Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên

Việc đƣa các kiến thức văn hóa - xã hội vào bài giảng ngoại ngữ là rất quan trọng, giúp sinh

viên học một ngôn ngữ mới hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của dạy học ngoại ngữ không chỉ là

hình thành ở sinh viên năng lực ngôn ngữ mà còn phát triển ở các em năng lực liên văn hóa.

Dựa trên việc phân tích các tài liệu khoa học về năng lực liên văn hóa và thực tế giảng dạy,

chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên khi học

ngoại ngữ nhằm giúp các em sẵn sàng tham gia vào các tình huống giao tiếp liên văn hóa

trong tƣơng lai.

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 8

Trang 8

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 5000
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên

Các biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình học ngoại ngữ tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 178 
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LIÊN VĂN HÓA 
CHO SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC NGOẠI NGỮ 
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN 
1
Nguyễn Quốc Thủy, 2Nguyễn Thị Đoan Trang 
Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên 
Tóm tắt 
Việc đƣa các kiến thức văn hóa - xã hội vào bài giảng ngoại ngữ là rất quan trọng, giúp sinh 
viên học một ngôn ngữ mới hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của dạy học ngoại ngữ không chỉ là 
hình thành ở sinh viên năng lực ngôn ngữ mà còn phát triển ở các em năng lực liên văn hóa. 
Dựa trên việc phân tích các tài liệu khoa học về năng lực liên văn hóa và thực tế giảng dạy, 
chúng tôi đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên khi học 
ngoại ngữ nhằm giúp các em sẵn sàng tham gia vào các tình huống giao tiếp liên văn hóa 
trong tƣơng lai. 
Từ khóa 
năng lực, văn hóa xã hội, ngoại ngữ, phát triển. 
1. Đặt vấn đề 
Cách mạng Công nghiệp 4.0 bùng nổ trên toàn thế giới đã thúc đẩy công cuộc đổi mới đất 
nƣớc của Việt Nam nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền 
kinh tế thế giới. Trong bối cảnh nhƣ vậy, để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng 
yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra nhiều giải pháp nhằm 
nâng cao chất lƣợng dạy và học các môn học, trong đó có dạy học ngoại ngữ. Chỉ thị số 
2268/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục năm học 2019 – 2020 do Bộ 
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ký đã nêu: ―Phát động phong trào học tiếng 
Anh trên cả nước cho các nhóm đối tượng người học, trước hết là phong trào―Giáo viên và 
học sinh cùng học tiếng Anh‖; xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ ở 
các cấp học và trình độ đào tạo; tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc dạy 
và học ngoại ngữ theo lộ trình thực hiện các mục tiêu Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ 
thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025‖ (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2019). 
Quá trình hội nhập quốc tế đã làm cho vấn đề giao tiếp liên văn hóa trở nên đặc biệt quan 
trọng. Nó ảnh hƣởng sâu sắc đến các phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại theo hƣớng 
giao tiếp thực tế. Việc dạy học ngoại ngữ nhƣ một phƣơng tiện giao tiếp liên văn hóa của các 
nền văn hóa thế giới trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Mục tiêu dạy học ngoại ngữ là hình 
thành ở học sinh năng lực liên văn hóa cơ bản, giúp các em có thể tham gia vào hoạt động 
giao tiếp đa văn hóa. Các em không chỉ hiểu về văn hóa của đất nƣớc có ngôn ngữ đƣợc học, 
mà còn có đƣợc kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đó trong giao tiếp hai chiều. Trong 
bài viết này, chúng tôi đề cập đến năng lực liên văn hóa và các thành tố của nó, trình bày một 
số biện pháp nhằm góp phần phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên trong quá trình 
học ngoại ngữ tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên. 
2. Cơ sở lý luận về năng lực liên văn hóa 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 179 
Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực. Theo các tác giả Bernd Meier và Nguyễn 
Văn Cƣờng ―Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải 
quyết các vấn đề trong các tình huống xác định cũng nhƣ các tình huống thay đổi trên cơ sở 
huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý khác nhƣ động cơ, ý chí, 
quan niệm, giá trị  suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động‖ (Bernd Meier & Cƣờng 
Nguyễn Văn , 2018). Liisa Salo-Lee định nghĩa: ―Năng lực là khả năng và kỹ năng để làm 
một việc gì đó. Nó có nghĩa là sự sẵn sàng cả về động lực và kiến thức‖ (Salo-Lee, 2006). 
Còn tác giả Nguyễn Thị Hạnh thì cho rằng ―Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất 
cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một 
dạng hoạt động nhất định‖ (Nguyễn Thị Hạnh, 2014). Từ những quan niệm trên, có thể coi 
năng lực là tổng thể những phẩm chất tâm lí, sinh lí, tri thức, kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm 
của mỗi cá nhân có khả năng hoàn thành một hoạt động cụ thể, trọn vẹn và có chất lƣợng. 
Thuật ngữ ―Năng lực liên văn hóa‖, theo Liisa Salo-Lee, đƣợc sử dụng rộng rãi để chỉ 
nhận thức, kiến thức và kỹ năng giao tiếp liên văn hóa, tức là cả năng lực và thực hành (Salo-
Lee, 2006). Darla K. Deardorff thì cho rằng: ―Năng lực liên văn hóa là khả năng tƣơng tác 
hiệu quả và phù hợp trong các tình huống liên văn hóa, dựa trên thái độ cụ thể, kiến thức, kỹ 
năng và phản xạ liên văn hóa‖ (K.Deardoff, 2006). Canale trong nghiên cứu của mình thì 
khẳng định một cách cụ thể hơn về năng lực giao tiếp liên văn hóa, đó là: ―các cách nói đƣợc 
tạo ra và đƣợc hiểu là phù hợp với các bối cảnh xã hội khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố 
ngữ cảnh cụ thể nhƣ tình trạng của ngƣời tham gia, mục đích của sự giao tiếp, các quy tắc 
hoặc quy ƣớc giao tiếp, v.v. Sự phù hợp của cách nói đề cập đến sự phù hợp cả về nội dung 
lẫn hình thức‖ (Canale, 1983). Nhƣ vậy, năng lực giao tiếp liên văn hóa có thể hiểu là khả 
năng thực hiện hành vi lời nói phù hợp với kiến thức về đặc điểm văn hóa và dân tộc của các 
quốc gia có ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu (phong tục, quy tắc, chuẩn mực, kiến thức địa lý khu 
vực, quy ƣớc xã hội...), kiến thức về các đặc điểm khí hậu - thiên nhiên, kinh tế và chính trị xã 
hội của đất nƣớc có ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu, về tâm lý ngƣời dân, đặc thù về hành vi của 
ngƣời bản ngữ, cũng nhƣ các đặc điểm của hành vi ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ, các quy tắc 
của hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp điển hình. 
Các nhà nghiên cứu cũng xác định các thành phần của năng lực liên văn hóa. Michael 
Byram (1997) đƣa ra 5 thành tố tạo nên năng lực liên văn hóa, đó là: thái độ, kiến thức, nhận 
thức, kỹ năng diễn giải và liên hệ, kỹ năng khám phá và tƣơng tác. Alvino E. Fantini (2000) 
cũng đƣa ra 5 thành tố, ngoài các thành tố: thái đ ... ờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, chúng tôi đƣa vào giảng dạy 
các loại đề án học tập khác nhau nhƣ Đề án tạp chí, Đề án du lịch, Đề án truyền hình, Đề án 
kịch (ở đây chúng tôi nhấn mạnh đến hình thức sân khấu hóa giản lƣợc ngay trong giờ học vì 
chúng không tốn kém về thời gian và tiền bạc)... Việc lựa chọn chủ đề cụ thể của từng nhóm 
sinh viên không chỉ thúc đẩy sự chú ý của các em vào chủ đề đó, mà còn cả sự tập trung của 
ngƣời học vào phân tích tài liệu, chia sẻ thông tin, thu hút ngƣời học vào các hoạt động học 
tập. Sinh viên đƣợc tự do lựa chọn những gì họ muốn học, muốn tìm hiểu, đƣợc sáng tạo. Kết 
quả của đề án đƣợc xác định bởi chính hoạt động của các em. Các bài thuyết trình trong đề án 
mà ngƣời học trình bày thể hiện sự hiểu biết của các em về đời sống văn hóa sống động của 
vùng đất các em lựa chọn nghiên cứu, về những truyền thống, phong tục mà ngƣời dân sống 
trong vùng đó các em quan sát đƣợc. Các phƣơng pháp tiếp cận và so sánh có ý thức đối 
tƣợng là chìa khóa quan trọng trong giáo dục năng lực văn hóa xã hội, là yếu tố thúc đẩy sự 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 183 
phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách ở ngƣời học. Sự thể hiện tiềm năng cá nhân của 
ngƣời học và sự kích thích sở thích của họ góp phần hình thành năng lực văn hóa xã hội, nâng 
cao khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng liên văn hóa vào quá trình giao tiếp đa văn hóa trong 
một số tình huống cụ thể của cuộc sống. 
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng triệt để quỹ thời gian tự học của sinh viên (học theo tín chỉ: 1 
tiết lý thuyết + 2 tiết tự học) để thực hiện các hoạt động ngoại khóa. Chúng rất có ý nghĩa 
trong việc đƣa sinh viên đến gần hơn với môi trƣờng tiếng đang học. Nhƣng biện pháp hiệu 
quả nhất để phát triển năng lực liên văn hóa cho sinh viên, theo chúng tôi, là đƣợc trải nghiệm 
cuộc sống thực ở đất nƣớc có ngôn ngữ đang đƣợc nghiên cứu (tiếng Anh), đắm mình trong 
không khí văn hóa, truyền thống, phong tục và chuẩn mực xã hội của đất nƣớc đó. Trƣờng 
ĐHSP Thái Nguyên đã và đang hƣớng tới thực hiện biện pháp này, trƣớc mắt đang thực hiện 
theo chƣơng trình trao đổi sinh viên. 
3.3. Tính đến yếu tố khu vực, vùng miền trong phát triển năng lực liên văn hóa khi dạy 
học ngoại ngữ 
Nhƣ đã nêu ở trên, để có thể thực hiện giao tiếp liên văn hóa, sinh viên cần có các kiến 
thức nhất định về văn hóa xã hội không chỉ của các quốc gia có ngôn ngữ đƣợc nghiên cứu, 
mà còn cả về đất nƣớc, văn hóa và con ngƣời Việt Nam và có kỹ năng vận dụng chúng trong 
giao tiếp liên văn hóa bằng ngoại ngữ. 
Yếu tố khu vực, vùng miền ở Việt Nam, cũng nhƣ ở các nƣớc khác cần đƣợc chú ý trong 
việc phát triển năng lực liên văn hóa của sinh viên. Việc chú ý đến các yếu tố khu vực, vùng 
miền của các quốc gia trong dạy học ngoại ngữ giúp học sinh nắm kiến thức văn hóa xã hội 
hiệu quả hơn. Chẳng hạn, kiến thức lịch sử địa phƣơng cho phép các em có thêm thông tin và 
hiểu biết về các sự kiện mà họ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Các em sử dụng các tƣ 
liệu này cho các hoạt động giao tiếp bằng ngoại ngữ: cuộc trò chuyện về quê hƣơng, thủ đô, 
về một điểm du lịch gắn với lịch sử địa phƣơng với một vị khách từ nƣớc ngoài. Quá trình 
thực hiện các hoạt động ngôn ngữ có các yếu tố khu vực, vùng miền, quốc gia không chỉ nâng 
cao hiệu quả nhiều mặt của giáo dục: giáo dục đạo đức, ý thức công dân, giáo dục thẩm mỹ,... 
mà còn tăng đáng kể động lực học tập ngoại ngữ của sinh viên. Các ngữ liệu về văn hóa vùng 
miền, về lịch sử, về tự nhiên và địa lý của các địa phƣơng sẽ bổ sung đáng kể cho nội dung 
của bài nói, bài viết hay một bài phát biểu, giới thiệu về quê hƣơng, về văn hóa vùng miền 
bằng ngoại ngữ các em đang đƣợc học. Sử dụng các ngữ liệu về khu vực, địa phƣơng trong 
việc tổ chức các loại hình học tập góp phần vào hình thành năng lực văn hóa xã hội của các 
em. 
3.4. Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiệu quả để phát triển năng lực liên 
văn hóa trong học ngoại ngữ 
Xu hƣớng hội nhập toàn cầu thúc đẩy sự đổi mới mọi mặt của giáo dục: chuyển từ truyền 
đạt tri thức sang phát triển năng lực ngƣời học. Trong quá trình dạy học, công nghệ thông tin 
và truyền thông đóng vai trò trợ giúp cả ngƣời dạy và ngƣời học. Việc sử dụng các ứng dụng 
đa phƣơng tiện khác nhau cho phép sinh viên làm quen với tài liệu mới, thu thập thông tin về 
lĩnh vực cần tìm hiểu, luyện tập, kiểm tra kiến thức và kỹ năng của các môn học khác nhau, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 184 
trong đó có ngoại ngữ. Không những thế, các ứng dụng đa phƣơng tiện cho phép học sinh sử 
dụng cả ba kênh nhận thức: thính giác, thị giác và động lực học (kinetic), tăng hoạt động nhận 
thức của học sinh, duy trì sự quan tâm đến môn học, mở rộng lĩnh vực hoạt động độc lập giúp 
sinh viên tăng động lực học tập, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp mạnh 
mẽ, cải thiện trình độ ngoại ngữ. Các phƣơng tiện dạy học đa phƣơng tiện đã trở thành một 
thực tế khách quan. Giáo viên sử dụng chúng làm phƣơng tiện hình thành các năng lực giao 
tiếp liên văn hóa cho học sinh trong giảng dạy. 
Sinh viên có thể tìm hiểu văn hóa xã hội của quốc gia có ngôn ngữ đƣợc học thông qua 
TV, điện thoại, mạng xã hội và phim ảnh, đồng thời có đƣợc bức tranh sống động về cuộc 
sống của ngƣời dân nơi đây. Từ việc quan sát, nghe nhận thông tin thông qua các phƣơng tiện 
đa phƣơng tiện, các đặc điểm của các tình huống xảy ra hàng ngày nhƣ các cuộc tham quan, 
nói chuyện điện thoại, mua sắm hoặc hỏi đƣờng, các nghi thức diễn ra trong cuộc sống nhƣ 
chào hỏi, chia tay, khen ngợi, xin lỗi, yêu cầu, v.v. sẽ gây ấn tƣợng với sinh viên, đƣợc các 
em ghi nhớ. Những gì các em học đƣợc từ sách vở có thể đƣợc kiểm chứng qua sự thể hiện 
của ngƣời bản ngữ. Từ đó, các em có thể học đƣợc, nắm đƣợc các kiến thức văn hóa xã hội để 
giải quyết xung đột khi thực hành giao tiếp giữa các nền văn hóa, v.v. 
Khi sử dụng giáo trình Life của các tác giả John Hughues, Helen Stephenson và Paul 
Dummentt phiên bản dùng cho Việt Nam vào giảng dạy cho sinh viên khối không chuyên ở 
trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, thầy và trò đã vận dụng tối đa thế mạnh của công nghệ 
thông tin cũng nhƣ cơ sở vật chất sẵn có của nhà trƣờng nhƣ: thƣ viện điện tử, phòng học đa 
phƣơng tiện, mạng internet tốc độ cao có sẵn ở từng giảng đƣờng... để khai thác nguồn tài 
nguyên có trong giáo trình cũng nhƣ trên không gian mạng để học tập. Đặc biệt trong hoàn 
cảnh Việt Nam cùng các nƣớc đang chống lại đại dịch Covid-19 thì vai trò của công nghệ 
thông tin và truyền thông càng thể hiện rõ hơn. Việc dạy và học online vẫn đảm bảo mục tiêu 
học tập, sinh viên tiếp xúc với kiến thức lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị và văn học của đất 
nƣớc có ngôn ngữ đang đƣợc nghiên cứu. 
Tóm lại, công nghệ thông tin giúp tạo ra một môi trƣờng văn hóa xã hội và ngôn ngữ ảo. 
Hoạt động dạy học ngoại ngữ với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đƣợc tiến hành trong môi 
trƣờng học tập tƣơng tác thoải mái, làm tăng động lực và hoạt động của sinh viên, giúp tăng 
cƣờng và cá nhân hóa việc học của các em. Công nghệ thông tin là phƣơng tiện rất hiệu quả 
để phát triển năng lực văn hóa xã hội của sinh viên. Đó là một ngân hàng thông tin vô hạn về 
các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống con ngƣời, trong đó cả dạy và học ngoại ngữ. 
4. Một số khuyến nghị 
Để giúp sinh viên có thể thực hiện giao tiếp liên văn hóa, cần phải phát triển năng lực liên 
văn hóa ở các em, tức là phải giúp các em có đƣợc các kiến thức nhất định về văn hóa xã hội 
của các quốc gia có ngôn ngữ đƣợc học và các kỹ năng vận dụng chúng trong giao tiếp. Trong 
bài viết này, chúng tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị sau: 
1. Thiết kế chƣơng trình: Năng lực giao tiếp cần phải đƣợc hiểu là bao hàm cả năng lực 
giao tiếp liên văn hóa xã hội, tức là khả năng ứng xử một cách phù hợp và linh hoạt với các 
đại diện đến từ các nền văn hóa khác. Do đó, cần xác định rõ vị trí của năng lực liên văn hóa 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 185 
trong chƣơng trình giảng dạy các học phần môn tiếng Anh không chuyên 1-2-3 nhằm định 
hƣớng giảng dạy cho giáo viên và học tập cho sinh viên. 
2. Thiết kế và bổ sung giáo trình: Giáo trình đang dùng giảng dạy trong trƣờng ĐHSP 
Thái Nguyên là giáo trình thƣơng mại LIFE (A2-B1). Mặc dù giáo trình đƣợc thiết kế có tính 
đến yếu tố Việt Nam, nhƣng chúng vẫn cần đƣợc bổ sung và cập nhật. Thứ nhất, bổ sung 
thêm các ngữ liệu thông tin liên quan đến văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa gần với 
ngƣời học, chẳng hạn văn hóa của các nƣớc có đông lƣu học sinh đang học tại trƣờng (Lào, 
Cămpuchia, Mông Cổ, Ni-rê-ria, Mô-răm-bic). Việc bổ sung cần chuẩn bị một cách có hệ 
thống và có sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy để nâng cao kiến thức văn hóa xã hội 
khu vực, vùng miền ngƣời học giúp sinh viên trong cùng một lớp dễ dàng hơn khi giao tiếp 
liên văn hóa với nhau trong học và thực hành tiếng Anh. Thứ hai, phải thƣờng xuyên bổ sung 
tài liệu để cập nhật thông tin. Các nguồn tham khảo thông tin cập nhật có thể từ các tờ báo 
chính thống: Việt Nam News, the Times... và các websites trên Internet. Thứ ba, thiết kế 
nhiều các hoạt động để rèn luyện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa của ngƣời học. Các hoạt động 
này có thể đƣợc thực hiện dựa theo các mô hình cụ thể trong các tài liệu dạy học văn hóa xã 
hội của Byram (1997), Fantini (2002), Seelye (1997)... 
3. Nâng cao chuyên môn của giáo viên: Trong thời đại giao lƣu giữa các nền văn hóa nhƣ 
hiện nay, các biểu hiện văn hóa xã hội rất đa dạng và phong phú. Dạy cho ngƣời học biết cách 
ứng xử có văn hóa, phù hợp và linh hoạt với đại diện đến từ các nền văn hóa khác là điều 
không dễ, đòi hỏi giáo viên phải học hỏi, cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn thƣờng 
xuyên. Giáo viên có năng lực liên văn hóa sẽ biết khai thác bài giảng dƣới góc độ văn hoá sâu 
sắc hơn, thiết kế các hoạt động phù hợp linh hoạt với mục tiêu hƣớng dẫn ngƣời học phát triển 
năng lực liên văn hóa hiệu quả hơn. 
5. Kết luận 
Ngoại ngữ có một giá trị giáo dục to lớn. Một trong những nguyên tắc hàng đầu của giáo 
dục là nguyên tắc phù hợp văn hóa. Việc hình thành và phát triển năng lực văn hóa xã hội cần 
phải đƣợc chú ý trong dạy học ngoại ngữ. Để hình thành và phát triển năng lực văn hóa xã hội 
cho ngƣời học, phải có phƣơng pháp giảng dạy để giới thiệu cho sinh viên kiến thức nhất 
định, thực hiện một loạt các bài tập để các em nắm vững thông tin cũng nhƣ các kỹ năng ngôn 
ngữ phù hợp với mục tiêu của giao tiếp liên văn hóa. Việc hình thành năng lực liên văn hóa xã 
hội đƣợc thực hiện trong quá trình học tập tự nhiên, phải gắn bó chặt chẽ với sự hình thành 
các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ học sinh đang học. Mục tiêu của việc dạy ngoại ngữ chỉ 
có thể đạt đƣợc với sự phát triển đầy đủ năng lực liên văn hóa xã hội của sinh viên. 
Tài liệu tham khảo 
Anužienė, I. (2015). The Structure of Socio-Cultural Competence (Self) Development. Vocational 
Training: Research And Realities, 26(1). Berlin: Sciendo. 
https://content.sciendo.com/configurable/contentpage/journals$002fvtrr$002f26$002f1$002farticle-
vtrr-2015-0006.xml.xml. 
Bernd M. & Cƣờng Nguyễn Văn. (2018). Lý luận dạy học hiện đại-Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung 
và phương pháp dạy học. Hà Nội: NXB Đại học Sƣ phạm. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 186 
Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2019). Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 
2020 của ngành giáo dục. Retrieved from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Chi-thi-2268-
CT-BGDDT-2019-ve-nhiem-vu-va-giai-phap-nam-hoc-2019-2020-421135.aspx 
Burgen, A. (1996). Goals and purposes of higher education in the 21st century. London: Jessica 
Kingsley Pub. 
Canale, M. (1983). From Communicative Competence to Communicative Language Pedagogy. 
London and New York: Longman. 
K.Deardoff, D. (2006). Intercultural competence - The key competence for the 21 century? Germany: 
Guetersloh: Bertelsmann Stiftung. 
Kramsch, C. (1993). Context and Culture in Language Teaching. Oxford: Oxford University Press. 
McCafferty, S. G., & Ahmed, M. K. (2000). The appropriation of gestures of the abstract by L2 
learners. In: Lantolf, J.P. (Ed.), Sociocultural theory and second language learning. UK: Oxford 
University Press. 
Nguyễn Thị Hạnh. (2014). Xây dựng chuẩn năng lực đọc hiểu cho môn ngữ văn của chƣơng trình giáo 
dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHSP TP HCM, 88-97. 
Salo-Lee, L. (2006). Intercultural competence in reasearch and practice. Challenges of globalization 
for intercultural leadership and teamwork.In: Aalto N. & Reuter E. (eds.). Aspects of Intercultural 
Dialogue. Berlin: Köln: Saxa-Verlag. 79-92. 
Spitzberg, B. H.; Cupach, W.R. (1984). Interpersonal communication competence. New York: Sage 
Publications. 
Ushinsky, K. (1948). Native word. Collected Works, 6. Moscow: Academy of Pedagogical Sciences 
of the RSFSR. 
MEASURES FOR DEVELOPING INTERCULTURAL COMPETENCE 
FOR STUDENTS IN THE PROCESS OF FOREIGN LANGUAGE 
LEARNING AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION 
 Abstract 
It is very important to put socio-cultural knowledge into foreign language lectures, which 
help students learn a new language more effectively. The task of teaching foreign 
languages is not only to form linguistic competence for students but also to develop their 
intercultural competencies. From the review of related literature on intercultural 
competencies and teaching experiences, we give some recommendations to develop 
intercultural competencies in teaching foreign languages to help students participate in 
intercultural communication situations in the future. 
Keywords 
 competence, socio-intercultural, foreign languages, develop 

File đính kèm:

  • pdfcac_bien_phap_phat_trien_nang_luc_lien_van_hoa_cho_sinh_vien.pdf