89.5% và độ đặc hiệu 72.7%. OR = 22 (95% CI =3.1-163.6) 
 Bonatti (2018) đưa ra điểm Cut-off là 67 (HU) khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi6. 
 Một số nghiên cứu không dùng trị số tuyệt đối của tỷ trọng chất cản quang (HU) mà dùng tỷ 
số tương đối của chất cản quang so với xoang tĩnh mạch dọc trên: nghiên cứu của Byrne (2020) 
có điểm Cutoff là 100% (độ nhạy 94.75% và độ đặc hiệu 43.4%)7. 
2.2 Liên quan giữa nồng độ Iod tối đa (Mic) với chuyển dạng chảy máu. 
120kV VNC IOM MRI T2* after 24h
A B C D
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 65
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2. Giá trị của CLVT hai mức năng lượng trong 
tiên lượng nguy cơ chảy máu não sau lấy huyết 
khối cơ học
2.1. Liên quan giữa tỷ trọng của thuốc cản quang 
thoát mạch (HU) đến nguy cơ chuyển dạng chảy máu
Tỷ trọng trung bình của thuốc cản quang thoát 
quản trong nhóm có chảy máu là 108HU và nhóm không 
chảy máu là 33.6HU. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê 
nên tỷ trọng tính theo Hounsfield (Hu) của vùng có I ốt 
thoát quản có thể dùng để dự đoán nguy cơ chảy máu 
chuyển dạng, bệnh nhân có tỷ trọng thuốc cản quang 
thoát quản trên 60.6HU có chảy máu chuyển dạng với 
độ nhạy 89.5% và độ đặc hiệu 72.7%. OR = 22 (95% 
CI =3.1-163.6).
Bonatti (2018) đưa ra điểm Cut-off là 67 (HU) khá 
tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [6]. 
Một số nghiên cứu không dùng trị số tuyệt đối của 
tỷ trọng chất cản quang (HU) mà dùng tỷ số tương đối 
của chất cản quang so với xoang tĩnh mạch dọc trên: 
nghiên cứu của Byrne (2020) có điểm Cutoff là 100% 
(độ nhạy 94.75% và độ đặc hiệu 43.4%) [7].
2.2. Liên quan giữa nồng độ Iod tối đa (Mic) với 
chuyển dạng chảy máu.
Chỉ số MIC trung bình lần lượt 2.9mg/ml và 
0.59mg/ml cho nhóm có chảy máu và nhóm không chảy 
máu (p=0.003).
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chỉ số MIC có 
thể dùng để dự đoán nguy cơ chảy máu chuyển dạng, 
điểm Cutoff là Mic=1.1mg/ml. Độ nhạy 94.7% và độ đặc 
hiệu 81.8%. Giá trị dự đoán dương tính 90% và giá trị 
dự đoán âm tính 90%. Bệnh nhân có Mic trên 1.1mg/
ml có nguy cơ chảy máu chuyển dạng lớn hơn so với 
bệnh nhân có Mic dưới 1.1mg/ml là 81 lần (P=0.001).
Trên thế giới, nghiên cứu áp dụng phương pháp 
đo nồng độ Iod tối đa (MIC) hiện tại không nhiều. Tác 
giả Bonatti (2018) nghiên cứu trên 85 bệnh nhân được 
chụp DECT ngay sau lấy huyết khối đưa ra điểm Cut-
off của chỉ số Mic là 1.35mg/ml, với độ nhaỵ và độ đặc 
hiệu trong chẩn đoán chuyển dạng chảy máu là 100% 
và 67.6% 13 diện tích dưới đừơng cong là 0.89 [6].
IV. KẾT LUẬN
Chụp CLVT hai mức năng lượng (DECT) sau lấy 
huyết khối cơ học với các ảnh tái tạo 120kV, VNC, IOM 
giúp phân biệt chảy máu não và thoát thuốc cản quang 
do tổn thương hàng rào máu não. Trong 30 bệnh nhân 
có 2 BN chảy máu dưới nhện, 3 BN có chảy máu dưới 
nhện và thoát thuốc, 21 BN chỉ có thoát thuốc, 4 BN 
không thoát thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân có tăng tỷ trọng tự 
nhiên trong nhóm có chảy máu (100%) cao hơn trong 
nhóm không chảy máu (63.6%), p=0.0012.
4/4 (100%) bệnh nhân không thoát thuốc không 
có chảy máu chuyển dạng. Tỷ trọng thoát thuốc trung 
bình của nhóm có chảy máu cao hơn nhóm không chảy 
máu (108.8HU và 33.6HU, p = 0.001). Nồng độ i ốt tối 
đa thoát quản MIC của nhóm chảy máu cao hơn nhóm 
không chảy máu (2.9mg/ml và 0.59mg/ml, p=0.003).
Nồng độ i ốt tối đa thoát quản có thể dùng để 
tiên lượng chảy máu chuyển dạng, với diện tích dưới 
đường cong ROC là 0.9, điểm Cut-off là 1.1 mg/ml, độ 
nhạy 94.7% và độ đặc hiệu 81.8%. Giá trị chẩn đoán 
dương tính 90% và giá trị chẩn đoán âm tính 90%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toni D, Mangiafico S, Agostoni E, et al. Intravenous Thrombolysis and Intra-Arterial Interventions in Acute 
Ischemic Stroke: Italian Stroke Organisation (ISO)-Spread Guidelines. International Journal of Stroke. 
2015;10(7):1119-1129.
2. Powers WJ, Rabinstein AA, Ackerson T, et al. Guidelines for the Early Management of Patients With Acute 
Ischemic Stroke: 2019 Update to the 2018 Guidelines for the Early Management of Acute Ischemic Stroke: 
A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. 
Stroke; a journal of cerebral circulation. 2019;50(12):e344-e418.
3. Khatri P, Wechsler LR, Broderick JP. Intracranial hemorrhage associated with revascularization therapies. 
Stroke; a journal of cerebral circulation. 2007;38(2):431-440.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202066
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4. Hu R, Padole A, Gupta R. Dual-energy computed tomographic applications for differentiation of intracranial 
hemorrhage, calcium, and iodine. Neuroimaging Clinics. 2017;27(3):401-409.
5. Van Hedent S, Hokamp NG, Laukamp K, et al. Differentiation of hemorrhage from iodine using spectral detector 
CT: a phantom study. American Journal of Neuroradiology. 2018;39(12):2205-2210.
6. Bonatti M, Lombardo F, Zamboni GA, et al. Iodine Extravasation Quantification on Dual-Energy CT of the Brain 
Performed after Mechanical Thrombectomy for Acute Ischemic Stroke Can Predict Hemorrhagic Complications. 
American Journal of Neuroradiology. 2018;39(3):441-447.
7. Byrne D, Walsh JP, Schmiedeskamp H, et al. Prediction of Hemorrhage after Successful Recanalization in Patients 
with Acute Ischemic Stroke: Improved Risk Stratification Using Dual-Energy CT Parenchymal Iodine Concentration 
Ratio Relative to the Superior Sagittal Sinus. AJNR American journal of neuroradiology. 2020;41(1):64-70.
TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT hai mức năng lượng (DECT) sọ não của bệnh nhân sau lấy huyết khối cơ học 
điều trị nhồi máu não cấp. Đánh giá giá trị của DECT trong việc tiên lượng chảy máu chuyển dạng sau lấy huyết khối.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu. Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 
7/2019 đến hết tháng 9/2020 trên 30 bệnh nhân chụp DECT sọ não ngay sau lấy huyết khối cơ học điều trị đột quỵ do tắc mạch 
lớn tại trung tâm Điện Quang, Bệnh Viện Bạch Mai. Nồng độ I ốt tối đa thoát quản được thu thập. Bệnh nhân được chụp CT 
hoặc CHT trong vòng 24h để đánh giá tình trạng chảy máu. Mối liên quan giữa các thông số trên DECT với biến chứng chảy 
máu được đánh giá bằng các test thống kê: Fisher exact test, Mann-Whitney U test. Đường cong ROC được lập ra để đánh giá 
các biến liên tục.
Kết quả: Trong tổng số 30 bệnh nhân chụp sau can thiệp có 19 (63.3%) ca có chuyển dạng chảy máu ở cấp độ từ HI1 đến 
PH2, 11 ca không chảy máu (36.7%). 26/30 ca có tăng tỷ trọng tự nhiên trên ảnh 120kV. 19/19 (100%) ca chảy máu có tăng tỷ 
trọng tự nhiên, 7 trong số 11 (63.6%) ca không chảy máu có tăng tỷ trọng tự nhiên (P = 0.0012). 5/19 chảy máu có triệu chứng 
(45.4%), 0/11 ca không chảy máu có triệu chứng. Tỷ trọng trung bình thuốc cản quang thoát quản của nhóm có chảy máu là 
108.8HU còn nhóm không chảy máu là 33.6HU (p=0.001). Nồng độ i ốt tối đa của nhóm chảy máu là 2.9mg/ml, của nhóm 
không chảy máu là 0.59mg/ml (p=0.003). Nồng độ i ốt tối đa có diện tích dưới đường cong ROC là 0.9, nồng độ i ốt tối đa trên 
1.1mg/ml có thể dự đoán bệnh nhân chuyển dạng chảy máu với độ nhạy 94.7% và độ đặc hiệu 81.8%.
Kết luận: CLVT hai mức năng lượng sau lấy huyết khối cơ học giúp phân biệt chảy máu và thoát thuốc cản quang, định 
lượng được nồng độ I ốt tối đa (MIC) từ đó tiên lượng được nguy cơ chảy máu chuyển dạng sau lấy huyết khối cơ học.
Người liên hệ: Nguyễn Tất Thiện, Email: drtatthien@gmail.com
Ngày nhận bài: 2/10/2020. Ngày chấp nhận đăng: 6/11/2020

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_clvt_hai_muc_nang_luong_trong_tien_luong_nguy_co.pdf