Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang

Rừng đặc dụng Na Hang (RĐD Na Hang) thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang với

diện tích 22.401,5 ha. Khu vực mang đặc điểm địa hình vòng cung của khối núi đá

vôi Lô-Gâm với độ cao dao động từ 150 m đến 800 m. Khu vực nghiên cứu thuộc

lưu vực của hệ thống sông Năng và sông Gâm. Hồ thuỷ điện Tuyên Quang thuộc địa

bàn nghiên cứu với mực nước dâng bình thường ở cao trình 120 m có diện tích thủy

vực lên đến trên 8.263 ha [1].

Đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ cá sông Gâm (khu vực Na Hang - Tuyên

Quang) được các tác giả công bố như Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999) ghi

nhận 87 loài cá trong đoạn sông Gâm tại thị trấn Na Hang; Nguyễn Kiêm Sơn

(2001) chỉ ra khu hệ cá sông Gâm, sông Năng đoạn từ hồ Ba Bể ra sông Lô ở khu

vực Na Hang có 73 loài; Ngô Sỹ Vân (2007) ghi nhận khu hệ cá sông Lô - Gâm ở

vùng Hà Giang - Tuyên Quang có 41 loài [2].

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, sau khi thủy điện Na Hang được

hoàn thành (2008), chưa có điều tra, đánh giá lại thành phần, phân bố loài cá tại khu

vực này. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm bổ sung dẫn liệu cho khu hệ cá, cung cấp

thêm thông tin nguồn lợi cá bản địa làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học động vật

hoang dã nói chung và cá khu vực RĐD Na Hang nói riêng, bài báo trình bày kết

quả điều tra, nghiên cứu thành phần và đặc điểm phân bố của cá trong các thủy vực

thuộc RĐD Na Hang.

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 1

Trang 1

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 2

Trang 2

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 3

Trang 3

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 4

Trang 4

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 5

Trang 5

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 6

Trang 6

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 7

Trang 7

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 8

Trang 8

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 9

Trang 9

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 8380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang

Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na hang, tỉnh Tuyên Quang
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 16
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁ TRONG CÁC THỦY 
VỰC RỪNG ĐẶC DỤNG NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG 
TRẦN VĂN ĐẠT 
1. MỞ ĐẦU 
Rừng đặc dụng Na Hang (RĐD Na Hang) thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang với 
diện tích 22.401,5 ha. Khu vực mang đặc điểm địa hình vòng cung của khối núi đá 
vôi Lô-Gâm với độ cao dao động từ 150 m đến 800 m. Khu vực nghiên cứu thuộc 
lưu vực của hệ thống sông Năng và sông Gâm. Hồ thuỷ điện Tuyên Quang thuộc địa 
bàn nghiên cứu với mực nước dâng bình thường ở cao trình 120 m có diện tích thủy 
vực lên đến trên 8.263 ha [1]. 
Đã có nhiều nghiên cứu về khu hệ cá sông Gâm (khu vực Na Hang - Tuyên 
Quang) được các tác giả công bố như Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999) ghi 
nhận 87 loài cá trong đoạn sông Gâm tại thị trấn Na Hang; Nguyễn Kiêm Sơn 
(2001) chỉ ra khu hệ cá sông Gâm, sông Năng đoạn từ hồ Ba Bể ra sông Lô ở khu 
vực Na Hang có 73 loài; Ngô Sỹ Vân (2007) ghi nhận khu hệ cá sông Lô - Gâm ở 
vùng Hà Giang - Tuyên Quang có 41 loài [2]. 
Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, sau khi thủy điện Na Hang được 
hoàn thành (2008), chưa có điều tra, đánh giá lại thành phần, phân bố loài cá tại khu 
vực này. Xuất phát từ thực tế đó, nhằm bổ sung dẫn liệu cho khu hệ cá, cung cấp 
thêm thông tin nguồn lợi cá bản địa làm cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học động vật 
hoang dã nói chung và cá khu vực RĐD Na Hang nói riêng, bài báo trình bày kết 
quả điều tra, nghiên cứu thành phần và đặc điểm phân bố của cá trong các thủy vực 
thuộc RĐD Na Hang. 
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Thời gian và địa điểm 
Thời gian điều tra, khảo sát thực địa được tiến hành 3 đợt vào các tháng 
7/2017, tháng 10/2017 và tháng 6/2018. 
Địa điểm tiến hành khảo sát là các thủy vực của RĐD Na Hang với 8 nhánh suối 
như: suối Thác Mơ, Nậm Trang, Khâu Tinh, Bản Va, Tát Kẻ, Ngòi Nè...; 2 điểm trên 
hồ thủy điện Tuyên Quang; các chợ bán cá trong vùng cũng như quan sát, phỏng vấn 
bằng hình ảnh mẫu cá thông qua người dân địa phương khu vực RĐD Na Hang 
(hình 1). 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Mẫu cá được thu chủ yếu bằng cách bắt trực tiếp với các loại ngư cụ gồm lưới, 
vợt, đó, bẫy cá... Bên cạnh đó mẫu còn được thu mua từ ngư dân và ở chợ địa 
phương. Sau khi thu, mẫu vật được cố định trong dung dịch formalin 5% trong 2-5 
giờ, sau đó tiến hành rửa sạch bằng nước và ngâm trong dung dịch cồn 70% để bảo 
quản. Bên ngoài hộp mẫu được dán nhãn, ghi rõ các thông tin: khu vực nghiên cứu, 
ngày thu mẫu, tọa độ nghiên cứu. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 17
Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm điều tra, khảo sát tại RĐD Na Hang 
Đo đếm, phân tích mẫu vật theo phương pháp của Pravdin (1963) [3]. Định loại 
cá dựa theo các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước: Mai Đình Yên [4, 5]; 
Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân [6, 7, 8]; Kottelat [9, 10]; trang web Fishbase [11]. 
Đánh giá tính tương đồng về thành phần loài cá giữa khu vực nghiên cứu với 
các khu vực khác theo công thức tính chỉ số tương đồng Sorensen [12]. 
SI = 2C/(A+B). 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 18
Trong đó: 
SI: Chỉ số tương đồng (Index of Similarity hay Sorensen’s Index); 
C: Số lượng loài xuất hiện cả ở 2 khu vực A và B; 
A: Số lượng loài của khu vực A; 
B: Số lượng loài của khu vực B. 
Đo hàm lượng Oxy hòa tan (DO) và pH theo phương pháp dùng thuốc thử 
chuẩn - so màu với bộ Test kid Sera (Đức). 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Điều kiện môi trường nước khu vực RĐD Na Hang 
Trong các đợt khảo sát, đã tiến hành thu 8 mẫu nước tại các thủy vực khác 
nhau. Kết quả đo hàm lượng DO và pH được chỉ ra trong bảng 1. 
Bảng 1. Hàm lượng DO và pH tại một số điểm nghiên cứu 
STT Địa Điểm 
Chỉ tiêu môi trường nước 
DO (mg/l) pH 
1 Suối Thác Mơ 6,0 8,0 
2 Suối Nậm Trang 4,5 7,5 
3 Hồ Thủy Điện (thị trấn Na Hang) 4,0 8,5 
4 Suối Khâu Tinh 4,5 8,0 
5 Suối Kéo Tấu 5,0 8,0 
6 Hồ Thủy Điện (xã Sơn Phú) 4,0 7,5 
7 Suối Sinh Long 4,5 7,5 
8 Suối Bản Va (xã Yên Hoa) 4,5 7,5 
 Kết quả đo đạc cho thấy, hàm lượng DO trong nước hồ thủy điện và các nhánh 
suối đều ≥ 4mg/l, pH dao động từ 7,5 đến 8,5. Điều này có thể giải thích do các thuỷ 
vực chủ yếu hình thành trên nền đá vôi nên pH luôn ở mức cao. 
 3.2. Thành phần loài cá khu vực nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu qua các đợt điều tra tại RĐD Na Hang năm 2017 và 2018, 
đã thu và phân tích định loại trên cơ sở 260 mẫu cá. Ngoài ra còn sử dụng các kết quả 
từ phỏng vấn người dân địa phương, xác lập được danh lục thành phần loài cá gồm 41 
loài thuộc 15 họ trong 4 bộ. Danh lục thành phần loài được thể hiện ở bảng 2. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 19
Bảng 2. Thành phần loài cá khu vực RĐD Na Hang 
TT Tên Tiếng Việt Tên khoa học 
Số 
lượng 
mẫu 
SĐVN 
2007 
IUCN 
2018 
 I. BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES 
 1. Họ cá Chép Cyprinidae 
1 Cá Chép Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758) 2 VU 
2 Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) 2 LC 
3 Cá Đòng đong cân cấn Puntius semifasciolatus (Gunther, 1868) 9 LC 
4 Cá Cháo Opsarichthys bidens (Gunther, 1873) 3 LC 
5 Cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1844) QS DD 
6 Cá Mè trắng Hypophthalmichthys molitrix (Cuvier, 1844) QS NT 
7 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1842) QS LC 
8 Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846). 1 DD 
9 Cá Chát hoa Acrossocheilus iridescens (Nichols & Pope, 1927) 8 DD 
10 Cá Đục Hemibarbus labeo (Pallas, 1776) 5 DD 
11 Cá Pami* Neolissochilus benasi (Pellegrin & Chevey, 1936) 24 LC 
12 Cá Bậu thác* Placogobio nahangensis (Hảo nov.sp) 62 LC 
13 Cá Mương Pseudohemiculter dispar (Peters, 1881) 7 LC 
14 Cá Nhác Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) 6 LC 
15 Cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1846) 1 LC 
16 Cá Bướm Rhodeus ocellatus (Kner, 1866) 3 DD 
1 ... ng thêm 4 loài cho khu hệ, gồm: Neolissochilus benasi, 
Placogobio nahangensis, Pelteobagrus fulvidraco và Schistura incerta (hình 2). 
a) Cá Pami (Neolissochilus benasi) b) Cá Bậu thác (Placogobio nahangensis) 
c) Cá Bò (Pelteobagrus fulvidraco) d) Cá Chạch suối (Schistura incerta) 
Hình 2. Các loài bổ sung cho khu hệ cá RĐD Na Hang 
Số lượng các loài cá đã được ghi nhận không cao, thấp hơn so với kết quả các 
nghiên cứu và ghi nhận trước đây tương ứng là 73 loài và 110 loài [2, 13]. Nguyên 
nhân có thể là do địa bàn khảo sát không rộng, chỉ khu trú trong phạm vi RĐD Na 
Hang. Ngoài ra, việc xây đập thủy điện Tuyên Quang hoàn thành từ năm 2008 đã làm 
thay đổi chế độ dòng chảy sông Gâm, dẫn đến thay đổi môi trường sống của các loài 
thủy sinh vật, ngăn cản sự di cư tự nhiên của cá từ sông Gâm lên các nhánh phía thượng 
nguồn và ngược lại, từ đó có thể dẫn tới suy giảm đa dạng thành phần loài cá tại đây. 
3.3. Đa dạng về cấu trúc thành phần loài 
Sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài cá khu vực RĐD Na Hang được thể 
hiện trong bảng 3. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 22
Bảng 3. Cấu trúc đơn vị phân loại cá khu vực RĐD Na Hang 
Bộ Số họ Tỷ lệ % Số giống Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 
Bộ cá Chép 
Cypriniformes 3 20,0 19 55,9 22 53,7 
Bộ cá Da trơn 
Siluriformes 4 26,7 7 20,6 8 19,5 
Bộ cá Mang liền 
Synbranchiformes 2 13,3 2 5,9 2 4,9 
Bộ cá Vược 
Perciformes 6 40,0 6 17,6 9 21,9 
Tổng 15 100 34 100 41 100 
Dẫn liệu từ bảng 3 cho thấy, cấu trúc các đơn vị phân loại cá khu vực RĐD Na 
Hang khá đa dạng. Về bậc họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược - Perciformes có 6 họ, 
chiếm 40%; tiếp đến là bộ cá Da trơn - Siluriformes với 4 họ, chiếm 26,7%; bộ cá 
Chép - Cypriniformes có 3 họ, chiếm 20% và thấp nhất là bộ cá Mang liền - 
Synbrabchiformes có 2 họ, chiếm 13,3%. Về bậc giống, đa dạng nhất là bộ cá Chép 
với 19 giống, chiếm 55,9%; tiếp đến là bộ cá Da trơn với 7 giống, chiếm 20,6%; bộ 
cá Vược có 6 giống chiếm 17,6%, bộ cá Mang liền chỉ có 2 giống, chiếm 5,9%. Về 
bậc loài, đa dạng nhất là bộ cá Chép với 22 loài, chiếm 53,7%; tiếp theo là bộ cá 
Vược 9 loài, chiếm 21,9%; bộ cá Da trơn 8 loài, chiếm 19,5%, bộ cá Mang liền chỉ 
có 2 loài, chiếm 4,9% tổng số loài. 
Chỉ số tương đồng thành phần loài cá giữa khu vực nghiên cứu với một số 
thủy vực khác được trình bày ở bảng 4. 
Bảng 4. Chỉ số tương đồng giữa khu hệ cá RĐD Na Hang với một số khu hệ cá 
ở miền Bắc và Bắc Trung bộ 
TT Địa điểm Tổng loài C SI Tác giả, năm công bố 
1 Khu vực Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 47 22 0,5 
Nguyễn Đình Tạo 
(2011) [14] 
2 VQG Tam Đảo 48 26 0,6 Phạm Hồng Phương & cs (2015) [15] 
3 VQG Pù Mát và vùng phụ cận 119 29 0,4 
Nguyễn Xuân Khoa, 
(2011) [16] 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 23
Số liệu từ bảng 4 cho thấy, thành phần loài cá RĐD Na Hang có tính tương 
đồng cao nhất với thành phần cá ở khu vực suối Kẽm thuộc VQG Tam Đảo (SI = 0,6). 
Trong 47 loài cá ghi nhận ở các suối ở vùng Hương Sơn, Mỹ Đức - Hà Nội, có 22 
loài cũng xuất hiện ở khu vực RĐD Na Hang, với chỉ số tương đồng SI = 0,5. Chỉ số 
tương đồng đạt giá trị thấp nhất (SI = 0,4) khi tiến hành so sánh với thành phần khu 
hệ cá sông Cả thuộc địa phận VQG Pù Mát. Chỉ số này cho thấy rõ được sự tương 
đồng về thành phần loài của RĐD Na Hang với khu hệ cá ở miền Bắc (Mỹ Đức, 
VQG Tam Đảo) so với khu hệ cá của vùng Bắc Trung Bộ (VQG Pù Mát) có khoảng 
cách xa về vị trí địa lý, sự khác biệt về chế độ khí hậu, thủy văn và điều kiện địa hình. 
3.4. Đặc trưng phân bố của cá theo sinh cảnh thủy vực và theo độ cao 
Để đánh giá mật độ và sự phân bố của cá tại các thủy vực khác nhau của RĐD 
Na Hang và sự phân bố theo đai độ cao, trong các đợt nghiên cứu, đã tiến hành khảo 
sát, thu mẫu tại những nơi có tốc độ dòng chảy nhanh, nền đáy cứng, thác nước, các 
ao - hố nước sâu, nơi có tốc độ dòng chảy chậm hơn. 
Tại sinh cảnh hồ thủy điện, hố, vũng sâu trong khu vực nghiên cứu, nơi hàm 
lượng oxy hòa tan trung bình khoảng 4mg/l, pH dao động từ 7,5 đến 8,5 ghi nhận 
nhiều loài thuộc họ cá Chép (Cypprinidae) và họ cá Trê (Claridae), là những loài có 
khả năng thích nghi với điều kiện oxy khá thấp hoặc ngưỡng oxy rộng như cá Chép 
(Cyprinus carpio), cá Trê (Clarius fuscus)... Sự phân bố và kích thước các loài sống 
trong môi trường nước chảy chậm hoặc hồ chứa có kích thước cơ thể lớn như cá 
Chép (Cyprinus carpio), cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá Mè hoa 
(Hypophthalmichthys nobilis). Đặc biệt, ở khu vực hồ thủy điện, các loài cá như cá 
Trắm cỏ, cá Mè hoa được ghi nhận khối lượng cơ thể trên 10kg. 
Tại các nhánh suối trong khu vực RĐD Na Hang như suối Thác Mơ, Kéo Tấu, 
Tát Kẻ, nơi có tốc độ dòng chảy nhanh, nhiều ghềnh, nhiều mạch nước chảy ngầm 
và nền đáy cứng, hàm lượng oxy ≥ 5 mg/l bắt gặp các loài cá trong họ cá Chạch vây 
bằng (Balitoridae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae), những loài thường được ghi 
nhận ở những nơi có hàm lượng oxy hòa tan cao. Cơ thể cá thường có cấu trúc thon 
dài, kích thước nhỏ hệ xương và vây phát triển mạnh, nhiều loài có giác bám hoặc 
miệng thường nằm phía dưới có tác dụng như một giác bám để gắn cơ thể vào nền 
đáy chịu được sức ép của dòng chảy mạnh (hình 3, 4). 
Hình 3. Giác bám ở mặt bụng của loài 
cá Bống đá Rhinogobius giurinus 
Hình 4. Đặc điểm cấu trúc thân thon dài 
của giống cá Chạch suối Schistura 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 24
Chưa có mối liên hệ rõ rệt nào về ảnh hưởng của pH đối đối với sự phân bố 
của cá tại khu vực nghiên cứu khi độ pH giữa hai loại hình thủy vực không có sự sai 
khác lớn (pH = 7,5-8,5), phù hợp với phạm vi điều kiện sống thích hợp cho cá sinh 
sản và phát triển (pH = 6,5-9,0) [17]. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có sự phân hóa rõ rệt thành 
phần loài theo đai độ cao. Tại các sông, suối, hồ thủy điện, nơi có độ cao dao động từ 
150-400 m, thành phần loài khá đa dạng; ở độ cao từ 400-800 m như khu vực nhánh 
suối Kéo Tấu (xã Khâu Tinh), số lượng loài tương đối ít, chủ yếu là loài cá Bống đá 
(Rhinogobius giurinus) và các loài thuộc giống cá Chạch suối (Schistura). 
3.5. Các loài cá có giá trị bảo tồn 
Trong 41 loài đã được ghi nhận có 3 loài có giá trị bảo tồn được ghi trong 
Sách đỏ Việt Nam: cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) cấp VU, cá Chiên 
(Bagarius bagarius) cấp VU; cá Chuối hoa (Channa maculata) thuộc cấp EN (hình 
5) [18]; theo Danh lục đỏ IUCN có 3 loài có giá trị bảo tồn, trong đó 1 loài bậc VU 
là cá Chép (Cyprinus carpio), 2 loài thuộc bậc NT là cá Mè trắng 
(Hypophthalmichthys molitrix) và cá Chiên (Bagarius bagarius) [19]. 
Các công trình nghiên cứu của Hill và Hallam [20] và báo cáo của Chi cục 
Kiểm lâm Tuyên Quang [1] đã chỉ ra rằng, RĐD Na Hang trước đây đã được ghi 
nhận là nơi sinh sống của 2 loài cá trong Sách đỏ Việt Nam bậc VU là Rầm 
xanh (Sinilabeo lemassoni) và Anh vũ (Semilabeo notabilis). Tuy nhiên, trong các 
đợt nghiên cứu năm 2017 và 2018, chưa ghi nhận được cá thể nào. Có thể việc 
xây đập thủy điện cũng như khai thác quá mức bởi giá trị thực phẩm của hai 
loài này đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sự phân bố và làm giảm số 
lượng của chúng ngoài tự nhiên. 
Để bảo vệ, bảo tồn các loài cá quý hiếm cũng như phục hồi khu hệ cá tại RĐD 
Na Hang, cần thiết phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương 
sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng và vùng phụ cận về bảo vệ, khai thác sử 
dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên. Quy định các vùng hạn chế đánh bắt, quy 
định kích thước tối thiểu của các đối tượng được phép đánh bắt và kích thước mắt 
lưới tối thiểu được phép sử dụng trong khai thác cùng với việc nghiêm cấm các hành 
động có tính chất huỷ diệt nguồn lợi (chất nổ, hoá chất, bả độc, kích điện,...) trong 
khai thác, gây ảnh trực tiếp đến các loài cá cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến môi 
trường sống của các loài thủy sản. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 25
a) Cá Chuối hoa (Channa maculata) b) Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus) 
c) Cá Chiên (Bagarius bagarius) 
Hình 5. Một số loài cá được ghi trong 
Sách đỏ Việt Nam 
4. KẾT LUẬN 
1. Đã xác lập được danh lục cá khu vực RĐD Na Hang gồm 41 loài thuộc 34 
giống, 15 họ, 4 bộ. Trong đó, bộ cá Chép có số lượng loài lớn nhất với 22 loài, bộ cá 
Vược có 9 loài, bộ cá Da trơn có 8 loài và bộ cá Mang liền có 2 loài. 
2. Bổ sung 4 loài cho danh lục thành phần loài khu hệ cá khu vực RĐD Na Hang: 
Neolissochilus benasi, Placogobio nahangensis, Pelteobagrus fulvidraco, Schistura 
incerta khi so sánh với danh lục thành phần loài của dự án PRAC năm 2002. 
3. Thành phần loài khu hệ cá RĐD Na Hang có sự tương đồng với khu hệ cá ở 
miền Bắc (VQG Tam Đảo; Hương Sơn, Hà Nội), trong khi tính tương đồng thấp với 
khu hệ cá Bắc Trung Bộ (VQG Pù Mát). 
4. Phân bố các loài cá tại khu vực nghiên cứu có sự khác nhau khá rõ theo loại 
hình thủy vực và theo đai độ cao. Họ cá Chép (Cypprinidae) được ghi nhận với số 
lượng phong phú ở thủy vực hồ chứa và tại các hố nước sâu. Họ cá Chạch vây bằng 
(Balitoridae) và họ cá Bống trắng (Gobiidae) thường bắt gặp nhiều ở các thủy vực 
nước chảy nhanh. Càng lên cao, mức độ đa dạng thành phần loài cá càng giảm. Tại 
đai cao 400-800 m, chủ yếu là loài cá Bống đá (Rhinogobius giurinus) và các loài 
thuộc giống cá Chạch suối (Schistura). 
5. Xác định tại RĐD Na Hang có 3 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 
(2007), gồm: 2 loài cấp VU, 1 loài cấp EN; 3 loài có giá trị bảo tồn trong Danh lục 
đỏ IUCN, gồm: 1 loài cấp VU, 2 loài cấp NT. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền 
vững Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang đến năm 2020, Tuyên Quang, 2013, tr.7-8. 
2. Nguyễn Đình Tạo, Nghiên cứu khu hệ cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ 
nguồn lợi cá ở ngã ba sông Hồng. Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường đại học 
khoa học tự nhiên/ Đại học quốc gia Hà Nội, 2010, 94tr. 
3. Pravdin I. F., Hướng dẫn nghiên cứu cá, Nxb. Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 
1973 (bản dịch của Nguyễn Thị Minh Giang). 
4. Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Nxb. 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1978, 340tr. 
5. Mai Đình Yên, Định loại cá nước ngọt Nam bộ, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 
Hà Nội, 1992, 351tr. 
6. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, Cá nước ngọt Việt Nam. Tập I, Nxb. Nông 
nghiệp, Hà Nội, 2001, 622tr 
7. Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam. Tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 
2005, 759tr. 
8. Nguyễn Văn Hảo, Cá nước ngọt Việt Nam. Tập III, Nxb. Nông nghiệp, Hà 
Nội, 2005, 759tr. 
9. Kottelat M., Freshwater fishes of Northern Vietnam, Environment and Social 
Development Unit, East Asia and Pacific region, The World Bank, 2001, 122p. 
10. Kottelat M., Fishes of the Laos, The World Bank. Colombo, Sri Lanka, 2001, 198p. 
11. FishBase, A Global Information System on Fishes, Version (11/2017& 
10/2018).  Truy cập năm 2017, 2018. 
12. Shannon C.E., Wiener W., The mathematical theory of communities. Illinois: 
Urbana University, Illinois Press, 1963, 125p. 
13. PARC Project, Supplementary Environmental Impact Assessment of the Tuyen 
Quang Dam, Viet Nam Appendices. Ha Noi, 2002, p.43-45. 
14. Nguyễn Đình Tạo, Khu hệ cá suối vùng Hương Sơn, Mỹ Đức - Hà Nội, Hội 
nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, Hà Nội, 
2011, tr.321-327. 
15. Phạm Hồng Phương, Nhezdoly V. K., Lê Nam Hưng, Trần Văn Đạt, Thành 
phần loài cá suối Kẽm thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo. Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ Nhiệt đới, 2015, 9, tr.19-27. 
16. Nguyễn Xuân Khoa, Khu hệ cá lưu vực sông Cả thuộc địa phận VQG Pù Mát 
và vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ sinh học. Chuyên ngành: Động vật học. 
Ngày bảo vệ 25/8/2011 tại Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội, 2011, 227tr. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 17, 12 - 2018 27
17. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, Nước nuôi thủy sản, chất 
lượng và giải pháp cải thiện chất lượng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 
2006, tr.71-75. 
18. Bộ KH-CN-MT, Sách đỏ Việt Nam (Phần động vật), Nxb. Khoa học và Kỹ 
thuật, Hà Nội, 2007. 
19. IUCN 2018, The IUCN Red List of Threatened Species, Version 2018-2. 
 Truy cập 10/2018. 
20. Hill M., Hallam D., Na Hang Nature Reserve, Tat Ke Sector. Site Description 
and Conservation Evaluation. Frontier Vietnam Environmental Research Report 
9. Society for Environmental Exploration, London and Institute of Ecology and 
Biological Resources, Hanoi, 1997, p.30-32, apeendix 5. 
SUMMARY 
SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF FISHES IN NA HANG 
SPECIAL-USE FOREST, TUYEN QUANG PROVINCE 
Results of the surveys conducted in 2017 and 2018 show that the total number 
of fish species at the Na Hang special-use forest was counted at 41 species, with 34 
genera and 15 families of 4 orders. Of them, the Cypriniformes order are the most 
abundant 22 species (53,7%). Perciformes is the most abundant of families with 6 
families (40%). There is richness in number the species of Balitoridae and Gobiidae 
in habitats and streams have high flow rate, limestone substrata, while in the power 
reservoir, number the species of families Cypprinidae are recorded in large numbers 
and larger in size. There are three rare species which was listed in Vietnamese Red 
Data Book (2007): 02 species of VU level and 01 species of EN level; 03 species 
were listed in the IUCN Red List: 01 species of VU level and 02 species of NT level. 
Keywords: Fish, diversity, species composition, Na Hang special-use forest. 
 Nhận bài ngày 04 tháng 12 năm 2018 
 Phản biện xong ngày 19 tháng 12 năm 2018 
 Hoàn thiện ngày 25 tháng 12 năm 2018 
Viện Sinh thái nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfthanh_phan_loai_va_phan_bo_cua_ca_trong_cac_thuy_vuc_rung_da.pdf