Thực nghiệm mô hình luân canh tôm sú – Lúa xen canh tôm càng xanh toàn đực
Thực nghiệm này nhằm cải tiến kỹ thuật ương và nuôi xen canh tôm càng xanh (TCX) trong ruộng
lúa từ đó nâng cao hiệu quả của mô hình tôm - lúa. TCX được ương 30-45 ngày với mật độ 13 con
/m2. Mật độ nuôi trên ruộng lúa là 1-2 con/m2. Tại Bạc Liêu, TCX nuôi trong ruộng lúa năng suất
đạt 441 kg/ha/vụ, kích cỡ 30-35 con/kg, lợi nhuận 3-11 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất lúa 4,5 tấn/ha/
vụ, lợi nhuận từ TCX và lúa đạt 6,1-14,6 triệu đồng/ha/năm. Tại Sóc Trăng, năng suất TXC từ 576-
796 kg/ha/vụ, kích cỡ 25-30 con/kg, lợi nhuận đạt từ 21,5-48,9 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất lúa đạt
5,14-6,71 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ TCX và lúa đạt từ 25,4-57,4 triệu đồng/ha. Ngoài ra mô hình này
còn thu được lợi nhuận từ tôm sú, cua và cá trong cùng ao nuôi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực nghiệm mô hình luân canh tôm sú – Lúa xen canh tôm càng xanh toàn đực
13TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH LUÂN CANH TÔM SÚ – LÚA XEN CANH TÔM CÀNG XANH TOÀN ĐỰC Đoàn Văn Bảy1*, Phan Thanh Lâm1, Đinh Trang Điểm1, Nguyễn Song Hà2, Nguyễn Hoàng Linh2, Huỳnh Quốc Khởi3, Lê Kim Yến3, Đặng Bích Duy3, Phạm Hoàng Vũ3, Võ Văn Bé4, Phan Văn Hà4 TÓM TẮT Thực nghiệm này nhằm cải tiến kỹ thuật ương và nuôi xen canh tôm càng xanh (TCX) trong ruộng lúa từ đó nâng cao hiệu quả của mô hình tôm - lúa. TCX được ương 30-45 ngày với mật độ 13 con /m2. Mật độ nuôi trên ruộng lúa là 1-2 con/m2. Tại Bạc Liêu, TCX nuôi trong ruộng lúa năng suất đạt 441 kg/ha/vụ, kích cỡ 30-35 con/kg, lợi nhuận 3-11 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất lúa 4,5 tấn/ha/ vụ, lợi nhuận từ TCX và lúa đạt 6,1-14,6 triệu đồng/ha/năm. Tại Sóc Trăng, năng suất TXC từ 576- 796 kg/ha/vụ, kích cỡ 25-30 con/kg, lợi nhuận đạt từ 21,5-48,9 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất lúa đạt 5,14-6,71 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ TCX và lúa đạt từ 25,4-57,4 triệu đồng/ha. Ngoài ra mô hình này còn thu được lợi nhuận từ tôm sú, cua và cá trong cùng ao nuôi. Từ khóa: Nuôi tôm càng xanh, mô hình tôm - lúa. 1 Phòng Sinh thái nghề cá và Tài nguyên thủy sinh vật, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II 2 Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam 3 Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu 4 Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng *Email: dvbayvn@icloud.com I. GIỚI THIỆU Vùng tôm sú-lúa (T-L) tại Mỹ Xuyên được biết đến là vùng T-L tiêu biểu của tỉnh Sóc Trăng với diện tích khoảng 10.000 ha trên diện tích 17.700 ha nuôi tôm nước lợ. Sản xuất tôm và lúa theo mô hình này dựa trên sự xâm nhập mặn vào mùa khô (nuôi tôm từ tháng 2 đến tháng 8) và trồng lúa vào mùa mưa, khi có đủ lượng nước ngọt để rửa mặn (từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau). Năng suất tôm sú tương đối ổn định, giai đoạn năm 2010-2014 dao động ở mức 400- 550 kg/ha (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Sóc Trăng, 2015). Vùng T-L của tỉnh Bạc Liêu tập trung tại phía Bắc quốc lộ 1A gồm huyện Phước Long, Hồng Dân và một phần của huyện Giá Rai. Diện tích T-L gia tăng từ 5.851 ha năm 2001 lên 29.607 ha năm 2014, định hướng đến năm 2030 là 43.000 ha. Mô hình T-L canh tác luân phiên 2 vụ tôm và 1 vụ lúa. Vụ tôm sú bắt đầu thả giống từ tháng 2-3 và kết thúc vào khoảng tháng 7 với trung bình 2 lần thả giống/vụ/năm, vụ lúa xuống giống bắt đầu từ tháng 8-9 nếu sạ giống dài ngày và từ tháng 9-10 nếu sạ giống ngắn ngày trong thời gian này có thể thả nuôi xen TCX vào ruộng lúa nếu điều kiện phù hợp. Diện tích canh tác T-L trung bình từ 1,0-2,5 ha/ hộ, mật độ thả tôm sú giống dao động 2-3 con/ m2, năng suất bình quân tôm sú 350-400 kg/ha/ vụ, chi phí sản xuất 30-35 triệu đồng/ha/vụ, mỗi hộ lãi từ 35-50 triệu đồng/ha/vụ tính cả tôm và lúa (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2015). Trong những năm gần đây, TCX toàn đực được đưa vào mô hình nuôi xen canh trong vụ lúa đã nâng cao hiệu quả đáng kể cho người nuôi, tại Bạc Liêu, mật độ thả TCX trung bình từ 0,5-1 con/m2, giống được ương trước khi sạ lúa từ 1-1,5 tháng, năng suất tôm thu được khoảng 90-100 kg/ha. Lợi nhuận trung bình từ 10-15 triệu đồng/ha/năm. Nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác thông minh này, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II thực hiện Dự án nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa và xen canh TCX toàn đực trong vụ lúa tại 14 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu và huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Dự án đã cung cấp các thông số kinh tế và kỹ thuật có thể áp dụng trong thực tế sản xuất tại địa phương. Mục tiêu cụ thể của dự án là xen canh TCX trong ruộng lúa nhằm đạt 500-600 kg/ha/vụ/năm; lúa đạt 5-6 tấn/ha/vụ/năm tại Sóc Trăng. Tại Bạc Liêu năng suất TCX 100 kg/ha/vụ/năm; lúa đạt 4,5 tấn/ha/ vụ/năm. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Chọn hộ thực hiện mô hình Tại tổ hợp tác (THT) Tiến Phát, ấp Phước Trường, xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu chọn được 05 hộ thực hiện mô hình và 03 hộ đối chứng, mỗi hộ có tham gia với diện tích là 1 ha. Tại THT Tôm - Lúa - Màu, ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chọn 05 hộ thực hiện mô hình và 03 hộ đối chứng, mỗi hộ có tham gia với diện tích là 1 ha (Hình 1). Hình 1. Vị trí thực hiện mô hình T-L tại Phước Long, Bạc Liêu và Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 2.2. Xây dựng và thử nghiệm mô hình Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng xây dựng phương pháp nuôi TCX trong mô hình luân canh T-L. Về mùa vụ: Bảng 1. Lịch thời vụ nuôi TCX trong ruộng lúa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Áp dụng tại Phước Long, Bạc Liêu THÁO CHUA, RỬA MẶN TRỒNG LÚA Gieo sạ/cấy từ tháng 9, thu hoạch vào tháng 12 (4 tháng) NUÔI TÔM CÀNG XANH Ương vào giữa tháng 8 (30-45 ngày) Nuôi trong ruộng từ giữa tháng 9 đến tháng 01 năm sau (4,5 tháng) Áp dụng tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng NUÔI TÔM CÀNG XANH Ương từ tháng 7-10 (30-45 ngày) Nuôi trong ruộng (từ tháng 10-02 năm sau) TRỒNG LÚA Thời gian gieo trồng (từ tháng 10-01 năm sau) 15TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 4 Về thiết kế hệ thống ao nuôi/ruộng: Hình 2. Thiết kế ruộng nuôi tôm, cua, cá, TCX- lúa tại Phước Long, Bạc Liêu (Hình mô tả cho 1 ha diện tích) Ao ương/lắng: Chiếm 10-15% diện tích, tại Bạc Liêu, ao này dùng ương tôm sú trong tháng 2, ương TCX trong giữa tháng 8, đóng vai trò là ao lắng trữ/cấp nước cho ao nuôi tôm sú từ tháng 2-7, sử dụng trồng lúa tháng 9-12. Tại Sóc Trăng, dùng ương TCX từ tháng 7-10. Là ao lắng trữ/cấp nước cho ao nuôi tôm sú từ tháng 4-10, sử dụng trồng lúa tháng 10-01 năm sau. Hình 3. Thiết kế ruộng nuôi tôm, cua, cá, TCX - lúa tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (Hình mô tả cho 1 ha diện tích) Mương/ruộng nuôi tôm sú/cua/ ... ính trên diện tích canh tác là 1ha, thả TCX thường) Nội dung Lê Văn Tám Trần Văn Nhị Phạm Thị Huyền Chi phí vụ TCX (đ/ha) 16.425.000 13.550.000 12.425.000 Thức ăn 3.200.000 2.500.000 1.200.000 Con giống TCX 10.725.000 9.750.000 10.725.000 Hóa chất, thuốc, vôi 2.500.000 1.300.000 500.000 Thu từ TCX 19.620.000 17.480.000 7.800.000 Năng suất TCX (kg/ha)* 180 152 60 Cỡ tôm (con/kg) 35 32 26 Giá bán (đ/kg) 109.000 115.000 130.000 Nội dung Phạm Văn Út Dương Văn Lâu Lê Thị Chúc Lệ Phan Tiến Phạm Hoàng Sơn 19TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Lợi nhuận từ tôm 3.195.000 3.930.000 (4.625.000) Chi phí vụ lúa (đ/ha) 13.950.000 15.400.000 13.500.000 Lúa giống 2.450.000 2.450.000 2.450.000 Phân, thuốc 9.500.000 11.300.000 8.800.000 Công lao động (dặm lúa) 1.500.000 1.200.000 1.500.000 Nhiên liệu (dầu bơm nước) 500.000 450.000 750.000 Thu từ lúa (đồng/ha) 20.800.000 24.440.000 21.840.000 Năng suất lúa (tấn/ha)** 4,0 4,7 4,2 Giá bán (đ/kg) 5.200 5.200 5.200 Lợi nhuận từ lúa 6.850.000 9.040.000 8.340.000 Lợi nhuận từ tôm và lúa 10.045.000 12.970.000 3.715.000 * Năng suất TCX chỉ tính trên diện tích mặt nước là 5.500m2 ** Năng suất lúa chỉ tính trên diện tích trảng 4.500m2 Qua Bảng 5 cho thấy, tại Sóc Trăng, năng suất TXC thu hoạch đạt từ 576-796 kg/ha/năm (kích cỡ 25-30 con/kg), lợi nhuận đạt từ 21,5- 48,9 triệu đồng/ha. Năng suất lúa đạt trung bình 5,14-6,71 tấn/ha, lợi nhuận thu từ lúa đạt 3,5-8,5 triệu/ha, lợi nhuận từ TCX và lúa đạt từ 25,4- 57,4 triệu đồng/ha. Năng suất tôm sú từ 1.050- 1.210 kg/ha/năm, FCR = 1,3, lợi nhuận 43,18- 53,5 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập từ cá rô phi 150-250 kg cá/năm tương đương 2-3 triệu đồng/ ha/hộ (Số liệu tham khảo từ tôm sú, cua và cá rô phi trong mô hình). Bảng 5. Kết quả vụ lúa/TCX của các hộ mô hình tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng Nội dung Thái Văn Quận Đỗ Văn Minh Lê Minh Lanh Ngô Công Văn Võ Minh Chánh Chi phí vụ TCX 48.048.933 42.899.733 47.846.400 51.305.644 46.669.156 Thức ăn (đ/ha) 23.160.000 19.178.000 22.880.000 25.561.000 21.547.000 Con giống TCX (đ/ha) 10.111.000 10.111.000 10.111.000 10.111.000 10.111.000 Hóa chất, thuốc, vôi (đ/ha) 14.778.000 13.611.000 14.855.000 15.633.000 15.011.000 Thu từ TCX 82.211.1000 64.462.000 81.713.000 100.240.000 74.690.000 Sản lượng TCX (kg/hộ/năm) 470 403 481 557 453 Năng suất TCX (kg/ha/năm)* 671 576 687 796 647 Cỡ tôm (con/kg) 25 30,0 27,0 22,0 28 Giá bán (đ/kg) 175.000 160.000 170.000 180.000 165.000 Lợi nhuận từ tôm (đ/ha) 34.162.000 21.562.000 33.867.000 48.934.000 28.021.000 Chi phí vụ lúa 11.883.000 11.575.000 11.997.000 12.398.000 11.798.000 Lúa giống (đ/ha) 1.169.000 1.169.000 1.169.000 1.169.000 1.169.000 Nội dung Lê Văn Tám Trần Văn Nhị Phạm Thị Huyền 20 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Phân, thuốc (đ/ha) 6.428.000 6.034.000 6.199.000 6.428.000 6.309.000 Công lao động (dặm lúa) (đ/ha) 2.571.000 2.743.000 2.829.000 2.914.000 2.691.000 Nhiên liệu (dầu bơm nước) (đ/ha) 1.714.286 1.628.571 1.800.000 1.885.714 1.629.000 Thu từ lúa (đồng/ha) 18.000.000 15.429.000 17.271.000 20.949.000 15.377.000 Sản lượng lúa (tấn/hộ/năm) 3,60 3,09 3,45 4,03 3,34 Năng suất lúa (tấn/ha/năm)** 6,00 5,14 5,76 6,71 5,57 Giá bán (đ/kg) 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.200.000 4.600.000 Lợi nhuận từ lúa (đ/ha) 6.117.000 3.854.000 5.275.000 8.551.000 3.579.000 Lợi nhuận từ tôm và lúa (đ/ha) 40.279.000 25.416.000 39.142.000 57.485.000 31.600.000 * Năng suất TCX chỉ tính trên diện tích mặt nước là 7.000m2 ** Năng suất lúa chỉ tính trên diện tích trảng 6.000m2 Trong các hộ tham gia thực hiện mô hình tại Sóc Trăng, hộ Ngô Công Văn có năng suất TCX cao nhất (796 kg/ha/năm), cũng giống như ở Bạc Liêu, hộ này có hệ thống kênh cấp thoát nước tốt, thường xuyên thay nước theo thuỷ triều nên tôm sẽ phát triển tốt hơn và cỡ tôm lớn hơn. So với các hộ đối chứng, những cải tiến về ương, cho ăn trong giai đoạn ương TCX làm chi phí của những hộ mô hình cao hơn trung bình là 17.500.000 đ/ha nhưng lợi nhuận đạt cao hơn trung bình 33.300.000 đ/ha. Bên cạnh đó, năng suất lúa của các hộ thuộc mô hình cao hơn 4,1 tấn/ha/vụ (Bảng 5 và Bảng 6). Bảng 6. Kết quả vụ lúa/TCX của các hộ đối chứng tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (Tính trên diện tích canh tác là 1ha, thả TCX thường) Nội dung Nguyễn Văn Điếu Lê Văn Thái Võ Thanh Tuấn Chi phí vụ TCX 35.150.000 35.000.000 19.315.000 Thức ăn (đ/ha) 15.650.000 16.000.000 1.465.000 Con giống TCX (đ/ha) 6.500.000 6.500.000 6.500.000 Hóa chất, thuốc, vôi (đ/ha) 13.000.000 12.500.000 11.350.000 Thu từ TCX 29.250.000 26.195.000 29.435.000 Sản lượng TCX (kg/ha)* 195 169 203 Cỡ tôm (con/kg) 35 32 37 Giá bán (đ/kg) 150.000 155.000 145.000 Lợi nhuận từ tôm (đ/ha) (5.900.000) (8.805.000) 10.120.000 Chi phí vụ lúa 7.200.000 6.850.000 7.250.000 Lúa giống (đ/ha) 700.000 700.000 700.000 Phân, thuốc (đ/ha) 4.000.000 3.950.000 4.050.000 Nội dung Thái Văn Quận Đỗ Văn Minh Lê Minh Lanh Ngô Công Văn Võ Minh Chánh 21TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Công lao động (dặm lúa) (đ/ha) 1.500.000 1.200.000 1.500.000 Nhiên liệu (dầu bơm nước) (đ/ha) 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Thu từ lúa (đồng/ha) 9.100.000 8.216.000 9.464.000 Sản lượng lúa (tấn/ha)** 1.750,0 1.580,0 1.820,0 Giá bán (đ/kg) 5.200 5.200 5.200 Lợi nhuận từ lúa 1.900.000 1.366.000 2.214.000 Lợi nhuận từ tôm và lúa 7.800.000 7.439.000 12.334.000 * Năng suất TCX chỉ tính trên diện tích mặt nước là 7.000m2 ** Năng suất lúa chỉ tính trên diện tích trảng 6.000m2 Kết quả thực hiện mô hình đã cho thấy nuôi TCX xen trong ruộng lúa có tính khả thi và hiệu quả cao, góp phần đa dạng hóa thêm đối tượng sản xuất và tận dụng khai thác tốt hơn diện tích canh tác. Việc thực hiện ương nuôi TCX 1 tháng trước khi thả ra ruộng lúa là cách tiếp cận hợp lý, và cũng cần dành một phần diện tích để tiếp tục nuôi TCX khi thu hoạch lúa (tiếp tục nuôi 1-2 tháng) do thời gian canh tác lúa chỉ khoảng 3-4 tháng, trong khi chu kỳ phát triển của TCX đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 5-6 tháng. Việc bố trí, thiết kế một ao ương và tiến hành ương tôm (kể cả TCX và tôm sú) trước khi chuyển ra ruộng nuôi giúp kiểm soát tốt hơn tỷ lệ sống, giúp đầu tư hợp lý hơn, hạn chế rủi ro và dễ quản lý ao nuôi hơn. IV. THẢO LUẬN Hiện nay, tại Bạc Liêu, tập quán nuôi của người dân là ít đầu tư đến các kỹ thuật ương tôm và nuôi trong điều kiện hở, phụ thuộc lớn vào các yếu tố môi trường và thời tiết bên ngoài, không giống như các mô hình nuôi thâm canh khác nên tỉ lệ sống thấp, năng suất TCX trong mô hình T-L hiện tại khoảng 90-110 kg/ha, mật độ thả trung bình từ 0,5-1 con/m2 (Huỳnh Kim Hường và ctv., 2016; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2015). Kết quả thực nghiệm này năng suất đạt 441 kg/ha/năm cho thấy tôm được ương với mật độ 13 con/m2 trong thời gian từ 30-45, mật độ thả ra ruộng nuôi là 1-2 con/m2 ngày là giải pháp kỹ thuật cần thiết nhằm nâng cao tỷ lệ sống của tôm trong giai đoạn đầu của vụ nuôi. Từ 2014, TCX bắt đầu được thả nuôi xen canh với tôm sú trong ruộng lúa tại các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Phạm Anh Tuấn và ctv., 2015), tại Thới Bình, Cà Mau mô hình nuôi TCX xen canh trong ruộng lúa đã được người dân thực hiện từ năm 2012. Chi phí nuôi tôm càng xanh chỉ chiếm 11,8 % tổng chi phí sản xuất, nhưng đạt đến 22,7 % tổng lợi nhuận của cả mô hình tôm càng xanh – lúa và luân canh với tôm sú (Huỳnh Kim Hường và ctv., 2016). Tuy nhiên, trong mô hình canh tác T-L truyền thống, nông dân thường mua tôm giống (tôm sú và TCX) rồi thả trực tiếp vào trong ruộng lúa để nuôi lớn, kết quả là tỷ lệ sống của tôm đến khi thu hoạch thường thấp. Năng suất TCX 179,1±96,6 kg/ha/vụ, cỡ 26±7,7 con/kg, tỷ lệ sống đạt 41,8±17,5% (Đinh Trang Điểm và Trần Văn Việt, 2016) so với năng suất 576-796 kg/ha/năm, tỉ lệ sống đến khi thu hoạch từ 70- 75% tại Mỹ Xuyên Sóc Trăng là còn hạn chế, như vậy việc ương tôm trong giai đoạn đầu sẽ góp phần tăng tỉ lệ sống từ đó cải thiện được năng suất tôm nuôi. V. KẾT LUẬN Thiết kế và tỉ lệ trảng/mương nuôi tại mỗi tỉnh thực hiện mô hình khác nhau nhưng áp dụng chung quy trình ương TCX trước khi thả ra ruộng lúa với mật độ ương TCX là 13 con/m2. Mật độ nuôi trên ruộng lúa là 1-2 con/m2, thời gian ương là 30-45 ngày, trước khi thả ra ruộng lúa trọng lượng trung bình TCX đạt 5 g/con, tỷ lệ sống 85%. Tại Bạc Liêu, thời gian nuôi trong ruộng lúa 4,5 tháng, tỷ lệ sống đạt 60%, năng Nội dung Nguyễn Văn Điếu Lê Văn Thái Võ Thanh Tuấn 22 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II suất TCX 441 kg/ha/năm, cỡ tôm thu hoạch 30- 35 con/kg, lợi nhuận 3-11 triệu đồng/ha. Năng suất lúa 4,5 tấn/ha, lợi nhuận từ TCX và lúa 6,1- 14,6 triệu đồng/ha/năm. So với hộ đối chứng, năng suất TXC từ 60-180 kg/ha/năm, cỡ tôm thu hoạch 26-35 con/kg, 2 trong 03 hộ nuôi có lãi. Tại Sóc Trăng, thời gian nuôi ngoài ruộng lúa là 5 tháng, năng suất TCX từ 576-796 kg/ ha/năm, cỡ tôm thu hoạch 25-30 con/kg, lợi nhuận đạt từ 21,5-50 triệu đồng/ha. Năng suất lúa 5,14-6,71 tấn/ ha, lợi nhuận 3,5-8,5 triệu/ha, lợi nhuận từ TCX và lúa đạt từ 31,6-57,4 triệu đồng/ha. So với hộ đối chứng, năng suất TCX từ 169-203 kg/ha/năm, cỡ tôm thu hoạch 32-37 con/kg và chỉ có 01 hộ có lãi. Từ kết quả trên cho thấy việc nuôi xen canh TCX trong ruộng lúa đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác và tăng thu nhập cho mô hình tôm-lúa, đây có thể xem là giải pháp nhằm đa dạng hơn các đối tượng sản xuất mô hình tôm-lúa so với trước đây. LỜI CẢM ƠN Báo cáo này được chuẩn bị với sự tài trợ kinh phí từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam. Các số liệu sử dụng trong báo cáo này được tổng hợp từ kết quả vụ nuôi TCX và lúa thuộc 2 mô hình triển khai tại Sóc Trăng và Bạc Liêu. Chúng tôi cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu và Sóc Trăng các chuyên gia kỹ thuật: anh Khởi, anh Hùng, chị Yến, anh Vũ, anh Thuỳ (Bạc Liêu), anh Bé, anh Hà (Sóc Trăng) những người đã tham gia trực tiếp với chúng tôi khi thực nuôi TCX-lúa tại đây. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Song Hà, anh Hoàng Linh, chị Minh Hương và anh Hưng (cán bộ FAO) về những hỗ trợ nhiệt tình trong cho thời gian chuẩn bị đề cương đế bố trí thực nghiệm. Cuối cùng chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã cho phép chúng tôi tham gia thực hiện nhiệm này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Sóc Trăng, 2015. “Thực trạng phát triển mô hình Tôm – Lúa và giải pháp phát triển mô hình Tôm – Lúa tại tỉnh Sóc Trăng”. Báo cáo tham luận tại Hội nghị “sản xuất tôm – lúa vùng ĐBSCL và định hướng phát triển” do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Kiên Giang ngày 23/9/2015. Đinh Trang Điểm và Trần Văn Việt, 2016. “Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi tôm ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ Thuỷ sản toàn quốc lần thứ VII. Viện NCNTTS II, trang 216-223. Huỳnh Kim Hường, Lê Quốc Việt, Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Ngọc Hải, 2016. “Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa luân canh với tôm sú ở vùng nước lợ tỉnh Bạc Liêu”. Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 43 (2016): 97- 105. Phạm Anh Tuấn, Trần Ngọc Hải, Võ Nam Sơn và Trịnh Quang Tú, 2015. “Hiện trạng phát triển Tôm-Lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Báo cáo tư vấn, Viện Quản Lý & Phát Triển Đông Nam Á (AMDI). 81 trang. Sở Nông nghiệp & PTNT Bạc Liêu, 2015. Báo cáo tham luận tại Hội nghị “sản xuất tôm – lúa vùng ĐBSCL và định hướng phát triển” do Tổng cục Thủy sản tổ chức tại Kiên Giang ngày 23/9/2015. 23TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II EXPERIMENTING INTERCROP ALL MALE GIANT FRESHWATER PRAWN IN ROTATION RICE - SHRIMP FARMING SYSTEMS Doan Van Bay1*, Phan Thanh Lam1, Dinh Trang Diem1, Nguyen Song Ha2, Nguyen Hoang Linh2, Huynh Quoc Khoi3, Le Kim Yen3, Dang Bich Duy3, Pham Hoang Vu3, Vo Van Be4, Phan Van Ha4 ABSTRACT This study aims to improve the nursery and aquaculture technical process of giant freshwater shrimp in rice fields, therefore improving effectiveness of the rotation shrimp- rice farming system. Giant freshwater prawn were nursed from 30 to 45 days with density of 13 ind/m2 and cultured in rice field with density of 1-2 ind/m2. In Bac Lieu province, productivity was 441 kg/ ha/year, harvested size reached 30-35 ind/kg, and profit was 3-11 million/ha. Rice productivity was 4.5 tonnes/ha, total profit from Giant freshwater prawn and rice was 6.1-14.6 million/ha/ year. In Soc Trang province, Giant freshwater prawn yield reached 576 - 796 kg/ha/year, with harvested size at 25-30 ind/kg, and net return was 21.5-48.9 million/ha. Rice productivity was 5.1-6.7 tonnes/ha, profit was 3.5-8.5 million/ha, and total profit from Giant freshwater prawn and rice was 25,4-57,4 million VND /ha. In addition, this model also has profited from black tiger shrimp, crab, and fish culture in the same pond. Keywords: Giant freshwater prawn, rotation of shrimp- rice farming system. Người phản biện: PGS.TS. Võ Nam Sơn Ngày nhận bài: 18/5/2019 Ngày thông qua phản biện: 20/6/2019 Ngày duyệt đăng: 26/6/2019 1 Fisheries Ecological and Aquatic Resources Division, Research Institute for Aquaculture No.2 2 Food and Agriculture Organization of the United Nations, Vietnam. 3 Agricultural extension centre of Bac Lieu province. 4 Agricultural extension centre of Soc Trang province. *Email: dvbayvn@icloud.com
File đính kèm:
- thuc_nghiem_mo_hinh_luan_canh_tom_su_lua_xen_canh_tom_cang_x.pdf