Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết

So với những cuốn tiểu thuyết theo đuổi một nhóm nhân vật chính phụ rõ ràng

gắn liền một hệ thống tình tiết cốt truyện trọn vẹn, Nho Lâm Ngoại Sử buộc phải có một

hệ thống kết cấu hình tượng đủ mạnh để khiến cho đám đông nhân vật không rơi vào

trạng thái tản mác và hỗn loạn. Nhận diện được các thủ pháp tự sự mới về nhân vật của

Ngô Kính Tử giúp ta phát hiện ra sự tồn tại của nguyên tắc kết cấu hình tượng mới mẻ.

Và việc khám phá nguyên tắc kết cấu mới mẻ này chính là một điều kiện để tái thức nhận

chủ đề cuốn tiểu thuyết.

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 1

Trang 1

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 2

Trang 2

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 3

Trang 3

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 4

Trang 4

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 5

Trang 5

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 6

Trang 6

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 7

Trang 7

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 8

Trang 8

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 9

Trang 9

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 7740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết

Thủ pháp tự sự mới về nhân vật của Nho Lâm Ngoại Sử và việc tái thức nhận chủ đề cuốn tiểu thuyết
62 TRNG I HC TH  H NI 
TH8 PHP T( S( M&I V: NHN VT C8A 
NHO LM NGOI S; 1 V VI
C TI TH-C NHN CH8 : 
CUN TI=U THUY3T 
Lê Thời Tân1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: So với những cuốn tiểu thuyết theo đuổi một nhóm nhân vật chính phụ rõ ràng 
gắn liền một hệ thống tình tiết cốt truyện trọn vẹn, Nho Lâm Ngoại Sử buộc phải có một 
hệ thống kết cấu hình tượng đủ mạnh để khiến cho đám đông nhân vật không rơi vào 
trạng thái tản mác và hỗn loạn. Nhận diện được các thủ pháp tự sự mới về nhân vật của 
Ngô Kính Tử giúp ta phát hiện ra sự tồn tại của nguyên tắc kết cấu hình tượng mới mẻ. 
Và việc khám phá nguyên tắc kết cấu mới mẻ này chính là một điều kiện để tái thức nhận 
chủ đề cuốn tiểu thuyết. 
Từ khoá: Nho Lâm Ngoại Sử, kết cấu hình tượng, thủ pháp tự sự, chủ đề tiếu thuyết. 
1. MỞ ĐẦU 
Nói đến hệ thống nhân vật trong một tác phẩm tự sự2 tức là nói đến cái tổ hợp các 
quan hệ cụ thể của nhân vật. Thông thường đó là các quan hệ đối lập, đối chiếu, tương 
phản hoặc bổ sung. Tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa (hiểu theo nghĩa rộng, chứ không chỉ 
trào lưu cụ thể trong lịch sử văn học) càng khiến cho các loại quan hệ này chuyển hoá lẫn 
nhau. Ngô Kính Tử là một phong cách hiện thực độc đáo trong tiểu thuyết cổ điển Trung 
Quốc. Phong cách đó khiến ta nghĩ đến chủ nghĩa hiện thực kiểu Trekhov trong văn học cổ 
điển Nga trăm năm sau. Chủ nghĩa hiện thực của Ngô Kính Tử là một chủ nghĩa hiện thực 
tỏ ra càng "đáng tin", càng gần gũi với cuộc đời hơn. Đó là một chủ nghĩa hiện thực cận 
nhân tình, trình diễn lên một thế giới nhân vật mà độc giả có thể "ôn tưởng" lại chúng từ 
một góc nhỏ quán trà bằng cách quan sát người qua lại xung quanh3. So với những cuốn 
tiểu thuyết theo đuổi một nhóm nhân vật chính phụ rõ ràng với một hệ thống tình tiết trọn 
vẹn, Nho Lâm Ngoại Sử tỏ ra cần có một hệ thống kết cấu hình tượng đủ mạnh để không 
làm cho đám đông nhân vật rơi vào trạng thái tản mạn hỗn loạn. Đằng sau dáng vẻ "dẫn dắt 
1 Nhận bài ngày 07.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 
 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 63 
đủ loại nhân vật dàn hàng ngang mà xuất hiện, việc sinh cùng khi người xuất hiện, rồi 
kết thúc khi nhân vật rút lui" (nguyên văn: "	 

	" − Lỗ Tấn nhận xét nghệ thuật tự sự của Nho Lâm Ngoại Sử) [1, 
tr.167] đầy vẻ nhẹ nhõm và dễ dãi đó là cả một nguyên tắc kết cấu hình tượng hoạt động 
hết sức tích cực. Nguyên tắc kết cấu hình tượng đó được thực hiện nhờ vào các thủ pháp tự 
sự nhân vật sau đây. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Nhân vật được trần thuật tản mạn, nối ghép dần 
Nhân vật trong Nho Lâm Ngoại Sử luôn yêu cầu độc giả phải tự mình ghép nối, thống 
hợp các thông tin trần thuật liên quan để có thể đọc ra được một câu chuyện nhất định về 
bản thân nó. Các nhân vật chính diễn hết câu chuyện chủ yếu của mình trong liên tục mấy 
hồi truyện để sau đó vẫn còn loáng thoáng xuất hiện đâu đó giữa dòng trần thuật trong lúc 
đông đảo các nhân vật thứ yếu lúc ẩn lúc hiển dắt díu nhau tụ tán giữa các hồi trong tiểu 
thuyết. Độc giả cần đối chiếu, kết nối, tái tổ hợp các thông tin trần thuật liên quan mới 
mong tái dựng lại được chân dung từng nhân vật cụ thể. Thủ pháp tự sự mới về nhân vật 
như vậy đã đem lại màu sắc hiện thực đặc biệt cũng như ý vị thâm trầm cho cuốn tiểu thuyết. 
Sau đây chúng tôi sẽ dẫn ra một ví dụ để chứng tỏ cho việc thấu hiểu thủ pháp tự sự 
mới về nhân vật trong Nho Lâm Ngoại Sử có lúc quan trọng ra sao đối với việc cắt nghĩa 
nhân vật và lí giải chủ đề tác phẩm. Không ít độc giả xem câu chuyện cử nhân Vương Huệ 
làm quan lại tham gia cuộc phản loạn của Ninh Vương rồi bị triều đình truy nã phải mai 
danh ẩn tích (trần thuật rải rải trong các nhóm hồi đầu sách) và câu chuyện Quách Hiếu Tử 
rong ruổi nghìn dặm đi tìm cha (trần thuật chủ yếu ở nhóm hồi 37 − 39) là hai câu chuyện 
độc lập. Đương nhiên việc không biết vị "hoà thượng" trong cái am vắng ngoại thành 
Thành Đô là tội đồ Vương Huệ cũng không đến nỗi gây trở ngại gì trong việc lí giải tình 
tiết lớn của cả tác phẩm. Trương Văn Hổ trong bản bình điểm tiểu thuyết này đã biết nối 
kết hai câu chuyện lại với nhau. Vậy mà đáng tiếc việc kết nối đó vẫn chưa khiến ông nhận 
thức được sâu hơn chủ đề câu chuyện. Nhà bình điểm đọc đến đoạn Quách Hiếu Tử trên 
đường mang tro cốt phụ thân về quê gặp Tiêu Vân Tiên4 nói: "Tôi vốn là người Hồ Quảng" 
(hồi 39) [2, tr.428] bèn bình: "Vương Huệ người Sơn Đông (theo lí thì Quách Hiếu Tử phải 
nói mình quê Sơn Đông theo cha − LTT), vì sao đến quê quán lại phải thay đổi đi?" Nên 
nhớ tính chất tàn khốc của nhà nước trong việc xử lí các vụ phản loạn và văn tự ngục là 
một nét chủ đề quan trọng của Nho Lâm Ngoại Sử. Để giữ lấy mạng sống, Vương Huệ đến 
tên họ còn phải từ bỏ huống hồ quê quán! Ông cử Vương một thân bỏ trốn, cả gia đình tan 
64 TRNG I HC TH  H NI 
tác ly tán. Con trai đổi thành họ Quách ("Hiếu Tử" là một cách gọi – người con có hiếu, 
chứ không phải là tên) lưu lạc khắp miền đi tìm cha, gặp người đâu dám nói nguyên quán 
của mình. Sau này đọc đến hồi 56 − hồi cuối cùng của tiểu thuyết (Bản dịch tiếng Việt dịch 
theo bản lưu hành của Nhân dân Văn học xuất bản xã nên không có hồi này) độc giả sẽ 
thấy trong bản tấu trình danh sách những kẻ tài đức nhưng không có dịp bảng vàng đề danh 
khi còn tại thế của Bộ Lễ lên triều đình, Quách Hiếu Tử được xếp vào hạng áo vải (bố y). 
Còn trong bảng phong tiến sĩ cập đệ (u bảng) ghi họ Quách tên Lực (không biết đây có 
phải là tên thật của con trai Vương Huệ hay không!), người phủ Trường Sa, Hồ Quảng, ân 
tứ tiến sĩ đệ nhị giáp đệ thất danh. Vậy là triều đình quả không biết nguồn gốc của Quách 
Hiếu Tử − phong tiến sĩ cho con một kẻ phản nghịch (chắc là do địa phương quan đã 
không cẩn thận khi làm hồ sơ tấu trình!) Mặt khác độc giả cũng nên biết kể từ đó dòng họ 
Vương Huệ coi như chấm hết. Đọc đoạn Vương Huệ (trốn làm tăng trong am) một mực 
khô ... ày rằm tháng này tổ chức tiệc thơ Tây 
Hồ. Mỗi vị xin góp hai đồng phí tổn. Nay xin kê ra danh sách khách dự như sau: Vệ Thế 
Thiện tiên sinh, Tuỳ Sầm Am tiên sinh, Triệu Tuyết Trai tiên sinh, Nghiêm Chí Hoà tiên 
sinh, Phố Mặc Khanh tiên sinh, Chi Kiếm Phong tiên sinh, Khuông Siêu Nhân tiên sinh, 
Hồ Mật Chi tiên sinh, Cảnh Lan Giang tiên sinh. Tổng cộng chín vị". Bên dưới viết: "Xin 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 69 
có mặt đông đủ". Qua hàng viết thêm: "Phí tổn xin góp lại cho Hồ Tam Công Tử ở Ngụ 
Thư Đường" (hồi 18) [2, tr.213; 3, tr.343]. 
Sính phong lưu cao hội Mạc Sầu Hồ (đề mục của hồi 30) kể chuyện các danh sĩ Giang 
Nam đứng đầu là tài tử đồng tính Đỗ Thận Khanh tổ chức cuộc thi − gọi theo ngôn ngữ 
nay là ca nhạc kịch diễn ở Hồ Mạc Sầu. Các nhân vật mà chuyện của chúng được đề cập 
rải rác tản mạn trong nhiều hồi lại có dịp được tập hợp lại trong tình tiết nhà trù bị cuộc đại 
hội lên danh sách ban giám khảo cuộc trao giải hội diễn Hồ Mạc Sầu: "Quý Vĩ Tiêu lấy tờ 
giấy đỏ ra liệt kê: Tôn tiên sinh, Tân Đông Chi, Kim Đông Nhai, Kim Ngụ Lưu, Tiêu Kim 
Huyền, Gia Cát Hựu, Quý Vĩ Tiêu, Quách Thiết Bút, Tăng Quan, Lai Hà Sĩ, Bão Văn 
Khanh. Thêm ha vị chủ trì nữa là mười ba người" (hồi 30) [2, tr.338; 4, tr.54]. Cho đến hồi 
37 đa phần các nhân vật trong Nho Lâm Ngoại Sử đã lần lượt có mặt trên sân khấu trần 
thuật của cuốn tiểu thuyết. Cuộc đại tế đền Thái Bá ở hồi 37 sẽ cho ta một danh sách gần 
hết các nhân vật trong Nho Lâm. Sau đó các nhân vật chính của mười hồi truyện sau tế đền 
Thái Bá như Thang Tấu, Vũ Thư, Tiêu Vân Tiên sẽ gặp mặt với bộ ba nhân vật chủ trì 
cuộc tế lễ này ở hồi 46. Buổi gặp mặt thậm chí còn nhắc đến sự kiện văn hoá "hội diễn văn 
nghệ" ở Mạc Sầu Hồ năm xưa! Nhà tự sự gọi cuộc họp mặt sau cùng này là "Hiền nhân 
gặp mặt để tiễn biệt ở cửa Tam Sơn" (đầu đề hồi 46). Từ sau cuộc "Gặp mặt để tiễn biệt ở 
cửa Tam Sơn" nho nhân quả thực bèo dạt mây trôi, mỗi người mỗi ngả. Những cuộc tụ tập 
làm thơ, xem kịch, lễ hội, vãn cảnh hay thanh nghị thời đàm ngày một thưa vắng. Ấy thế 
mà kỉ niệm về những cuộc gặp gỡ văn hoá đó xem ra không đến nỗi sẽ phôi phai trong 
lòng thế hệ tiếp nối. Đọc đoạn trần thuật cuộc "tranh luận bên đường" giữa hai sĩ nhân trẻ 
tuổi Trần Tư Nguyễn6 và Đinh Ngôn Chí ở hồi 54 ta mới biết lịch sử văn hoá nói chung 
văn chương nói riêng khó viết làm sao: 
Cuộc "hội thảo lịch sử văn chương bên hè phố" của hai gã học trò vô lại chí ít cũng đã 
nhắc đến vài ba sự kiện như tuồng cũng từng có tiếng vang nhất định trên thi đàn và sinh 
hoạt văn hoá của văn nhân thời đại. Có thể Trần Tư Nguyễn đúng còn Đinh Ngôn Chí là 
sai. Có điều, giờ đây đám người trong cuộc kia cũng đã tản mác đường trần xuôi ngược, 
chả có ai đứng ra làm chứng nữa. Làm việc có tổ chức có quy mô hẳn hoi như Bộ Lễ (ra 
thông tư phái người phỏng vấn, khảo sát, sưu tầm tận nơi để lập hồ sơ tấu trình lên triều 
đình xin truy phong tiến sĩ – hồi 56) mà còn chẳng phát hiện ra chuyện Ngưu Phố Lang ăn 
cắp tập thơ của Ngưu Bố Y (nhà thơ chết đường) còn Quách Thiết Bút là con của Vương 
Huệ (kẻ tạo phản bị truy nã suốt đời) nữa là trí nhớ của vài cá nhân độc giả! Cuộc tranh cãi 
của hai sĩ nhân cùng nghề bói chữ ở hồi 54 trên thực tế là cuộc gặp mặt luận bàn văn 
chương văn hoá cuối cùng trong Nho Lâm Ngoại Sử. Qua một hồi truyện nữa tất cả các 
nhân vật Nho Lâm đã trở thành người muôn năm cũ: tên của các nho nhân cuối cùng cũng 
70 TRNG I HC TH  H NI 
đã được ghi lại trong bản tấu trình triều đình xin truy phong tiến sĩ. Trong bảng ân tứ tiến 
sĩ cập đệ cho hồn ma của các nhà nho ở hàng thứ hai bảy và hàng thứ hai chín, độc giả có 
thể đọc thấy tên họ của hai gã nhà nho nhân trẻ tuổi trên: Trần Tư Nguyễn và Đinh Thi. Bài 
sớ tấu trình chuyện mồ ma của các hiền tài, bảng tiến sĩ cập đệ truy phong cùng lễ nghi 
vinh danh sĩ nhân của triều đình... tất cả những kí tải và sao lục "phỏng sử truyện" này như 
tuồng muốn gián tiếp nói cùng độc giả nguyên do tụ tán của cái quần thể đám người có chữ 
mà tác giả đã đưa vào trong tiểu thuyết7. Hồi 56 là một hồi đặc biệt của tiểu thuyết Nho 
Lâm Ngoại Sử. Nhìn từ góc độ kết cấu tác phẩm, có thể nói hồi 56 chính là một "Bảng chỉ 
dẫn nhân vật" của cuốn tiểu thuyết. Với hồi 56, tiểu thuyết dường như đã dành một dịp 
cuối cùng cho cuộc Đại − Hội − Ngộ của toàn thể nhân vật Nho Lâm. Chúng tôi thậm chí 
cho rằng, hồi 56 là một cách để tác giả cuốn Nho Lâm kiểm lại người trong chuyện. Không 
khó phát hiện thấy danh sách các nho nhân trong bản tấu trình triều đình của Bộ Lễ như 
tuồng cũng phản ánh trật tự xuất hiện trước sau của các nhân vật trong tiểu thuyết. Danh 
sách nho nhân trong bản tấu trình này cùng với bảng truy phong tiến sĩ cập đệ phía sau 
dường như cũng là một cách giúp tác giả "phân loại", "thống kê" các nhân vật trong cuốn 
tiểu thuyết của mình. 
3. KẾT LUẬN 
Thực ra, tiểu thuyết xưa nay vẫn quen dùng quan hệ thời gian − nhân quả, triển khai 
một câu chuyện đầu đuôi ứng kết cùng một hệ thống nhân vật phân vai chính phụ rõ ràng. 
Cho đó là một cách nhận thức chiều sâu chân lí đời sống cũng được, mà nói đó là một cách 
"tái nhào nặn" hiện thực thành câu chuyện điển hình hơn cũng không phải là không có cơ 
sở; cho đó là đang trình hiện cuộc sống ra trước mắt độc giả cũng được, mà bảo rằng tác 
giả đang dắt dẫn người đọc nhận thức cuộc sống theo một dự đồ còn có lí hơn. Tính chất 
"giả tạo", "đẽo gọt" của các cấu trúc tiểu thuyết đó là một điều dễ thấy. Riêng Ngô Kính 
Tử với ngòi bút điềm đạm, dung dị vừa thể hiện được chất thơ của cuộc sống những con 
người bình thường, mà cũng thể hiện được sự han rỉ mòn mỏi không được tự ý thức của 
nhân cách con người, sự tha hoá của cả một thể chế. Ông kể ra bao nhiêu chuyện cỏn con 
của những kiếp người tầm tầm nổi trôi giữa dòng đời. Tiểu thuyết của ông làm ta nghĩ đến 
truyện ngắn và kịch của văn hào Nga Trekhov. Có người cho rằng truyền thống được tạo ra 
bởi Trekhov đã bị đứt đoạn trong trong văn học Nga, chỉ phần nào được tiếp nối trở lại ở 
V.Shukshin. Ở Trung Quốc, sau khi Nho Lâm Ngoại Sử ra đời, một loạt nhà văn đã bắt 
chước Ngô Kính Tử, thế nhưng ngay cả những cuốn tiểu thuyết thành công nhất cũng chỉ 
mô phỏng được cái bề ngoài chứ không hiểu được cốt lõi tinh thần Ngô Kính Tử. Ngược 
lại, trong tản văn và bút kí của một số nhà văn Trung Quốc cận hiện đại người đọc ít nhiều 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 71 
lại cảm nhận được sự tồn tại của cái truyền thống mà Ngô Kính Tử tạo ra cho văn học 
Trung Quốc. Truyền thống mà ta muốn quan sát thì phải bắt đầu từ việc mà chúng tôi đặt 
ra trong đầu đề bài viết này − tìm hiểu các thủ pháp tự sự mới về nhân vật trong tiểu thuyết 
của Ngô Kính Tử. 
Chú thích: 
1. Nho Lâm Ngoại Sử bản dịch tiếng Việt Chuyện Làng Nho. Tất cả các đoạn dẫn tác phẩm 
trong bài này đều dẫn dịch từ [2] Nho Lâm Ngoại Sử, Tân thế giới xuất bản xã, bản in 
2001; Số trang đối ứng bản dịch ở đây thống nhất dẫn theo bản dịch tiếng Việt [3] [4] 
Chuyện Làng Nho, Nxb.Văn Học, bản in 2001. 
2. Thực ra, đem con người đặt vào một "hệ thống hình tượng" nào đó không phải là một đặc 
quyền của văn học. Trên thực tế, chúng ta luôn nhìn nhân sinh từ một giác độ như vậy. Mỗi 
một người trong cuộc sống chẳng qua là một nhân vật − con người có tên gọi; Khi chúng ta 
tự ý thức đến bản thân mình thì một nhân vật "Tôi" liền xuất hiện. Con người đều thông 
qua một quan hệ tất − ngẫu nhiên nào đó mà trở thành "nhân vật" đối với nhau. Và, trở 
thành nhân vật giữa đời chính là xác định tư cách tồn tại của mỗi một cá thể người trong 
chỉnh thể nhân sinh/ nhân quần. Thực tế thì, khi một người từ trong mênh mông biển người 
lần đầu bước vào trong trường ý thức của bạn, anh ta liền đã trở thành nhân vật của bạn. 
Thế mà mới trước đó thôi, đối với bạn mà nói, con người này là không tồn tại. Còn trong 
trường hợp bạn "gặp" một người mà giờ đây anh ta chỉ tồn tại trong trong kí ức của người 
đời hay trí nhớ của cả cộng đồng, anh ta chỉ tồn tại trong một hệ thống thoại ngữ của các 
nhà trần thuật − một người đã không còn cách nào để tiếp xúc trực tiếp được nữa thì đó 
chính là người mà ta quen gọi là nhân vật lịch sử. Nói tóm lại con người phải trở thành 
nhân vật, mà nhân vật thì thế tất phải tồn tại trong một hệ thống các quan hệ nào đó, tồn tại 
dưới một cái tên để xác định mình. Lật mở một cuốn tiểu thuyết, một hệ thống hình tượng 
nhân vật liền trình hiện lên trước mắt độc giả. Kì thực những cách gọi hoặc phân loại nhân 
vật văn học như nhân vật chính, nhân vật phụ; nhân vật chính diện, nhân vật phản diện đều 
không thoát khỏi quan điểm cấu trúc luận hệ thống. 
3. Trương Văn Hổ − một nhà bình điểm Nho Lâm Ngoại Sử đời Thanh kể chuyện có người 
hỏi ông sao hay ngồi trong quán trà đến thế. Ông trả lời ngồi ôn nhân vật Nho Lâm Ngoại 
Sử. Nhàn Trai Lão Nhân − một nhà bình điểm quan trọng khác, trong bài tựa cho tiểu 
thuyết này có so sánh Nho Lâm Ngoại Sử với "tứ đại kì thư": "Tây Du Kí huyền hoặc hoang 
tưởng, người bình cho đó là sách bàn về Đạo. Cái gọi là ý mã tâm viên, kim công mộc mẫu 
đại để nói cái ý chỉ tâm tức là Phật − người bình không dám tìm hiểu. Tam Quốc không 
giống hoàn toàn chính sử, thế nhưng chuyện thoán quyền của Ngụy và Tấn như tuồng rập 
khuôn nhau, đạo trời tuần hoàn đủ làm gương cho kẻ thoán đoạt; lại như nguyên do hưng 
vong tồn phế của Ngô và Thục cũng đáng để người đời suy gẫm, người bình không dám 
chê khen; còn như Thuỷ Hử, Kim Bình Mai bày chuyện trộm cắp dạy điều dâm ố là sách 
cấm xưa nay mà vẫn có người mê khen cái kì thú trong chương pháp, cái diệu tuyệt trong 
dụng bút. Trong hàng tiểu thuyết, đều cho là (những sách) chưa từng có sách hơn. Than ôi! 
72 TRNG I HC TH  H NI 
Ấy là vì chưa đọc Nho Lâm Ngoại Sử vậy. Nói "ngoại sử", vì vốn nó không tự xếp mình 
vào hàng chính sử; nói "nho lâm", vì nó khác biệt hoàn toàn với những sách kể chuyện 
huyền hư hoang đường. Nho Lâm Ngoại Sử lấy chuyện công danh phú quý làm rường mối 
cho tự sự toàn sách... (...). Nhân vật trong truyện không phải là ít mà tính tình tâm tư của 
họ, không ai là không mồn một trên trang sách. Độc giả dù là hạng người nào không ai là 
không thể tự soi ngẫm mình một chút". Chúng tôi hiểu phong cách hiện thực chủ nghĩa 
trong Nho Lâm Ngoại Sử theo tinh thần như thế. 
4. Tiêu vừa cứu sống một chân hoà hoà thượng (tức sư chùa Cam Lộ mà chuyện đã kể từ nửa 
trước tiểu thuyết). Không biết do đâu mà Quách Hiếu Tử (con của một hoà thượng giả) lại 
biết được Tiêu vừa thực hiện hành động nghĩa hiệp đó? Quách Hiếu Tử chắc chắn từ sâu 
thẳm tâm tư hoàn toàn biết rõ giả sử năm xưa cuộc "tạo phản" của Ninh Vương thành công 
thì bố của mình lại đã trở thành một ông quan đầy năng lực của triều đình mới. Và nếu vậy 
thì Quách cũng chẳng phải lang thang muôn dặm với một nỗi khổ hiếu trong lòng suốt hai 
mươi năm ròng. Không biết những lời Quách khuyên Tiêu Vân Tiên đừng làm những trò 
kiểu "hiệp khách giang hồ" mà phải "nên ra giúp sức mình cho triều đình" để "chẳng uổng 
đời lưu danh sử xanh" (hồi 40, tr.428) là ăn năn chân thành cho lỗi lầm của cha mình hay 
chỉ là một sự chua chát, chán chường sâu sắc? Nực cười là ở chỗ Tiêu Vân Tiên sau cuộc 
gặp gỡ với Quách đã đến thành Thanh Phong giúp sức cho triều đình. Kết quả là khi quay 
về bán sạch gia sản để đền quốc khố thì bố Tiêu đã ngã bệnh rồi chết. 
5. Cừ tiếc cô hầu Song Hồng, chối không đồng ý cho Hoạn Thành chuộc làm vợ. Hoạn Thành 
được một viên thư lại thạo nghề chỉ trỏ bày cách tống tiền Cừ về vụ tàng giữ chiếc tráp của 
ông cử phản nghịch Vương Huệ. Vụ giao dịch này thực hiện thành công là còn phải nhờ 
vào sự tham gia của cò mồi mánh lới. Cũng không thể không kể đến vai trò trung gian của 
thầy đồ Tú tài Mã Nhị. Rốt cuộc Cừ chả đòi được Song Hồng lại còn mất thêm cả trăm 
lạng bạc (xem hồi 14) 
6. Chuyện nho nhân trẻ tuổi này được kể từ hồi 53. Thoạt đầu người trần thuật chỉ gọi gã du 
thực du thực này là "con trai Trần Hoà Phủ" (một nho nhân làm nghề bói chữ từng xuất 
hiện trong các hồi truyện kể về anh em Lâu Công Tử, Lỗ Biên Tu ở đầu tác phẩm). Tiếp đó 
sau chuyện trả vợ cho nhạc phụ "đem về mà gả cho người khác" (bản dịch tr.447) để cạo 
đầu làm sư cho dễ bề kiếm sống thì nhà trần thuật chuyển sang gọi gã là "Trần Hoà 
Thượng". Chỉ đến khi cãi nhau với một tên du thủ du thực khác độc giả mới biết ông sư trẻ 
tuổi bói chữ lấy tiền mua thịt này tên là Tư Nguyễn. 
7. Không hiểu sao danh sĩ Trần Hoà Phủ lại không được triều đình truy phong tiến sĩ trong 
lúc đứa con trai là Tư Nguyễn lại "đậu" đến hàng hai bảy trong bảng truy phong tiến sĩ cập 
đệ? Thôi thì con hơn cha là nhà đã có phúc rồi. Nghĩa tử là nghĩa tận, hiền tài là nguyên khí 
quốc gia. Triều đình không rộng rãi với một thế hệ sĩ nhân thiệt thòi vì khoa cử "hà khắc" 
thì làm sao mà nước nhà có thể "tới hồi thịnh trị như thời Tam Đại?" (chiếu hỏi chuyện 
hiền tài của hoàng đế − hồi 56) được? 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. , 	

, 2002. 
2. Lỗ Tấn, Trung Quốc tiểu thuyết sử lược, Bách Hoa Văn nghệ Xuất bản xã. 
3. ,
, 2001. 
4. Nho Lâm Ngoại Sử, Tân thế giới Xuất bản xã, 2001. 
5. Phan Võ − Nhữ Thành dịch (2001), Chuyện Làng Nho, tập 1, Nxb.Văn học. 
6. Phan Võ − Nhữ Thành dịch (2001), Chuyện Làng Nho, tập 2, Nxb.Văn học. 
7.  (ThoiTanLe), 
 ( !
"#$%&') ()*+
+,
-, 
5/2004. 
NEW NARRATIVE METHOD OF CHARACTERS IN THE NOVEL 
"THE SCHOLARS" AND THE REAWAKENING ITS THEME 
Abstract: In comparison with novels having logical plots and clear leading and 
supporting characters, the novel "The Scholars" (Ru Lin Wai Shi)’ characters had been 
designed strongly on structural system of characters so that they do not end up scattered 
and in chaos. The understanding of Wu Jing Zi’s new narrative method helps us discover 
new character − building rules. This new discovery is a basic element to reawaken the 
novel’s theme. 
Keywords: novel "The Scholars", character − building, narrative method, novel’s theme 

File đính kèm:

  • pdfthu_phap_tu_su_moi_ve_nhan_vat_cua_nho_lam_ngoai_su_va_viec.pdf