Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn

Kết quả tăng trưởng của 16 tổ hợp rô phi đỏ (từ 4 dòng G1-Ecuador, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan) khá đồng nhất trong hai môi trường nuôi: hai tổ hợp lai cái G1-Ecuador×đực G1-Ecuador và cái Đài Loan×đực Malaysia có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường nước ngọt (lần lượt là 349,7 ± 8,8 và 328,2 ± 5,4g) và lợ mặn (228,6 ± 4,8 và 117,0 ± 3,5). Tổ hợp lai cái Ecuador×đực Malaysia (350,9 ± 7,3 g) có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, tổ hợp này có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ tư ở môi trường nước lợ mặn. Ngược lại, tổ hợp lai cái Malaysia×đực G1-Ecuador (228,9 ± 4,1 g) có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trường lợ mặn, nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ tư. Nhìn chung, dòng G1-Ecuador có đại diện tăng trưởng tốt ở cả hai môi trường

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 1

Trang 1

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 2

Trang 2

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 3

Trang 3

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 4

Trang 4

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 5

Trang 5

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 6

Trang 6

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 7

Trang 7

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 8

Trang 8

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 9420
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn

Tăng trưởng các dòng cá rô phi đỏ (oreochromis spp.) trong môi trường nước ngọt và lợ mặn
30 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TĂNG TRƯỞNG CÁC DÒNG CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis spp.) 
TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGỌT VÀ LỢ MẶN
Trịnh Quốc Trọng1, Nguyễn Văn Sáng2, Trần Hữu Phúc1, Nguyễn Công Minh1, Phạm Đăng Khoa1, 
Lao Thanh Tùng1, Lê Trung Đỉnh1
TÓM TẮT
Kết quả tăng trưởng của 16 tổ hợp rô phi đỏ (từ 4 dòng G1-Ecuador, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan) khá 
đồng nhất trong hai môi trường nuôi: hai tổ hợp lai cái G1-Ecuador×đực G1-Ecuador và cái Đài Loan×đực 
Malaysia có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường nước ngọt (lần lượt là 349,7 ± 8,8 và 328,2 ± 
5,4g) và lợ mặn (228,6 ± 4,8 và 117,0 ± 3,5). Tổ hợp lai cái Ecuador×đực Malaysia (350,9 ± 7,3 g) có tốc độ 
tăng trưởng tốt nhất ở môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, tổ hợp này có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ tư ở 
môi trường nước lợ mặn. Ngược lại, tổ hợp lai cái Malaysia×đực G1-Ecuador (228,9 ± 4,1 g) có tốc độ tăng 
trưởng tốt nhất ở môi trường lợ mặn, nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ tư. 
Nhìn chung, dòng G1-Ecuador có đại diện tăng trưởng tốt ở cả hai môi trường.
Từ khóa: cá rô phi đỏ, tổ hợp, trọng lượng thu hoạch, môi trường nuôi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá rô phi đỏ (Orochromis spp.) hiện được 
nuôi phổ biến ở khu vực Đồng bằng sông Cửu 
Long. Do đó, thị trường cá giống và thị trường 
cá rô phi đỏ thương phẩm tập trung ở Nam Bộ 
và có thể trong tương lai khi có sản phẩm lớn 
thì việc xuất khẩu cũng sẽ từ khu vực này. Bên 
cạnh đó, cá rô phi đỏ còn được xem là một đối 
tượng nuôi tiềm năng làm phong phú hóa cơ cấu 
loài thủy sản nuôi cho vùng nước lợ mặn, nơi 
mà hiện nay tôm sú là loài nuôi chính. Công 
tác quản lý cá bố mẹ và con giống rô phi đỏ 
không được quan tâm đúng mức, do vậy chất 
lượng giống suy giảm nhanh chóng. Điều này 
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nghề nuôi do 
cá lớn chậm, sức sống kém, tỉ lệ sống thấp làm 
gia tăng hệ số thức ăn, phát sinh các chi phí 
khác như hóa chất xử lý môi trường và thuốc trị 
bệnh trong quá trình nuôi. Hiện tại, sản xuất con 
giống có chất lượng (sinh trưởng nhanh, màu 
đỏ/hồng không có đốm đen, và tỉ lệ sống cao) 
đang là một yêu cầu bức thiết của nghề nuôi cá 
rô phi đỏ tại Nam Bộ. 
Đề tài ‘Đánh giá các thông số di truyền và 
hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống cá 
rô phi đỏ (Oreochromis spp.)’ tập trung vào việc 
tạo quần thể ban đầu của cá rô phi đỏ tại Đồng 
bằng sông Cửu Long cho hai môi trường nuôi 
nước ngọt và nước lợ mặn. Việc đánh giá tăng 
trưởng của cá trong hai môi trường nuôi có ý 
nghĩa quan trọng trong việc thành lập quần thể 
ban đầu cho chọn giống.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu 
Dòng cá thứ nhất là cá rô phi đỏ từ công ty 
ENACA, Ecuador (gọi là Ecuador thế hệ đầu 
tiên, G0-Ecuador), nhập về Việt Nam trong 
1 Trung tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2. 
 Email: trongtq@gmail.com 
2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2
31TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
tháng 04 và 05 năm 2008. Từ quần thể G0-
Ecuador này, đã chọn lọc thêm hai thế hệ được 
gọi là G1-Ecuador (năm 2009 – 2010) và G2-
Ecuador (năm 2011). Dòng Malaysia được nhập 
từ WorldFish Center (Penang, Malaysia) với 
tổng số 1.200 cá rô phi đỏ vào ngày 26 tháng 
08 năm 2010. Ngày 31 tháng 08 năm 2010 đã 
tiếp nhận thêm 750 cá dòng Đài Loan và 750 cá 
dòng Thái Lan từ công ty Nam Sai Farm Ltd., 
Thái Lan.
2.2. Phương pháp
2.2.1. Đánh dấu từ (PIT tag)
Tiến hành đánh dấu từ ngay sau khi kết thúc 
ương cá giống. Cá được đánh dấu từ (Passive 
Integrated Transponder, PIT tag). Dùng dao mổ 
rạch một vết nhỏ trên thành bụng của cá, sau đó 
dùng tay đẩy dấu từ (dài 12 mm, đường kính 2 
mm) vào xoang bụng. Đánh dấu toàn bộ cá thể 
của các dòng.
2.2.2. Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá sau khi thu hoạch được tách riêng theo 
giới tính để nuôi vỗ thành thục. Nuôi riêng 
rẽ cá đực và cá cái trong các giai kích thước 
5×10×1 m đặt trong một ao 2.000 m2, độ sâu 
nước 1,5 m. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ theo 
phương pháp GIFT (WorldFish Center, 2004), 
có cải tiến cho phù hợp với điều kiện ĐBSCL. 
Đó là nuôi vỗ cá bố mẹ ở mật độ cao, 10 con/
m2 cho cá cái và 5 con/m2 cho cá đực. Cho ăn 
thức ăn viên 30% đạm, bổ sung thêm dầu mực 
(3%). Lượng ăn 3 – 5% trọng lượng thân, ngày 
2 lần lúc 07:00 giờ sáng và 16:00 giờ chiều. 
Đảm bảo oxy hòa tan trong ao nuôi vỗ luôn đạt 
tối thiểu 5 mg/l. Đánh giá mức độ thành thục 
của cá cái theo 4 cấp độ (WorldFish Center, 
2004) (Bảng 1). Chỉ chọn những cá cái ‘sẵn 
sàng đẻ’ để ghép cặp.
Bảng 1. Các mức độ thành thục của cá rô phi cái theo hình thái ngoài và thời gian đến khi cá đẻ.
Mức độ thành thục Hình thái ngoài
Thời gian đến khi 
cá đẻ (ngày)
Chưa sẵn sàng đẻ 
Lỗ sinh dục trắng hoặc nhạt màu, 
không lồi, bụng nhỏ
21 – 30
Đang phát triển tuyến sinh dục
Lỗ sinh dục có màu vàng hoặc 
màu hồng, bụng hơi phát triển (tròn)
5 – 10
Sẵn sàng đẻ Lỗ sinh dục đỏ hồng, sưng, nở rộng, bụng tròn đều 3 – 7
Đã đẻ
Lỗ sinh dục đỏ hoặc đỏ bầm, 
bụng nhỏ lại
>30
Nguồn: WorldFish Center (2004).
2.2.3. Ghép phối để sản xuất 16 tổ hợp
Cá cái và cá đực được chọn từ bốn dòng G1-
Ecuador, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan được 
lai chéo với nhau để tạo nên 16 tổ hợp (Bảng 2). 
Việc sản xuất 16 tổ hợp được thực hiện trong 
các bể bê-tông có kích thước 3,0×5,0×1,0 m. 
Định kỳ 6 ngày kiểm tra và thu trứng/cá bột. 
Những cá cái đã đẻ được thay thế bằng một cá 
cái ‘sẵn sàng đẻ’ khác, nhằm đảm bảo tỷ lệ đực 
và cái trong bể sinh sản luôn là 1 đực : 4 cái.
32 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 2. Ghép phối tạo nên 16 tổ hợp từ bốn dòng cá G1-Ecuador, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.
Dòng cá Cá mẹ
Cá bố
G1-Ecuador Đài Loan Thái Lan Malaysia
G1-Ecuador ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ × ♂
Đài Loan ♀ × ♂ ♀ × ♂ ♀ ...  trung bình nhóm 
sau khi đã hiệu chỉnh cho các ảnh hưởng khác 
trong mô hình. Do đó, LSM được dùng để so 
sánh trọng lượng thu hoạch của 16 tổ hợp.
III. KẾT QUẢ 
3.1. Ghép phối tạo 16 tổ hợp
Đã chọn 189 gia đình từ 205 cá cái tham 
gia sinh sản với số lượng cá con đạt yêu cầu cho 
nghiên cứu. Số lượng cá con trung bình của mỗi 
gia đình là 797. Cho mỗi tổ hợp, số lượng gia 
đình dao động từ 9 đến 15 (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả ghép phối sản xuất 16 tổ hợp
Tổ hợp
(♀ × ♂)
Thời gian sinh sảna
(Bắt đầu – Kết thúc)
Số lượng gia 
đình
Số lượng cá bột/gia đình b
Thái Lan×Malaysia 21/7 – 23/8 12 927,3 ± 493,0
Thái Lan×Thái Lan 21/7 – 23/8 9 623,0 ± 404,5
Thái Lan×Đài Loan 21/7 – 23/8 10 887,6 ± 640,5
Thái Lan×G1-Ecuador 21/7 – 31/8 10 695,6 ± 463,2
Đài Loan×Đài Loan 21/7 – 12/8 11 680,0 ± 299,9
Đài Loan×Malaysia 21/7 – 8/8 13 1.081,0 ± 703,1
Đài Loan×Thái Lan 21/7 – 23/8 10 614,5 ± 328,8
Đài Loan×Euador 21/7 – 12/8 13 1084, 2 ± 828,5
G1-Ecuador×Đài Loan 21/7 – 12/8 11 823,7 ± 682,2
G1-Ecuador×Malaysia 21/7 – 12/8 13 1003,5 ± 619,9
G1-Ecuador×Thái Lan 21/7 – 12/8 13 671,7 ± 528,5
G1-Ecuador×G1-Ecuador 21/7 – 12/8 11 501,7 ± 327,2
Malaysia×Đài Loan 21/7 – 23/8 15 948,2 ± 698,3
Malaysia×Thái Lan 21/7 – 12/8 15 815,3 ± 545,6
Malaysia×Malaysia 21/7 – 31/8 10 951,4 ± 308,5
Malaysia×G1-Ecuador 21/7 – 23/8 13 676,0 ± 303,8
a Năm 2011. bTrung bình ± độ lệch chuẩn.
34 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tỷ lệ thụ tinh trung bình của 16 tổ hợp 
đạt trên 80,0%, cao nhất là tổ hợp cái Đài 
Loan×đực G1-Ecuador (94,6%), và thấp nhất 
là 73,2% (cái G1-Ecuador×đực Thái Lan). Tỷ 
lệ sống dao động từ 65,1 đến 88,8% (Bảng 4).
Bảng 4. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của các ghép phối tạo 16 tổ hợp.
Tổ hợp (♀ × ♂) % thụ tinh % nở % sống cá bột*
Thái Lan×Malaysia 87,9 ± 18,1 86,8 ± 22,4 88,4 ± 19,0
Thái Lan×Thái Lan 90,7 ± 15,0 98,6 ± 3,4 81,5 ± 22,5
Thái Lan×Đài Loan 90,6 ± 19,8 85,2 ± 19,3 76,0 ± 23,9
Thái Lan×G1-Ecuador 94,3 ± 11,1 93,4 ± 11,1 84,7 ± 10,2
Đài Loan×Đài Loan 88,8 ± 16,2 94,8 ± 19,9 80,0 ± 21,5
Đài Loan×Malaysia 85,3 ± 26,2 95,5 ± 10,8 86,9 ± 15,3
Đài Loan×Thái Lan 84,0 ± 24,1 90,5 ± 11,5 80,9 ± 16,5
Đài Loan×G1-Ecuador 94,6 ± 10,3 90,4 ± 20,0 85,1 ± 18,8
G1-Ecuador×Đài Loan 89,6 ± 19,2 92,0 ± 10,1 71,0 ± 21,3
G1-Ecuador×Malaysia 91,8 ± 11,6 89,3 ± 12,6 72,2 ± 21,4
G1-Ecuador×Thái Lan 73,2 ± 26,0 91,7 ± 14,9 80,2 ± 15,2
G1-Ecuador×G1-Ecuador 78,1 ± 17,6 84,2 ± 19,3 65,1 ± 26,4
Malaysia×Đài Loan 85,4 ± 21,0 91,4 ± 9,0 83,9 ± 16,8
Malaysia×Thái Lan 87,0 ± 20,1 88,1 ± 10,7 74,0 ± 20,8
Malaysia×Malaysia 94,0 ± 5,8 92,0 ± 7,1 88,8 ± 9,2
Malaysia×G1-Ecuador 87,0 ± 21,1 87,9 ± 18,5 86,9 ± 11,6
* 03 ngày sau khi hết noãn hoàng. 
Giá trị = trung bình ± độ lệch chuẩn.
3.2. Đánh dấu nuôi tăng trưởng 16 tổ hợp 
trong hai môi trường nước ngọt và lợ mặn
Đã đánh dấu 6.080 cá con của 16 tổ hợp lai 
(380 con/tổ hợp) cho nuôi tăng trưởng tại môi 
trường nước lợ mặn, và 6.080 cho môi trường 
nước ngọt.
3.3. Đánh giá tăng trưởng trong hai môi 
trường
3.3.1. Tỷ lệ sống của 16 tổ hợp trong môi 
trường nước ngọt
Sau 150 ngày nuôi, đã thu hoạch 4.110 cá 
thể trên tổng số 6.080 cá thả nuôi (ngày thả 
nuôi 19/12/2011; ngày thu hoạch từ 10 đến 
25/05/2012). Trọng lượng trung bình là 302,6 ± 
88,0 g. Số cá thể thu được đạt trung bình là 257 
con/tổ hợp. Tỷ lệ sống trung bình là 67,6%/tổ 
hợp. Tổ hợp cái Thái Lan x đực Thái Lan có tỷ lệ 
sống cao nhất (77,9%), tiếp theo là các tổ hợp cái 
Thái Lan x đực Đài Loan, cái Đài Loan x đực Đài 
Loan, cái Thái Lan x đực G1-Ecuador và cái Thái 
Lan x đực Malaysia (>76%) (Bảng 5). 
3.3.2. Tỷ lệ sống của 16 tổ hợp trong môi 
trường nước lợ mặn
Đã thu hoạch đạt 3.936 cá thể trên tổng số 
6.080 cá thả sau 170 ngày nuôi, số lượng trung 
bình 246 con/tổ hợp, tỷ lệ sống trung bình 64,7%/
35TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
tổ hợp, trọng lượng trung bình 190,6±60,2 g. Tổ 
hợp cái Đài Loan x đực G1-Ecuador có tỷ lệ 
sống cao nhất (75,5%). Tổ hợp có tỷ lệ sống 
thấp nhất là cái Malaysia × đực Đài Loan và cái 
Malaysia × đực Malaysia (51,6%) (Bảng 5). 
Bảng 5. Trọng lượng (trung bình ± độ lệch chuẩn) và trung bình bình phương tối thiểu (LSM) 
của trọng lượng cá 16 tổ hợp trong hai môi trường nuôi.
Tổ hợp (♀ × ♂)
Trung bình trọng lượng thu 
hoạch (g)
LSM (*) trọng 
lượng (g)
Tỷ lệ sống (%)
Ngọt Lợ mặn Ngọt Lợ mặn Ngọt
Lợ 
mặn
Đài Loan×Đài Loan 286,7 ± 5,0 156,5 ± 3,2 288,5 153,0 77,1 68,2
Đài Loan×G1-Ecuador 298,2 ± 6,2 199,1 ± 3,7 308,4 187,7 64,0 75,5
Đài Loan×Malaysia 328,2 ± 5,4 177,0 ± 3,5 314,4 166,5 63,2 57,4
Đài Loan×Thái Lan 275,1 ± 4,9 180,0 ± 3,6 290,9 182,2 66,8 69,0
G1-Ecuador×Đài Loan 340,8 ± 6,5 212,6 ± 3,9 326,8 201,8 66,1 66,1
G1-Ecuador×G1-Ecuador 349,7 ± 8,8 228,6 ± 4,8 349,1 227,7 51,3 65,0
G1-Ecuador×Malaysia 350,9 ± 7,3 212,3 ± 4,1 353,3 199,0 60,3 65,5
G1-Ecuador×Thái Lan 316,8 ± 5,9 206,0 ± 4,0 328,6 208,0 65,0 67,1
Malaysia×Đài Loan 282,3 ± 5,9 160,6 ± 4,2 293,7 176,6 60,0 51,6
Malaysia×G1-Ecuador 338,1 ± 8,7 228,9 ± 4,1 339,8 236,1 57,9 70,0
Malaysia×Malaysia 313,5 ± 5,6 160,9 ± 3,7 305,3 178,9 71,3 51,6
Malaysia×Thái Lan 274,9 ± 5,8 183,1 ± 3,5 289,9 180,8 66,3 56,1
Thái Lan×Đài Loan 286,4 ± 4,7 166,0 ± 3,5 302,2 174,9 76,6 70,3
Thái Lan×G1-Ecuador 314,5 ± 5,7 204,4 ± 3,8 317,7 229,3 77,6 73,7
Thái Lan×Malaysia 286,3 ± 5,1 186,1 ± 3,8 296,3 204,0 79,0 63,5
Thái Lan×Thái Lan 268,6 ± 4,2 167,5 ± 3,3 270,8 172,1 79,2 65,5
Giá trị = trung bình ± độ lệch chuẩn.
3.3.3. Trung bình bình phương tối thiểu 
(LSM) của tính trạng trọng lượng ở môi trường 
nước ngọt 
Trung bình bình phương tối thiểu trọng 
lượng thu hoạch của cá nuôi trong môi trường 
nước ngọt được trình bày trong Bảng 5. Tổ hợp 
cái G1-Ecuador × đực Malaysia (353,3 g) tăng 
trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt. Tổ 
hợp cái G1-Ecuador×đực G1-Ecuador có tốc 
độ tăng trưởng xếp hạng thứ II (349,1 g). Xếp 
hạng III là tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Đài 
Loan (326,8 g), tổ hợp cái Malaysia × đực G1-
Ecuador (339,8 g) được xếp hạng IV. Tuy nhiên, 
sự khác biệt của hai tổ hợp cái G1-Ecuador × đực 
Malaysia và cái G1-Ecuador × đực G1-Ecuador 
cũng như hai tổ hợp cái G1-Ecuador×đực Đài 
Loan và cái Malaysia×đực G1-Ecuador không 
có ý nghĩa thống kê (P>0,01).
3.3.4. Trung bình bình phương tối thiểu 
của tính trạng trọng lượng ở môi trường nước 
lợ mặn
Trung bình bình phương tối thiểu (LSM) 
trọng lượng thu hoạch của cá nuôi trong môi 
trường lợ mặn được trình bày trong Bảng 5. Tổ 
hợp cái Malaysia × đực G1-Ecuador (236,1g) 
tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước 
mặn. Tổ hợp cái G1-Ecuador × đực G1-Ecuador 
(227,7 g) có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ 
36 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
II. Tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Đài Loan 
(201,8) có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ III, 
và xếp hạng thứ IV là tổ hợp cái G1-Ecuador × 
đực Malaysia (199,0). Tuy nhiên, sự khác biệt 
về tốc độ tăng trưởng giữa hai tổ hợp cái G1-
Ecuador × đực Malaysia và cái G1-Ecuador × 
đực G1-Ecuador cũng như giữa hai tổ hợp cái 
G1-Ecuador × đực Đài Loan và cái G1-Ecuador 
× đực G1-Ecuador không có ý nghĩa thống kê 
(P>0,01).
IV. THẢO LUẬN
4.1. Ghép phối tạo 16 tổ hợp 
Thời gian sinh sản 16 tổ hợp đạt mục tiêu 
thí nghiệm (trên 8 gia đình/tổ hợp) dao động từ 
18 ngày đến 40 ngày với số đợt thu trứng và 
ghép cặp là 3 đến 5 đợt tùy theo tổ hợp. Do cá 
ba dòng (Malaysia, Thái Lan và Đài Loan) là 
cá sinh sản lần đầu nên chất lượng và số lượng 
trứng/ cá cái chưa đạt được mức ổn định để đáp 
ứng yêu cầu của nghiên cứu (>100 cá con/gia 
đình), đồng thời một số gia đình không xác định 
được cá mẹ. Do đó, chỉ chọn lọc được 189 gia 
đình từ 205 cá cái tham gia sinh sản với số lượng 
cá con đạt yêu cầu cho mục đích nghiên cứu.
4.2. Đánh dấu nuôi tăng trưởng 16 tổ hợp 
trong hai môi trường nước ngọt và lợ mặn
Nhóm có màu sắc ‘không đạt’ (có đốm đen 
> 5% diện tích bề mặt cơ thể) của cá con trong 
16 tổ hợp (10,7%) nằm trong giới hạn cho phép, 
vì thị trường tiêu thụ chấp nhận 10% cá có màu 
sắc không đạt trong tổng số đàn cá. Kết quả xác 
nhận một lần nữa nhận định kết luận của đề tài 
nhiệm vụ cơ sở 2009: có cơ sở để chọn lọc kiểu 
hình màu sắc ‘đạt’ (không đốm hoặc đốm<5% 
diện tích bề mặt cơ thể) tương đối chính xác 
bằng cách chọn kiểu hình cá bố mẹ là ‘đạt’.
4.3. Đánh giá tăng trưởng trong hai 
môi trường
Tỷ lệ sống của cá nuôi trong môi trường 
nước lợ mặn khá khác biệt so với cá nuôi 
nước ngọt. Trong môi trường lợ mặn, nhóm cá 
Malaysia có tỷ lệ sống thấp nhất, có lẽ do tại 
WorldFish Center (Penang, Malaysia) cá được 
nuôi và chọn lọc chỉ trong môi trường nước 
ngọt. Trong khi đó, tại Ecuador cá được chọn 
lọc và nuôi trong môi trường nước lợ mặn dao 
động từ 15–20‰.
Tổ hợp cái G1-Ecuador × đực Malaysia 
(353,3 g) tăng trưởng tốt nhất trong môi trường 
nước ngọt. Điều này phù hợp với kết quả của 
Pongthana và ctv. (2010) là nhóm cá Malaysia 
(dòng cá Malaysia trong đề tài) có tăng trưởng 
tốt nhất trong ba nhóm Malaysia, Thái Lan và 
Stirling. Ngoài ra, cả 2 nhóm G1-Ecuador và 
Malaysia đều có xuất xứ từ cá chọn giống, nên 
kết quả của đề tài có thể được giải thích là do 
cá đã qua chọn lọc nên có tăng trưởng tốt hơn. 
Nhìn chung, tăng trưởng của các tổ hợp lai 
khá đồng nhất trong hai môi trường nuôi: hai 
tổ hợp cái G1-Ecuador × đực G1-Ecuador và 
cái G1-Ecuador × đực Đài Loan có tốc độ tăng 
trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường nước ngọt 
và lợ mặn. Kết quả của đề tài phù hợp với báo 
cáo Pongthana và ctv. (2010), theo đó nhóm cá 
Malaysia có tăng trưởng tốt hơn so với nhóm 
Đài Loan và Thái Lan.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
KẾT LUẬN
Tỷ lệ sống trung bình 16 tổ hợp lai trong 
môi trường nước ngọt là 67,6%/tổ hợp lai và 
trong môi trường nước lợ mặn là 64,7%. Tổ hợp 
lai có tỷ lệ sống cao nhất trong môi trường nước 
ngọt là tổ hợp cá cái Thái Lan × cá đực Thái 
Lan (77,9%), trong môi trường nước lợ mặn 
là tổ hợp cá cái Đài Loan × cá cái G1-Ecuador 
(75,5%). Tổ hợp có tỷ lệ sống thấp nhất trong 
nước ngọt là cá cái G1-Ecuador × cá đực G1-
Ecuador (51,3%) và trong nước lợ mặn là tổ hợp 
cá cái Malaysia × cá đực Malaysia (51,6%).
Nhìn chung, dòng Ecuador có đại diện tăng 
trưởng tốt ở cả hai môi trường. Các tổ hợp lai 
tăng trưởng khá đồng nhất trong hai môi trường 
37TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nuôi: hai tổ hợp cái G1-Ecuador × đực G1-
Ecuador và cái G1-Ecuador × đực Đài Loan có 
tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở cả hai môi trường 
nước ngọt (lần lượt là 349,7 ± 8,8 g và 328,2 ± 
5,4 g) và lợ mặn (228,6 ± 4,8 g và 117,0 ± 3,5 g).
Tổ hợp cái G1-Ecuador×cá đực Malaysia 
(350,9 ± 7,3 g) có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 
ở môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, tổ hợp này 
có tốc độ tăng trưởng xếp hạng thứ IV ở môi 
trường nước lợ mặn. Ngược lại, tổ hợp cá cái 
Malaysia × đực G1-Ecuador (228,9 ± 4,1 g) có 
tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở môi trường lợ mặn, 
nhưng ở môi trường nước ngọt có tốc độ tăng 
trưởng xếp hạng thứ IV. 
ĐỀ XUẤT
Ở các thế hệ sau, khi cá thể đã có phả hệ 
chi tiết hơn, nên có đánh giá tăng trưởng ở hai 
môi trường nhằm ước tính tương quan kiểu hình 
và tương quan kiểu gen của trọng lượng thu 
hoạch giữa hai môi trường. Từ đó sẽ quyết định 
nên chăng phải có hai chương trình chọn giống 
riêng rẽ cho hai môi trường nuôi. Nếu điều kiện 
cho phép, đánh giá tăng trưởng của cá trong môi 
trường nuôi khác nhau như bè (vì cá được chọn 
lọc trong ao, trong khi môi trường nuôi chính 
là bè) nhằm ước tính tương quan kiểu hình và 
tương quan kiểu gen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Pongthana, N., Nguyen, N.H., Ponzoni, R.W., 2010. 
Comparative performance of four red tilapia 
strains and their crosses in fresh- and saline water 
environments. Aquaculture, 308, Supplement 1, 
S109-S114.
R Core Team, 2012. R: A language and environment for 
statistical computing. R Foundation for Statistical 
Computing, Vienna, Austria.
SAS Institute Inc., 2008. SAS/STAT 9.2 User’s Guide. 
SAS Institute Inc., Cary, NC, USA.
WorldFish Center, 2004. GIFT technology manual: an 
aid to tilapia selective breeding, Penang, Malaysia.
38 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
GROWTH PERFORMANCE OF RED TILAPIA (Oreochromis spp.) IN 
FRESHWATER AND SALINE WATER
Trinh Quoc Trong1, Nguyen Van Sang2, Tran Huu Phuc1, Nguyen Cong Minh1, Pham Đang Khoa1, 
Lao Thanh Tung1, Le Trung Đinh1
ABSTRACT
Grow-out performance of 16 diallel crosses of red tilapia (from 4 strains G1-Ecuador, Malaysia, Taiwan, 
and Thai) were similar between two environments. The cross female G1-Ecuador×male Ecuador and female 
Taiwan×male Malaysia grown best in both environments: for female G1-Ecuador×male G1-Ecuador, harvest 
weight was 349.7 ± 8.8 g in freshwater and 228.6 ± 4.8 g in saline water; for female Taiwan×male Malaysia, 
harvest weight was 328.2 ± 5.4 g in freshwarter and 117.0 ± 3.5 g in saline water. The cross female G1-
Ecuador×male Malaysia had highest harvest weight in freshwater (350.9 ± 7.3 g) but was only number four 
in saline water. Similarly, the cross female Malaysia×male G1-Ecuador grown best in saline water (228.9 ± 
4.1 g), but was number four in freshwater. In general, the G1-Ecuador strain grown best in both environments.
Keywords: red tilapia, diallel cross, harvest weight, environments.
Người phản biện: ThS. Phan Minh Quý 
Ngày nhận bài: 18/9/2013 
Ngày thông qua phản biện: 30/9/2013 
Ngày duyệt đăng: 15/10/2013
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2 
 Email: trongtq@gmail.com 
2 Research Institute for Aquaculture No.2

File đính kèm:

  • pdftang_truong_cac_dong_ca_ro_phi_do_oreochromis_spp_trong_moi.pdf