Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)

Việt Nam là thành viên tích cực của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển đã hoàn thành tốt 3 báo cáo về

ranh giới thềm lục địa của mình và nộp 2 báo cáo cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa đúng thời hạn (trước

ngày hạn chót 13/5/2009). Đó là các báo cáo về khu vực phía bắc, khu vực giữa và khu vực phía nam. Báo

cáo khu vực phía nam làm chung với Malaysia, hai báo cáo còn lại Việt Nam làm riêng. Báo cáo khu vực

giữa Việt Nam chưa nộp, nhưng đã thông báo cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa là sẽ nộp vào thời điểm

thích hợp. Các báo cáo về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam được đánh giá cao và mặc dù Ủy ban Ranh

giới ngoài chưa lập tiểu ban để xem xét, nhưng tóm tắt các báo cáo khu vực bắc và nam, với các đường ranh

giới thềm lục địa cơ bản, đã được Ban Thư ký của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thông báo rộng rãi trên

trang WEB của Ủy ban từ tháng 5-2009 cho toàn thế giới biết. Bài báo này trình bày một cách vắn tắt về

Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc và tình hình áp dụng nó trong thực tiễn Việt Nam, để độc giả

quan tâm dễ bề theo dõi.

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 1

Trang 1

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 2

Trang 2

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 3

Trang 3

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 4

Trang 4

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 5

Trang 5

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 6

Trang 6

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 7

Trang 7

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 8

Trang 8

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 9

Trang 9

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 7380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)

Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)
 31 
Vietnam Journal of Marine Science and Technology; Vol. 19, No. 3B; 2019: 31–42 
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3B/14514 
https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst 
Vietnam geographical exploitation under the United Nations Convention 
on the Law of the Sea in 1982 (UNCLOS 1982) 
Phung Van Phach
1,*
, Huynh Minh Chinh
2
, Do Chien Thang
1
, Tran Anh Tuan
1
, 
Phan Tuan Nam
2
, Le Tuan Anh
2
, Cu Minh Hoang
3
, Nguyen Van Bach
3 
1
Institute of Marine Geology and Geophysics, VAST, Vietnam 
2
National Border Committee, Ministry of Foreign Affairs, Vietnam 
3
Vietnam Oil and Gas Group, Hanoi, Vietnam 
*
E-mail: pvphach@yahoo.com 
Received: 25 July 2019; Accepted: 6 October 2019 
©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST) 
Abstract 
As an active member of the United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS, Vietnam has 
completed 3 Reports on the Limits of the Continental Shelf and has submitted two of them to the 
Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS, before the deadline 13-5-2009. Those are: (1) 
Outer Limits of the Vietnam’s Extended Continental Shelf: North Area (VNM-N); (2) Outer Limits of the 
Vietnam’s Extended Continental Shelf: Middle Area (VNM-M) and (3) Vietnam - Malaysia Joint 
Continental Shelf Submission. The VNM-M has not yet been submitted but it was mentioned to the CLCS 
and will be submitted in the appropriate time. Vietnam’s submissions were highly appreciated by CLCS; 
although the CLCS has not yet organized a special sub-committee to look at our reports, the secretariat of 
CLCS has already posted the executive reports of our submissions, with our principle claims on the 
continental shelf, on the website of the CLCS since May 2009. This paper presents shortly the UNCLOS and 
its application in Vietnam case. 
Keywords: Limits of the Continental Shelf, Vietnam continental shelf, UNCLOS 1982, CLCS. 
Citation: Phung Van Phach, Huynh Minh Chinh, Do Chien Thang, Tran Anh Tuan, Phan Tuan Nam, Le Tuan Anh, Cu 
Minh Hoang, Nguyen Van Bach, 2019. Vietnam geographical exploitation under the United Nations Convention on the 
Law of the Sea in 1982 (UNCLOS 1982). Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 19(3B), 31–42. 
 32 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 19, Số 3B; 2019: 31–42 
DOI: https://doi.org/10.15625/1859-3097/19/3B/14514 
https://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst 
Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 
năm 1982 (UNCLOS 1982) 
Phùng Văn Phách1,*, Huỳnh Minh Chính2, Đỗ Chiến Thắng1, Trần Anh Tuấn1, 
Phan Tuấn Nam2, Lê Tuấn Anh2, Cù Minh Hoàng3, Nguyễn Văn Bách3 
1
Viện Địa chất và Địa vật lý biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 
2Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam 
3
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 
*
E-mail: pvphach@yahoo.com 
Nhận bài: 25-7-2019; Chấp nhận đăng: 6-10-2019 
Tóm tắt 
Việt Nam là thành viên tích cực của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển đã hoàn thành tốt 3 báo cáo về 
ranh giới thềm lục địa của mình và nộp 2 báo cáo cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa đúng thời hạn (trước 
ngày hạn chót 13/5/2009). Đó là các báo cáo về khu vực phía bắc, khu vực giữa và khu vực phía nam. Báo 
cáo khu vực phía nam làm chung với Malaysia, hai báo cáo còn lại Việt Nam làm riêng. Báo cáo khu vực 
giữa Việt Nam chưa nộp, nhưng đã thông báo cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa là sẽ nộp vào thời điểm 
thích hợp. Các báo cáo về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam được đánh giá cao và mặc dù Ủy ban Ranh 
giới ngoài chưa lập tiểu ban để xem xét, nhưng tóm tắt các báo cáo khu vực bắc và nam, với các đường ranh 
giới thềm lục địa cơ bản, đã được Ban Thư ký của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thông báo rộng rãi trên 
trang WEB của Ủy ban từ tháng 5-2009 cho toàn thế giới biết. Bài báo này trình bày một cách vắn tắt về 
Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc và tình hình áp dụng nó trong thực tiễn Việt Nam, để độc giả 
quan tâm dễ bề theo dõi. 
Từ khóa: Ranh giới thềm lục địa, thềm lục địa Việt Nam, UNCLOS 1982, CLCS. 
MỞ ĐẦU 
Cách đây 37 năm, vào ngày 16-11-1982, tại 
Montego Bay, Jamaica, sau 9 năm ròng bàn 
thảo, Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hiệp Quốc 
(LHQ) về Luật biển đã đi đến ký kết một công 
ước về luật biển chưa từng có trong lịch sử loài 
người. Đó là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật 
biển (UNCLOS). Sự ra đời của UNCLOS đã 
đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng 
đồng quốc tế về một chuẩn mực pháp lý quốc 
tế công bằng mang tính toàn cầu đối với tất cả 
các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả 
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. UNCLOS 
ra đời đã đặt nền tảng cho sự thiết lập một trật 
tự pháp lý mới liên quan đến các vấn đề biển và 
đại dương, đề cập toàn diện đến các lĩnh vực 
biển, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên 
thế giới kể cả các nước không có biển. 
UNCLOS đã trở thành cơ sở pháp lý quan 
trọng điều phối các vấn đề liên quan đến biển, 
một công cụ pháp lý quan trọng để giải quyết, 
xử lý các tranh chấp biển. 
Từ khi có hiệu lực ngày 16/11/1994 (khi 
thành viên thứ 60 phê chuẩn Công ước), đến 
nay UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để 
giải quyết nhiều tranh chấp biển phức tạp kéo 
dài và giúp giảm thiểu những nguy cơ xung đột 
tiềm tàng. UNCLOS xứng đáng được gọi là 
“Hiến pháp của đại dương” của nhân loại. 
Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước 
33 
Tính đến nay (2019), UNCLOS đã có 168 
quốc gia thành viên.Việt Nam là thành viên tích 
cực của Công ước Luật biển và đã thực hiện 
các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Công 
ước, đồng thời đã xây dựng được các các báo 
cáo quốc gia về ranh giới thềm lục địa của 
mình, tuân thủ các quy định của Công ước một 
cách kịp thời và đảm bảo chất lượng, tiến độ do 
Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa quy định. 
Là những người tham gia trong quá trình 
xây dựng các báo cáo về ranh giới thềm lục địa 
(RGTLĐ) của Việt Nam, nộp cho LHQ năm 
2009, chúng tôi xin trình ...  4. Các khu vực xây dựng báo cáo về RGTLĐ của Nhật Bản (7). Kết quả 5 khu vực được 
CLCS thông qua, 1 bị cho là nhỏ quá không xét, 1 bị Trung Quốc phản đối [5] 
Một số quốc gia nộp báo cáo về xác định 
đường ranh giới ngoài của thềm lục địa cho 
LHQ sớm hơn, hoặc không có tranh chấp thì đã 
được Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của LHQ 
xem xét và thông qua từng phần như LB Nga 
vào 2002, Brasil vào 2007, Ireland vào 2007, 
Australia vào 2008, New Zealand được thông 
qua vào năm 2008, báo cáo chung của Pháp, 
Tây Ban Nha, Anh và Ireland được xem xét và 
thông qua vào năm 2009, Mexico nộp báo cáo 
năm 2007 và được xem xét vào tháng 3/2009. 
Một số báo cáo có thể được coi là mẫu mực 
như báo cáo của Australia. Báo cáo của 
Australia được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, 
chất lượng cao, tuân thủ nghiêm ngặt các quy 
định của Công ước. Báo cáo về ranh giới TLĐ 
của Australia được xây dựng cho 9 khu vực 
khác nhau, trong đó có 7 khu vực trực tiếp liên 
quan đến sự kéo dài tự nhiên của lục địa 
Australia ra biển; 1 khu vực là sự nối dài tự 
nhiên ra biển của châu Nam Cực tai những nơi 
Australia tuyên bố chủ quyền và 1 khu vực liên 
quan đến sống núi giữa đại dương (hình 3). 
Australia nộp báo cáo lên CLCS vào năm 2004 
và được CLCS xem xét và thông qua năm 
2008. 
Nhật Bản rất chú trọng công tác xây dựng 
các báo cáo về ranh giới TLĐ. Họ đã chi tới 1 
Phùng Văn Phách và nnk. 
38 
tỷ USD cho công tác này. Tuy là một quốc đảo, 
nhưng khác với Australia khi xây dựng các báo 
cáo Nhật Bản lại chú trọng đến các thực thể địa 
lý nằm ngoài khơi xa với các đảo chính của 
Nhật Bản, chủ yếu là các sống núi giữa đại 
dương (trái với Điều 76 của UNCLOS 1982) 
(hình 4). 
Một số báo cáo về xác định đường ranh 
giới ngoài của thềm lục địa của một số nước 
sau khi nộp cho LHQ đã được thẩm định, 
nhưng tuy không có tranh chấp nhưng do chưa 
đạt các yêu cầu về kỹ thuật như độ chi tiết, tính 
xác thực của tài liệu, số liệu cũng chưa được 
xem xét, hoặc đã xem xét nhưng chưa được 
thông qua. 
Có một số quốc gia trước và sau thời hạn 
xem xét đã nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, rồi nộp 
lại báo cáo mới nhằm nâng cao chất lượng báo 
cáo, hợp lý và có lợi hơn cho mình như LB Nga, 
Pháp, Brasil, Đan Mạch và nhiều nước khác. 
Riêng LB Nga là nước nộp báo cáo sớm nhất 
(20-12-2001) và cũng chỉnh sửa, bổ sung nhiều 
lần nhất (lần nộp sửa 1 vào ngày 28-2-2013; lần 
nộp sửa 2 vào ngày 3-8-2015). Báo cáo về 
RGTLĐ của LB Nga cũng bao gồm nhiều báo 
cáo thành phần (4) cho nhiều vùng biển khác 
nhau, đó là Báo cáo cho biển Bering, Báo cáo 
cho biển Okhotsk, Báo cáo cho biển Barents và 
Báo cáo cho biển Bắc Băng Dương. Các báo cáo 
của LB Nga cũng bị nhiều nước (5 nước) gửi 
công hàm phản đối nhất, đó là Canada, Đan 
Mạch, Nhật Bản, Na Uy và Hoa Kỳ. 
Cho đến nay CLCS tiếp tục nhận các báo 
cáo của các quốc gia ven biển. Riêng trong nửa 
đầu năm 2019 đã có 3 báo cáo. Đến 23/5/2019 
CLCS đã tiếp nhận báo cáo thứ 84, đó là báo 
cáo của Canada về ranh giới TLĐ biển Bắc 
Băng Dương. 
Tình hình xây dựng báo cáo về ranh giới 
thềm lục địa của Việt Nam 
Biển Đông là một địa bàn chiến lược, là 
tuyến giao thương hàng hải chiến lược quan 
trọng vào hang bậc nhất thế giới, đồng thời 
Biển Đông cũng là nơi có nguồn tài nguyên 
sinh vật, phi sinh vật và năng lượng dồi dào. 
Chính vì vậy khu vực này là khu vực cạnh 
tranh gay gắt của các nước trong khu vực cũng 
như ngoài khu vực trong việc xác định chủ 
quyền của mình, cũng như đảm bảo tự do hàng 
hải ở đây. Trong thế kỷ qua các nước trong khu 
vực đã có những tuyên bố chủ quyền khác 
nhau, gây nên sự chồng chéo, mâu thuẫn gay 
gắt, dẫn đến các xung đột quyết liệt, có cả nổ 
súng và đổ máu. 
Ý thức được tầm quan trọng của việc xây 
dựng báo cáo về đòi hỏi chủ quyền biển đảo 
của mình Đảng và Chính phủ Việt Nam đã kịp 
thời ra các chỉ thị, nghị quyết về công tác chuẩn 
bị và xây dựng các báo cáo cần thiết theo các 
quy định của Công ước LHQ về Luật biển, để 
nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa 
(CLCS). Công việc được giao cho Ủy ban Biên 
giới quốc gia, Bộ Ngoại giao chủ trì, với sự 
tham gia của một số bộ ngành liên quan, như 
Bộ Tư lệnh Hải quân, Tập đoàn Dầu khí Việt 
Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
Trong quá trình thực hiện Việt Nam đã hợp tác 
với các đối tác nước ngoài như Australia, Anh 
và Malaysia. Ngoài ra còn thuê tàu khảo sát của 
Nga và Na Uy. Đặc biệt Viện Hải dương học 
Souththampton (Anh) đã giúp tư vấn, chỉnh sửa 
báo cáo khu vực phía bắc và chuyên gia 
Australia giúp tư vấn chỉnh sửa báo cáo chung 
Việt Nam-Malaysia. 
Việt Nam đã hoàn thành ba báo cáo riêng rẽ 
cho ba khu vực: Phía bắc, khu vực giữa và khu 
vực phía nam. Khu vực phía nam ta làm chung 
với Malaysia. Mỗi báo cáo có từ 600–800 trang 
tài liệu, cùng nhiều tài liệu bổ trợ, bản đồ đính 
kèm với khối lượng khoảng 150 kg. Mỗi bộ hồ 
sơ thành phần của Báo cáo gồm ba phần: (1) 
Báo cáo tóm tắt - Executive Summary; (2) Nội 
dung chính-Main Body; (3) Các số liệu khoa 
học và kỹ thuật hỗ trợ - Supporting Documents. 
Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh. Việt Nam đã 
nộp Báo cáo chung Việt Nam-Malaysia vào 
ngày 6/5/2009 (xếp số thứ tự 33) và nộp Báo 
cáo khu vực phía bắc vào ngày 7/5/2009 (xếp 
số thứ tự 37), trước thời hạn chót do LHQ quy 
định là ngày 13/5/2009. Ban Thư ký của Ủy 
ban Ranh giới Thềm lục địa (UB RGTLĐ) đã 
tiếp nhận hồ sơ và chuyển tải ngay các báo cáo 
Tóm tắt lên trên WEB của LHQ. Việt Nam 
chưa nộp báo cáo khu vực giữa, nhưng đã 
thông báo cho UB RGTLĐ là sẽ nộp vào thời 
điểm thích hợp. Sau đó vào các ngày 27/8 và 
28/8/2009 Việt Nam đã trình bày các báo cáo 
chung Việt Nam-Malaysia và báo cáo phía bắc 
Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước 
39 
trước UB RGTLĐ. Theo kế hoạch thì báo cáo 
chung Việt Nam-Malaysia sẽ được Ủy ban 
thành lập tiểu ban để xem xét vào năm 2019 và 
thông báo kết quả vào năm 2021. Liên quan 
đến báo cáo phía bắc của Việt Nam các năm 
tương ứng sẽ là 2022 và 2024. Tuy nhiên do 
ngay sau khi Việt Nam nộp báo cáo thì Trung 
Quốc đã nộp công hàm phản đối cả hai báo cáo, 
đồng thời Philippines dưới thời tổng thống 
Ariogio cũng nộp công hàm phản đối báo cáo 
chung Việt Nam-Malaysia (vì giữa Malaysia và 
Philippines có tranh chấp ở bang Sabah (đông 
bắc đảo Borneo), cho đến nay các báo cáo của 
ta vẫn chưa được UB RGTLĐ xem xét. 
Hình 5. Đường Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam khu vực phía bắc, xây dựng theo Điều 76, 
Phụ lục II của Công ước luật biển 1982 [4]. Trên bản đồ này chỉ rõ đường cơ sở, đường 200 hải lý 
biển; đường khống chế 350 hải lý biển và đường ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam 
(RGN) được thể hiện trong báo cáo khu vực phía bắc nộp LHQ ngày 7-5-2009 của Việt Nam 
Phùng Văn Phách và nnk. 
40 
Việc nộp báo cáo về RGTLĐ của Việt Nam 
cho LHQ là một bước quan trọng và kịp thời 
trong công tác xác định chủ quyền biển đảo của 
mình đối với thế giới. Một điều đáng nói là 
ngoài Việt Nam và Malaysia, các nước khác 
trong khu vực không có báo cáo về RGTLĐ đối 
với Biển Đông, kể cả Trung Quốc. Các báo cáo 
của Việt Nam được đánh giá cao cả về nội 
dung lẫn hình thức. Các đường ranh giới quan 
trọng như đường cơ sở, đường chân dốc lục địa 
và quan trọng nhất là đường ranh giới ngoài 
thềm lục địa của Việt Nam đã chính thức có 
trên trang WEB của LHQ. Đó là một sự khẳng 
định hùng hồn về chủ quyền biển đảo không 
thể tranh cãi của Việt Nam (hình 5, 6). 
Hình 6. Đường Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam khu vực phía nam trong báo cáo chung 
Việt Nam-Malaysia, xây dựng theo Điều 76, Phụ lục II của Công ước luật biển 1982 [3]. Trên bản 
đồ này thể hiện đường ranh giới ngoài thềm lục địa mà Việt Nam và Malaysia cùng tuyên bố 
(RGN TLĐ VN-M 2009) trong báo cáo chung nộp LHQ vào ngày 6-5-2009 
Đường RGN TLĐ của Việt Nam ở báo cáo 
khu vực phía Bắc được xây dựng trên cơ sở xác 
định được 45 điểm cố định, trong đó có 41 
điểm được xác định bởi công thức Hedberg (60 
hải lý cách chân dốc lục địa), 2 điểm được xác 
định theo công thức Gardiner (1% chiều dày 
trầm tích), 1 điểm được xác định trên đường 
200 hải lý và 1 điểm điểm được xác định trên 
đường 350 hải lý. 
Trong báo cáo chung Việt Nam-Malaysia 
các điểm ranh giới ngoài được xác định theo 
công thức Hedberg, tức là từ điểm chân dốc 
lục địa cộng thêm 60 hải lý. Các điểm chân 
dốc lục địa được xác định ở phía bắc quần đảo 
Trường Sa. Cần lưu ý rằng trong thỏa thuận 
ban đầu hai nước Việt Nam và Malaysia cam 
kết không lấy kết quả của báo cáo này để làm 
cơ sở phân định ranh giới biển giữa hai nước. 
Thềm lục địa Việt Nam theo Công ước 
41 
Kết quả này chủ yếu để bảo vệ chủ quyền biển 
chung của các nước Đông Nam Á. Việt Nam 
và Malaysia cũng sẵn sàng kết nạp thêm các 
nước như Philippines, Brunei, Indonesia vào 
báo cáo chung nếu họ đồng ý. Điều này có ý 
nghĩa rất lớn trong bối cảnh các đường chủ 
quyền của các nước Đông Nam Á chồng chéo 
nhau (hình 7). 
Hiện nay Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì, 
triển khai các công tác cập nhật, chỉnh sửa các 
báo cáo về RGTLĐ của mình. Cùng với 
Malaysia chúng ta duy trì nhóm chuyên gia 
hiệu đính báo cáo quốc gia xác định ranh giới 
ngoài thềm lục địa, cùng nhau thảo luận để tìm 
cách đấu tranh để CLCS chấp nhận lập tiểu ban 
xem xét báo cáo của mình. 
Hình 7. Các đường tuyên bố chính thức về chủ quyền của các nước Việt Nam, Malaysia và 
Philippine trên Biển Đông theo Công ước LHQ về luật biển năm 1982: I. Đường cơ sở của Việt 
Nam (1982); II. Đường 200 hải lý biển của Việt Nam tính từ đường cơ sở; III. Đường Ranh giới 
ngoài thềm lục địa Việt Nam trong báo cáo bắc (2009); IV. Đường Ranh giới ngoài TLĐ do Việt 
Nam và Malaysia cùng tuyên bố (2009); V. Đường 200 hải lý biển tính từ đường cơ sở của 
Malaysia; VI. Đường 200 hải lý biển tính từ đường cơ sở của Philippines [6–8] 
Một số kết luận và kiến nghị 
Công ước về Luật biển của LHQ là một bản 
“Hiến pháp về biển và đại dương thế giới”, dựa 
vào nó các quốc gia ven biển bất kế lớn hay 
nhỏ, mạnh hay yếu đều bình đẳng, tự tin trong 
việc xác định chủ quyền trên biển của mình. 
Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều, 9 phụ 
lục với hơn 100 điều khoản và bố nghị quyết 
Phùng Văn Phách và nnk. 
42 
kèm theo và hai thỏa thuận (hiệp định) hầu như 
đã chứa đựng được tất cả những vấn đề liên 
quan đến đại dương của thế giới. 
Việc các quốc gia có được Bộ dữ liệu 
chuẩn, có độ tin cậy cao về điều kiện tự nhiên 
vùng biển của mình là điều rất quan trọng. Tuy 
nhiên để áp dụng, lựa chọn một cách thông 
minh các tài liệu đó vào việc xây dựng một báo 
cáo có chất lượng cao và dễ được Ủy ban Ranh 
giới Thềm lục địa (Commission on the Limit of 
the Continental shelf-CLCS) chấp nhận cũng là 
một vấn đề cần được cân nhắc và chọn lựa. Các 
nhà khoa học phải có trách nhiệm cung cấp đầy 
đủ dữ liệu và đồng thời phân tích, tư vấn cho 
nhà nước mình về phương án lựa chọn hợp lý 
để đưa vào báo cáo quốc gia nộp cho LHQ. 
Các báo cáo về Ranh Giới ngoài thềm lục 
địa của Việt Nam, nộp cho UB RGTLĐ của 
LHQ vào tháng 5-2009, là các báo cáo được 
xây dựng khoa học, bài bản và có tư vấn của 
các chuyên gia đầu ngànhvề vấn đề RGTLĐ 
của Malaysia, Australia và Anh. Tuy nhiên 
trong thời gian từ nay đến khi LHQ xem xét 
chính thức là Việt Nam có thể và nên phải hoàn 
thiện bổ sung, cập nhật, thay thế các tài liệu 
mới, bổ sung các luận điểm mới để tăng 
cường chất lượng của báo cáo, giúp chúng ta 
khẳng định một cách chắc chắn, khoa học hơn 
về đòi hỏi chủ quyền biển đảo của mình. 
Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa công tác 
tuyền truyền, quảng bá về chủ quyền biển đảo 
của mình trên cơ sở Công ước về Luật biển của 
LHQ. Cần công bố rộng rãi trên các phương 
tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, 
góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam, 
chống lại các luận điệu xuyên tạc và âm mưu 
xâm chiếm của các thế lực thù địch. 
Việt Nam cũng nên cân nhắc bổ sung thêm 
vào Báo cáo RGTLĐ khu vực giữa các đường 
ranh giới thuộc phần thềm lục địa phía nam, 
đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt ở 
khu vực bãi Tư Chính hiện nay. 
Lời cảm ơn: Các tác giả xin cảm ơn đề tài 
KC.09.07/16–20 “Nghiên cứu cập nhật và hoàn 
thiện cơ sở khoa học để xác định đường ranh 
giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam trên Biển 
Đông theo Công ước luật biển 1982 của Liên 
Hiệp Quốc, góp phần đấu tranh bảo vệ chủ 
quyền biển đảo Việt Nam” và “Chương trình 
hỗ trợ hoạt động nghiên cứu viên cao cấp năm 
2019” mã số : NCVCC24.05/19–19. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trang WEB của Ủy ban Ranh giới Thềm 
lục địa của LHQ (CLCS): 
https://www.un.org/Depts/los/clcs_new/cl
cs_home.htm 
[2] Peter J. Cook, Chris M. Carleton 
Continental Shelf Limits: The Scientific 
and Legal Interface. Oxford University 
Press, 2000. 363 p. 
[3] Viet Nam - Malaysia Joint Submission to 
the Commission on the Limits of the 
Continental Shelf pursuant to Article 76, 
paragraph 8 of the United Nations 
Convention on the Law of the Sea 1982 in 
respect of the southern part of the South 
China Sea, 2009. 
[4] Australian’s Submission to the 
Commission on the Limits of the 
Continental Shelf (pursuant to Article 76, 
paragraph 8 of the United Nations 
Convention on the law of the Sea, 2004. 
[5] Japan’s Submission to the Commission on 
the Limits of the Continental Shelf 
(pursuant to Article 76, paragraph 8 of the 
United Nations Convention on the law of 
the Sea, 2008. 
[6] Submission to the Commission on the 
Limits of the Continental Shelf pursuant 
to Article 76, paragraph 8 of the United 
Nations Convention on the Law of the Sea 
1982: Partial Sumission in respect of 
Vietnam’s Extended Continental Shelf: 
North Area (VNM-N), 2009. 
[7] David Rosenberg. The South China Sea. 
www.Southchinasea.org 
[8] VTN Vietnam Territorial Sea Baseline, 
1982.  
documents/1341880-sea-vietnam-territori-
al-sea-baseline-1982.html. 

File đính kèm:

  • pdfthem_luc_dia_viet_nam_theo_cong_uoc_lien_hiep_quoc_ve_luat_b.pdf