Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt

Nuôi đặc sản nước ngọt giới thiệu đến người học đặc điểm sinh học các đối

tượng đặc sản nước ngọt phổ biến hiện nay, hình nuôi đặc sản đang được áp dụng phổ

biến trong thực tiễn. Bài học có thời gian 12 giờ trong đó lý thuyết 5 giờ, thực hành 7

giờ. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng

nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong

thực tế xản xuất.

Mục tiêu:

- Hiểu được đặc điểm sinh học của một số đối tượng đặc sản;

- Nêu được yêu cầu kỹ thuật về điều kiện nơi nuôi, chất lượng giống; kỹ thuật

thả giống và chăm sóc, quản lý một số đối tượng đặc sản;

- Nhận biết được một số đối tượng đặc sản, chuẩn bị được nơi nuôi; chọn, thả

giống và thu hoạch được các đối tượng nuôi.

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 1

Trang 1

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 2

Trang 2

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 3

Trang 3

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 4

Trang 4

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 5

Trang 5

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 6

Trang 6

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 7

Trang 7

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 8

Trang 8

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 9

Trang 9

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 49 trang minhkhanh 3700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt

Giáo trình Nuôi cá và đặc sản nước ngọt - Bài 5: Nuôi đặc sản nước ngọt
57 
BÀI 5: NUÔI ĐẶC SẢN NƯỚC NGỌT 
Mã bài: MĐ17 - 05 
Giới thiệu: 
Nuôi đặc sản nước ngọt giới thiệu đến người học đặc điểm sinh học các đối 
tượng đặc sản nước ngọt phổ biến hiện nay, hình nuôi đặc sản đang được áp dụng phổ 
biến trong thực tiễn. Bài học có thời gian 12 giờ trong đó lý thuyết 5 giờ, thực hành 7 
giờ. Bài học này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng 
nội dung bài đều có các câu hỏi, bài tập tình huống để sinh viên áp dụng vào trong 
thực tế xản xuất. 
Mục tiêu: 
- Hiểu được đặc điểm sinh học của một số đối tượng đặc sản; 
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật về điều kiện nơi nuôi, chất lượng giống; kỹ thuật 
thả giống và chăm sóc, quản lý một số đối tượng đặc sản; 
- Nhận biết được một số đối tượng đặc sản, chuẩn bị được nơi nuôi; chọn, thả 
giống và thu hoạch được các đối tượng nuôi. 
Nội dung chính 
1. Sản xuất giống và nuôi ba ba thương phẩm 
1.1. Đặc điểm sinh học 
1.1.1. Phân loại ba ba. 
 - Ba ba là một loài động vật dưỡng mô thuộc có hệ thống phân loại như sau: 
Lớp bò sát Reptilia 
 Bộ rùa Testudiata 
 Họ ba ba Trionychidae 
 Loài Trionyx sinensis (ba ba hoa) 
 Trionyx steinachderi (ba ba gai) 
 Trionyx catilagineus (cu đinh, phân bố ở miền Nam) 
 - Ba ba hoa (ba ba trơn): phân bố tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt ở đồng 
bằng sông Hồng. Đặc điểm nhận biết: ba ba trơn lúc nhỏ da bụng có màu đỏ, khi lớn 
lên màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2kg chuyển sang màu trắng. Trên nền da bụng điểm 
khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các 
chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn, khi đạt tới cỡ 2kg phải quan sát 
kỹ mới nhận thấy. Trên mai trơn nhẵn và có các đốm xen kẽ như hoa gấm. 
 - Ba ba gai: phân bố tự nhiên trong các sông suối ở các tỉnh miền núi phía Bắc 
như: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đà 
Nẵng... da bụng có mà xám trắng, trên điểm nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da bụng có 
màu xám đen, khi lớn chuyển sang màu xám trắng. Trên mai ba ba có các nốt sần như 
gai và đường gân nổi nên rất rõ ở chính giữa. 
 - Ba ba miền nam: da bụng màu trắng không có chấm đen. 
1.1.2. Phân bố 
58 
 - Trên thế giới ba ba phân bố tương đối rộng, từ Trung Quốc cho tới Xiberi, từ 
Triều Tiên cho tới Nhật Bản 
 - Ở Việt Nam ba ba phân bố chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, chỉ 
có một giống phân bố ở miền Nam. 
1.1.3. Hình thái cấu tạo 
 - Ba ba có dạng hình ovan, mặt bụng phẳng, lưng hình vòng cung, trên lưng có 
mai. Trên mai có những đường vân tạo bởi gai. Mắt nhỏ ở trên đầu, mõm nhọn, đầu 
nhỏ có khả năng cơ động tốt phù hợp với việc bắt mồi. Hàm trên và dưới không có 
răng nhưng có những phiến sừng dùng để nghiền thức ăn. Chân có móng nhọn bằng 
sừng, giữa các móng chân có màng giúp cho việc bơi lội của ba ba. 
 - Ba ba sống dưới nước nhưng thở bằng phổi, có hai lá phổi xốp nằm dọc hai 
bên cơ thể. 
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng 
 - Ba ba là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất lớn tới 
đời sống của ba ba, chính vì đặc điểm này mà có thể thấy ba ba hầu như không tăng 
trọng vào mùa đông, ngược lại vào mùa hè tăng trọng rất nhanh (có thể tới 28 g/tháng)
 - Tốc độ tăng trưởng của ba ba phụ thuộc rất lớn vào cỡ vào giai đoạn phát 
triển, ba ba càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Tốc độ tăng trưởng còn phụ 
thuộc vào mật độ thả nuôi, mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng chậm và ngược 
lại. 
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng 
 - Ba ba ăn động vật là chủ yếu, tuy nhiên cũng có thể sử dụng thực vật làm thức 
ăn. Trong tự nhiên ba ba ăn ốc, hến, trai, tôm con..., trong ao nuôi ba ba có ăn hầu hết 
các loại thức ăn do con người cung cấp. 
 - Ba ba là loài sống cả trên cạn và dưới nước, nhưng chỉ bắt mồi trong nước, 
không kiếm mồi trên bờ. 
 - Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ tiêu hoá thức ăn của ba ba (thấp dưới 12oC 
và trên 35oC ba ba bỏ ăn). Nhiệt độ thích hợp nhất cho ba ba bắt mồi 25 -30oC. 
 - Khẩu phần ăn: vào những ngày nhiệt độ tăng cao thích hợp cho sự phát triển 
ba ba ăn nhiều 8 - 10%, những ngày trời rét lượng thức ăn chỉ 3 - 5% trọng lượng thân. 
 - Thức ăn nuôi ba ba: Thức ăn ưa thích nhất của ba ba là cá mè trộn với các 
thành phần khác như ốc, giun băm nhỏ trộn đều. Ngoài ra cũng có thể sử dụng hỗn hợp 
thức ăn: bột cá 30%, bột ngũ cốc 70% 
1.1.6. Đặc điểm sinh sản 
 - Ba ba là loài động vật phân tính đực, cái rõ rệt, thụ tinh trong, làm ổ và đẻ 
trứng trên cạn nhưng không ấp trứng, quá trình phát triển của ba ba con hoàn toàn dựa 
vào tự nhiên. 
 - Ba ba cái có trọng lượng > 100 g đã bắt đầu xuất hiện trứng trong buồng 
trứng. 
59 
 - Phân biệt đực cái, có thể tiến hành phân loại ngay trong quá trình nuôi dựa 
vào: 
 + Con đực thường có đuôi dài vượt thân. 
 + Thân con cái thường không có hình ovan như con đực. 
 + Mùa sinh sản ba ba cái có bề dày thân tăng so với ngoài mùa sinh sản. 
 + Khoảng cách giữa hai chân sau ba ba cái rộng hơn ba ba đực. 
 + Trong tự nhiên khi thành thục, kích thước ba ba đực bao giờ cũng lớn hơn ba 
ba cái. 
 - Mùa sinh sản: kéo dài từ giữa tháng 3 tới đầu tháng 10 dương lịch. 
 + Trong mùa sinh sản, khi nhiệt độ nước trên 200C ba ba đã thành thục sinh dục 
có biểu hiện tìm kiếm nhau, dượt đuổi và giao phối. 
 + Hoạt động giao phối thường diễn ra vào ban đêm, có thể đúng vào thời gian 
đẻ trứng hoặc trước khi đẻ trứng. 
 - Ba ba là động vật dưỡng mô thụ tinh trong, đặc biệt có khả năng lưu giữ tinh 
trùng tới sáu tháng. Khi trứng chín tự di chuyển ra khỏi buồng trứng và đi vào phần 
ống dẫn trứng, tại đây nếu gặp tinh trùng thì trứng sẽ thụ tinh. 
 - Số lần tham gia sinh sản phụ thuộc vào trọng lượng con cái, chế độ và điều 
kiện dinh dưỡng. Điều này cần phải chú ý khi lựachọn ba ba bố mẹ. 
1.2. Sản xuất ba ba giống 
Đối tượng và phạm vi áp dụng: 
 - Qui trình này qui định nội dung và những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu để sản 
xuất ba ba giống đối với loài ba ba hoa (Trionyx sinensi). 
 - Áp dụng cho các cơ sở nuô ... quốc 
Malaisia Thái 
Lan 
Indonesia 
Bột cá 20 20 20 10 
Bột tôm 25 30 
Bột đậu nành 15 5 4 
Bột thịt xương 10 
100 
Tấm gạo 25,5 
Cám gạo 20 10 25,5 35 
Ngô 4 
Dầu cá 3 
Khô dầu dừa 10 20 
Bánh vừng dầu 5 
Cám lúa mì 50 30 
Khô dầu lạc 27,5 27,5 5 5 
Bột vỏ nhuyễn thể hai vỏ 2,5 2,5 
Bột lá 5 
Bột năng 8 9 
Chất kết dính 1 
Agar 1 
Vitamin tổng hợp 1 
 - Lượng cho ăn: bảng 17.05.09 
Bảng 17.05.09: Thức ăn tôm theo mức độ tăng trưởng: 
Thời gian nuôi 
(ngày) 
Trọng lượng trung 
bình cá thể (g) 
Tỷ lệ sống 
(%) 
Lượng thức ăn so với 
trọng lương thân (%) 
1- 20 4 100 20 
21- 40 7 95 15 
41- 60 13 90 10 
61- 80 22 85 8 
81- 100 31 80 5 
101- 120 40 75 4 
121- 160 50 50- 60 3 
- Phương pháp cho ăn: Cho tôm ăn 2- 4 lần/ ngày vào lúc (6- 7giờ; 10- 11 giờ; 
17- 18 giờ; 21- 22 giờ), vì tập tính ăn của tôm càng xanh là bắt mồi mạnh vào lúc đêm, 
nên tập trung cho ăn vào buổi chiều lượng thức ăn chiếm 70% tổng lượng thức ăn 
trong ngày. 
Thức ăn cho tôm được rải đều xung quanh bờ cho tôm ăn. Để kiểm tra mức độ 
sử dụng thức ăn của tôm đặt sàng ăn (làm 4 sàng ăn ở 4 góc ao). Lượng thức ăn cho 
vào sàng bằng 1% lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn. Sau khi cho ăn 1giờ tiến hành 
kiểm tra sàng ăn: nếu trong sàng hết thức ăn là vừa đủ, trong sàng còn thức ăn là thừa 
cần giảm lượng cho ăn vào bữa kế tiếp. 
* Quản lý chất lượng môi trường ao nuôi: Chất lượng nước kém là một trong 
những nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, 
tỷ lệ sống của tôm. Trong hầu hết các trường hợp, chất lượng nước nằm ngoài khoảng 
thích hợp sẽ làm tôm tăng trưởng và lột xác không bình thường. Đối với những ao 
nuôi tôm mật độ cao mà không có sục khí có thể làm tôm chết do thiếu ôxy, nhiệt độ 
quá thấp hoặc độ mặn quá cao cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi. 
Bảng 17.05.10: Chỉ tiêu chất lượng môi trường trong ao nuôi tôm 
TT Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng 
1. Oxy hòa tan (tối thiểu) mg/l 4 
101 
2. Nhiệt độ oC 28- 32 
3. Độ cứng mg CaCO3/l 150- 250 
4. pH 7,5- 8,3 
5. Độ kiềm tổng cộng mg CaCO3/l 100- 200 
6. Độ muối (tối đa) o/oo 10 
7. Tổng NH mg/l 1 
8. NO2 tối đa mg/l 0,1 
 - Bón vôi: Tiến hành định kì 2 tuần/ lần và sau những cơn mưa để duy trì chất 
lượng ao nuôi cũng như ổn định độ pH, độ cứng và độ kiềm, khống chế tảo và lắng 
động vật chất lơ lửng. Liều lượng sử dụng 1- 1,5kg/ 100m3 nước. 
- Thay nước: Tháng nuôi đầu không cần tiến hành thay nước, từ tháng nuôi thứ 
2 tiến hành thay nước định kỳ 2- 3 lần/ tháng với lượng 10- 30% lượng nước trong ao. 
Việc thay nước có tác dụng cải thiện môi trường nước ao đồng thời kích thích tôm lột 
xác đồng loạt. 
Theo dõi tăng trưởng và tình trạng sức khoẻ của tôm: Do đặc tính của tôm là 
lớn lên nhờ lột xác và chu kỳ lột xác tuỳ thuộc vào kích cỡ và điều kiện môi trường 
sống. Kể từ 1,5 tháng tuổi trở đi, hàng tuần phải theo dõi sinh trưởng (tính đồng đều) 
của tôm bằng sàng ăn, chài kết hợp với chu kỳ lột xác để có thể kích thích tôm lột xác 
đồng loạt và thay đổi thức ăn và khẩu phần ăn cho phù hợp. 
4.3.1.6. Thu hoạch 
 - Trong nuôi tôm càng xanh, thu hoạch thường được tiến hành vào cuối vụ nuôi, 
cũng có thể được thu tỉa. Công tác thu tỉa là một khâu rất quan trọng mang lại lợi ích 
cao hơn so với thu hoạch một lần. Thu tỉa có thể tiến sau 4 tháng nuôi và thu hoạch 
tổng thể vào cuối chu kỳ nuôi. 
 - Kết quả nuôi: Sau 5- 6 tháng nuôi, cỡ tôm thu hoạch bình quân 30 -40g/con, tỷ 
lệ sống 60 - 70%, năng suất đạt từ 1,5- 3 tấn/ha. Ngoài ra còn thu hoạch thêm từ 300 - 
600 kg/ha cá chép, mè. 
4.3.2. Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa 
4.3.2.1. Công trình nuôi. 
 - Ruộng nuôi cần có bờ vững chắc giữ được nước, ngăn chặn sự xâm nhập của 
địch hại, mặt ruộng thấp dễ dàng cho việc cấp và tiêu nước. Thời gian ngập nước trên 
ruộng càng dài càng tốt để tôm có thời gian lên ruộng sinh trưởng nhưng cũng tuỳ theo 
giai đoạn phát triển của cây lúa mà thời gian mức nước sẽ khác nhau. 
 - Ruộng nuôi tôm tốt nhất là hình chữ nhật diện tích từ 0,1-1ha, thông thường 
0,2- 0,5ha. Mỗi ruộng có ít nhất là một cống sao cho thay được càng nhiều nước càng 
tốt. 
 - Hệ thống mương bao rất quan trọng, đây sẽ là nơi trú ẩn của tôm lúc nhiệt độ 
cao hay lúc phun thuốc trừ sâu, mương có kích thước (2 - 3m, sâu 0,8 - 1,2m) dốc 
nghiêng về cống, ngoài ra cũng nên đào thêm các mương phụ theo dạng hình bàn cờ 
rộng (1 - 1,5m, sâu 0,8 - 1m). Mương nên đào cách xa bờ khoảng 0,5m để tránh sạt lở 
bờ, phía sát với ruộng lúa làm một gờ nhỏ để giữ cho bùn trên ruộng khỏi trôi xuống 
mương. Tổng diện tích mương so với diện tích ruộng từ 15-25%. 
102 
4.3.2.2 Chuẩn bị ruộng 
* Chuẩn bị ruộng: 
 Mặt ruộng phải san phẳng đồng thời trên mặt ruộng làm 2 đường rãnh chéo nhỏ 
rộng khoảng 0,6m, sâu 0,4- 0,5m thông với mương bao để khi rút nước tôm có thể 
xuống mương dễ dàng 
 Thả chà ở các góc ruộng làm chỗ trú ẩn cho tôm. 
* Cải tạo ruộng nuôi: 
 Trước khi thả giống phải làm cạn nước, dọn sạch rong cỏ, vét bớt bùn đáy, lấp 
hết hang hốc, sau đó tẩy vôi diệt trùng và bón phân chuồng với lượng 10- 15kg/ 100m2 
tạo cơ sở thức ăn tự nhiên. Đối với mương phải được nạo vét sau 2- 3 vụ nuôi. Tiến 
hành tát cạn mương, bón vôi phơi đáy chuẩn bị như với ao nuôi. 
4.3.2.3 Thả giống 
 - Mùa vụ thả giống: tùy từng điều kiện cụ thể và từng khu vực khác nhau có thể 
lựa chọn mùa vụ theo các mô hình sau: 
 + Mô hình một vụ lúa- một vụ tôm: Mô hình này áp dụng cho các vùng khó 
khăn vụ lúa hè- thu bếp bênh và có khả năng ngập úng vào vụ thu- đông. Vì thế nuôi 
tôm vào hai vụ này (tháng 3 và tháng 10), trồng lúa vào vụ đông- xuân. 
 + Mô hình hai vụ lúa- một vụ tôm kết hợp: Mô hình này có thể áp dụng cho 
những vùng thuận lợi cho việc trồng lúa cả hai vụ hè - thu và đông - xuân. Tôm được 
nuôi kết hợp với lúa vụ hè - thu, sau khi thu lúa tiếp tục nuôi tôm đến đầu vụ đông - 
xuân mới thu hoạch. 
 + Mô hình hai vụ lúa - một vụ tôm luân canh: Mô hình này áp dụng cho những 
vùng canh tác lúa thuật lợi hai vụ trong năm hè - thu và đông xuân, tuy nhiên vụ thu - 
đông thường có thời gian ngập nước tương đối dài, khó khăn trong việc canh tác lúa. 
Vì thế thời gian này có thể nuôi tôm nhưng thời gian nuôi tôm ngắn thường khoảng 4 - 
4,5 tháng nên cần áp dụng chính xác mùa vụ và thả tôm giống lớn. 
 - Mật độ thả: Tính theo diện tích ruộng nuôi là 3 - 4 con/m2 (với cỡ giống 1 - 
2cm) hay 0,5 - 2 con/m2 (tôm giống cỡ 4- 6cm). Hiện nay thường thả với mật độ từ 1-2 
con/m2; mật độ cá thả 8 -10m2/ con. 
 - Tiêu chuẩn tôm giống: Tôm đồng đều cỡ, khỏe mạnh, các phụ bộ hoàn chỉnh, 
màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh tật. Kiểm tra thấy tôm bơi thành đàn, bám 
thành dụng cụ chứa, có khả năng bơi ngược dòng nước 
 - Phương pháp thả: cân bằng nhiệt độ giữa môi trường nước và môi trường vận 
chuyển bằng cách ngâm túi chứa tôm khoảng 10 - 15 phút trước khi thả. Khi thả tôm 
nên thả làm nhiều điểm, thả đầu gió để tôm có thể phân tán dễ dàng. 
4.3.2.4. Chăm sóc quản lý 
* Thức ăn: 
 Sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến từ các nguồn nguyên liệu 
sẵn có như tôm cá tạp, thịt nhuyễn thể, khô đậu tương, cám gạo, cám ngô, nhộng 
tằm thức ăn yêu cầu có hàm lượng đạm tổng số 30- 35%. 
103 
Bảng 17.05.11: Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh 
TT Nguyên liệu Tỷ lệ phối trộn (%) 
1. Bột cá 25 
2. Bột đậu tương 20 
3. Cám gạo 35 
4. Bột mì 10 
5. Bột thịt xương 2 
6. Bột lá bông gòn 5 
7. Premix 2 
8. Dầu 1 
Thức ăn và phương pháp cho ăn tiến hành như tôm nuôi trong ao; kiểm tra tôm 
sử dụng thức ăn và kiểm tra trọng lượng tôm hàng tháng (15 ngày kiểm tra một lần) để 
điều chỉnh khẩu phần ăn. Khẩu phần ăn 3% trọng lượng cơ thể trong tháng nuôi đầu 
đối với tôm giống cỡ lớn và sau 2- 3 tháng đối với tôm giống cỡ nhỏ. 
Mỗi ngày cho tôm ăn 2 lần: lần 1 vào lúc 6- 7h; lần 2 vào lúc 17- 18h. Thức ăn 
nên rải đều xung quanh mương cho tôm ăn. Dùng sàng cho ăn để theo dõi mức độ sử 
dụng thức ăn của tôm, làm 4 sàng ở bốn góc ruộng. 
* Quản lý ruộng nuôi: 
 - Trao đổi nước thường xuyên, càng nhiều càng tốt nhưng chú ý việc kích thích 
lột xác trong ruộng như nuôi trong ao. Trung bình 10 - 15 ngày thay 10 - 20% lượng 
nước trong ruộng. 
Vào ban đêm do các loại thực vật và rễ lúa sử dụng oxy nên dễ xảy ra hiện 
tượng thiếu oxy vào buổi sáng, nếu có hiện tượng tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần 
phải trao đổi nước ngay. 
 - Phòng chống và theo dõi thường xuyên địch hại của tôm vì trong ruộng lúa 
địch hại có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất của tôm nuôi. 
 - Việc phun thuốc trừ sâu cho lúa phải cẩn thận, thông thường rút hết nước trên 
ruộng lúa cho tôm xuống mương và tiến hành phun thuốc. Sau khi phun thuốc 3 – 5 
ngày, thấy thuốc đã hết tác dụng mới dâng nước cho tôm trở lại ruộng bình thường. 
 Mặt khác cũng cần chú ý sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh cho lúa ít độc hại 
đối với tôm và chọn các giống lúa kháng sâu rầy để hạn chế phun thuốc. 
 - Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống, đăng chắn để đảm bảo an toàn cho tôm 
nuôi. 
 - Kiểm tra tăng trưởng: tiến hành định kì 15- 20 ngày/ lần để đánh giá tăng 
trưởng và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. 
4.3.2.5. Thu hoạch 
 Mặc dù thức ăn tự nhiên trong ruộng phong phú nhưng mật độ nuôi thấp nên 
tôm tăng trưởng nhanh, ngược lại địch hại nhiều nên năng suất thường thấp 100 - 
300kg/ha/vụ đối với vụ xuân - hè; riêng đối với vụ hè - thu thì áp dụng hình thức đánh 
tỉa thả bù. 
104 
 Phương pháp thu hoạch: Tiến hành sau khi thu lúa khoảng 10- 15 ngày để tôm 
tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa. Khi thu tiến hành ở chà tiếp đến 
dùng lưới kéo thu ở mương, sau cùng là tháo nước thu qua cửa cống và thu bằng tay 
trên mương. 
4.4. Một số bệnh thường gặp 
4.4.1. Bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh : 
- Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn, nhất là tôm phải sống 
trong môi trường nước bị nhiễm bẩn, thiếu thức ăn hoặc bị chấn thương cơ họcTôm 
bị bệnh đốm nâu thường kém ăn, trên thân thường xuất hiện những đốm, lúc đầu có 
màu nâu, sau chuyển sang màu đen. Vết đen có thể ở chân, mang, râu với những 
hình dạng không nhất định. Những tôm bị bệnh nặng thường gầy yếu, ít hoạt động, 
nằm im ở đáy ao, râu chân bị ăn cụt và chết rải rác (gọi là bệnh hoại tử). Những ao 
nuôi tôm càng xanh bị bệnh năng suất thường giảm 20 - 30%. 
- Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Areomonas hydrophila 
- Phòng bệnh: Giữ môi trường sạch. Ao cần vét bùn, tẩy dọn, phơi nắng, bón lót 
gây màu nước trước khi đưa tôm vào nuôi. Nước lấy vào ao nuôi tôm phải qua hệ 
thống lắng lọc. Tôm trước khi thả nên tắm dung dịch: Penicilin 5000 UI/lít và 
streptomyxin 5ppm, tắm trong 60 phút. 
- Chữa bệnh: Dùng Oxytetracylin với lượng 0,1g cho 1kg thức ăn tinh tôm cho 
ăn từ 5- 10 ngày. Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 10 cho tôm ăn bằng 1/2 ngày đầu. Sau 
20 ngày, 50-60% tôm khỏi bệnh và tái sinh những phần đã mất. 
4.4.2. Bệnh đóng rong do tiêm mao trùng (Epistylys). 
- Tác nhân gây bệnh: Do Zoothamnium, Vocticella, Acineta, Ephenota, và tảo 
dạng sợi Lymgbya sp ký sinh. 
- Dấu hiệu bệnh lý: tiêm mao trùng phủ thành 1 lớp trên bề mặt mang, mắt, phụ 
bộ và lớp vỏ ngoài của tôm, còn các sợi tảo thì bám khắp trên mình tôm. 
- Tác hại: Tôm bị bệnh này trông xấu xí, khó di chuyển, chậm lớn, khó khăn 
trong hô hấp và lột xác, tôm dễ chết khi hàm lượng ôxy thấp. 
- Cách phòng: Dùng CuS04 1ppm. 
4.4.3. Bệnh đen mang: 
- Dấu hiệu bệnh lý: Do sự tập trung nhiều sắc tố đen trên bề mặt của mang làm 
mang có màu đen, những vết đen phân bố đối xứng 2 bên mang, những tia đen nằm 
dưới không bị tấn công. 
- Tác hại: Tôm ở giai đoạn trưởng thành hay bị bệnh này. Bệnh ít lây lan, khi 
tôm lột xác có thể lột bỏ những vết đen. Bệnh này tuy ít gây chết tôm nhưng làm giảm 
giá trị tôm. 
- Chữa trị: giữ nước trong ao nuôi tôm luôn sạch, khi có bệnh chỉ cần thay nước 
mới để tôm lột xác là hết bệnh. 
4.4.4. Bệnh đục thân. 
- Dấu hiệu bệnh lí: Một vùng của cơ bị mờ đục, sau đó vết mờ lan rộng ra. 
- Nguyên nhân gây bệnh: Do vận chuyển hoặc do va chạm cơ học gây nên. 
- Tác hại: Thường xảy ra ở tôm trưởng thành. Bệnh không lây nhưng cũng làm 
tôm chết, tuỳ theo độ lớn của vùng đục. 
- Phòng bệnh: Hạn chế các nguồn gây sốc. Ngăn ngừa các biến đổi đột ngột của 
môi trường. 
105 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lương Đình Trung, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh, nhà xuất bản 
Nông Nghiệp, 1999. 
2. Lê Văn Thắng, Giáo trình kỹ thuật nuôi đặc sản (dùng cho CNKT nuôi trông TS 
nước ngọt), nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2000 
3. Ngô Trọng Lư, Kỹ thuật nuôi cá chuối, cá chình, Chạch, cá bống bợp, lươn, nhà 
xuất bản Hà Nội, 2003 
4. Ngô Trọng Lư, Nguyễn Kim Độ, Nguyễn Thị Vĩnh, Kỹ thuật nuôi tăng sản ba ba, 
ếch, lươn, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2001 
5. Nguyễn Lân Hùng & CTV, Kỹ thuật nuôi ếch, nhà xuất bản nông nghiệp, 2005. 
6. Nguyễn Việt Thắng, Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh bằng giống nhân tạo, báo cáo 
khoa học, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, 1988 
7. Nguyễn Duy Khoát, Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, trê lai, nhà xuất bản Nông 
Nghiệp, 1999. 
8. Phạm Trang & Phạm Báu, Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản, Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp, 2000 
9. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm một 
số đối tượng thuỷ sản nước ngọt, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005 
10. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Sổ tay nuôi một số đối tượng thủy sản nước ngọt, 
nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005. 
11. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh 
thương phẩm, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2004 
12. Vụ nghề cá, Tổng kết kỹ thuật nuôi ba ba ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 
1998 
13. Vụ nghề cá, Nuôi đặc sản, Trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bộ 
thủy sản, 1996. 
14. Tiêu chuẩn ngành, 28 TCN 113: 1998, quy trình sản xuất ba ba giống, Bộ thủy sản, 
Hà Nội, 1998 
15. Tiêu chuẩn ngành, 28 TCN 114: 1998, quy trình nuôi ba ba thương phẩm, Bộ thủy 
sản, Hà Nội, 1998 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_ca_va_dac_san_nuoc_ngot_bai_5_nuoi_dac_san_n.pdf