Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS

Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em là một vấn đề y tế ngày càng trở nên trầm trọng ở nước ta. Thái độ của cha mẹ và người nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đế chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhi.

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 1

Trang 1

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 2

Trang 2

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 3

Trang 3

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 4

Trang 4

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 5

Trang 5

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 6

Trang 6

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 7

Trang 7

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 8

Trang 8

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS

Thái độ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng khi được thông báo trẻ bị nhiễm HIV/AIDS
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
THÁI ĐỘ CỦA CHA MẸ HOẶC NGƯỜI NUÔI DƯỠNG 
KHI ĐƯỢC THÔNG BÁO TRẺ BỊ NHIỄM HIV/AIDS 
Đòan Thị Ngọc Diệp* Trương Hữu Khanh ** 
TÓM TẮT 
Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em là một vấn đề y tế ngày càng trở nên trầm trọng ở nước ta. Thái độ của cha 
mẹ và người nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đế chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhi. 
Mục tiêu: Khảo sát thái độ của cha mẹ và người nuôi dưỡng khi nghe thông báo kết quả dương tính của 
trẻ trong buổi tham vấn sau xét nghiệm. 
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả thái độ bằng cách quan sát và phỏng vấn cha mẹ hoặc 
người nuôi dưỡng khi được thông báo kết quả xét nghiệm HIV của trẻ dương tính. 
Kết quả: Trong thời gian từ 8/05 đến 8/06 có 14 người là cha, 35 người là mẹ và 3 người nuôi dưỡng 
của 40 trẻ nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Khoa Nhiễm – Thần Kinh BV Nhi Đồng I được đưa vào nghiên 
cứu. Trong số 14 người cha, 4 người có thái độ bất ngờ và 2 người trong số này có thái độ hốt hoảng. Tất cả 
14 người tỏ vẻ rất lo lắng với tình trạng bệnh của con, 13 người tỏ thái độ và nói rằng họ chấp nhận tình 
trạng này, 2 người bị lây nhiễm từ vợ đã tỏ vẻ thông cảm cho vợ và sẵn lòng chăm sóc con. 10 người cha 
muốn thông báo kết quả cho vợ để cùng nhau chăm sóc trẻ. Có 22/35 bà mẹ rất bất ngờ và 19 người trong số 
này có thái độ hết sức hốt hoảng. Có 4 người có ý định tự tử. Có đến 12 người mẹ, dù biết chồng có quan hệ 
ngoài hôn nhân nhưng đã tỏ thái độ thông cảm, tha thứ. Có 30/35 bà mẹ nói là sẽ thông báo cho chồng. Chỉ 
một số ít cha mẹ bệnh nhi muốn thông báo cho người khác trong gia đình để tìm sự giúp đỡ. Tất cả cha mẹ 
và người nuôi dưỡng trẻ đều muốn bảo mật tuyệt đối thông tin này với người ngoài vì sợ sự kỳ thị. 
Kết luận: Đa số cha mẹ và người nuôi dưỡng chấp nhận tình trạng bệnh lý của bệnh nhi và mong 
muốn được chăm sóc trẻ ở mức tốt nhất. Tất cả những người này đều mong muốn được bảo mật tuyệt đối 
những thông tin liên quan đến tình trạng bệnh của trẻ đối với người xung quanh. 
ABSTRACT 
ATTITUDE OF THE HIV/AIDS CHILDREN’S PARENTS AND CAREGIVERS WHILE INFORMING 
THEIR CHILDREN'S POSITIVE HIV RAPID TEST RESULTS 
Doan Thi Ngoc Diep, Truong Huu Khanh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 22 - 28 
HIV/AIDS in the children is presently an important problem in Viet Nam. The attitude of the parents 
and the caregivers influences the quality of the care and the treatment of the children. 
Objectives: To describe the attitude of the HIV/AIDS children’s parents and caregivers during the 
announcement of the positive test of their child. 
Methods: This is a descriptive study of the attitude of children's parents and caregivers by observing 
and interviewing their reaction while informing their children's positive HIV rapid test results. 
Results: There were 14 fathers, 35 mothers and 3 caregivers of 40 children with HIV/AIDS at 
Infectious Disease – Neurology Ward, Nhi Dong I Hospital from 8/2005 to 8/2006 participated in the study. 
When bad news was informed four fathers were surprised and 2 of them were panic. All fathers were very 
* Đại học Y Dược TP HCM, 
** Bệnh viện Nhi Đồng I TP HCM 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
worried about their children's health situation. Thirteen accepted the situation. Two fathers contaminated 
from their wives sympathized with their wives and were willing to take care the child. Ten fathers wanted to 
share the test result to their wives to get support. Twenty two out of 35 mothers were very surprised and 19 
of them were panic. Four mothers had suicidal intention. Twelve mothers condoned and sympathized with 
their husbands, who had out marriage relation. Thirty mothers wanted to share the test result to their 
husbands to get support. Some of the parents wanted to tell the child's disease to other members in the family 
to seek their support. All of the parents and caregivers wanted to keep the child disease in secret to avoid 
discrimination and isolation. 
Conclusion: Most of the parents and caregivers accepted their children’s health situtation and wanted 
to take care of them with the best condition. All of them wanted to keep the disease in secret. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em là một vấn đề 
ngày càng trở nên trầm trọng ở Việt Nam cũng 
như trên thế giới. Nhiễm HIV ở trẻ em thường 
do nguyên nhân lây truyền từ người mẹ mắc 
bệnh. Việc thông báo cho cha mẹ hoặc người 
nuôi dưỡng chẩn đóan bệnh không phải luôn 
luôn dễ dàng. Thái độ của cha mẹ bệnh nhi 
(BN) hoặc người nuôi dưỡng biết trẻ bị nhiễm 
HIV/AIDS sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị và 
chăm sóc trẻ sau này. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương 
pháp phỏng vấn và quan sát cha và /hoặc mẹ 
khi thông báo chẩn đóan nhiễm HIV/AIDS của 
BN điều trị tại Khoa Nhiễm Thần Kinh – Bệnh 
viện Nhi Đồng I TP Hồ Chí Minh. Người được 
thông báo đầu tiên là mẹ BN, sau đó là cha BN 
và cuối cùng là gặp gỡ cả hai người cùng lúc nếu 
một trong hai người có yêu cầu. Trường hợp mẹ 
BN không nuôi dưỡng trẻ hoặc đã mất thì thông 
báo cho cha BN. Khi cha mẹ không nuôi dưỡng 
hoặc cả 2 người đã mất thì thông báo cho người 
nuôi dưỡng trực tiếp BN. 
Mỗi cuộc gặp gỡ kéo dài từ 45 – 60 phút 
trong một phòng riêng. Người thông báo sẽ trao 
đổi với cha mẹ BN những thông tin về y khoa, 
tham vấn về các vấn đề tâm lý, xã hội mà cha mẹ 
BN gặp phải và quan sát, ghi nhận các yếu tố cần 
thu thập theo bản mẫu đã thiết kế sẵn. 
KẾT QUẢ 
Trong thời gian từ 8/05 đến 8/06 có 53 
người là cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng BN 
được thông báo kết quả nhiễm HIV/AIDS tại 
Khoa Nhiễm – Thần Kinh Bệnh viện Nhi Đồng 
I. Một trường hợp không đồng ý trả lời phỏng 
vấn. Có 52 người được đưa vào nghiên cứu 
trong đó có 14 người là cha, 35 người là mẹ và 
3 là người nuôi dưỡng của 40 bệnh nhi. 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
Đặc điểm các ... y xa honda 
ôm, 1 người làm ruộng, 1 người là tài xế 
đường dài, 1 người không nghề. 
Trình độ học vấn 
Có 7 người học cấp I, 5 người học cấp II và 
2 người học cấp III. 
Test nhanh chẩn đoán nhiễm HIV 
10 người dương tính, 1 người âm tính và 1 
người không đồng ý làm xét nghiệm. Có 2 
người cho biết là có chích xì ke. 7 người cho 
biết có quan hệ với gái mãi dâm. 
Giai đoạn lâm sàng của cha 
10 người chưa có triệu chứng lâm sàng, 2 
người giai đoạn I, 1 người giai đoạn II và 1 
người giai đoạn III. 
Đặc điểm đối tương tham gia nghiên cứu là 
mẹ bệnh nhi (35 người) 
Tuổi 
Tuổi trung bình của những người này là 
26, trẻ nhất là 18 tuổi, cao nhất là 35 tuổi. 
Nghề nghiệp 
13 người là nội trợ, 10 người là công nhân, 
6 người làm ruộng, 5 người buôn bán và 1 
người là giáo viên trường mần non. 
Trình độ học vấn 
4 người mù chữ, 10 người học cấp I, 9 
người học cấp II và 12 người học cấp III. Có 4 
người đã từng kết hôn trước đó. 
Test nhanh chẩn đóan nhiễm HIV 
31 người dương tính, 1 người âm tính và 3 
người chưa làm xét nghiệm. Không có người 
nào chích xè ke. Có 4 người nói rằng họ có 
quan hệ ngoài hôn nhân trước khi lập gia đình 
lần này. 
Giai đoạn lâm sàng của mẹ 
32 người chưa có triệu chứng lâm sàng, 2 
người giai đoạn I và 1 người giai đoạn III. 
Thái độ cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng 
khi được thông báo trẻ nhiễm HIV/AIDS 
Thái độ của cha 
Quan sát phản ứng cha khi nghe thông báo kết quả 
xét nghiệm HIV của con dương tính 
Trong số 14 người tham gia nghiên cứu là 
cha của bệnh nhi, khi nghe thông báo kết quả 
test nhanh HIV của con mình dương tính thì 
có 4 người có thái độ bất ngờ và 2 người trong 
số này có thái độ hốt hoảng. Tất cả 14 người tỏ 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
vẻ rất lo lắng với tình trạng bệnh của con và 
nói rằng họ rất buồn khi biết con mình bị bệnh 
AIDS. Hai người đã bật khóc khi nghe kết quả 
của con dương tính. 13 người tỏ thái độ và nói 
rằng họ chấp nhận tình trạng này, điều họ lo 
lắng bây giờ là bệnh tình của con họ. 
Năm người nói rằng họ rất hối hận và mặc 
cảm tội lỗi vì đã có quan hệ tình dục ngoài hôn 
nhân nên mắc bệnh và lây cho vợ con. Có 2 
người bị nhiễm HIV có nguồn lây là vợ đã tỏ ra 
rất thông cảm với người vợ mà không hề trách 
móc hay kết tội vợ. Trong đó, một người có vợ bị 
lây từ người chồng trước đã qua đời do chích xì 
ke. Cha là người chăm sóc con, mẹ đứa trẻ đã bỏ 
đi. Người còn lại có vợ bị nhiễm từ người yêu 
mắc bệnh SIDA do chích xì ke đã qua đời. 
Trường hợp này, người chồng đã biết vợ mình 
có khả năng nhiễm HIV trước khi cưới, ông có 
thái độ chấp nhận và thông cảm cho vợ. Người 
này từ chối làm xét nghiệm cho mình. 
Phỏng vấn cha bệnh nhi về việc thông báo kết quả 
cho người khác 
Khi được hỏi rằng họ có muốn thông báo 
về tình trạng nhiễm HIV của con mình cho vợ 
hay không, thì có 10/14 người cha nói là sẽ 
thông báo. Lý do mà họ muốn thông báo cho 
vợ là để cùng nhau chăm sóc đứa trẻ. Có 4 
người không muốn cho vợ mình biết là đứa trẻ 
bị nhiễm HIV. Về lý do không muốn thông 
báo, 3 người nói rằng họ sợ vợ buồn khổ, lo 
lắng, 1 người nói rằng vợ họ sẽ giận dữ khi 
biết điều này. 
Khi đuợc hỏi rằng họ có muốn thông báo 
tình trạng bệnh của con mình cho cha ruột của 
họ hay không, 2 người nói rằng họ sẽ thông 
báo vì cần sự giúp đỡ, 12 người nói rằng họ sẽ 
không thông báo vì sợ cha mình sẽ lo lắng (8 
người) hoặc bỏ rơi do tức giận hoặc xấu hổ (4 
người). Có 3 người muốn thông báo cho mẹ 
ruột để tìm sự giúp đỡ, 13 người không muốn 
thông báo vì sợ mẹ lo lắng (8/14) và sợ bị bỏ 
rơi (3/14). Có 3 người muốn thông báo cho một 
trong những người anh chị em ruột của mình 
vì tin rằng người này sẽ thông cảm và giúp đỡ 
cho họ. 
Đối với gia đình bên vợ, chỉ có 1 người 
muốn thông báo cho cha vợ và 3 người muốn 
thông báo cho mẹ vợ để tìm sự giúp đỡ. 
Những người còn lại không muốn thông báo 
vì sợ gia đình bên vợ lo lắng hoặc kỳ thị. 
Tất cả 14 người cha đều tuyệt đối không 
muốn những người khác ngoài gia đình biết 
tình trạng bệnh của con mình. Họ rất lo lắng 
về sự kỳ thị của người chung quanh, đặc biệt 
là sự kỳ thị này sẽ ảnh hưởng đến công việc 
làm ăn của họ. 
Thái độ của mẹ 
Quan sát phản ứng của bà mẹ khi nghe thông báo 
kết quả xét nghiệm HIV của con dương tính 
Trong số 35 người tham gia nghiên cứu là 
mẹ của bệnh nhi, khi nghe thông báo kết quả 
test nhanh HIV của con mình dương tính thì 
có 22 người có thái độ bất ngờ và 19 người 
trong số này có thái độ hết sức hốt hoảng. Tất 
cả 35 người tỏ vẻ rất lo lắng với tình trạng 
bệnh của con và họ rất buồn khi biết con mình 
bị bệnh AIDS. 22 người đã bật khóc khi nghe 
kết quả của con dương tính. 5 người biểu hiện 
sốc khi nghe thông báo, trong đó có đến 4 
người có ý định tự tử. 
34 người tỏ thái độ và nói rằng họ chấp 
nhận tình trạng này và muốn tập trung vào 
viêc chăm sóc cho con. Có 3 người oán trách và 
kết tội chồng về việc quan hệ ngoài hôn nhân 
dẫn đến việc bị nhiễm HIV. Trong đó có 1 
người đã phản ứng dữ dội với chồng trong 
thời gian đứa trẻ nằm viện. Ngược lại, có đến 
12 người vợ, dù biết chồng có quan hệ ngoài 
hôn nhân nhưng đã tỏ thái độ thông cảm, tha 
thứ, trong đó có 1 người không muốn thông 
báo cho chồng vì sợ chồng sẽ mất tập trung khi 
lái xe đường dài. Có 1 người mặc cảm tội lỗi vì 
đã có quan hệ với người bị nhiễm HIV trước 
khi lập gia đình. 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
 Phỏng vấn bà mẹ về việc thông báo kết quả cho 
người khác: 
Khi được hỏi rằng họ có muốn thông báo 
về tình trạng nhiễm HIV của con mình cho 
chồng hay không, thì có 30/35 người nói là sẽ 
thông báo. Lý do mà họ muốn thông báo cho 
chồng là để tìm sự giúp đỡ và cùng nhau chăm 
sóc đứa trẻ. Có 5 người không muốn cho 
chồng mình biết là đứa trẻ bị nhiễm HIV. Về lý 
do không muốn thông báo, 3 người nói rằng 
họ sợ chồng lo lắng, 1 người sợ rằng chồng sẽ 
bỏ rơi và 1 người sợ chồng sẽ giận dữ khi biết 
bệnh của đứa trẻ (vì nguồn lây là từ mẹ). 
Khi đuợc hỏi rằng họ có muốn thông báo 
tình trạng bệnh của con mình cho cha ruột của 
họ hay không, 4 người nói rằng họ sẽ thông báo 
vì cần sự giúp đỡ, 19 người nói rằng họ sẽ không 
thông báo vì sợ cha mình sẽ lo lắng (18 người) 
hoặc bỏ rơi do tức giận (4 người), 2 người chưa 
quyết định là sẽ thông báo hay không. 
Có 10 người muốn thông báo cho mẹ ruột 
để tìm sự giúp đỡ, 23 người không muốn 
thông báo và 2 người chưa quyết định. Về lý 
do không muốn thông báo, 21 người nói rằng 
họ sợ mẹ lo lắng và 4 người sợ mẹ bỏ rơi. Có 
11 người muốn thông báo cho một trong 
những người anh chị em ruột của mình vì tin 
rằng người này sẽ thông cảm và giúp đỡ cho 
họ. Có 22 người không muốn và 2 người còn 
do dự về việc thông báo cho người khác trong 
gia đình vì sợ mọi người lo lắng (15 người) 
hoặc là kỳ thị (11 người). 
Đối với gia đình bên chồng, có 6 người 
muốn thông báo cho cha chồng và 9 người 
muốn thông báo cho mẹ chồng vợ để tìm sự 
giúp đỡ. Những người còn lại không muốn 
thông báo vì sợ gia đình bên chồng vợ lo lắng 
hoặc kỳ thị. Tất cả 35 bà mẹ đều tuyệt đối 
không muốn những người khác ngoài gia đình 
biết tình trạng bệnh của con mình. Họ rất lo 
lắng về sự kỳ thị của người chung quanh. 
Quan sát phản ứng của người nuôi dưỡng khi 
nghe thông báo kết quả xét nghiệm HIV của 
trẻ dương tính 
Có 3 người được thông báo là người nuôi 
dưỡng trẻ: 1 là bà ngoại, 1 là ông nội và 1 là mẹ 
kế. Hai trẻ được ông bà nuôi có cha mẹ đã mất 
do bệnh AIDS. Trẻ do mẹ kế nuôi có cha mẹ ly 
dị, trẻ sống với cha và mẹ kế. Khi được thông 
báo về tình trạng nhiễm HIV của đứa trẻ, 2 
người (1 bà ngoại, 1 ông nội) không bất ngờ, 
không hốt hoảng. Ngược lại người là mẹ kế 
của đưá trẻ tỏ ra hốt hoảng, bất ngờ và đã 
khóc khi nghe thông báo kết quả xét nghiệm 
của trẻ. Tất cả 3 người nuôi dưỡng đều tỏ thái 
độ rất buồn nhưng đều chấp nhận hoàn cảnh, 
sẵn lòng chăm sóc trẻ. Người mẹ kế do dự về 
việc thông báo bệnh cho cha của trẻ vì sợ ông 
lo lắng. Tất cả 3 người nuôi dưỡng đều muốn 
giữ bí mật với người ngoài gia đình vì sợ kỳ 
thị với trẻ và với gia đình. 
Bảng 1: Thái độ của cha mẹ và người nuôi dưỡng 
khi được thông báo kết quả xét nghiệm HIV của trẻ 
dương tính: 
Có 
Thái độ Cha 
(N=14) 
Mẹ 
(N= 35) 
Người nuôi 
dưỡng (N= 3) 
Hốt hoảng 2 18 1 
Bất ngờ 4 22 1 
Lo lắng 14 35 3 
Buồn 14 35 3 
Mặc cảm tội lỗi 5 1 
Thông cảm cho 
chồng/ vợ 
2 12 
Kết tội chồng / vợ 0 3 
Chấp nhận 13 34 3 
Ý định tự tử 0 4 
BÀN LUẬN 
Khi được thông báo kết quả xét nghiệm 
HIV dương tính của con mình, có 22/35 (63%) 
bà mẹ tỏ thái độ bất ngờ và 19 người trong số 
đó bất ngờ đến mức độ hốt hoảng thật sự. 
Trong khi đó, chỉ có 4/14 (29%) người cha tỏ 
thái độ bất ngờ và chỉ có 2 người trong số này 
bất ngờ đến mức độ hốt hoảng. Thái độ của 
người cha cho thấy đa số họ đã dự đoán được 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
phần nào kết cục này. 13 bà mẹ không bất ngờ 
khi nghe thông báo kết quả xét nghiệm HIV 
của con mình dương tính là những người đã 
biết chồng có quan hệ gái mại dâm hoặc có 
chích xì ke. 
 Mức độ phản ứng tâm lý của các bà mẹ 
nhìn chung dữ dội hơn người cha(3). Có 4 
người có ý định tự tử vì cảm thấy tức giận và 
bế tắc, 3 người oán trách chồng về việc quan 
hê gái mại dâm. Tuy nhiên, cũng có đến 12/35 
bà mẹ tỏ thái độ tha thứ, thông cảm cho chồng 
và quyết định cùng chồng chăm lo sức khỏe 
cho trẻ. Đa số các bà mẹ cảm thấy cần sự nâng 
đỡ tinh thần từ người chồng vì họ không 
muốn chia sẻ nỗi đau này cho người khác, kể 
cả những người thân trong gia đình. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có một cặp 
vợ chồng phản ứng dữ dội khi nghe thông báo 
kết quả xét nghiệm của con mình. Họ không 
chấp nhận kết quả xét nghiệm và từ chối trả lời 
bất kỳ câu hỏi nào của nhân viên y tế. Trường 
hợp này chúng tôi đã có nhiều cuộc tiếp xúc 
sau đó và cuối cùng cha mẹ BN bệnh nhi đã 
chấp nhận chẩn đoán và thảo luận về việc 
chăm sóc, điều trị cho đứa trẻ. 
Khi thông báo kết quả xét nghiệm HIV 
dương tính, nhân viên y tế cần phải biết rằng bà 
mẹ rất cần sự nâng đỡ về mặt tâm lý để vượt 
qua giai đoạn sốc, đặc biệt là đối với các bà mẹ 
có ý định tự tử. Diễn tiến thông thường là, sau 
một thời gian bà mẹ sẽ chấp nhận tình trạng 
bệnh tật của con và sẽ sắp xếp cuộc sống để 
chăm sóc đứa trẻ(2). Phản ứng và cách đối phó 
với nỗi đau khác nhau từng gia đình và tùy 
thuộc vào tính cách, văn hoá của mỗi người. 
Trong mỗi gia đình, phản ứng này cũng khác 
nhau giữa cha và mẹ BN. Thông thường người 
cha có thái độ bình tĩnh hơn bà mẹ(3,4). 
Có 2 người cha biết rõ vợ mình có quan hệ 
ngoài hôn nhân với người có khả năng bị 
nhiễm HIV trước khi kết hôn (có chích xì ke và 
đã qua đời) đã chấp nhận khả năng bị nhiễm 
HIV cho bản thân và cho con. Họ không bất 
ngờ trước kết quả xét nghiệm của con, tuy rất 
lo lắng và buồn bã nhưng họ chấp nhận và tỏ 
vẻ sẽ hết lòng chăm sóc con, nâng đỡ tinh thần 
cho vợ. 
Người nuôi dưỡng là ông bà của trẻ thì 
không bất ngờ trước kết quả xét nghiệm vì cha 
mẹ của 2 trẻ này đã qua đời vì bệnh AIDS, họ 
chấp nhận và sẵn lòng chăm sóc đứa trẻ. 
Người mẹ kế rất bất ngờ trước kết quả naỳ, bà 
không biết nhiều về nhiễm HIV/AIDS. Bà 
muốn dành tất cả thời gian để chăm sóc cho 
đứa trẻ khi biết trẻ bị nhiễm HIV và bày tỏ thái 
độ thông cảm cho chồng. 
Trong đa số các trường hợp, họ muốn 
thông báo kết quả chẩn đoán cho người phối 
ngẫu của mình về bệnh tình của đứa trẻ. Các 
cặp vợ chồng thường có thái độ không nhắc lại 
quá khứ, không trách móc nhau mà muốn 
cùng nhau nhìn vào hiện tại, tìm cách tốt nhất 
để chăm sóc đứa trẻ. Một số ít cha mẹ muốn 
thông báo cho một hoặc hai người thân trong 
gia đình mà theo họ, những người này có khả 
năng thông cảm và giúp đỡ họ chăm sóc đứa 
trẻ. Trong đa số các trường hợp, họ không 
muốn thông báo cho bất kỳ ai trong gia đình vì 
sợ mọi người lo lắng và họ cũng rất sợ sự kỳ 
thị hoặc bỏ rơi ngay từ trong gia đình. Tất cả 
các cha mẹ và người nuôi dưỡng đều muốn 
bảo mật tuyệt đối chẩn đoán với người chung 
quanh để tránh sự kỳ thị, đặc biệt là sợ ảnh 
hưởng đến việc mưu sinh của gia đình. Cha 
mẹ bệnh nhi thường muốn thảo luận với bác sĩ 
của con họ về những khó khăn tâm lý, xã hội 
nếu bác sĩ xây dựng được niềm tin và tạo được 
mối quan hệ tốt với họ(1). 
KẾT LUẬN 
Qua quan sát và phỏng vấn cha mẹ và 
người nuôi dưỡng trẻ khi được thông báo trẻ 
bị nhiễm HIV/AIDS, cho thấy các bà mẹ bất 
ngờ trước thông tin này và phản ứng dữ dội 
hơn các ông cha, thậm chí có ý định tự tử. Đa 
số cha mẹ BN chấp nhận tình trạng bệnh tình 
của trẻ và tha thứ cho người bạn đời của mình 
để cùng nhau chăm sóc cho con. Một số ít 
muốn thông báo cho một hoặc hai người trong 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
gia đình để tìm sự giúp đỡ. Tất cả cha mẹ và 
người nuôi dưỡng đều muốn bảo mật thông 
tin với bất kỳ người nào ngoài gia đình vì sợ 
sự kỳ thị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Amy M. Heneghan, Marybeth Mercer and Nancy L. 
Deleone (2004), “Will mothers discuss parenting stress and 
depresive symptoms with their child’s pediatrician?”, 
Pediatrics, 113; 460-467 
2. Bernadette M Melnyk, Linda Alpert - Gillis, Nancy F 
Feinstein et al. (2004), ”Creationg opportunities for parents 
empowerment: Program effects on the mental 
health/coping outcomes of critically ill young children and 
their mothers” , Pediatrics, 113; 597-607. 
3. Fowlie PW, McHaffie H (2004), “Supporting Parents in the 
Neonatal Unit”, BMJ, 329: 1336 -1338. 
4. The Canadian Down Syndrom Society, 2005, “The 
conecting to the wheel: a cultural resource toolkit”, 
www.cdss.ca. 
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 12 * Phụ bản Soá 1 * 2008 Nghieân cöùu Y hoïc

File đính kèm:

  • pdfthai_do_cua_cha_me_hoac_nguoi_nuoi_duong_khi_duoc_thong_bao.pdf