Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình

Đồng bằng sông Hồng có diện tích 14.784 km2, chiếm khoảng 4,5% diện tích của cả nước. Đây

là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế của Việt Nam với thủ đô Hà Nội và cũng là vùng sản

xuất, canh tác nông nghiệp lớn thứ 2 của đất nước. Trong vùng hiện có nhiều hệ thống công trình thủy lợi

đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, song cũng không hoàn toàn miễn nhiễm với ảnh hưởng của hạn

hán. Liên tiếp trong những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình chịu tác động nặng nề

của những trận hạn lớn, xảy ra trên diện rộng, liên tục và kéo dài từ năm 2003-2011 gây ra những tác

động tiêu cực ảnh hưởng lớn đến đến đời sống, kinh tế xã hội và môi trường. Hạn hán được phân loại gồm

hạn khí tượng, hạn thủy văn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế xã hội, trong nghiên cứu này chỉ xem xét đến

vấn đề hạn thủy văn. Có nhiều yếu tố tác động đến hạn thủy văn trong đó có những yếu tố chính và yếu tố

phụ vì vậy việc xác định và phân cấp mức độ tác động của các yếu tố đến hạn thủy văn là cần thiết. Bài báo

trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hạn thủy

văn ở vùng hạ du sông Hồng – Thái Bình thông qua hai chỉ số chính là chỉ số thiếu hụt dòng chảy Kth và chỉ

số cấp nước mặt SWSI. Từ các kết quả đánh giá biến động về các chỉ số hạn theo không gian và thời gian,

kết hợp với việc phân tích xác định các nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng hạn hán, đã thành lập

bảng phân cấp độ các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến diễn biến hạn hán ở khu vực này.

Từ khóa: hạn thủy văn, chỉ số Kth, chỉ số SWSI, đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, lượng mưa, bốc

hơi, nhiệt độ, dòng chảy.

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 1

Trang 1

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 2

Trang 2

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 3

Trang 3

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 4

Trang 4

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 5

Trang 5

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 6

Trang 6

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 7

Trang 7

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 8

Trang 8

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 9

Trang 9

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 3140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình

Đánh giá diễn biến hạn hán và phân cấp độ yếu tố tác động đến hạn thủy văn ở vùng đồng bằng sông Hồng - Thái bình
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 1
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HẠN HÁN VÀ PHÂN CẤP ĐỘ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 
ĐẾN HẠN THỦY VĂN Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH 
Hồ Việt Cường 
Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển 
Trần Văn Trà, Nguyễn Huy Phương 
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 
Tóm tắt: Đồng bằng sông Hồng có diện tích 14.784 km2, chiếm khoảng 4,5% diện tích của cả nước. Đây 
là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế của Việt Nam với thủ đô Hà Nội và cũng là vùng sản 
xuất, canh tác nông nghiệp lớn thứ 2 của đất nước. Trong vùng hiện có nhiều hệ thống công trình thủy lợi 
đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, song cũng không hoàn toàn miễn nhiễm với ảnh hưởng của hạn 
hán. Liên tiếp trong những năm gần đây, vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình chịu tác động nặng nề 
của những trận hạn lớn, xảy ra trên diện rộng, liên tục và kéo dài từ năm 2003-2011 gây ra những tác 
động tiêu cực ảnh hưởng lớn đến đến đời sống, kinh tế xã hội và môi trường. Hạn hán được phân loại gồm 
hạn khí tượng, hạn thủy văn, hạn nông nghiệp và hạn kinh tế xã hội, trong nghiên cứu này chỉ xem xét đến 
vấn đề hạn thủy văn. Có nhiều yếu tố tác động đến hạn thủy văn trong đó có những yếu tố chính và yếu tố 
phụ vì vậy việc xác định và phân cấp mức độ tác động của các yếu tố đến hạn thủy văn là cần thiết. Bài báo 
trình bày kết quả nghiên cứu và đề xuất các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hạn thủy 
văn ở vùng hạ du sông Hồng – Thái Bình thông qua hai chỉ số chính là chỉ số thiếu hụt dòng chảy Kth và chỉ 
số cấp nước mặt SWSI. Từ các kết quả đánh giá biến động về các chỉ số hạn theo không gian và thời gian, 
kết hợp với việc phân tích xác định các nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng hạn hán, đã thành lập 
bảng phân cấp độ các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến diễn biến hạn hán ở khu vực này. 
Từ khóa: hạn thủy văn, chỉ số Kth, chỉ số SWSI, đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, lượng mưa, bốc 
hơi, nhiệt độ, dòng chảy. 
Summary: The Red-Thai Binh river delta covers an area of 14,784 km2, accounting for about 4.5% of 
Vietnam territory. The Delta is characterized by the political and economic importance with Hanoi capital 
and the second largest place for agricultural production and farming of the country. The implementation of 
irrigation infrastructure in the Delta has been quite complete; however, the Delta cannot entirely avoid the 
influence of droughts. In recent years, the Delta experienced large-scale severe droughts, lasting from 2003 
to 2011 and causing negative impacts on life, socio-economy, and environment. Drought is classified as 
meteorological drought, hydrological drought, agricultural drought and socio-economic drought, in this 
study only consider the issue of hydrology. There are many factors that affect the hydrological drought, 
including the main factors and sub-factors, so it is necessary to identify and decentralize the impact of 
hydrological factors. The article presents the study results and proposes appropriate evaluation criteria 
drought classification based on hydrological indices including the flow deficit (Kth) index and the surface 
water supply index (SWSI). Based on the evaluation results regarding the variation of drought indices in 
time and space in combination with the analysis of typical causes that drive drought phenomenon, a 
hierarchy of impact factors has been established reflecting drought progression in this area. 
Keywords: hydrological drought, Kth index, SWSI index, Red-Thai Binh river delta, rainfall, 
evaporation, temperature, streamflow. 
1. MỞ ĐẦU* 
Hạn hán là một loại thiên tai phổ biến ở Việt 
Nam, đứng thứ 3 sau bão và lũ, hạn hán. Trong 
Ngày nhận bài: 29/6/2019 
Ngày thông qua phản biện: 03/7/2019 
Ngày duyệt đăng: 10/9/2019 
những năm gần đây, tình trạng hạn hán ngày 
càng trở nên nghiêm trọng hơn do hiện tượng 
El Nino và hiện tượng ấm lên toàn cầu làm cho 
lượng mưa ít hơn, thêm vào đó là tác động 
chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của con 
người dẫn đến diễn biến hạn gia tăng gây ảnh 
hưởng lớn đến đời sống xã hội và gây nhiều 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 2
thiệt hại về dân sinh, kinh tế và môi trường. 
Nguyên nhân hạn hán rất phức tạp mà yếu tố 
tác động là do cả từ tự nhiên và con người. 
Các yếu tố tự nhiên gây ra hạn hán có thể kể 
đến như sự dao động của các dạng hoàn lưu 
khí quyển ở phạm vi rộng và các vùng xoáy 
nghịch, hoặc các hệ thống áp thấp cao, sự 
biến đổi khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ mặt 
nước biển như El Nino các nguyên nhân do 
con người bao gồm nhu cầu nước ngày càng 
gia tăng, phá rừng, ô nhiễm môi trường ảnh 
hưởng tới nguồn nước, quản lý đất và nước 
kém bền vững, gây hiệu ứng nhà kính. Để 
nghiên cứu về hạn hán đòi hỏi phải kết hợp 
nhiều phương pháp, bao gồm: đo đạc, phân 
tích số liệu, mô phỏng hệ thống và cả các 
nghiên cứu từ ảnh vệ tinh. 
Đối với vùng đồng bằng sông Hồng – Thái 
Bình, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân 
gây hạn hán ở khu vực này chủ yếu là do suy 
giảm lượng mưa dẫn đến sự thiếu hụt về dòng 
chảy trong mùa kiệt và liên quan trực tiếp đến 
diễn biến hạn thủy văn. Hạn thủy văn biểu thị 
bằng sự suy giảm dòng chảy sông và thiếu hụt 
các nguồn nước mặt và nước ngầm, có nhiều 
nguyên nhân gây ra hạn và mức độ nặng hay 
nhẹ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cho nên 
xác định chỉ số hạn hán là một vấn đề phức 
tạp. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều loại chỉ 
số hạn hán nhưng cho đến nay chưa chọn được 
một chỉ số nào làm một chỉ số đánh giá chung. 
Có rất nhiều chỉ số/hệ số được sử dụng để 
đánh giá như: Chỉ số ẩm Ivanov (1948), Chỉ số 
khô Budyko (1950), Chỉ số khô Penman, Chỉ 
số gió mùa GMI, Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI, 
Chỉ số Sazonov, Chỉ số Koloskov (1925), Hệ 
số khô, Hệ số cạn, Chỉ số Palmer (PDSI), Chỉ 
số độ ẩm cây trồng (CMI), Chỉ số cấp nước 
mặt (SWSI), Chỉ số RDI (Reclam ... À CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 5
TT 
N m thă y ủ
v nă 
S ngày thi u h tố ế ụ Ch s h n Kỉ ố ạ th C p h nấ ạ 
Thư ng ợ
Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
Thư nợ
g Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
Thư nợ
g Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
10 1969-1970 160 123 140 46 24 33 HRN HV HN 
11 1970-1971 80 93 107 23 21 20 HV HV HNh 
12 1971-1972 133 98 119 35 23 27 HN HV HV 
13 1972-1973 83 67 37 29 13 12 HV HNh HNh 
14 1973-1974 149 83 90 43 14 21 HRN HNh HV 
15 1974-1975 150 87 103 52 19 26 HRN HNh HV 
16 1975-1976 125 78 103 39 13 22 HN HNh HV 
17 1976-1977 148 92 103 38 17 20 HN HNh HNh 
18 1977-1978 152 105 118 41 23 25 HRN HV HV 
19 1978-1979 136 96 127 35 18 20 HN HNh HNh 
20 1979-1980 166 115 161 38 27 28 HN HV HV 
21 1980-1981 95 98 116 18 14 21 HNh HNh HV 
22 1981-1982 47 91 76 10 26 20 HNh HV HV 
23 1982-1983 40 108 58 14 19 15 HNh HNh HNh 
24 1983-1984 72 91 89 28 23 28 HV HV HV 
25 1984-1985 90 43 154 10 4 31 BT BT HN 
26 1985-1986 77 73 82 31 22 31 HN HV HN 
27 1986 – 1987 129 102 122 28 14 20 HV HNh HNh 
28 1987 – 1988 131 134 122 37 29 31 HN HV HN 
29 
Th i ờ
kỳ 
sau 
khi 
có 
1988 – 1989 158 185 173 33 34 37 HN HN HN 
30 1989 – 1990 66 93 70 16 15 16 HNh HNh HNh 
31 1990 – 1991 137 154 126 19 20 19 HNh HNh HNh 
32 1991 – 1992 122 133 144 13 15 20 HNh HNh HNh 
33 1992 – 1993 49 89 149 3 8 18 BT BT HNh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 6
TT 
N m thă y ủ
v nă 
S ngày thi u h tố ế ụ Ch s h n Kỉ ố ạ th C p h nấ ạ 
Thư ng ợ
Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
Thư nợ
g Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
Thư nợ
g Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
34 hồ 1993 – 1994 5 81 144 1 6 17 BT BT HNh 
35 1994 – 1995 29 12 0 6 6 0 BT BT BT 
36 1995 – 1996 87 35 0 16 4 0 HNh BT BT 
37 1996 – 1997 8 7 89 3 3 10 BT BT BT 
38 1997 – 1998 32 52 0 5 10 0 BT HNh BT 
39 1998 – 1999 68 138 163 8 18 31 BT HNh HN 
40 
1999 – 
2000 0 7 51 0 2 5 BT BT BT 
41 
2000 – 
2001 0 77 118 0 8 10 BT BT BT 
42 
2001 – 
2002 0 57 119 0 9 8 BT BT BT 
43 
2002 – 
2003 0 59 79 0 10 8 BT HNh BT 
44 
2003 – 
2004 0 110 162 0 10 16 BT HNh HNh 
45 
2004 – 
2005 0 128 37 0 18 8 BT HNh BT 
46 
2005 – 
2006 0 131 63 0 28 13 BT HV HNh 
47 
2006 – 
2007 4 139 89 4 23 13 BT HV HNh 
48 
2007 – 
2008 0 118 36 0 20 16 BT HNh HNh 
49 
2008 – 
2009 0 54 11 0 8 16 BT BT HNh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 7
TT 
N m thă y ủ
v nă 
S ngày thi u h tố ế ụ Ch s h n Kỉ ố ạ th C p h nấ ạ 
Thư ng ợ
Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
Thư nợ
g Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
Thư nợ
g Cát 
Hà 
N iộ 
S n ơ
Tây 
50 
2009 – 
2010 0 155 123 0 41 33 BT HRN HN 
26 2010 – 2011 0 108 68 0 30 27 BT HN HV 
27 2011 – 2012 1 98 87 1 29 29 BT HV HV 
28 2012 – 2013 0 85 40 0 21 21 BT HV HV 
29 2013 – 2014 2 100 70 10 31 19 HNh HN HNh 
30 2014 – 2015 0 82 57 0 31 23 BT HN HV 
(Ghi chú: BT: bình thường, HNh: hạn nhẹ, HV: hạn vừa, HN: hạn nặng, HRN: hạn rất nặng) 
3.2. Đánh giá hạn hán cho vùng đồng bằng 
sông Hồng - Thái Bình bằng chỉ số cung cấp 
nước bề mặt SWSI [1] 
Chỉ số cấp nước mặt SWSI được tính dựa trên 
số liệu lưu lượng trung bình tháng từ năm 
1956-2014 tại các trạm thủy văn Sơn Tây, Hà 
Nội, và 1956-2010 tại trạm thủy văn Thượng 
Cát và số liệu lưu lượng từ năm 1961-2014 tại 
trạm Thác Bưởi, số liệu lượng mưa trung bình 
tháng từ năm 1961-2014 tại các trạm khí tượng 
Sơn Tây, Láng và Bắc Giang. 
Kết quả tính toán chỉ số cấp nước SWSI tại các 
trạm thủy văn Sơn Tây, Hà Nội, Thượng Cát, 
Thác Bưởi cho thấy: Tại trạm Sơn Tây, tình 
trạng hạn hán ở mức khá nghiêm trọng. Mức 
hạn cao nhất là hạn rất nặng, xảy ra vào năm 
1957 và1958. Các năm còn lại là hạn vừa, hạn 
khô và gần như bình thường. Tại trạm Hà Nội, 
số năm xảy ra hạn rất nặng nhiều hơn tại trạm 
Sơn Tây, gồm các năm 1957, 1958, 1960. Các 
năm xảy ra hạn vừa là 1963 và 2010. Các năm 
còn lại là hạn khô và gần như bình thường. Tại 
trạm Thượng Cát, tình trạng hạn hán ở mức 
khá nghiêm trọng, năm 1958 là năm xảy ra hạn 
cực nặng, 2 năm xảy ra hạn rất nặng là năm 
1959 và 1960, năm 1963 là năm xảy ra hạn 
vừa, những năm xảy ra hạn khô bao gồm các 
năm 1969, 1974, 1977 và 1980. Các năm còn 
lại là gần như bình thường. Tại trạm Thác 
Bưởi, tình trạng hạn rất nặng xảy ra vào năm 
1963, 1967, 1977, 2002, 2005 và 2008. Các 
năm còn lại là hạn khô và gần như không xảy 
ra hạn. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 8
Hình 1: Chỉ số hạn SWSI trung bình mùa kiệt tính toán cho các trạm 
Sơn Tây, Hà Nội, Thượng Cát và Thác Bưởi thời kỳ từ 1962-2014. 
3.3. Đề xuất các tiêu chí, yếu tố đánh giá và 
phân cấp độ tác động đến hạn hán ở vùng 
đồng bằng sông Hồng - Thái Bình 
Để đánh giá hạn hán cần phải xác định 
nguyên nhân, có chế gây ra hạn hán. Từ kết 
quả phân tích các nguyên nhân gây ra các 
đợt hạn điển hình trong khu vực, có thể xác 
định các nguyên nhân tác động chính đến 
hạn hán ở vùng đồng bằng sông Hồng – Thái 
Bình gồm: 
 Do sự suy giảm lượng dòng chảy mùa kiệt 
trên các sông chính của hệ thống. 
 Do ảnh hưởng của vận hành của các hồ 
chứa thượng nguồn có tác động chủ yếu tới sự 
tăng hoặc hạ thấp mực nước tại các khu vực hạ 
du sông Hồng – Thái Bình. 
 Do diện tích rừng và các yếu tố mặt đệm 
của lưu vực bị suy giảm về chất lượng và diện 
tích bao phủ, dẫn đến suy giảm lượng dòng 
chảy ngầm. 
 Hiện tượng xói sâu lòng dẫn các sông ở 
vùng đồng bằng là nguyên nhân làm hạ thấp 
mực nước trên các sông. 
 Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dẫn 
đến gia tăng tình trạng hạn hán và thiếu nước 
trong mùa khô. 
 Nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt 
do các hoạt động của con người làm cho mức 
độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng 
tăng cao. 
 Công tác quản quản lý, ứng phó hạn hán 
chưa được hiệu quả. 
 Các nguyên nhân tác động khác 
Có thể thấy, nguyên nhân và cơ chế tác động 
đến hạn hán trong khu vực gồm cả 2 nhóm 
yếu tố chính là yếu tố tự nhiên và yếu tố con 
người. Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các 
yếu tố trên tới diễn biến hạn hán, trong 
nghiên cứu này, số liệu đo đạc khí tượng thủy 
văn từ năm 1955 đến 2014 cùng với số liệu 
KT-XH năm 2010 đã được sử dụng để phân 
tích. Cụ thể, diễn biến các yếu tố khí tượng 
thủy văn từ năm 1955 đến năm 2014 sẽ được 
kết hợp phân tích với kết quả tính toán các chỉ 
số hạn ở trên để từ đó xác định xem yếu tố 
nào có ảnh hưởng nhất tới diễn biến hạn trong 
khu vực. Qua đó, một thang phân cấp mức độ 
ảnh hưởng tới hạn hán sẽ được gán cho từng 
yếu tố. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 9
a) Phân tích các yếu tố tác động đến hạn 
thủy văn: 
Các yếu tố tác động chính được xem xét, phân 
tích trong nghiên cứu gồm: Lượng mưa, Bốc 
hơi, Nhiệt độ, Lượng dòng chảy và Nhu cầu 
nước. Để cho phù hợp với kết quả tính toán về 
chỉ số hạn SWSI, các số liệu phân tích được lựa 
chọn là số liệu trung bình trong thời kỳ mùa khô 
của các năm tương ứng. Các trạm khí tượng, 
thủy văn điển hình trong khu vực được lựa chọn 
gồm Sơn Tây, Hà Nội và Láng. Đối với số liệu 
lượng mưa và nhiệt độ, số liệu phân tích, đánh 
giá là chuỗi số liệu trung bình của các năm từ 
1961-2014, còn đối với bốc hơi là số liệu trung 
bình năm từ 1972-2014. Các biểu đồ dưới đây 
biểu diễn xu thế diễn biến của các yếu tố khí 
tượng (lượng mưa, bốc hơi, nhiệt độ) so với biến 
động của chỉ số hạn SWSI theo thời gian. 
Hình 2: Diễn biến tổng lượng mưa trung bình mùa kiệt và chỉ số hạn SWSI, 
thời kỳ 1961-2014 tại trạm Sơn Tây, Hà Nội 
Các kết quả phân tích ở trên cho thấy tổng 
lượng mưa và lượng bốc hơi trong mùa khô tại 
các trạm Sơn Tây, Hà Nội (Hình 2, 3) có 
những diễn biến khá đồng bộ với diễn biến hạn 
trong khu vực (được thể hiện qua chỉ số 
SWSI) tính toán đồng bộ cho các trạm đó. Cụ 
thể, với diễn biến tổng lượng mưa trung bình 
mùa kiệt, thời kỳ có lượng mưa thấp cũng 
tương ứng là thời kỳ diễn ra hạn hán nặng. Với 
diễn biến tổng lượng bốc hơi trung bình mùa 
kiệt, thời kỳ có lượng bốc hơi cao cũng chính 
là khoảng thời gian diễn ra hạn hán. Tuy 
nhiên, cũng có thể thấy là diễn biến tổng lượng 
mưa thể hiện mức độ đồng bộ với diễn biến 
chỉ số SWSI cao hơn so với diễn biến tổng 
lượng bốc hơi. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 10
Hình 3: Diễn biến tổng lượng bốc hơi trung bình mùa kiệt và chỉ số hạn SWSI, 
thời kỳ 1961-2014 tại trạm Sơn Tây, Hà Nội 
Diễn biến dòng chảy trung bình mùa kiệt 
thể hiện mức độ đồng bộ cao nhất với diễn 
biến hạn hán ở các trạm Hà Nội và Sơn Tây. 
Vì vậy, có thể thấy rằng mức độ ảnh hưởng 
của tiêu chí nguồn nước (cụ thể là dòng 
chảy mùa kiệt) lên hạn hán được xếp vào 
mức độ ảnh hưởng mạnh nhất so với các 
yếu tố khác. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 11
Hình 4: Diễn biến lưu lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt và chỉ số hạn SWSI, 
thời kỳ 1961-2014 tại trạm Sơn Tây, Hà Nội 
b) Phân cấp độ các yếu tố tác động và tiêu 
chí hạn thủy văn: 
Để xếp hạng các yếu tố tác động và phân cấp 
mức độ về tình trạng hạn cho vùng đồng bằng 
sông Hồng - Thái Bình, nghiên cứu đã lựa 
chọn một số năm điển hình có tình trạng xảy ra 
hạn hán nặng nhất. Những năm bị hạn nặng 
nhất là những năm mà mức độ ảnh hưởng của 
các tiêu chí tác động được thể hiện rõ ràng 
nhất. Trên cơ sở đó, các tiêu chí, yếu tố sẽ 
được phân cấp độ tương ứng với các cấp hạn 
đã được tính toán các ngưỡng xảy ra hạn. 
Những năm có tình trạng hạn hán nặng nhất 
được lựa chọn là 1989, 2006, 2010. 
Căn cứ vào sự tương quan giữa chỉ số hạn 
SWSI và Kth với các yếu tố tác động như đã 
phân tích ở trên, việc phân hạng mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố tác động đến hạn hán 
được sắp xếp theo thứ tự thể hiện mức độ quan 
trọng giảm dần. Cụ thể, lượng dòng chảy sẽ là 
yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tình 
hình hạn hán (hạn thủy văn) trong vực, tiếp 
đến là lượng mưa và lượng bốc hơi. Ngoài ra, 
tình trạng hạn còn bị tác động bởi nhiều yếu tố 
tổng hợp khác (nhiệt độ không khí, dân số, cơ 
cấu sản xuất) trong đó có cả sự ảnh hưởng 
rất lớn của nhu cầu sử dụng nước (Đào Xuân 
Học và ctv, 2003) [2]. Kết quả phân cấp độ 
ảnh hưởng của các tiêu chí, yếu tố đến diễn 
biến hạn hán ở vùng đồng bằng sông Hồng - 
Thái Bình như sau: 
Bảng 4: Phân cấp các yếu tố tác động chính và tiêu chí xảy ra hạn thủy văn 
ở vùng đồng bằng sông Hồng – Thái Bình 
Cấp độ 
tác động 
 Mức độ hạn 
Yếu tố tác động 
Hạn nặng Hạn vừa Không hạn 
I Lưu lượng dòng chảy (m3/s) 772 - 780 781 - 789 >789 
II Lượng mưa (mm) 255 - 322 323 - 390 >390 
III Lượng bốc hơi (mm) 482 - 529 530 - 577 >577 
4. KẾT LUẬN 
Việc sử dụng các chỉ số Kth và SWSI để đánh 
giá diễn biến hạn thủy văn cho vùng đồng 
bằng sông Hồng – Thái Bình thấy rằng, các chỉ 
số này là khá phù hợp, kết quả tính toán đã 
phản ảnh được tình hình hạn và phù hợp với 
các trận hạn đã xảy ra trong khu vực. Chỉ số 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 56 - 2019 12
cấp nước SWSI tại các trạm thủy văn Sơn Tây, 
Hà Nội, Thượng Cát, Thác Bưởi cho thấy: Tại 
trạm Sơn Tây, tình trạng hạn hán ở mức khá 
nghiêm trọng. Mức hạn cao nhất là hạn rất 
nặng, xảy ra vào năm 1957 và 1958. Các năm 
còn lại là hạn vừa, hạn khô và gần như bình 
thường. Tại trạm Hà Nội, số năm xảy ra hạn 
rất nặng nhiều hơn tại trạm Sơn Tây, gồm các 
năm 1957, 1958, 1960. Các năm xảy ra hạn 
vừa là 1963 và 2010. Các năm còn lại là hạn 
khô và gần như bình thường. Tại trạm Thượng 
Cát, tình trạng hạn hán ở mức khá nghiêm 
trọng, năm 1958 là năm xảy ra hạn cực nặng, 2 
năm xảy ra hạn rất nặng là năm 1959 và 1960, 
năm 1963 là năm xảy ra hạn vừa, những năm 
xảy ra hạn khô bao gồm các năm 1969, 1974, 
1977 và 1980. Các năm còn lại là gần như bình 
thường. Tại trạm Thác Bưởi, tình trạng hạn rất 
nặng xảy ra vào năm 1963, 1967, 1977, 2002, 
2005 và 2008. Các năm còn lại là hạn khô và 
gần như không xảy ra hạn. 
Trong nghiên cứu này, các tiêu chí, yếu tố tác 
động chính cũng như thứ tự thể hiện mức độ 
ảnh hưởng của các yếu tố này đến diễn biến 
hạn hán đã được đưa ra và phân tích. Căn cứ 
vào nguyên nhân và cơ chế gây hạn ở vùng 
đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, dòng chảy 
là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với 
diễn biến hạn hán, tiếp theo là lượng mưa, 
lượng bốc hơi, nhiệt độ, và cuối cùng là yếu tố 
con người liên quan đến nhu cầu sử dụng 
nước, khai thác cát - làm hạ thấp nghiêm trọng 
mực nước mùa kiệt Từ các kết quả tính 
toán, đã thành lập bảng phân cấp độ ảnh hưởng 
của các yếu tố tác động và tiêu chí xảy ra mưc 
độ hạn thủy văn trong khu vực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hồ Việt Cường và Nnk, đề tài cấp Quốc gia KC.08.05/16-20 “Nghiên cứu đánh giá xu thế 
diễn biến, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng 
đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải pháp ứng phó”. Phòng TNTĐ Quốc 
gia về ĐLH Sông biển, Năm 2016-2019. 
[2]. Đào Xuân Học “Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán ở các tỉnh Duyên hải 
Miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận”. Trường Đại học Thủy Lợi, Năm 2001. 
[3]. Nguyễn Quang Kim “Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và 
xây dựng các giải pháp phòng chống”. Trường Đại học Thủy Lợi, Năm 2005. 
[4]. Nguyễn Văn Thắng “Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán 
ở Việt Nam”. Viện Khoa học KTTV&MT, Năm 2007. 
[5]. Trần Thục “Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở Nam Trung bộ và 
Tây Nguyên”. Viện Khoa học KTTV&MT, Năm 2008. 
Lời cảm ơn: Nội dung bài báo là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Quốc gia 
KC.08.05/16-20: “Nghiên cứu đánh giá xu thế diễn biến, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn 
đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình và đề xuất các giải 
pháp ứng phó” - Phòng TNTĐ Quốc gia về ĐLH Sông biển thực hiện năm 2016-2019. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_dien_bien_han_han_va_phan_cap_do_yeu_to_tac_dong_de.pdf