Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng

Vạt da cơ dưới móng được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Wang năm 1986. Đây là vạt tại vùng, được cung cấp máu bởi bó mạch giáp trên. Vạt da cơ dưới móng bao gồm các cơ ức móng, cơ ức giáp và bụng trên cơ vai móng). Vạt có độ dày tương đối, kích thước phần đảo da của vạt từ 4cm chiều rộng và 7cm chiều dài. Vạt dùng để tái tạo khuyết hổng nhỏ và trung bình của hốc miệng. Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015, chúng tôi đã sử dụng vạt da cơ dưới móng tái tạo cho 44 bệnh nhân (25 trường hợp ung thư lưỡi và 19 trường hợp ung thư sàn miệng). Tỉ lệ sống của vạt da cơ dưới móng là 100%. Tỉ lệ hoại tử toàn bộ đảo da là 15,9% và hoại tử một phần đảo da là 34,1%. Do đó, chúng tôi tin rằng vạt da cơ dưới móng là một lựa chọn tin cậy và thích hợp, có thể thay thế tốt cho vạt tự do để tái tạo các khuyết hổng trung bình trong hốc miệng

Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng trang 1

Trang 1

Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng trang 2

Trang 2

Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng trang 3

Trang 3

Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng trang 4

Trang 4

Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 5940
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng

Sử dụng vạt da cơ dưới móng trong tạo hình ung thư lưỡi và sàn miệng
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
58 
SỬ DỤNG VẠT DA CƠ DƯỚI MÓNG TRONG TẠO HÌNH 
UNG THƯ LƯỠI VÀ SÀN MIỆNG 
HỒ THÁI TÍNH1, BÙI XUÂN TRƯỜNG2, NGUYỄN ANH KHÔI3 
Vạt da cơ dưới móng được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Wang nĕm 1986. Đây là vạt tại vùng, được cung 
cấp máu bởi bó mạch giáp trên. Vạt da cơ dưới móng bao gồm các cơ ức móng, cơ ức giáp và bụng trên cơ vai 
móng). Vạt có độ dày tương đối, kích thước phần đảo da của vạt từ 4cm chiều rộng và 7cm chiều dài. Vạt dùng 
để tái tạo khuyết hổng nhỏ và trung bình của hốc miệng. Từ tháng 4 nĕm 2014 đến tháng 4 nĕm 2015, chúng 
tôi đã sử dụng vạt da cơ dưới móng tái tạo cho 44 bệnh nhân (25 trường hợp ung thư lưỡi và 19 trường hợp 
ung thư sàn miệng). Tỉ lệ sống của vạt da cơ dưới móng là 100%. Tỉ lệ hoại tử toàn bộ đảo da là 15,9% và hoại 
tử một phần đảo da là 34,1%. Do đó, chúng tôi tin rằng vạt da cơ dưới móng là một lựa chọn tin cậy và thích 
hợp, có thể thay thế tốt cho vạt tự do để tái tạo các khuyết hổng trung bình trong hốc miệng. 
Use of the infrahyoid myocutaneous flap in tongue and floor of the mouth reconstruction. 
The infrahyoid myocutaneous flap (IHMCF), as first described by Wang in 1986. This is regional flap, the 
IHMCF is a pedicled flap nourished by the superior thyroid vessels. The infrahyoid muscles used in this flap 
consist of the sternohyoid muscle, the sternothyroid muscle, the superior belly of the omohyoid. This thin flap, 
provides a skin paddle of about 4cm by 7cm. The IHMCF is used in the reconstruction of small and medium 
sized defects of the oral cavity. From April 2014 to April 2015, 44 IHMCF were used for reconstruction of the 
tongue and the floor of the mouth after cancer ablative surgery (cancer of the tongue 25, floor of mouth 19). 
The survival rate of IHMCF was 100%. The rate of total skin paddle necrosis was 15,9% and the rate of partial 
skin paddle necrosis was 34,1%. Therefore, we believe that IHMCF is a reliable and convenient flap that can 
serve as a good alternative to free flaps in the reconstruction of medium sized defects of the oral cavity. 
1
 BSCKII-P.KHTH - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 TS.BS Trưởng Khoa Ngoại 5 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
3
 TS.BS. Khoa Ngoại 5 - Bộ Môn Ung Bướu ĐHYK Phạm Ngọc Thạch 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư lưỡi và sàn miệng là 2 loại ung thư 
thường gặp nhất trong ung thư vùng đầu cổ, chiếm tỉ 
lệ hơn 50% các ung thư vùng hốc miệng. Theo số 
liệu ghi nhận ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu 
TP.HCM nĕm 2014 thì tỉ lệ ung thư lưỡi và sàn 
miệng ở TP.HCM lần lượt là 2,7/100.000 dân và 
1,3/100.000 dân. Sinh thiết là phương tiện chẩn 
đoán xác định ung thư lưỡi và sàn miệng. Loại mô 
học thường gặp nhất trong ung thư lưỡi và sàn 
miệng là carcinôm. Bệnh do tĕng sinh ác tính của 
niêm mạc hoặc mô liên kết của lưỡi và sàn miệng. 
Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là một vết loét 
đau hay một khối sùi ở lưỡi hoặc sàn miệng. Yếu tố 
nguy cơ thường gặp là hút thuốc lá, uống rượu và 
vệ sinh rĕng miệng kém. Gần đây người ta còn đưa 
ra vai trò của nhiễm virus HPV. Phẫu thuật và xạ trị 
là hai mô thức điều trị chủ yếu đơn thuần hoặc phối 
hợp với mục đích chữa lành[4,6,12]. 
Phẫu thuật tạo hình những thập niên gần đây 
cho thấy có vai trò quan trọng sau cắt rộng những 
tổn thương lưỡi và sàn miệng lan rộng tại chỗ mà 
trước đây chưa thực hiện được. Phẫu thuật tạo hình 
với việc che lấp khuyết hổng và phục hồi chức nĕng 
giúp cho phẫu thuật viên mạnh dạn hơn trong những 
trường hợp phải cắt rộng đúng mức tổn thương đảm 
bảo về mặt ung bướu học, với mục đích cuối cùng là 
cải thiện chất lượng sống và tiên lượng sống của 
bệnh nhân[7,10]. 
Đối với những tổn thương lưỡi và sàn miệng 
lan rộng T2-3 theo UICC thì việc điều trị phẫu thuật 
cắt rộng đúng mức sẽ để lại khuyết hổng lớn, do đó 
chúng ta không thể may khép hoặc dùng vạt tại chỗ. 
Lựa chọn hàng đầu hiện nay là dùng vạt tự do để tái 
tạo lại những khuyết hổng này[4,7,12]. Tuy nhiên kỹ 
thuật dùng vạt tự do là một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi 
cơ sở y tế phải có đầy đủ trang thiết bị (kính hiển vi, 
máy chụp mạch máu, máy siêu âm mạch máu, thuốc 
chống đông) và phẫu thuật viên phải nắm rõ kỹ 
thuật vi phẫu để có thể tiến hành nối mạch máu và 
thần kinh. Một lựa chọn có thể thay thế vạt tự do là 
dùng vạt tại vùng, trong đó vạt da cơ dưới móng là 
một lựa chọn tương đối tốt[2,5,8]. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
59 
Kỹ thuật sử dụng vạt da cơ dưới móng trong 
tạo hình khuyết hổng lưỡi và sàn miệng được mô tả 
lần đầu bởi tác giả Wang và cộng sự 1986. Đây là 
một vạt tại vùng và được cấp máu bởi bó mạch giáp 
trên. Vạt da cơ dưới móng được chỉ định cho các 
khuyết hổng trong hốc miệng có kích thước trung 
bình. Vạt da cơ dưới móng khá linh hoạt, có độ dày 
tương đối, thuận lợi khi đưa về phía trên các khuyết 
hổng trong hốc miệng, không cần thay đổi tư thế 
bệnh nhân, vị trí lấy vạt nằm trên đường nạo hạch 
cổ do đó bệnh nhân không phải chịu thêm đường 
mổ thứ hai[3,5,11]. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Từ 04/2014 đến tháng 04/2015, chúng tôi đã 
dùng vạt da cơ dưới móng để tái tạo khuyết hổng 
cho 44 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư lưỡi và 
sàn miệng. Đây là một nghiên cứu hồi cứu loạt bệnh. 
Chúng tôi ghi nhận dữ liệu của bệnh nhân bao 
gồm tuổi, giới, thời gian khởi phát bệnh, vị trí bướu 
nguyên phát, giai đoạn bệnh, độ rộng phẫu thuật, 
kích thước vạt và các biến chứng của phẫu thuật. 
Tiến hành phẫu thuật nạo hạch cổ dự phòng 
một bên hoặc hai bên tùy vị trí sang thương (nếu 
không có hạch di cĕn với đánh giá trước phẫu 
thuật), hoặc nạo hạch cổ tận gốc biến đổi (nếu có 
hạch di cĕn). Chú ý bảo tồn tĩnh mạch cảnh trong, 
các nhánh thần kinh quai cổ và bó mạch giáp trên ở 
bên vị trí lấy vạt da cơ dưới móng. Cắt rộng sang 
thương lưỡi với diện cắt tối thiểu là 1cm, đối với sàn 
miệng là 2cm ± cắt bờ xương hàm dưới. 
Tùy thuộc vào kích thước khuyết hổng, tiến 
hành lấy vạt da cơ dưới móng ở cùng bên nạo hạch 
cổ dự phòng (nếu nạo hạch cổ dự phòng hai bên thì 
vạt da cơ dưới móng thường được lấy ở bên sang 
thương sàn miệng chiếm ưu thế). Sau khi cắt rộng 
sang thương trong miệng thì chúng tôi sẽ tạo một 
đường hầm thông từ hốc miệng xuống cổ. Chúng tôi 
sẽ đưa toàn bộ vạt da cơ dưới móng lên hốc miệng, 
vạt da cơ dưới móng sẽ được may với khuyết hổng 
bằng monosilk 3.0. Chúng tôi tiến hành đặt dẫn lưu 
áp lực âm vào vùng cổ, đường mổ nạo hạch và cho 
vạt sẽ được đóng từng lớp, may khép da lại bằng 
nylon 4.0. 
Theo dõi các biến chứng nơi nhận vạt như chảy 
máu, nhiễm trùng, tụ dịch, bung đầu vạt, dò vết mổ 
và hoại tử vạt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng theo dõi 
các biến chứng sớm nơi cho vạt như chảy máu. 
KẾT QUẢ 
Chúng tôi có 44 bệnh nhân trong nghiên cứu, 
trong đó các bệnh nhân nam chiếm đa số (77%). 
Bệnh nhân lớn tuổi nhất 78 tuổi, còn trẻ tuổi nhất chỉ 
có 25 tuổi. 
Trong 44 bệnh nhân có 19 trường hợp ung thư 
sàn miệng (43,2%) và 25 trường hợp ung thư lưỡi 
(56,8%). Vị trí thường gặp nhất của ung thư lưỡi là 
bờ bên, trong đó vị trí thường gặp nhất của sàn 
miệng là sàn miệng trước. Kích thước trung bình 
của bướu là 2,7cm. Bướu có kích thước lớn nhất là 
4cm và nhỏ nhất là 1,5cm. Đa số đại thể ghi nhận 
hình dạng bưới dạng sùi là 35 trường hợp chiếm 
(79,5%). Thời gian khởi phát bệnh trung bình là 3,5 
tháng ± 2,5 tháng. 
Trong 19 trường hợp ung thư sàn miệng, có 7 
trường hợp được cắt bờ xương hàm dưới (36,8%). 
25 trường hợp ung thư lưỡi, có 23 trường hợp cắt 
nửa lưỡi (92%). Tất cả 44 trường hợp đều được nạo 
hạch cổ dự phòng một bên hoặc hai bên. 
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân 
Giới tính Nam Nữ 
34 
10 
Tuổi Trung bình 
Nhỏ nhất 25, lớn nhất 78 
53,4 
Kích thước bướu Trung bình 
Nhỏ nhất 1,5, lớn nhất là 
4cm 
2,7 
Giai đoạn bệnh trước phẫu thuật 
Bướu cT1 1 
 cT2 41 
 cT3 2 
Hạch cN0 44 
Giai đoạn bệnh sau phẫu thuật 
Bướu pT2 29 
 pT3 13 
 pT4 2 
Hạch pN0 35 
 pN1 8 
 pN2b 1 
Thời gian phẫu thuật trung bình là 165 ± 34,3 
phút, trong đó thời gian phẫu thuật ngắn nhất là 95 
phút và dài nhất là 230 phút. 
Kích thước vạt nhỏ nhất là 18cm2, kích thước 
lớn nhất là 30cm2, kích thước trung bình là 22 ± 
2,4cm2, với chiều ngang là 3cm, chiều dài trung bình 
là 7,3cm ± 0,8cm. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
60 
Bảng 2. Biến chứng phẫu thuật 
Nơi nhận vạt 
Biến chứng nặng 
Hoại tử vạt toàn bộ 0 
Biến chứng nhẹ 
Chảy máu 0 
Dò vết mổ 0 
Bung đầu vạt 9 (20,4%) 
Tụ dịch 0 
Nhiễm trùng 0 
Hoại tử toàn bộ đảo da 7 (15,9%) 
Hoại tử một phần đảo da 7 (15,9%) 
Nơi cho vạt 
Chảy máu 0 
Khi tiến hành tạo hình bằng vạt da cơ dưới 
móng cho 44 trường hợp ung thư lưỡi và sàn miệng. 
Chúng tôi có 7 trường hợp vạt da cơ dưới móng bị 
hoại tử toàn bộ đảo da. 15 trường hợp hoại tử một 
phần đảo da. Tuy nhiên, 11 trường hợp hoại tử một 
phần đảo da và 3 trường hợp hoại tử toàn bộ đảo 
da, chúng tôi ghi nhận các phần hoại tử này tự bong 
tróc và biểu mô hoá sau 8 tuần phẫu thuật. 8 trường 
hợp hoại tử còn lại, sau thời gian theo dõi 4 tuần, 
chúng tôi tiến hành cắt lọc bỏ đi phần da hoại tử bề 
mặt này. Chúng tôi ghi nhận về biến chứng nặng là 
hoại tử toàn bộ vạt da cơ không có trường hợp nào. 
Tình trạng sống của vạt là 100% theo dõi sau 8 tuần 
phẫu thuật. 
Có 9 trường hợp chiếm (20,4%) phần bề mặt 
vạt da cơ dưới móng bị bung ở bề mặt vị trí chỗ dính 
vào bề mặt khuyết hổng lưỡi sau 5 tuần phẫu thuật. 
Các trường hợp này đều được chúng tôi tiến hành 
may khép sau đó. 
BÀN LUẬN 
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác 
định chọn lựa các phương pháp tạo hình trong ung 
thư hốc miệng, bao gồm các yếu tố quan trọng sau: 
thể tích và kích thước khuyết hổng, sự tương thích 
mô của vạt cho với phần mô còn lại trong hốc miệng, 
sự thuận lợi trong việc di chuyển vạt tới khuyết 
hổng, độ tin cậy của vạt và tổng trạng của bệnh 
nhân. Trong những thập niên gần đây, phương pháp 
tạo hình được đa số các tác giả ủng hộ trong việc tái 
tạo lại khuyết hổng lớn sau phẫu thuật ung thư vùng 
đầu cổ là sử dụng vạt tự do. Đây là vạt có độ tin cậy 
cao và rất linh động[1]. Tuy nhiên, kỹ thuật vi phẫu 
đòi hỏi thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài và là kỹ 
thuật rất tinh tế và phức tạp, và việc chọn lựa bệnh 
nhân cũng khắt khe. 
Theo ghi nhận của nhiều tác giả vạt da cơ dưới 
móng có thể thay thế cho vạt tự do khi bệnh nhân có 
chống chỉ định vi phẫu, vạt này khá linh hoạt và có 
độ dày tương đối, thuận lợi khi đưa vạt về phía trên 
các khuyết hổng trong hốc miệng[2]. Thời gian lấy vạt 
ngắn hơn nhiều so với kỹ thuật lấy vạt tự do. Đảm 
bảo độ rộng của phẫu thuật nạo hạch cổ hơn so với 
vạt dưới cằm[1,5,10]. Chúng tôi đã tiến hành sử dụng 
vạt da cơ dưới móng cho 44 trường hợp bệnh nhân 
bị ung thư lưỡi và sàn miệng với thời gian phẫu 
thuật trung bình là 165 ± 34,3 phút, trong đó thời 
gian phẫu thuật ngắn nhất là 95 phút và dài nhất là 
230 phút. Trong khi đó theo nghiên cứu của tác giả 
Joseph A. Paydarfar và cs ghi nhận thời gian phẫu 
thuật trung bình khi sử dụng vạt cẳng tay quay để tái 
tạo khuyết hổng lưỡi - sàn miệng là 780 phút. 
Theo tác giả Peng và cs, vạt da cơ dưới móng 
là một lựa chọn thích hợp cho những khuyết hổng 
trung bình, kích thước vạt da trung bình chiều ngang 
là 4,8cm và chiều dài trung bình là 7,55cm. Còn theo 
bài báo tổng kết của tác giả Deganello và cs tổng 
hợp gần 1400 bệnh nhân sử dụng vạt da cơ dưới 
móng trong 28 nĕm từ 1986 đến 2014, kích thước 
trung bình chiều ngang của vạt là 4cm và chiều dài 
trung bình là 7cm[3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
cũng ghi nhận kích thước tương tự với chiều ngang 
trung bình là 3cm và chiều dài trung bình là 7,3cm ± 
0,8cm. Với kích thước này thì vạt sẽ có diện tích 
trung bình từ 18cm2 đến 30cm2 rất thích hợp cho các 
khuyết hổng trung bình của lưỡi và sàn miệng. 
Vạt da cơ dưới móng là một vạt có cuống mạch 
và nguồn cung cấp máu để nuôi vạt là động mạch 
giáp trên, là phân nhánh đầu tiên của động mạch 
cảnh ngoài. Dẫn lưu tĩnh mạch của vạt chủ yếu về 
tĩnh mạch giáp trên đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. 
Theo tác giả Peng và cs, đối với phần đảo da của 
vạt da cơ dưới móng việc dẫn lưu máu còn được 
thông qua nhánh nền sọ là nhánh nối với tĩnh mạch 
hầu trước và tĩnh mạch mặt đổ về tĩnh mạch cảnh 
trong hoặc dẫn lưu từ những nhánh xuyên qua cơ 
bám da cổ đến tĩnh mạch hầu ngoài, tuy nhiên 
nhánh nối này rất thay đổi và không hằng định[5], do 
đó để tránh tình trạng hoại tử phần đảo da của vạt 
da cơ dưới móng tác giả đề nghị nên bảo tồn nhánh 
nối này trong quá trình lấy vạt. Còn theo tác giả Dian 
Ouyang và cs thì phần đảo da của vạt da cơ dưới 
móng được cung cấp bởi các nhánh xuyên của cơ 
bám da cổ tới tĩnh mạch hầu trước hoặc hầu ngoài 
hoặc cả hai[9], do đó theo tác giả thì để tránh tình 
trạng hoại tử phần đảo da của vạt chúng ta cần bóc 
tách cẩn thận và chừa lại lớp cân cơ bám da cổ phủ 
lên trên bề mặt xung quanh bó mạch giáp trên. Tuy 
nhiên nếu chúng ta chừa quá nhiều thì sẽ làm hạn 
chế việc di chuyển vạt lên trên và góc quay của vạt 
vào hốc miệng che khuyết hổng. Trong nghiên cứu 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
61 
chúng tôi khi tiến hành lấy vạt da cơ dưới móng, 
chúng tôi nhận thấy có mối tương quan có ý nghĩa 
thống kê (P<0.001) giữa bảo tồn nhánh nối nền sọ 
với tình trạng hoại tử phần đảo da của vạt da cơ 
dưới móng. 
Hình 1. Phẫu trường sau khi nạo hạch cổ và vạt da 
cơ dưới móng 
Hình 2. Vạt da cơ dưới móng sống 
 A 
Hình 3. (A) Hoại tử một phần đảo da 
 B 
(B) Hoại tử toàn bộ đảo da 
KẾT LUẬN 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã điều trị và 
theo dõi 44 trường hợp được tái tạo bằng vạt da cơ 
dưới móng sau phẫu thuật ung thư lưỡi và sàn 
miệng. Đây là vạt tại vùng, có cuống mạch. Vạt da 
cơ dưới móng có tính linh hoạt cao vì đường di 
chuyển vạt gần khuyết hổng, hơn nữa là chỉ cần một 
đường rạch da chúng ta có thể tiến hành lấy vạt da 
cơ dưới móng và nạo hạch cổ đồng thời, làm rút 
ngắn thời gian phẫu thuật của bệnh nhân rất thích 
hợp với những bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh lý nội 
khoa đi kèm. Vạt da cơ dưới móng có kích thước 
trung bình 3cm x 7,3cm, thể tích trung bình là 22cm2 
và đáng tin cậy. Tỉ lệ biến chứng hoại tử toàn bộ vạt 
là 0%, biến chứng hoại tử một phần và toàn bộ đảo 
da là 50%. Biến chứng hoại tử phần đảo da chủ yếu 
là do việc hồi lưu tĩnh mạch không tốt. Tất cả các 
trường hợp bệnh nhân theo dõi sau 8 tuần phẫu 
thuật, tỉ lệ vạt sống là 100%. Do đó vạt này phù hợp 
cho những khuyết hổng trung bình trong hốc miệng 
và có thể là một lựa chọn thay thế cho vạt tự do 
trong một số trường hợp nhất định. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
62 
Chống chỉ định của vạt da cơ dưới móng là 
những bệnh nhân đã phẫu thuật tuyến giáp, bệnh 
nhân đã xạ trị, nạo hạch cổ và hạch xâm nhiễm vỏ 
bao, xâm lấn các cấu trúc xung quanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Avery CM (2010). “Review of the radial free flap: 
is it still evolving, or is it facing extinction? Part 
two: osteocutaneous radial free flap”. British 
Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 48: pp 
253-260. 
2. Deganello A, Manciocco V, Dolivet G, Leemans 
CR, Spriano G (2007) “Infrahyoid fascio-
myocutaneous flap as an alternative to free 
radial forearm flap in head and neck 
reconstruction”. Head Neck;29 pp 285-291. 
3. Deganello A et al (2014). "Review the infrahyoid 
flap: A comprehensive review of an often 
overlooked reconstruction method". Elsevier Oral 
oncology, pp 1-6. 
4. Deschler DG, Erman AB (2014). “Oral Cavity 
Cancer” in Bailey’s Head and Neck Surgery – 
Otolaryngology edited by Jonas T. Johnson, 5th 
Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp 1849-
1874. 
5. Hanwei Peng, Steven J.Wang et al (2012) 
“Infrahyoid Myocutaneous Flap for Medium-
Sized Head and Neck Defects: Surgical 
Outcome and Technique Modification” in 
American Academy of Otolaryngology- Head and 
Neck Surgery. 
6. Kampman E, Boeing H, Gonzalez CA, et al 
(2008) “Gastrointestinal Cancer: Epidemiology” 
in Principles and Practice of Gastrointestinal 
Oncology edited by David P. Kelsen, 2nd ed, 
Lippincott Williams Wilkins, pp 3-14 
7. Martin T, Webster K (2012) “Lip and oral cavity” 
in Stell and Maran’s Textbook of Head and Neck 
Surgery and Oncology edited by John C 
Watkinson, Ralph W Gilbert, 5th ed, Hodder & 
Stoughton Ltd, pp 549-587. 
8. Minni A, Mascelli A, Suriano M (2010) “The 
infrahyoid myocutaneous flap in intra-oral 
reconstruction as an alternative to free flaps”. 
Acta Otolaryngol; 130, pp 733-738. 
9. Ouyang Dian, Su Xuan et al. (2012). "Anatomical 
study and modified incision of the infrahyoid 
myocutaneous" Eur Arch Otorhinolaryngol, pp 
675-680. 
10. Trần Thanh Phương (2012) "Nghiên cứu phẫu 
thuật và tạo hình trong điều trị ung thư lưỡi", 
luận vĕn tiến sĩ y học, Chuyên ngành ung thư 
học. ĐHYD TP.HCM, tr. 4-6. 
11. Wang H, Shen J, et al (1986) "The Infrahyoid 
Myocutaneous Flap for Reconstruction After 
Resection of Head and Neck Cancer", Cancer 
57, pp 663-668. 
12. Wein RO, Weber RS (2015). “Malignant 
neoplasms of the oral cavity” in Cummings 
Otolaryngology-Head & Neck Surgery edited by 
Paul W. Flint, 6th ed, Elsevier, pp 1359-1387. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_vat_da_co_duoi_mong_trong_tao_hinh_ung_thu_luoi_va_s.pdf