Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19

Virus Corona (Covid19) gây bệnh viêm phổi cấp bắt nguồn từ Vũ Hán, sau đó lây lan đến nhiều nước trên thế giới, số ca nhiễm bệnh và tử vong liên tục tăng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng mà kéo theo các ngành kinh tế cũng chịu tác động vô cùng lớn. Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Điều đáng lo ngại là các chủ doanh nghiệp hầu như chưa có kinh nghiệm để đối phó với biến cố khó lường này. Điều này cũng vô tình tạo nên áp lực đè nặng lên bộ phận kế toán. Kế toán viên hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn do dự bùng phát của dịch Covid-19

Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19 trang 1

Trang 1

Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19 trang 2

Trang 2

Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19 trang 3

Trang 3

Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19 trang 4

Trang 4

Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 8420
Bạn đang xem tài liệu "Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19

Thách thức và xu hướng của ngành kế toán trong mùa Covid - 19
 THÁCH THỨC VÀ XU HƯỚNG CỦA NGÀNH KẾ TOÁN 
 TRONG MÙA COVID-19 
 Lê Thu Huyền, Nguyễn Kiều My, Bùi Châu Nhi, Trần Nhật Huy 
 Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
 GVHD: ThS. Thái Thị Nho 
TÓM TẮT 
Virus Corona (Covid 19) gây bệnh viêm phổi cấp bắt nguồn từ Vũ Hán, sau đó lây lan đến nhiều 
nước trên thế giới, số ca nhiễm bệnh và tử vong liên tục tăng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe 
của cộng đồng mà kéo theo các ngành kinh tế cũng chịu tác động vô cùng lớn. Covid-19 đã và 
đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Điều 
đáng lo ngại là các chủ doanh nghiệp hầu như chưa có kinh nghiệm để đối phó với biến cố khó 
lường này. Điều này cũng vô tình tạo nên áp lực đè nặng lên bộ phận kế toán. Kế toán viên hiện 
đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn do dự bùng phát của dịch Covid-19. 
Từ khóa: Covid-19, kế toán, kinh tế, thách thức, xu hướng. 
1 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 
1.1 Tới nền kinh tế 
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thống kê, 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng 
kinh tế, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô; nhiều chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, kinh tế 
vĩ mô tiếp tục được giữ vững, ổn định; giá nhiều nhóm mặt hàng về cơ bản giữ ổn định, hoặc giảm; 
CPI tháng 02/2020 giảm 0,17% so với tháng trước. Doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký 
tiếp tục đạt mức cao so với cùng kỳ với trên 17.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 
gần 364.000 tỷ đồng (tăng 9,1% về số doanh nghiệp và tăng 47,1% về số vốn đăng ký). Có gần 
12.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 17,1%). Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị 
trường giảm với trên 28.000 doanh nghiệp. 
Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi nền tảng khảo sát trực tuyến BEAN Survey từ ngày 06 
đến ngày 8/2/2020, trên 80% trong số 181 người tham gia khảo sát cho rằng Covid-19 nguy hiểm 
ngang bằng hoặc thậm chí nguy hiểm hơn đại dịch SARS bùng phát năm 2003. Trên thực tế, tỷ lệ tử 
vong của SARS là 9.6%, trong khi Covid-19 được các WHO ước tính là 3.9% và còn có thể tăng. Tuy 
vậy, độ lan truyền và thời gian ủ bệnh của Covid-19 lại cao hơn SARS. Sự nguy hiểm của chủng virus 
này đã gây ra sự hoang mang cho xã hội [1]. 
 1135 
 Hình 1 
Cũng theo kết quả khảo sát, 79% số người trả lời cho biết dịch Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực đến 
thói quen hàng ngày của họ, làm xáo trộn cuộc sống, công việc và học tập bị đình trệ, ảnh hưởng 
tới tài chính cá nhân và gia đình. 
 Hình 2 
1.2 Tới ngành kế toán 
Đại dịch Corona bùng phát khiến không ít doanh nghiệp roi vào cảnh “đóng băng” kinh tế. Vì tình 
hình kinh tế bất ổn nên dễ kéo theo nguy cơ xuất hiện các khoản nợ xấu. Chi phí tăng cao nhưng lợi 
nhuận lại thấp, ngành kế toán như nằm giữa tâm bão chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sự cố này. 
1136 
Chưa kể, dịch bệnh còn làm tăng nguy cơ phá sản ở nhiều doanh nghiệp. Kế toán là bộ phận quan 
trọng ở nhiều công ty, doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đóng cửa thì sẽ là mối đe dọa lớn đối với 
ngành kế toán. Ngoài ra, dịch Covid 19 còn làm đảo lộn, gián đoạn mọi hoạt động của doanh 
nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của kế toán viên. Dường như công việc của 
ngành kế toán trong mùa dịch càng trở nên áp lực hơn, nặng nề hơn. [2] 
2 KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC 
Dịch bệnh Corona bùng phát khiến hoạt động kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm 
nghiêm trọng. Nhiều hoạt động giao dịch phải tạm dừng hoạt động để tránh nguy cơ lây lan dịch 
bệnh, nhiều doanh nghiệp cũng đã dừng hoạt động hay tuyên bố phá sản. Đứng trước những 
thách thức này, ngành kế toán cần chuyển dịch theo xu hướng mới để có thể giúp vực dậy nền kinh 
tế. Các doanh nghiệp bắt buộc phải đưa ra những biện pháp “giải cứu” để tồn tại. Thế nên, việc cắt 
giảm lao động là điều khó tránh khỏi. Tương tự như vậy, để tìm việc kế toán trong thời buổi dịch 
corona cũng không phải là điều dễ dàng. Bởi các nhà tuyển dụng rất dè chừng trong việc tuyển 
dụng nguồn nhân sự mới. Thay vào đó họ sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa nguồn nhân lực hiện có. 
Đặc biệt, trong bối cảnh có quá nhiều ứng tuyển trong mùa dịch. Ứng viên sẽ đứng trước nguy cơ 
cạnh tranh khốc liệt hơn. Đây là khó khăn mang tính “thử thách bản lĩnh” của các ứng viên ứng 
tuyển vào vị trí kế toán. 
Trong khoảng thời gian 28/03-15/04/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 15/CT-TTg của 
Chính phủ nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức làm việc tại nhà. Việc này tưởng chừng 
đơn giản nhưng lại không hề đơn giản với một số công ty và một số người đảm nhiệm công 
việc đặc thù. 
Trong doanh nghiệp, kế toán là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với hóa đơn, chứng từ và thiết bị 
văn phòng phẩm. Đây là những vật dụng thường được sử dụng qua tay nhiều người và virut có thể 
lây tồn tại 2-3 ngày sau khi hạ cánh trên các bề mặt nhựa như bàn phím máy tính, trên giấy thì độ 
dài của thời gian khác nhau một số chủng coronavirus chỉ sống trong vài phút trên giấy, trong khi 
những chủng khác sống tới 5 ngày, đây là những vật dụng mà kế toán viên tiếp xúc hàng ngày nên 
rất thiếu tính an toàn vệ sinh và dễ trở thành nguồn lây lan bệnh dịch. Đặc biệt, với hóa đơn giấy, kế 
toán phải thực hiện hàng loạt những thao tác thủ công như: viết tay hóa đơn, nhận – gửi hóa đơn, 
tra cứu – lưu trữ hóa đơn, Chưa kể, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc phải ra tận ngân 
hàng để chuyển khoản cũng 1 mối nguy hại về an toàn vệ sinh trong mùa dịch. Làm tăng khả năng 
nhiễm bệnh cho kế toán viên. 
Việc ký phê duyệt, xác nhận hợp đồng, văn bản, chứng từ, là một trong những thủ tục thiết yếu 
không thể loại bỏ khi doanh nghiệp vẫn còn đang hoạt động. Từ những bộ phận cấp phòng ban 
cho đến cấp lãnh đạo, mọi quyết định quan trọng đều phải được xử lý thông qua văn bản và ký bởi 
đơn vị/cá nhân có thẩm quyền. Việc này dường như là bất khả thi nếu trong trường hợp người lao 
động phải làm việc tại nhà không thể tiếp xúc trực tiếp để trao đổi và ký tài liệu. Đặc biệt bộ phận 
kế toán nắm giữ nhiều hóa đơn, chứng từ của doanh nghiệp thì đây là một thách thức lớn với 
ngành kế toán. 
 1137 
Chị Hải Yến, kế toán công ty kinh doanh văn phòng phẩm và thiết bị trường học chia sẻ, hiện tại 
công ty chị phải cân đối lao động đã cho nghỉ việc luân phiên. “Mùa dịch Covid-19 khiến doanh thu 
sụt giảm, hàng hóa ế ẩm, các hoạt động kinh doanh đình trệ. Công ty tôi phải gồng mình để trả 
lương cán bộ, nhân viên, đồng thời vận động người lao động nghỉ ở nhà không lương để chia sẻ 
khó khăn cùng doanh nghiệp”, chị Yến chia sẻ. Theo chia sẻ của chị đến 15/3, công ty của chị đã 
tạm nghỉ việc 57 người. Bắt đầu từ tháng 4 thì một số nhân viên giảm ngày làm, mỗi tuần nghỉ 3 
ngày với tình hình này thu nhập có thể giảm 50%. Đây là thách thức lớn không chỉ riêng ngành kế 
toán mà cả của những ngành khác. 
3 XU HƯỚNG NGHÀNH MÙA DỊCH 
Dịch bệnh corona bùng phát khiến hoạt động kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm 
nghiêm trọng. Nhiều hoạt động giao dịch phải tạm dừng hoạt động để tránh nguy cơ lây lan dịch 
bệnh. Đứng trước những thách thức này, ngành kế toán cần chuyển dịch theo xu hướng mới để có 
thể giúp vực dậy nền kinh tế. 
3.1 Nâng cao chỉ số trải nghiệm nhân viên ngành kế toán 
Ngành kế toán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Và trong mỗi công ty, kế toán được xem 
là bộ phận đầu não. Do vậy, ngay thời điểm dịch bệnh bùng phát, ban lãnh đạo cần tạo ra những 
trải nghiệm tối ưu cho đội ngũ nhân viên kế toán. Đây cũng chính là tiền đề để tạo ra sự phát triển 
dài hạn cho mọi tổ chức doanh nghiệp. [2] 
3.2 Tối ưu hóa chi phí trong mọi hoạt động kinh doanh 
Để đối phó với đại dịch corona, ngành kế toán đi theo xu hướng thắt chặt chi phí nội bộ, tối ưu 
dòng tiền. Đặc biệt, cắt giảm những nguồn chi phí không tạo được giá trị. Trong đại dịch, mục tiêu 
mới của doanh nghiệp không phải là tăng trưởng nữa mà là tồn tại. Do vậy, ngành kế toán bắt đầu 
rà soát lại những kế hoạch không phù hợp với mục tiêu này. [2] 
3.3 Kích cầu, tận dụng mọi cơ hội 
Mặc dù đặt mục tiêu tồn tại lên hàng đầu, nhưng không có nghĩa là các công ty, doanh nghiệp sẽ 
ngừng các hoạt động kinh doanh. Do đó, trước sự sụt giảm doanh số nghiêm trọng, ngành kế toán 
cần chú trọng đến những phương án kích cầu, tăng doanh thu. Chẳng hạn như đưa ra các chính 
sách khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Đây cũng là một cách để bình ổn doanh số 
trong thời kỳ dịch Corona. [2] 
3.4 Tìm kiếm nguồn vay từ bên ngoài 
Trong đại dịch Covid 19 không ít doanh nghiệp đang lao đao trước bờ vực phá sản. Do đó, ngành 
kế toán sẽ tập trung vào việc tìm kiếm nguồn vay từ bên ngoài. Bởi tiềm lực kinh tế không đủ mạnh, 
nhiều công ty mỏng vốn sẽ rất dễ gục ngã trong vòng 1 – 2 tháng tới nếu dịch bệnh bùng phát 
mạnh mẽ. Xu hướng ngành kế toán trong dịch corona sẽ chuyển dịch vào việc tìm kiếm nguồn vay 
từ ngân hàng, các quỹ đầu tư hay các nguồn lực từ cá nhân. [2] 
1138 
3.5 Ngành kế toán tái lập lại các kế hoạch tài chính 
Dưới tác động mạnh mẽ của đại dịch virus Corona, các kế hoạch tài chính trong ngành kế toán đã 
được hoạch định từ trước gần như phá sản. Đương nhiên, dịch bệnh bùng phát bất ngờ là ngoài dự 
đoán của các công ty, doanh nghiệp. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế 
chung, ngành kế toán cần hoạch định lại kế hoạch tài chính mới. [2] Chị Phẩm nhân viên kế toán 
của một công ty phân bón cho biết mọi kế hoạch tài chính đã làm trước đó phải thay đổi tới 90%. 
3.6 Xu hướng làm việc tại nhà 
Những ngày qua, đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới 
trong đó có Việt Nam. Dễ thấy đại dịch đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất và 
kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể vì thế mà ngưng trệ 
mọi hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà hình thức làm việc online đang được nhiều doanh 
nghiệp áp dụng như một biện pháp vừa giữ an toàn vừa hạn chế sự gián đoạn trong công việc. 
Trong giai đoạn mang tính quyết định này, nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại bỏ hóa đơn 
giấy để sử dụng hóa đơn điện tử. Bỏ hóa đơn giấy là cách doanh nghiệp hạn chế được sự tiếp xúc 
với những vật dụng thiếu an toàn vệ sinh. Đồng thời đây cũng là cách để doanh nghiệp thay đổi 
hoàn toàn các thức phát hành, quản lý, báo cáo hóa đơn để bắt kịp cuộc cách mạng chuyển đổi số 
cũng như phù hợp với bối cảnh dịch bệnh hiện tại. [3] Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cũng 
chuyển sang chữ ký điện tử để giảm các trường hợp tiếp xuc trực tiếp với giấy tờ hay những người 
liên quan. Qua tìm hiểu chúng tôi đã tìm ra một số ứng dụng phù họp với làm việc tại nhà như Misa 
Esign – dịch vụ chữ ký điện tử, USB token, Misa Meinvoice – phần mềm hóa đơn điện tử, 
4 KẾT LUẬN 
Đại dịch Corona diễn biến phức tạp khiến nền kinh tế gần như tê liệt ở nhiều quốc gia. Chủng virus 
mới đang đánh “đòn chí mạng” với nhiều công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam. Vậy trong bối cảnh 
này, xu hướng ngành kế toán, kiểm toán trong dịch corona phải có những bước chuyển mình để 
tạo nên “vịnh tránh bão” an toàn cho doanh nghiệp. Kế toán viên và kiểm toán viên phải tỉnh toán 
đương đầu với khó khăn thử thách của mùa dịch vì vậy họ cần phải cẩn thận, chú ý để không để 
công ty và chính họ gục ngã ngay mùa dịch. Những người kiểm toán và kế toán cần bắt kịp xu 
hướng, không để mình tụt lại phía sau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://revex.vn/covid-19-tac-dong-the-nao-den-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-a348.html 
[2] https://freec.asia/article/xu-huong-nganh-ke-toan-trong-dich-corona-i146 
[3] MISA MEINVOICE phần mềm hóa đơn điện tử - melnvoice.vn 
 1139 

File đính kèm:

  • pdfthach_thuc_va_xu_huong_cua_nganh_ke_toan_trong_mua_covid_19.pdf