Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019

Mô tả thực trạng sử dụng hoá

chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) của người

trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam Phong,

thành phố Nam Định năm 2019. Đối tượng

và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu

mô tả cắt ngang được tiến hành trên 226

người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam

Phong, thành phố Nam Định năm 2019.

Kết quả: Khi lựa chọn loại HCBVTV và pha

HCBVTV để phun phần lớn đối tượng dựa

theo kinh nghiệm bản thân, chiếm tỷ lệ lần

lượt 61,9% và 71,7%. Có 5,8% đổ HCBVTV

thừa xuống sông; 24,8% đối tượng vứt bao

bì HCBVTV ngay trên vườn cảnh; 50,4%

rửa bình phun thuốc tại kênh rạch cạnh

vườn cảnh; 2,2% thường xuyên ăn uống và

4,4 % thường xuyên hút thuốc lá khi đang

làm việc với HCBVTV; 19,9% thi thoảng ăn

uống và và 9,3% thi thoảng hút thuốc lá khi

đang làm việc với HCBVTV. Kết luận: Từ

kết quả nghiên cứu trên chúng tôi kết luận

HCBVTV được sử dụng chưa an toàn do

người trồng hoa và cây cảnh còn có một số

thực hành chưa phù hợp trong quá trình lựa

chọn, pha và phun HCBVTV.

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 1

Trang 1

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 2

Trang 2

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 3

Trang 3

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 4

Trang 4

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 5

Trang 5

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 6

Trang 6

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 11400
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019

Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam phong, thành phố Nam Định, năm 2019
87
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI TRỒNG HOA 
VÀ CÂY CẢNH TẠI XÃ NAM PHONG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, NĂM 2019
Đinh Thị Phương Hoa1, Nguyễn Thị Huế1
1Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng hoá 
chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) của người 
trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam Phong, 
thành phố Nam Định năm 2019. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang được tiến hành trên 226 
người trồng hoa và cây cảnh tại xã Nam 
Phong, thành phố Nam Định năm 2019. 
Kết quả: Khi lựa chọn loại HCBVTV và pha 
HCBVTV để phun phần lớn đối tượng dựa 
theo kinh nghiệm bản thân, chiếm tỷ lệ lần 
lượt 61,9% và 71,7%. Có 5,8% đổ HCBVTV 
thừa xuống sông; 24,8% đối tượng vứt bao 
bì HCBVTV ngay trên vườn cảnh; 50,4% 
rửa bình phun thuốc tại kênh rạch cạnh 
vườn cảnh; 2,2% thường xuyên ăn uống và 
4,4 % thường xuyên hút thuốc lá khi đang 
làm việc với HCBVTV; 19,9% thi thoảng ăn 
uống và và 9,3% thi thoảng hút thuốc lá khi 
đang làm việc với HCBVTV. Kết luận: Từ 
kết quả nghiên cứu trên chúng tôi kết luận 
HCBVTV được sử dụng chưa an toàn do 
người trồng hoa và cây cảnh còn có một số 
thực hành chưa phù hợp trong quá trình lựa 
chọn, pha và phun HCBVTV.
Từ khoá: Hoá chất bảo vệ thực vật, 
người trồng hoa và cây cảnh, xã Nam 
Phong, thành phố Nam Định
THE USE OF PESTICIDES OF FLOWER AND BONSAI GROWERS IN NAM 
PHONG DISTRICT, NAM DINH CITY, VIETNAM, IN 2019
ABSTRACT
Objective: To describing the status of 
using pesticides among flower and bonsai 
growers in Nam Phong district, Nam Dinh 
city in 2019. Method: A cross-sectional study 
under taken among 226 flower and bonsai 
growers in Nam Phong district, Nam Dinh city, 
Vietnam, in 2019. Results: The participants 
chose and mixed the pesticides followed 
their own experiences were 62% and 71.7%, 
respectively. The growers poured pesticides 
leftover into water areas nearby, disposed of 
pesticides containers at their gardens and 
cleaned their sprayers in the water sources 
next to their gardens were 5.8%; 24.8% and 
50.4%, respectively. 2.2% of respondents 
reported that they always ate and 4.4% 
said that they always smoked when working 
with pesticides. Meanwhile, 19.9% of them 
sometimes ate and 9.3% sometimes smoked 
when working with pesticides. Conclusion: 
from the findings, we concluded that 
pesticides were not used safely since flower 
and bonsai growers performed inappropriate 
practices during process of choosing, mixing, 
and spraying pesticides. 
Keywords: Peticides, flower and bonsai 
growers, Nam Phong districts, Nam Dinh 
city
Người chịu trách nhiệm: Đinh Thị Phương Hoa
Email: hoa.dinh.ph@gmail.com 
Ngày phản biện: 27/5/2021
Ngày duyệt bài: 01/6/2021
Ngày xuất bản: 28/6/2021 
88
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số thế giới được dự báo là sẽ đạt 
mốc lớn hơn 9 tỷ người vào năm 2050, 
nhu cầu về lương thực do đó cũng được 
dự báo sẽ tăng gấp đôi (1). Nhu cầu sử 
dụng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) 
vì thế cũng gia tăng đáng kể. Việc sử dụng 
HCBVTV bên cạnh lợi ích như làm tăng 
sản lượng cây trồng, ngăn ngừa sâu bệnh 
và tiết kiệm sức lao động, HCBVTV cũng 
gây nhiều tác động bất lợi cho sức khoẻ 
môi trường cũng như sức khoẻ con người. 
Việc lạm dụng HCBVTV đã được đề cập 
đến trong rất nhiều nghiên cứu đi trước, và 
đây là một trong những vấn đề phổ biến ở 
các nước đang phát triển (2). Việt Nam là 
một nước nông nghiệp với nhiều loại nông 
sản phong phú, cùng với 27302.2 nghìn 
hecta đất nông nghiệp. Theo nguồn thống 
kê chính thống thì lượng HCBVTV đang 
tăng dần đều trong nhiều năm qua và phần 
lớn được nhập khẩu từ Trung Quốc, thậm 
chí là cả những loại hoá chất đã bị cấm (3). 
Một trong những vấn đề nổi cộm liên quan 
đến việc sử dụng HCBVTV tại Việt Nam là 
việc lạm dụng HCBVTV, HCBVTV tồn dư 
trong nông sản và nhiễm độc HCBVTV. 
Mặc dù chính phủ Việt Nam đã ban hành 
luật về sử dụng HCBVTV trong nhiều năm 
qua, việc áp dụng bộ luật trên thực tế gặp 
rất nhiều khó khăn và chưa đem lại hiệu 
quả như mong muốn (4). Do việc lạm dụng 
sử dụng HCBTV trong sản xuất, dẫn đến 
tồn dư các hóa chất trong sản phẩm làm 
cho nông sản Việt Nam mất đi cơ hội xuất 
khẩu sang các thị trường lớn tại các nước 
phát triển với tiêu chí kiểm định gắt gao, 
ước tính thiệt hại khoảng 700 triệu đô la 
Mỹ mỗi năm, chưa tính đến những thiệt hại 
khác mà HCBVTV gây ra cho môi trường 
và sức khoẻ con người (3), (4). Tại Việt 
Nam, HCBVT được dùng phần lớn trong 
các hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp. 
Bên cạnh đó, HCBVTV còn được phun 
rộng rãi cho các loại hoa và cây cảnh, đặc 
biệt ở những vùng người dân có nghề trồng 
hoa và cây cảnh như một nguồn thu nhập 
chính cho gia đình. Xã Nam Phong, thuộc 
thành phố Nam Định là một xã có nghề 
truyền thống trồng hoa và cây cảnh. Do đặc 
tính của nhiều loại hoa và cây cảnh là rất 
dễ bị sâu bệnh nên người trồng hoa và cây 
cảnh thường xuyên phun HCBVTV nhằm 
bảo vệ năng xuất vụ mùa. Câu hỏi đặt ra ở 
đây là thực trạng sử dụng thuốc HCBVTV 
ở những người trồng hoa và cây cảnh 
như thế nào? Mặc dù đã có nhiều nghiên 
cứu về vấn đề sử dụng HCBVTV trên đối 
tượng là người nông dân trồng lúa, trồng 
rau hay chuyên canh chè, nghiên cứu về 
thực trạng sử dụng HCBVTV ở đối tượng 
người trồng hoa và cây cảnh còn ít được 
chú trọng, vì vậy nghiên cứu của chúng tôi 
được tiến hành với mục tiêu: Mô tả thực 
trạng sử dụng HCBVTV ở người trồng hoa 
và cây cảnh ở xã Nam Phong, thành phố 
Nam Định năm 2019. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người trồng hoa, cây cảnh có thực hành 
phun HCBVTV ít nhất 01 lần trong 06 tháng 
qua (tính từ thời điểm phỏng vấn).
2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai từ tháng 
01/2019 - 12/2019 trên địa bàn xã Nam 
Phong, thành phố Nam Định
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt 
ngang
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước 
lượng một giá trị trong quần thể với độ 
chính xác tương đối (1) và công thức điều 
chỉnh cỡ mẫu (2) 
Thay vào công thức trên tính được n 
= 279 người. Tuy nhiên số lượng mẫu 
này vượt quá 5% kích thước của quần 
thể (tổng số hộ có trồng hoa, cây cảnh tại 
Nam Phong là 595 hộ, ước tính mỗi hộ có 
89
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
2 người thực hiện hành vi phun/xịt thuốc. 
Vậy tổng kích thước của quần thể khoảng 
n = 1200 người). Do vậy cỡ mẫu được điều 
chỉnh theo công thức sau:
Thay các chỉ số vào công thức 2 tính 
được số lượng người tối thiểu cần thiết là 
226 người. 
2.5. Phương pháp chọn mẫu
Mỗi hộ gia đình chọn 1 người có phun 
HCBVTV để phỏng vấn. Nếu gia đình có 
2 người trở lên cùng có thực hành phun 
HCBVTV thì chọn người phun chính/hoặc 
người phun nhiều hơn. 
Lựa chọn người phỏng vấn tại mỗi hộ 
gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên. Sử 
dụng phần mềm SPSS 20.0 lựa chọn ngẫu 
nhiên số hộ của mỗi thôn (từ tổng số hộ 
gia đình của thôn (do xã cung cấp, tổng có 
11 thôn) bằng lệnh: Select Cases/Random 
sample of cases. 
2.4. Công cụ nghiên cứu và phương 
pháp thu thập thông tin
2.4.1. Công cụ nghiên cứu
Bộ công cụ nghiên cứu gồm 2 phần: 
phần 1 bao gồm các câu hỏi về đặc điểm 
chung của đối tượng nghiên cứu và phần 
2 gồm 20 câu hỏi về hành vi sử dụng 
HCBVTV của người trồng hoa và cây 
cảnh. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên 
các nghiên cứu trước và khuyến cáo “Bốn 
đúng” trong sử dụng HCBVTV của Cục Bảo 
vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát nông 
thôn và tài liệu hướng dẫn của WHO về sử 
dụng HCBVTV an toàn (5).
Bộ câu hỏi đươc xây dựng ban đầu về 
hành vi sử dụng HCBVTV gồm 27 câu, 
sau khi thử nghiệm và phân tích độ tin cậy 
với hệ số cronbach anpha đã loại đi 7 câu. 
Phiên bản bản thứ 2 gồm 20 câu hỏi với 
hệ số Cronbach Anpha = 0,83. Bộ câu hỏi 
này được sử dụng để tiến hành điều tra thu 
thập dữ liệu cho nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu được thu thập thông qua phỏng 
vấn trực tiếp. Điều tra viên đến tận nhà/
nơi làm việc để gặp đối tượng, giải thích 
về mục tiêu nghiên cứu và mời đối tượng 
tham gia vào phỏng vấn. Trong suốt quá 
trình đi thăm hộ gia đình và phỏng vấn, điều 
tra viên được trưởng thôn/xóm hỗ trợ để 
liên lạc và hẹn gặp đối tượng tại nhà, hoặc 
tại vườn hoa/cánh đồng nơi đối tượng đang 
làm việc.
2.6. Phân tích số liệu 
Số liệu điều tra được điều tra, làm sạch, 
nhập vào máy bằng phần mềm Epidata 3.0 
và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 .
3. KẾT QUẢ 
Bảng 1. Thông tin chung của đối 
tượng nghiên cứu (n=226)
Đặc điểm SL TL %
Giới tính
Nam 145 64,2
Nữ 81 35,8
Tuổi
<40 tuổi 51 22,6
40-59 tuổi 155 68,6
≥ 60 tuổi 20 8,8
Trình độ 
học vấn
Tiểu học 22 9,7
Trung học 
cơ sở 129 57,1
Trung học 
phổ thông 75 33,2
Số năm 
đi phun 
thuốc
≤ 10 năm trở 82 36,3
> 10 năm 144 63,7
Số lần 
phun 
thuốc/
năm
<12 lần 57 25,9
12-24 lần 61 27,0
25- 48 lần 103 45,6
>48 lần 5 2,2
Bảng 1 cho thấy người trồng hoa và cây 
cảnh đi phun thuốc chủ yếu là nam giới, 
chiếm tỷ lệ 64,2%. Trình độ học vấn phần 
lớn là trung học cơ sở chiếm 57,1% và trung 
học phổ thông chiếm 33,2%. Đa phần đối 
tượng có thâm niên phun HCBVTV nhiều 
hơn 10 năm (63,7%), và với tần xuất phun 
HCBVTV khoảng từ 25-48 lần/năm (45,6%) 
và 12-24 lần/năm (27,0%).
90
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
Bảng 2. Thực trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật 
của người trồng hoa, cây cảnh
Biến số SL TL %
Đối tượng ảnh hưởng đến 
quyết định mua thuốc của 
đối tượng
Người bán thuốc 103 45,6
Cán bộ chuyên trách về HCBVTV 90 39,8
Hàng xóm 33 14,6
Kinh nghiệm bản thân 140 61,9
Thời điểm phun thuốc
Sáng sớm, chiều mát 216 95,6
Bất kỳ lúc nào 10 4,4
Phối trộn các loại thuốc 
dựa theo
Kinh nghiệm 162 71,7
Người bán thuốc 91 40,3
Cán bộ kỹ thuật 64 28,3
Hàng xóm 31 13,7
Cách phun thuốc
Theo chiều gió 211 93,4
Theo đường dích dắc 15 6,6
Xử lý thuốc pha còn thừa
Phun đi phun lại cho hết 173 76,5
Phun cho cây trồng khác 50 22,1
Đổ xuống ao/hồ/sông ngòi/mương/ruộng 13 5,8
Xử lý bao bì thuốc BVTV
Bỏ ở nơi qui định 170 75,2
Bỏ ở bãi rác trên đồng ruộng 56 24,8
Nơi vệ sinh dụng cụ phun
Ngoài đồng ruộng 114 50,4
Ngay kênh rạch cạnh nơi phun thuốc 104 46,0
Mang về nhà rửa 8 3,5
Nơi cất dụng cụ phun và 
thuốc BVTV
Xa nhà, chuồng trại vật nuôi 201 88,9
Gần nhà, chuồng trại vật nuôi 25 11,1
Có 39,8% lựa chọn hóa chất theo dựa theo tư vấn của cán bộ về HCBVTV; 45,6% theo 
hướng dẫn của người bán HCBVTV; 14,6% theo lời khuyên của hàng xóm và 61,9% dựa 
vào kinh nghiệm bản thân. Về pha trộn HCBVTV, có 71,7% đối tượng phối trộn các loại 
thuốc theo kinh nghiệm bản thân; 40,3% theo người bán thuốc; 18,3% theo cán bộ chuyên 
91
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
trách về HCBVTV và 13,7% theo lời khuyên hàng xóm. Có 95,6% đối tượng phun thuốc 
vào sáng sớm, chiều mát và có 93,4% phun thuốc theo chiều gió. Đối với hóa chất còn 
thừa có 76,5% phun đi phun lại cho hết; 22,1% phun cho cây trồng khác; 5,8 đổ xuống 
ao/hồ/sông ngòi/mương/ruộng. Đối với vỏ bao bì/chai lọ đựng HCBVTV sau khi phun, có 
75,2% để ở nơi qui định, 24,8% để ở bãi rác trên đồng ruộng. Có 50,4% vệ sinh dụng cụ 
phun ngoài đồng ruộng; 46% rửa ngay tại kênh rạch cạnh nơi phun thuốc và 3,5% rửa tại 
nguồn nước sinh hoạt tại nhà. Có 88,9% đối tượng cất dụng cụ thuốc phun xa nhà chuồng 
trại vật nuôi và 11,1% gần nhà chuồng trại vật nuôi.
Bảng 3. Tỷ lệ đối tượng có hành vi khác khi đang làm việc với thuốc HCBVTV 
và thực hành vệ sinh cá nhân sau phun
Nội dung
Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên
SL TL % SL TL % SL TL %
Hành vi không an toàn khi đang phun thuốc
Có ăn uống khi đang làm việc với 
thuốc 176 77,9 45 19,9 5 2,2
Có hút thuốc lá khi đang làm việc 
với thuốc 195 86,3 21 9,3 10 4,4
Thực hành vệ sinh cá nhân sau khi phun
Rửa tay hoặc các bộ phận khác 
của cơ thể ngay sau khi dính 
thuốc
4 1,8 9 4,0 213 94,2
Có tắm rửa sau khi phun thuốc 2 0,9 4 1,8 220 97,3
Giặt riêng đồ bảo hộ lao động sau 
khi phun 1 0,4 2 0,9 223 98,7
Bảng 3 cho thấy có 2,2% đối tượng thường xuyên và 19,9% thỉnh thoảng ăn uống khi 
đang làm việc với HCBVTV. Có 4,4% đối tượng thường xuyên và 9,3% đối tượng thỉnh 
thoảng hút thuốc lá khi đang làm việc với thuốc HCBVTV. Có 94,2% thường xuyên rửa tay 
hoặc các bộ phận khác của cơ thể ngay sau khi dính thuốc và 97,3% thường xuyên tắm 
rửa ngay sau khi phun thuốc.
4. BÀN LUẬN
Khi mua thuốc để sử dụng, đối tượng 
thường lựa chọn dựa theo kinh nghiệm của 
bản thân. Ngoài ra người phun HCBVTV tại 
Việt Nam thường có thói quen tư vấn người 
bán hàng để lựa chọn loại hoá chất phù hợp 
để mua (6). Tuy nhiên qua quá trình phỏng 
vấn và khảo sát thực địa, nhóm nghiên 
cứu ghi nhận một tỷ lệ đáng kể người bán 
HCBVTV không được đào tạo, không có giấy 
phép kinh doanh. Thực tế này có thể dẫn đến 
những tư vấn không chính xác cho người 
mua. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 
39,8% đối tượng hỏi và lựa chọn theo hướng 
dẫn của cán bộ chuyên trách về HCBVTV. 
Trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh 
và cộng sự cũng chỉ ra kết quả tương tự, khi 
chỉ có 9,6% người phun HCBVTV tiếp cận 
được thông tin tư vấn từ cán bộ chuyên trách 
92
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
về HCBVTV, và hơn một nửa 58,7% người 
chuyên canh chè nhận được nguồn thông tin 
từ người bán thuốc HCBVTV. 
Do phần lớn đối tượng lựa chọn mua 
HCBVTV dựa theo kinh nghiệm của bản 
thân, khi pha HCBVTV để phun, các đối 
tượng cũng dựa theo kinh nghiệm của 
mình (chiếm 71,7%) và chỉ có 28,3% pha 
HCBVTV dựa theo hướng dẫn của cán bộ 
về HCBVTV và 40,3% dựa theo chỉ dẫn của 
người bán HCBVTV. Việc không tiếp cận 
được sự tư vấn và nguồn thông tin đáng 
tin cậy khi sử dụng HCBVTV có thể dẫn tới 
những thực hành không phù hợp sau đó, 
làm tăng phơi nhiễm của bản thân người 
phun HCBVTV và gây ra những ảnh hưởng 
không mong muốn tới môi trường cũng như 
sức khoẻ con người.
Đối với hoá chất thừa sau phun thì hơn 
2/3 người được hỏi (76,5%) chọn cách 
phun đi phun lại cho hết. Ngoài ra 22,1% 
tận dụng để phun cho cây trồng khác, còn 
một số đổ xuống sông. Các cách xử lý 
hoá chất thừa sau khi phun thuốc của đối 
tượng đa phần là không phù hợp và đều 
dẫn đến tồn dư hoá chất trong cây trồng và 
môi trường xung quanh. Các đối tượng nên 
tính toán lượng hoá chất cần dùng cho phù 
hợp, và chỉ pha một lượng vừa đủ để phun, 
tránh việc pha thừa hoá chất và đổ các loại 
hoá chất này vào môi trường xung quanh, 
gây ra nhiều hệ luỵ liên quan. Kết quả của 
chúng tôi tương đồng với nhiều nghiên cứu 
khác, như tác giả của tác giả Lê Văn Cường 
và Ngô Thị Nhuận khi nghiên cứu sự tuân 
thủ nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV của hộ 
nông dân tỉnh Thanh Hóa với 88% phun cố 
cho hết, 9% đổ xuống mương ở đồng (7).
Bao bì HCBVTV là chất thải nguy hại, 
nếu xử lý không đúng cách sẽ phát tán 
nhiều hoá chất độc hại ra môi trường. Một 
thực tế hiện nay, việc người phun vứt chai, 
lọ, bao bì đựng HCBVTV bừa bãi ra môi 
trường khá phổ biến ở nhiều vùng nông 
thôn. Qua điều tra người trồng hoa và cây 
cảnh ở xã Nam Phong vẫn còn 24,8% đối 
tượng vứt ngay trên vườn cảnh gây ảnh 
hưởng không nhỏ đến môi trường, đất và 
nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
Tỷ lệ này tương đồng với báo cáo của Lê 
Văn Cường với tỷ lệ người phun vứt vỏ bao 
bì ở bãi rác trên vườn là 37,4% (7). 
Phần lớn người trồng hoa và cây cảnh 
(50,4%) rửa bình phun thuốc ngay trong 
kênh rạch cạnh vườn cảnh hoặc rửa ngay 
tại đồng ruộng (50,4%). Với thói quen này 
làm cho HCBVTV từ dụng các phun thuốc 
phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn 
nước bề mặt, từ đó ảnh hưởng đến các loài 
vật đang sinh sống tại nguồn nước (như 
cá, tôm) và có thể quay ngược trở lại chuỗi 
thức ăn cho con người. Thực tế này cũng 
được chỉ ra ở hầu hết các nghiên cứu trước 
đó, do người phun thuốc không biết hoặc 
không có nơi nào phù hợp để rửa dụng cụ 
trước và sau khi phun (6).
Vườn hoa cây cảnh của hộ dân ở xã 
Nam Phong thường có diện tích rộng lớn 
với lượng thuốc cần phun tương đối nhiều, 
do đó cường độ làm việc cao và kéo dài 
nên người phun thuốc thường nghỉ giải 
lao giữa giờ phun. Trong khoảng thời gian 
nghỉ đó vẫn còn có 2,2% đối tượng thường 
xuyên ăn uống khi đang làm việc với thuốc; 
19,9% thi thoảng có ăn uống. Ngoài ra có 
4,4% thường xuyên có hút thuốc lá khi đang 
làm việc với HCBVTV và 9,3% thi thoảng 
hút thuốc lá. Điều tra tại Kuwait của tác 
giả Mustapha F. A. Jallow cho kết quả cao 
hơn đó là tỷ lệ đối tượng thỉnh thoảng ăn 
uống trong khi phun (35%); thường xuyên 
hút thuốc 2% và thỉnh thoảng hút thuốc khi 
đang làm việc (39%) (8). Việc ăn, uống và 
hút thuốc khi đang phun HCBVTV sẽ làm 
tăng nguy cơ nhiễm độc và phơi nhiễm với 
HCBVTV do vô tình nuốt phải HCBVTV từ 
bàn tay người phun thuốc sang thức ăn, 
hoặc cầm vào điếu thuốc.
93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02
5. KẾT LUẬN
HCBVTV được người trồng hoa và cây 
cảnh sử dụng chưa phù hợp tại địa bàn 
nghiên cứu. 61,9% đối tượng chọn hóa 
chất BVTV dựa theo kinh nghiệm bản thân 
và 71,7% phối trộn các loại thuốc dựa vào 
kinh nghiệm bản thân; 5,9% đổ hoá chất 
thừa xuống sông; 24,8% đối tượng vứt bao 
bì thuốc ngay trên vườn cảnh; 50,4% rửa 
bình phun thuốc ngay trong kênh rạch cạnh 
vườn cảnh; 2,2% thường xuyên và 19,9% 
thỉnh thoảng ăn uống khi đang làm việc 
với HCBVTV; 4,4% thường xuyên và 9,3% 
thỉnh thoảng hút thuốc lá khi đang pha/phun 
HCBVTV. 
 Do ảnh hưởng của việc phun HCBVTV 
của người trồng hoa và cây cảnh tới cả 
sức khoẻ con người cũng như sức khoẻ 
môi trường, việc tăng cường truyền thông, 
tổ chức các chương trình tập huấn, hỗ 
trợ giúp người trồng hoa và cây cảnh có 
hành vi phun thuốc đúng là rất quan trọng, 
không chỉ giảm thiểu được phơi nhiễm do 
HCBVTV ở người trực tiếp phun thuốc, mà 
còn có ý nghĩa đáng kể và lợi ích với cả 
cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. United Nations, Department of 
Economic and Social Affairs, Population 
Division. World population prospects 
Highlights, 2019 revision Highlights, 2019 
revision. 2019. 
2. Sarkar S, Gil JDB, Keeley J, Möhring 
N, Jansen K. The use of pesticides in 
developing countries and their impact on 
health and the right to food. 2021;56. 
3. Hoi PV, Mol APJ, Oosterveer P, van 
den Brink PJ, Huong PTM. Pesticide use in 
Vietnamese vegetable production: a 10-year 
study. International Journal of Agricultural 
Sustainability [Internet]. 2016 Jul 2 [cited 
2020 May 13];14(3):325–38. Available from: 
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.108
0/14735903.2015.1134395
4. Van Hoi P, Mol A, Oosterveer P. State 
governance of pesticide use and trade in 
Vietnam. NJAS - Wageningen Journal of 
Life Sciences [Internet]. 2013 Dec [cited 
2019 Jul 23];67:19–26. Available from: 
https://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/
S1573521413000535
5. World Health Organization. Safe use 
of pesticides [Internet]. Available from: 
https://www.who.int/water_sanitation_
health/resources/vector385to397.pdf
6. Đinh Thị Phương Hoa, Phạm Đức 
Phúc, Trần Thị Tuyết Hạnh, Mai Anh Đào. 
Thực hành sử dụng hoá chất bảo vệ thực 
vật của người phun thuốc tại xã Nam 
Phong, thành phố Nam Định 2015. Tạp chí 
Y học Thực Hành. 1045(6/2017). 
7. Lê Văn Cường và Ngô Thị Thuận. 
Sự tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc bảo 
vệ thực vật của nông dân trong sản xuất 
rau trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. 
2017;15(5):689–98. 
8. Jallow MFA, Awadh DG, Albaho MS, 
Devi VY, Thomas BM. Pesticide Knowledge 
and Safety Practices among Farm Workers 
in Kuwait: Results of a Survey. Int J Environ 
Res Public Health. 2017 Mar 24;14(4). 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_hoa_chat_bao_ve_thuc_vat_cua_nguoi_trong.pdf