Bài giảng môn Vi sinh vật

Môn vi sinh vật là một môn khoa học, một ngành của sinh vật học chuyên

nghiên cứu về sinh trưởng và các chức năng khác của cơ thể vi sinh vật trong

điều kiện thống nhất với môi trường.

Vi sinh vật học phát triển rất nhanh, đã được phân chia thành các lĩnh vực

khác nhau: Vi khuẩn học (Bacteriology), Nấm học (Micology), Tảo học

(Algologi), Virus học (Virology)

Hiện nay, việc phân chia các lĩnh vực còn dựa vào phương hướng ứng

dụng như: Y vi sinh vật học, Thú y vi sinh vật học, Vi sinh vật học công nghiệp,

Vi sinh vật học nông nghiệp,

Những lĩnh vực nghiên cứu đối với ngành thú y thuỷ sản,

- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh

hoá của các nhóm vi sinh vật thường gặp trong tự nhiên để tìm hiểu các quy luật

về sự phát sinh, phát triển và tiến hoá của chúng, .

- Nghiên cứu vai trò to lớn về nhiều mặt của các nhóm vi sinh vật trong tự

nhiên nhất là trong thuỷ sản, tìm cách khai thác một cách đầy đủ nhất các tác

động tích cực của vi sinh vật cũng như tìm cách ngăn chặn một cách hiệu quả

nhất các tác động có hại của chúng

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 1

Trang 1

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 2

Trang 2

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 3

Trang 3

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 4

Trang 4

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 5

Trang 5

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 6

Trang 6

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 7

Trang 7

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 8

Trang 8

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 9

Trang 9

Bài giảng môn Vi sinh vật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang minhkhanh 5720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng môn Vi sinh vật

Bài giảng môn Vi sinh vật
 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Vi sinh vật 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
 2
NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VI SINH VẬT 
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC 
1. Khái niệm vi sinh vật 
Là những sinh vật có kích thước nhỏ bé, không thể nhìn thấy bằng mắt 
thường. Có cấu tạo đơn bào, đa bào hoặc không có cấu tạo tế bào. 
2. Đối tượng nghiên cứu 
a. Vi khuẩn - Bacteria 
b. Nấm men - Ascomycetes 
c. Nấm mốc - Fungi 
d. Xạ khuẩn - Actinomyces 
e. Siêu vi khuẩn - Virus 
f. Thực khuẩn thể - Bacteriophage 
Ngoài ra vi sinh vật học còn nghiên cứu tảo đơn bào và nguyên sinh động 
vật. 
3. Nhiệm vụ của môn học 
Môn vi sinh vật là một môn khoa học, một ngành của sinh vật học chuyên 
nghiên cứu về sinh trưởng và các chức năng khác của cơ thể vi sinh vật trong 
điều kiện thống nhất với môi trường. 
Vi sinh vật học phát triển rất nhanh, đã được phân chia thành các lĩnh vực 
khác nhau: Vi khuẩn học (Bacteriology), Nấm học (Micology), Tảo học 
(Algologi), Virus học (Virology) 
Hiện nay, việc phân chia các lĩnh vực còn dựa vào phương hướng ứng 
dụng như: Y vi sinh vật học, Thú y vi sinh vật học, Vi sinh vật học công nghiệp, 
Vi sinh vật học nông nghiệp,  
Những lĩnh vực nghiên cứu đối với ngành thú y thuỷ sản, 
- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh 
hoá của các nhóm vi sinh vật thường gặp trong tự nhiên để tìm hiểu các quy luật 
về sự phát sinh, phát triển và tiến hoá của chúng, . 
- Nghiên cứu vai trò to lớn về nhiều mặt của các nhóm vi sinh vật trong tự 
nhiên nhất là trong thuỷ sản, tìm cách khai thác một cách đầy đủ nhất các tác 
động tích cực của vi sinh vật cũng như tìm cách ngăn chặn một cách hiệu quả 
nhất các tác động có hại của chúng. 
- Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học và sinh vật học của 
các nhóm vi sinh vật, các nhà khoa học đã xây dựng cơ sở cho việc tìm kiếm các 
kỹ thuật nuôi trồng có lợi nhất đối với hoạt động vi sinh vật nhằm nâng cao 
không ngừng sản lượng và phẩm chất hàng hoá thuỷ sản. 
 3
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC 
1. Những tri thức cảm tính trước khi phát hiện ra vi sinh vật 
 Trước khi nhận thức được sự có mặt của vi sinh vật trên trái đất, tổ tiên 
chúng ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng những vi sinh 
vật có lợi và tiêu diệt những vi sinh vật có hại. Vào thế kỷ thứ nhất trước công 
nguyên, trong quyển “Ký thăng chi thư” của Trung Quốc đã ghi lại: muốn cho 
cây tốt phải bón phân tằm, không có phân tằm tinh thì dùng phân tằm lẫn tạp 
cũng được. Cũng ở Trung Quốc, cách đây 4000 năm đã đề cập đến kỹ thuât nấu 
rượu và thấy rằng trong quá trình nấu rượu có sự tham gia của các loại mốc 
vàng. 
Trong nông nghiệp: người ta đã khống chế hoạt động của vi sinh vật để 
làm mục nát các chất hữu cơ như ủ phân, cầy lật, vun xới... 
Trong công nghiệp thực phẩm: người ta đã khống chế hoạt động của vi 
sinh vật để nấu rượu, làm đường, muối dưa, ướp muối, làm mứt... 
Trong y học: người ta đã khống chế hoạt động của vi sinh vật để chủng 
đậu đề phòng bệnh đậu mùa, đó là cống hiến to lớn của nền y học cổ đại Trung 
Quốc. 
Tất cả những điều nói trên cho biết trong đời sống và trong sản xuất, con 
người đã biết sử dụng những tác dụng của vi sinh vật trong nhiều mặt. Con 
người đã biết tận dụng một cách có ý thức những quy luật tác dụng của vi sinh 
vật được rút ra bằng những kinh nghiệm thực tế. 
2. Giai đoạn phát hiện ra vi sinh vật 
Giữa thế kỷ XVII chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển mạnh. Do yêu cầu 
của ngành hàng hải, kỹ thuật quang học được chú ý nhiều. Trên cơ sở phát triển 
của quang học, kính hiển vi đã xuất hiện. Leeuwenhock A.V (1632 – 1723) là 
người đầu tiên chế tạo ra kính hiển vi với độ phóng đại 160 lần và lần đầu tiên 
phát hiện thế giới vi sinh vật. Quan sát nước ao tù, các dung dịch nước ngâm các 
chất hữu cơ, bựa răng Leeuvenhock thấy ở đâu cũng có vô số những sinh vật 
bé nhỏ. Rất ngạc nhiên với những gì mà ông quan sát được ông đã thốt lên: “tôi 
thấy trong bựa răng ở miệng tôi có rất nhiều sinh vật tí hon hoạt động, chúng 
nhiều hơn so với cả dân số của Vương quốc hợp nhất lúc bấy giờ”. Với quan sát 
và phát hiện của mình, năm 1695 Leeuvenhock đã xuất bản cuốn “Bí mật của 
giới tự nhiên’’. Trong tác phẩm này ông ghi chép lại tất cả những gì mà ông 
quan sát được về vi sinh vật. 
Trong khoảng 100 năm tiếp sau đó, tuy rằng đã phát hiện thấy vi sinh vật 
có trên trái đất nhưng vẫn chưa nắm được quy luật sống, tác dụng của chúng 
trong tuần hoàn vật chất. Công tác nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu là 
miêu tả hình thái và phân loại một cách đơn giản. 
3. Giai đoạn hình thành và phát triển của môn học 
 4
Giữa thế kỷ 19, cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, các 
ngành khoa học kỹ thuật nói chung và ngành vi sinh vật nói riêng phát triển rất 
mạnh. Nhiều nhà khoa học đã tiến hành quan sát và nghiên cứu về một số vi 
sinh vật gây bệnh và đề ra một số phương pháp mới để nghiên cứu vi sinh vật. 
Những đóng góp xây dựng cho sự phát triển của vi sinh vật ở giai đoạn này tập 
trung nhất là các công trình nghiên cứu của nhà bác học người pháp Louis 
Pasteur (1822 – 1895). ông là người khai sinh ra vi sinh vật học hiện đại. Các 
công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về lý thuyết cũng như thực tiễn. 
Những công trình đầu tiên của L. Pasteur nhằm giải quyết vấn đề vai trò của vi 
sinh vật trong các quá trình lên men. Thông qua một loạt thí nghiệm, ông đã 
chứng minh quá trình lên men là kết quả hoạt động của một số vi sinh vật đặc 
biệt. Ông đã nghiên cứu và nhận thấy trong quá trình chuyển biến nước nho 
thành rượu là nhờ tác dụng của nấm men và ông đã tìm cách phòng ngừa sự hoá 
chua của rượu và xác định sự hoá chua của rượu thành dấm là do kết quả hoạt 
động của vi khuẩn. Nghiên cứu của ông chẳng những có tác dụng lớn đến kỹ 
thuật nấu rượu mà còn giải quyết một cách cơ bản một quá t ... động vật có khả năng truyền 
bệnh cho người như: chuột truyền bệnh dịch hạch, chó truyền bệnh dại, muỗi 
anophen truyền bệnh sốt rét. 
b. Phương thức truyền bệnh truyền nhiễm 
Truyền nhiễm do tiếp xúc 
Đó thường là những bệnh da liễu hắc lào, lậu, giang mai,... Những bệnh 
truyền nhiễm này được truyền từ người này sang người kia bằng cách tiếp xúc 
trực tiếp hoặc tiếp xúc qua đồ dùng chung, từ động vật sang người, vết thương 
của người và động vật tiếp xúc với đất, phân... 
Truyền nhiễm do hô hấp 
Bệnh đường hô hấp (lao, ho gà...) thường truyền nhiễm thông qua đường 
hô hấp. Cơ thể đang bị bệnh đưa vi sinh vật gây bệnh sẽ theo gió đưa đến những 
cơ thể khể khoẻ khác khiến cơ thể khoẻ mạnh đó bị lay nhiễm. 
 Truyền nhiễm do ăn uống 
Các vi sinh vật gây bệnh có rất nhiều trong nguồn nước bẩn, trong thực 
phẩm không đảm bảo vệ sinh. Nếu người và động vật ăn hoặc uống phải thực 
phẩm hoặc nước uống đó, những nguồn bệnh có trong đó sẽ bị lây nhiễm. 
II. MIỄN DỊCH 
1. Định nghĩa 
Là miễn dịch thu được trong quá trình sống sau khi cơ thể tiếp xúc với vi 
sinh vật gây bệnh rồi khỏi hoặc sau khi tiêm phòng vacxin hoặc kháng huyết 
thanh miễn dịch. 
2. Các loại miễn dịch 
a. Miễn dịch thích ứng 
 Là MD thu được trong quá trình sống sau khi cơ thể tiếp xúc với VSV 
gây bệnh rồi khỏi hoặc sau khi được tiêm phòng vacxin hoặc kháng huyết thanh 
miễn dịch. 
 MD tiếp thu chủ động 
Là MD có được sau khi cơ thể chiến thắng được bệnh tật bằng chính sức 
của bản thân cơ thể hoặc sau khi được tiêm vacxin. MD tiếp thu chủ động gồm 2 
loại: 
MD tiếp thu chủ động tự nhiên 
MD tiếp thu chủ động nhân tạo 
* MD tiếp thu chủ động tự nhiên: 
 68
Là MD mà sau khi cơ thể mắc phải một số bệnh truyền nhiễm nhất định 
trong tự nhiên đã qua khỏi. Loại MD này có thể kéo dài rất lâu (có thể suốt đời). 
VD: người mắc bệnh đậu mùa nếu qua khỏi sau đó cả đời không bao giờ mắc 
bệnh này. Ngoài ra, trong quá trình sống của người và động vật do tiếp xúc với 
VSV nhưng không bị bệnh vì cơ thể đã hình thành 1 khả năng miễn dịch với các 
bệnh do các vi sinh vật đó gây nên. 
* MD tiếp thu chủ động nhân tạo: 
Là MD có được của cơ thể sau khi được nhận những chế phẩm, hoặc tiêm 
những chế phẩm VSV: vacxin, những sản phẩm khác của VSV, giải độc tố... 
Lúc này cơ thể huy động các cơ quan có thẩm quyền MD sản xuất ra các yếu tố 
chống lại mầm bệnh. Đó chính là các kháng thể đặc hiệu. Đây là một loại MD 
được hình thành với mục đích tạo cho cơ thể tập duyệt trước để khi VSV có độc 
lực xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể chủ động loại trừ chúng. Tiêm phòng vacxin 
chính là tạo MD chủ động cho cơ thể. 
 Miễn dịch tiếp thu bị động 
Là MD thu được bằng ngoại viện giúp cho cơ thể chiến thắng bệnh tật. 
MD này trái với MD tiếp thu chủ động. MD này không do cơ thể tạo ra mà được 
cung cấp từ ngoài vào. 
* MD tiếp thu bị động tự nhiên 
VD: trẻ sơ sinh, gia súc non có được MD từ mẹ truyền sang qua sữa đầu 
hoặc qua nhau thai khi còn ở giai đoạn bào thai. Trong sữa đầu có chứa các yếu 
tố MD đặc hiệu vì thế nó giúp cho trẻ sơ sinh và gia súc non chống được bệnh 
tật trong giai đoạn đầu. Cá con được thừa hưởng MD từ cá bố mẹ thông qua 
trứng, tinh trùng truyền qua trong noãn hoàng. Loại MD này ngắn, không bền. 
* MD tiếp thu bị động nhân tạo: 
Là MD nhận được sau khi con người chủ động đưa vào cơ thể 1 loại 
kháng thể có sẵn. Kháng thể này có trong huyết thanh của con bệnh đã qua khỏi 
hay trong huyết thanh của cơ thể đã được tiêm phòng vacxin nên người ta gọi là 
kháng kháng huyết thanh. Kháng kháng huyết thanh dùng để chữa trị được gọi 
là kháng huyết thanh liệu pháp. Loại MD này có tác dụng nhanh nhưng sớm bị 
đào thải khỏi cơ thể, nên thời gian MD ngắn và mục đích dùng để chữa bệnh có 
tính chất nhất thời, cấp bách nhằm chi viện cho cơ thể chống lại sự gây bệnh ồ ạt 
của VSV cho cơ thể (VD trong bệnh dại, rắn cắn..). 
b. Miễn dịch tự nhiên 
Trong suốt đời sống, cơ thể luôn luôn bị đe doạ bởi các nhân tố gây bệnh 
và các nhân tố có hại khác do vậy động vật phải có thích ứng muôn hình, muôn 
vẻ để phòng thủ. Đó chính là việc sử dụng các cơ quan, các bộ phận của cơ thể 
nhằm ngăn cản các tác nhân gây bệnh. 
 69
Người và động vật chống được là nhờ các cơ quan: da, niêm mạc, dịch 
tiết các tuyến, mucous, gan, lách, thận, hạch bạch huyết, hạch lâm ba, các yếu tố 
MD dịch thể không đặc hiệu có sẵn trong cơ thể. Đặc biệt là các tế bào có khả 
năng làm nhiệm vụ thực bào. Tất cả những cơ quan, bộ phận đó hợp nhất thành 
một loại hình MD gọi là MD không đặc hiệu. MD không đặc hiệu gồm có sự 
thích ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể và MD thực bào. 
Sự thích ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể 
* Chức năng của da, niêm mạc và dịch tiết của các tuyến; 
- Da, vảy: Là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Da lành, sạch là nhân tố 
quan trọng bảo vệ cơ thể. Da không chỉ là hàng rào vững chắc ngăn cản một 
cách cơ học không cho VSV xâm nhập vào cơ thể mà còn tiết dịch, tuyến nhờn 
tiêu diệt VSV. Ngoài ra, da luôn luôn được tái sinh. Các tế bào da bong ra lôi 
cuốn được mầm bệnh. Da còn giúp cơ thể đề kháng được sự thay đổi bất thường 
của thời tiết, ngoại cảnh giúp tạo nên sự ổn định cho cơ thể. Lớp sừng ở da có 
phản ứng toan là trở ngại đến sự phát triển của VSV, mồ hôi (của ĐV trên cạn) 
còn chứa lysozim làm tan nhiều loại vi khuẩn. Dưới lớp thượng bì là lớp mô liên 
kết có nhiều mạch máu và đầu mút dây thần kinh, tuyến mỡ và tuyến mồ hôi. 
Nếu vi khuẩn xuyên qua được lớp thượng bì vào da thì các tế bào mô liên kết, 
bạch cầu sẽ bắt giữ và giết chết. Trạng thái tự vệ của da phụ thuộc vào sự lành 
lặn và sạch sẽ, phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người và động vật. Do 
vậy, da có ảnh hưởng đến toàn bộ trạng thái của cơ thể. 
- Niêm mạc: Là lớp bao bên trong đường tiêu hoá, đường hô hấp, mắt, 
mũi và các bộ phận sinh dục các VSV độc dễ thích nghi qua niêm mạc hơn ở 
da do vậy mà VSV có thể xuyên vào cơ thể. Ngoài tác dụng cơ học bảo vệ cơ 
quan, niêm mạc còn chứa nhiều men dung giải các loại vi khuẩn: Lysozim trong 
nước mắt, nước mũi, nước bọt, mồ hôi và trong các dịch khác (không có ở cá). 
Mẫn cảm với men này gồm có các VSV gây bệnh: VK Gram (+), vi khuẩn hoại 
sinh và một số cầu khuẩn khác. Trên niêm mạc một số cơ quan còn có lông: 
lông mũi trên niêm mạc đường hô hấp có tác dụng ngăn cản VSV. Chúng 
chuyển động ngược chiều đẩy VSV ra ngoài không cho vào phổi và cũng rất có 
thể VSV rơi vào miệng xuống dạ dày nhưng chúng sẽ bị tiêu diệt bới các chất 
dịch dạ dày. Hiện tượng hắt hơi do niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp bị 
kích thích các cơ co thắt tạo áp lực mạnh đó là phản ứng tự nhiên chống lại tất 
cả VSV, bụi bẩn đẩy nó ra ngoài. 
- Khả năng thấm hút của niêm mạc cao: nếp nhăn nhiều và độ ẩm lớn. 
Niêm mạc nằm trong hốc không có ánh sáng chiếu, lại có nhiệt độ phù hợp cho 
sự phát triển của VSV làm cho VSV dễ ràng xâm nhập vào cơ thể. Niêm mạc 
của người và gia súc khoẻ thường bảo vệ cơ thể 1 cách vững chắc. Khí quan 
cảm thụ của thần kinh niêm mạc rất nhạy bén do đó tất cả những kích thích của 
VSV vào niêm mạc đều có những phản xạ tự nhiên để tống tất cả các chất lạ ra. 
 70
- Dịch tiết các tuyến: Nước bọt chứa lysozim chính men này có hại cho 
nhiều loại VSV (ở cá không có tuyến nước bọt). Trong dịch dạ dày, dịch vị có 
tính a xít cao tiêu diệt hầu hết các loại VSV, dịch ruột có tác dụng kìm hãm sự 
phát triển của nhiều loại VSV, chất tiết của tuyến sinh dục, mucous được tiết ra 
từ tế bào Goblet trong bề mặt tế bào biểu bì có chứa thành phần hoá học đều có 
khả năng diệt VSV. Ngoài ra mucus còn có chứa globulin MD (IgM) và các yếu 
tố hoà tan khác như ngưng kết tự nhiên, Lysin, Lyzozyme, bổ thể 
Tóm lại: Khả năng tự vệ của da, niêm mạc, dịch tiết các tuyến phụ thuộc 
vào tuổi, tình trạng sức khoẻ, chế độ nuôi dưỡng của người và động vật, phụ 
thuộc vào thời tiết và khí hậu. Những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm sức 
đề kháng của ĐV. 
2. Các thành phần cơ bản tham gia vào hệ thống miễn dịch 
Để hoàn thành các quá trình miễn dịch, trong cơ thể động vật luôn phải có 
đầy đủ các thành phần tham gia vào quá trình này. Đó là các kháng nguyên, 
kháng thể và bổ thể, cytokin. 
a. Các kháng nguyên 
 Định nghĩa: 
Kháng nguyên bao gồm những chất được nhận dạng bởi cấu trúc nhận 
biết tương ứng nằm trên kháng thể hoặc nằm trên thụ thể của các lympho. Vị trí 
cấu trúc trên một phân tử kháng nguyên có thể phản ứng với một kiểu cấu trúc 
hoá học của phân tử kháng thể hoặc phân tử thụ thể được gọi là quyết định 
kháng nguyên. chúng là những thành phần lạ đối với cơ thể đó. 
 Chức năng: 
Là tác nhân gây bệnh cho sinh vật. 
Có khả năng kích thích cơ thể sản xuất kháng thể 
b. Các kháng thể và bổ thể 
 Kháng thể: là một loại protein có đặc tính chống lại các thể gây bệnh. Tất 
cả các phân tử kháng thể ngày nay được chứng minh là các globulin có chức 
năng miễn dịch (Ig: immunoglobulin) và có bản chất glycoprotein. Các kháng 
thể đều có cùng một cấu trúc phân tử nhưng khác nhau ở mức độ của vùng liên 
kết với kháng nguyên. 
Các phân tử Ig có tính chất hoạt động sinh học hai chức năng: 
- Có khả năng liên kết với kháng nguyên ở ít nhất 2 vị trí tiếp nhận đối với 
kháng nguyên. Khả năng liên kết với kháng nguyên do sự biến đổi của phần tận 
cùng NH2 trên phân tử kháng thể. 
- Phần tận cùng COOH của phân tử kháng thể có khả năng thực hiện một 
số lớn các hoạt động sinh học dưới ảnh hưởng của sự liên kết với kháng nguyên. 
 71
Bổ thể (Complement): 
Chất này có nhiều trong huyết thanh người và động vật, đặc biệt ở chuột 
lang. Đây là yếu tố MD không đặc hiệu. C là chất kháng khuẩn mạnh, tác dụng 
của nó tăng lên nếu nó kết hợp với kháng thể dịch thể đặc hiệu hoặc kết hợp với 
các yếu tố MD khác. C là chất không bền, có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ 56oC 
trong 30 phút. 
C được dùng nhiều trong các phản ứng chẩn đoán huyết thanh học với các 
bệnh truyền nhiễm, giúp cho việc trung hoà tác nhân truyền bệnh và làm phân 
huỷ tế bào vi khuẩn. Hệ thống bổ thể được cố định lên tất cả kháng thể để thực 
hiện chức năng miễn dịch (kiểm tra phản ứng viêm). 
Bổ thể cũng được hoạt hoá bởi kháng thể đã được cố định trên bề mặt vi 
khuẩn. Miễn dịch có bổ thể và kháng thể cùng tham gia thuộc loại miễn dịch đặc 
hiệu. Sự hoạt hoá bổ thể là một phản ứng kế tiếp nhau từ thành phần bổ thể này 
đến thành phần bổ thể khác. Sự hoạt hóa theo con đường đặc hiệu và không đặc 
hiệu có những hiệu quả sau: 
- Gây ra hiện tượng opsonin hoá hay bao bọc các vi sinh vật để thực bào 
bắt giữ. 
- Giúp thực bào tìm được con đường tấn công vào các vị trí nhiễm trùng. 
- Làm tăng dòng máu tới vị trí hoạt hoá và tăng tính thấm của các mao 
mạch đối với các phân tử của huyết tương. 
- Gây tổn thương các màng tế bào chất của tế bào, của các vi khuẩn gram 
âm, các virut có vỏ bọc và các vi khuẩn khác gây nên hiện tượng cảm ứng hoạt 
hoá dẫn tới sự phân huỷ tế bào. 
c. Cytokin 
Là toàn bộ các phân tử được tiết ra bởi các tế bào của hệ thống miễn dịch, 
tham gia vào hoạt động tín hiệu giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch. Chúng 
có bản chất là glycoprotein và được phân loại như sau: 
 Inteferon (IFN): được sản xuất ra từ các tế bào bị nhiễm virut hoặc từ 
các tế bào T đã hoạt hoá, có tác dụng ngăn ngừa sự lan truyền của một số virut 
gây bệnh thông qua sự đối kháng chống lại quá trình nhiễm virut đối với tế bào 
chưa bị nhiễm hoặc kiểm tra sự tương tác giữa các lympho và các tế bào gây độc 
đối với các tế bào bị nhiễm. 
 Inteleukin (IL): chiếm phần lớn trong nhóm cytokin. Chúng được sản 
xuất chủ yếu từ các tế bào T, có chức năng chính là kiểm tra sự biệt hoá và sự 
sản sinh tế bào. Mỗi một intelơkin phản ứng đặc hiệu với một loại tế bào riêng. 
 72
 Các yếu tố kích thích quần lạc: kiểm tra sự phân chia và sinh sản của 
các tế bào nguồn và tế bào máu sơ khai từ tuỷ xương. Một số kích thích sự biệt 
hoá các bạch cầu bên ngoài tuỷ xương. Một số có thể là các yếu tố hoại tử ung 
thư (có vai trò quan trọng trong các phản ứng viêm và gây độc tế bào). 
 Các chất truyền dẫn sinh học: là các protein của giai đoạn đáp ứng miễn 
dịch cấp tính (tạo điều kiện cho bổ thể cố định vào vi khuẩn và kích thích thực 
bào bắt giữ vi khuẩn gây bệnh như đối với cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi) 
3. Các phản ứng miễn dịch trong cơ thể 
a. Hiện tượng phản vệ 
Là hiện tượng quá mẫn cảm của các hệ miễn dịch trong cơ thể với chất 
kích thích (kháng nguyên). 
 Ví dụ: Khi gây miễn dịch cho chó bằng một loại chất độc được lấy từ sứa. 
Sau đó, tiêm lặp lại chất độc đó cho chó thì do phản ứng quá mạnh của chất 
miễn dịch khiến chó chết ngay cả với liều lượng chất độc thấp. 
b. Cái bản thân và không phải bản thân 
- Cái bản thân: là những thành phần của chính cơ thể đó, đã được hệ thống 
miễn dịch trong cơ thể coi đó là thành phần của cơ thể để không đào thải. 
- Cái không phải bản thân: là những thành phần không được hệ thống 
miễn dịch của cơ thể chấp nhận và sẽ đào thải (kháng nguyên). 
Trong điều kiện bệnh lý, cơ thể không phân biệt được một số thành phần 
của chính bản thân mình và cho đó là kháng nguyên. Chính vì thế, cơ thể tiết ra 
kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên đó. Đó là hiện tượng của bệnh tự miễn. Lúc 
đó, hệ thống miễn dịch coi những thành phần đó là “cái không phải bản thân”. 
Ví dụ: Nhân mắt của chính cơ thể đó 
c. Các phản ứng kháng nguyên và kháng thể invitro 
 Chính vì tính đặc hiệu và độ nhạy của phản ứng miễn dịch kháng nguyên 
– kháng thể trong cơ thể nên con người đã biết sử dụng để phục vụ cho việc xác 
định bệnh và chữa bệnh dù nồng độ gây bệnh rất thấp (nanogam/lit). Những kỹ 
thuật để xác định là: kỹ thuật kết tủa miễn dịch, ngưng kết miễn dịch, phản ứng 
cố định bổ thể, khuyếch tán miễn dịch, đánh dấu miễn dịch huỳnh quang và điện 
di miễn dịch. 
Câu hỏi ôn tập chương V 
Câu 1: Các phản ứng miễn dịch trong cơ thể? 
Câu 2: Miễn dich? Các loại miễn dịch và tác dụng của chúng? 
Câu 3: Truyền bệnh ? Điều kiện và phương thức truyền bệnh của vi sinh 
vật? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_vi_sinh_vat.pdf