Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra

Sức tải môi trường là một đặc tính và khả năng của môi trường để điều tiết, thích nghi với một hoạt động đặc thù hay tốc độ của một hoạt động nào đó mà không gây ra hiệu ứng không thể chấp nhận nào. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng mô hình tích hợp MIKE 21/3 Coupled Model FM kết hợp với mô hình thủy lực tích hợp HydroGIS 3.0 (đã được kiểm định) phục vụ các yêu cầu về việc xác định sức chịu tải môi trường ở vùng nghiên cứu rất rộng lớn là hệ thống sông Tiền, sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo này đánh giá năng lực sức chịu tải hiện nay của hệ thống sông Tiền sông Hậu cho phát triển nuôi cá tra dựa trên các nguồn thải tiếp nhận, từ đó tính toán sức tải môi trường theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ở 3 mức (cao, trung bình, thấp). Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng thượng lưu vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải cao với các chỉ tiêu BOD, N-NO3, tuy nhiên rất hạn chế với N-NH4 và P-PO4. Kết quả này cũng tương tự với vùng hạ lưu sông Hậu, trong khi vùng hạ lưu sông Tiền vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải cao với hầu hết các chỉ tiêu. Mặc dù khả năng tiếp nhận vào mùa lũ cao hơn mùa khô nhưng do ảnh hưởng của hoạt động tiêu thoát nước nông nghiệp, tỉ lệ tiếp nhận nước thải so với nguồn thải lại thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy không có sự thay đổi lớn lúc triều lên so với triều xuống. Việc tính toán hiện trạng khả năng tiếp nhận nước thải sẽ làm cơ sở cho việc tính toán quy hoạch nuôi cá tra trong tương lai

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 1

Trang 1

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 2

Trang 2

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 3

Trang 3

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 4

Trang 4

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 5

Trang 5

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 6

Trang 6

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 7

Trang 7

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 8

Trang 8

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 9

Trang 9

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang minhkhanh 6160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra

Sức tải tối đa của sông tiền và sông hậu theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội phục vụ nuôi cá tra
130 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
SỨC TẢI TỐI ĐA CỦA SÔNG TIỀN VÀ SÔNG HẬU 
THEO CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 
PHỤC VỤ NUÔI CÁ TRA
Nguyễn Hồng Quân1, Lưu Đức Điền2, Ngô Quang Hiếu1, Nguyễn Hữu Nhân3
TÓM TẮT
Sức tải môi tr ường là một đặc tính và khả năng của môi trường để điều tiết, thích nghi với một hoạt động đặc 
thù hay tốc độ của một hoạt động nào đó mà không gây ra hiệu ứng không thể chấp nhận nào. Trong nghiên 
cứu này, chúng tôi đã áp dụng mô hình tích hợp MIKE 21/3 Coupled Model FM kết hợp với mô hình thủy 
lực tích hợp HydroGIS 3.0 (đã được kiểm định) phục vụ các yêu cầu về việc xác định sức chịu tải môi trường 
ở vùng nghiên cứu rất rộng lớn là hệ thống sông Tiền, sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo này 
đánh giá năng lực sức chịu tải hiện nay của hệ thống sông Tiền sông Hậu cho phát triển nuôi cá tra dựa trên 
các nguồn thải tiếp nhận, từ đó tính toán sức tải môi trường theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội ở 3 mức 
(cao, trung bình, thấp). Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng thượng lưu vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải 
cao với các chỉ tiêu BOD, N-NO3, tuy nhiên rất hạn chế với N-NH4 và P-PO4. Kết quả này cũng tương tự với 
vùng hạ lưu sông Hậu, trong khi vùng hạ lưu sông Tiền vẫn còn khả năng tiếp nhận nước thải cao với hầu hết 
các chỉ tiêu. Mặc dù khả năng tiếp nhận vào mùa lũ cao hơn mùa khô nhưng do ảnh hưởng của hoạt động tiêu 
thoát nước nông nghiệp, tỉ lệ tiếp nhận nước thải so với nguồn thải lại thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy không 
có sự thay đổi lớn lúc triều lên so với triều xuống. Việc tính toán hiện trạng khả năng tiếp nhận nước thải sẽ 
làm cơ sở cho việc tính toán quy hoạch nuôi cá tra trong tương lai.
Từ khoá: cá tra, mô hình chất lượng nước, sông Hậu, sông Tiền, sức tải môi trường.
1 Viện Môi trường và Tài nguyên (IER) . 
 Email: hongquanmt@yahoo.com 
2 Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
 Thủy sản 2 
3 Viện Kỹ thuật Biển
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra với tên khoa học Pangasianodon 
hypophthalmus, đây là một đối tượng nuôi 
trồng thủy sản quan trọng hiện nay của vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 
2009, xuất khẩu cá tra, basa đạt 607.655 tấn, trị 
giá 1.342 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 31,6% trong 
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản (giảm 7,6% so 
với năm 2008). Điều này là do các nguyên nhân: 
(i) sự suy giảm sức mua của đa số các thị trường, 
(ii) sự bất ổn tại một số thị trường nhập khẩu 
như Nga và truyền thông bôi nhọ cá tra ở một 
số quốc gia như Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, 
UAE, (iii) một mặt cũng đã xuất hiện không ít 
các cảnh báo đối với vấn đề chất lượng cá tra 
Việt Nam, (iv) và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh 
trong cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu 
cá tra khiến giá xuất khẩu trung bình liên tục 
sụt giảm, trong đó phải kể đến sự tham gia tác 
động tiêu cực của nhiều doanh nghiệp thương 
mại đơn thuần (Giá trung bình xuất khẩu cá tra 
giảm từ 2,21 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,14 
USD/kg năm 2009; Giá trung bình xuất khẩu cá 
tra liên tục sụt giảm từ mức 4,09 USD/kg năm 
1998 cho đến nay).
Nghề nuôi cá tra cũng đã cung cấp hàng 
ngàn sinh kế cho người dân ở Đồng bằng sông 
Cửu Long. Hiện nay nghề nuôi cá tra phát triển 
131TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
ở 10 tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên, sản lượng chính 
của nuôi cá tra tập trung ở các tỉnh: An Giang, 
Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long. Việc đầu 
tư nuôi cá tra vẫn chủ yếu ở dạng tư nhân, nuôi 
cá tra ở quy mô nhỏ vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, 
kích cỡ ao nuôi biến động lớn từ 1 ao (< 1,0 ha) 
đến nhiều ao (lên đến 150 ha). Thời gian qua 
việc phát triển nuôi cá tra khá nhanh và chưa 
có quy hoạch phát triển lâu dài vì vậy cũng đã 
phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm như: cách 
chăm sóc quản lý, chất lượng con giống, quy 
hoạch nuôi ở từng địa phương không phù hợp, 
chất lượng thức ăn, yêu cầu của thị trường và 
sự suy thoái môi trường (Nguyễn Thanh Tùng, 
2008). Vì vậy, việc tính toán quy hoạch nghề 
nuôi cá tra cũng như các hoạt động sản xuất 
công nghiệp và nông nghiệp khác cần lưu ý 
đến những tác động xấu của nguồn thải của 
các ngành nghề đối với sông Tiền và sông Hậu 
(Nguyễn Xuân Lý và ctv., 2005). Ô nhiễm hữu 
cơ là một trong các nguyên nhân làm nghề nuôi 
thủy sản không bền vững. Chất lượng nước 
khảo sát từ năm 2005-2010 dọc sông Tiền và 
sông Hậu cho thấy các nguồn thải khác nhau 
đang gây ô nhiễm hữu cơ cục bộ dọc sông Tiền 
và sông Hậu mặc dù mức độ ô nhiễm chưa 
đến mức báo động (Trần Quốc Bảo và ctv., 
2010; Lưu Đức Điền và ctv., 2012; Lưu Đức 
Điền và ctv., 2013). Tuy nhiên, ngoài nguồn 
thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến cá tra, 
hệ thống sông Tiền, Hậu cũng đã và đang tiếp 
nhận một lượng lớn chất thải từ các hoạt động 
khác như sinh hoạt, công nghiệp, và đặc biệt là 
nông nghiệp. Việc định lượng các nguồn thải 
khác cùng với nguồn thải cá tra là hết sức quan 
trọng nhằm có những đánh giá khách quan về 
các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 
Một trong số nội dung quan trọng của đề tài 
cấp Bộ NNPTNT “Đánh giá sức tải môi trường 
sông Tiền và sông Hậu phục vụ quy hoạch 
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) 
bền vững trên sông Tiền, sông Hậu” là “Xác 
định khả năng tiếp nhận nước thải (sức tải môi 
trường) tại các đoạn sông chính của hệ thống 
sông Tiền và sông Hậu” với mục tiêu làm cơ 
sở cho việc tính toán quy hoạch phát triển bền 
vũng cá tra trong tương lai.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phân vùng tính toán sức tải môi 
trường
Phân chia thành 3 vùng cụ thể để tính toán 
mô phỏng như được trình bày trong hình 1. 
Kết quả mô phỏng được trích xuất cho các tiểu 
vùng, cụ thể như sau:
i. Vùng Thượng lưu sông Tiền, sông Hậu: 
bao gồm 4 tiểu vùng nhỏ
- Tiểu vùng 1: Đoạn sông Hậu từ thượng 
nguồn đến hế ... âu Thành – tỉnh Bến Tre đến cửa biển 
Hàm Luông, hầu hết các kịch bản đều còn khả 
năng tiếp nhận cao và khả năng tiếp nhận giảm 
dần theo các kịch bản KTXH cao, trung bình, 
thấp. Trong đó, kịch bản KTXH cao còn khả 
năng tiếp nhận nhiều nhất (Kịch bản có ngưỡng 
xả thải thấp nhất). 
Trong các kịch bản KTXH cao, trung bình 
thì kịch bản mùa lũ có khả năng tiếp nhận cao 
hơn không đáng kể dù lượng thải cũng nhiều 
hơn vì mùa lũ có khả năng trao đổi nước nhiều 
hơn mùa kiệt. Kịch bản KTXH thấp là kịch bản 
sức tải tối đa nên khả năng tiếp nhận mùa lũ và 
mùa kiệt bằng nhau.
Trong các kịch bản thì khả năng tiếp nhận 
của tải lượng chất ô nhiễm BOD (tấn/năm) là 
cao nhất, khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô 
nhiễm PO 
4
 (tấn/năm) là thấp nhất. 
3.3.7. Tiểu vùng 7
Khả năng tiếp nhận nước thải của tiểu vùng 7 được trình bày trong bảng 7
Bảng 7. Khả năng tiếp nhận của chất ô nhiễm đổ vào tiểu vùng 7
Lưu lượng xả 
(m3/s)
Tải lượng chất gây ô nhiễm (tấn/năm)
BOD
5
NH
4
NO3 PO4 Tổng Coliform
Kịch bản ở mức cao
Mùa kiệt 8,60 7989,44 960,02 329,21 84,92 839469358
Mùa lũ 27,11 11040,11 12350,53 829,46 546,69 19532956245
Kịch bản ở mức trung bình
Mùa kiệt 5,99 7029,62 497,02 308,92 66,19 431058191
Mùa lũ 13,40 8249,89 5053,22 509,02 250,90 41253149590
Kịch bản ở mức thấp
Mùa kiệt 4,26 2953,96 187,98 295,40 53,71 1342710
Mùa lũ 4,26 2953,96 187,98 295,40 53,71 1342710
138 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Nhánh sông Tiền từ xã Phong Phú – huyện 
Châu Thành – tỉnh Tiền Giang xuống cửa 
Đại, hầu hết các kịch bản đều còn khả năng 
tiếp nhận cao và khả năng tiếp nhận giảm dần 
theo các kịch bản KTXH cao, trung bình, thấp. 
Trong đó, kịch bản KTXH cao còn khả năng 
tiếp nhận nhiều nhất (Kịch bản có ngưỡng xả 
thải thấp nhất). 
Trong các kịch bản KTXH cao, trung bình 
thì kịch bản mùa lũ có khả năng tiếp nhận cao 
hơn không đáng kể dù lượng thải cũng nhiều 
hơn vì mùa lũ có khả năng trao đổi nước nhiều 
hơn mùa kiệt. Kịch bản KTXH thấp là kịch bản 
sức tải tối đa nên khả năng tiếp nhận mùa lũ và 
mùa kiệt bằng nhau.
Trong các kịch bản thì khả năng tiếp nhận 
của tải lượng chất ô nhiễm BOD (tấn/năm) là 
cao nhất, khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô 
nhiễm PO 
4
 (tấn/năm) là thấp nhất.
3.3.8. Tiểu vùng 8
Khả năng tiếp nhận nước thải của tiểu vùng 
8 được trình bày trong bảng 8
Bảng 8. Khả năng tiếp nhận của chất ô nhiễm đổ vào tiểu vùng 8
Lưu lượng xả 
(m3/s)
Tải lượng chất gây ô nhiễm (tấn/năm)
BOD
5
NH
4
NO3 PO4 Tổng Coliform
Kịch bản ở mức cao
Mùa kiệt 29,30 15571,66 2897,70 1292,72 304,43 1884090663
Mùa lũ 53,34 19532,21 19949,71 2041,63 995,73 16286120866
Kịch bản ở mức trung bình
Mùa kiệt 22,09 13915,51 1617,24 1236,55 252,58 791881576
Mùa lũ 31,71 15499,74 8438,04 1536,11 529,10 6552693657
Kịch bản ở mức thấp
Mùa kiệt 17,28 11991,07 763,07 1199,11 218,02 5450487
Mùa lũ 17,28 11991,07 763,07 1199,11 218,02 5450487
Dòng chính sông Tiền từ cầu Mỹ Thuận 
đến xã Ngũ Hiệp – huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền 
Giang, hầu hết các kịch bản đều còn khả năng 
tiếp nhận cao và khả năng tiếp nhận giảm dần 
theo các kịch bản KTXH cao, trung bình, thấp. 
Trong đó, kịch bản KTXH cao còn khả năng 
tiếp nhận nhiều nhất (Kịch bản có ngưỡng xả 
thải thấp nhất). 
Trong các kịch bản KTXH cao, trung bình 
thì kịch bản mùa lũ có khả năng tiếp nhận cao 
hơn không đáng kể dù lượng thải cũng nhiều 
hơn vì mùa lũ có khả năng trao đổi nước nhiều 
hơn mùa kiệt. Kịch bản KTXH thấp là kịch bản 
sức tải tối đa nên khả năng tiếp nhận mùa lũ và 
mùa kiệt bằng nhau.
Trong các kịch bản thì khả năng tiếp nhận 
của tải lượng chất ô nhiễm BOD (tấn/năm) là 
cao nhất, khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô 
nhiễm PO 
4
 (tấn/năm) là thấp nhất.
3.3.9. Tiểu vùng 9
Khả năng tiếp nhận nước thải của tiểu vùng 
9 được trình bày trong bảng 9
139TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 9. Khả năng tiếp nhận của chất ô nhiễm đổ vào tiểu vùng 9
Lưu lượng xả
(m3/s)
Tải lượng chất gây ô nhiễm (tấn/năm)
BOD
5
NH
4
NO3 PO4 Tổng Coliform
Kịch bản ở mức cao
Mùa kiệt 61,45 36485,47 1109,83 9046,48 534,83 6668685109
Mùa lũ 404,48 157767,37 12466,03 151265,11 7556,35 119488221147
Kịch bản ở mức trung bình
Mùa kiệt 34,87 30945,76 895,13 4332,44 343,72 2679475820
Mùa lũ 70,31 36785,22 1999,32 29474,00 1362,98 23913902013
Kịch bản ở mức thấp
Mùa kiệt 17,15 11897,40 757,11 1189,74 216,32 5407909
Mùa lũ 17,15 11897,40 757,11 1189,74 216,32 5407909
Đoạn sông Hậu chảy từ TP.Cần Thơ đến 
cửa biển Định An, hầu hết các kịch bản đều còn 
khả năng tiếp nhận cao và khả năng tiếp nhận 
giảm dần theo các kịch bản KTXH cao, trung 
bình, thấp. Trong đó, kịch bản KTXH cao còn 
khả năng tiếp nhận nhiều nhất (Kịch bản có 
ngưỡng xả thải thấp nhất). 
Trong các kịch bản KTXH cao, trung bình 
thì kịch bản mùa lũ có khả năng tiếp nhận cao 
hơn không đáng kể dù lượng thải cũng nhiều 
hơn vì mùa lũ có khả năng trao đổi nước nhiều 
hơn mùa kiệt. Kịch bản KTXH thấp là kịch bản 
sức tải tối đa nên khả năng tiếp nhận mùa lũ và 
mùa kiệt bằng nhau.
Trong các kịch bản thì khả năng tiếp nhận 
của tải lượng chất ô nhiễm BOD (tấn/năm) là 
cao nhất, khả năng tiếp nhận tải lượng chất ô 
nhiễm PO 
4
 (tấn/năm) là thấp nhất.
IV. THẢO LUẬN 
Có thể nhận thấy, vùng tính toán (dòng 
chính hệ thống sông Tiền, sông Hậu) là rộng 
lớn, phức tạp. Nhóm tác giả đã phân chia thành 
3 vùng tính toán, có xử lý vấn đề ảnh hưởng của 
các điều kiện biên, đặc biệt là biên chất lượng 
nước. Kết quả mô phỏng được chiết tách phục 
vụ tính toán khả năng tiếp nhận nước thải cho 
9 tiểu vùng trong khu vực. Kết quả tính toán 
khả năng tiếp nhận nước thải cho thấy hệ thống 
sông Tiền, sông Hậu vẫn còn khả năng tiếp nhận 
nước thải, tuy nhiên rất hạn chế với N-NH
4
 và 
P-PO
4
. Việc phân tách tính toán theo các kịch 
bản phát triển xã hội theo các mức cao, thấp, 
trung bình cũng cho thấy rất rõ sự ảnh hưởng 
của công tác bảo vệ môi trường (xử lý nước 
thải tại nguồn) góp phần vào việc gia tăng 
khả năng tiếp nhận nước thải. Do vậy, kết quả 
tính toán không chỉ phục vụ cho công tác quy 
hoạch nuôi cá tra mà còn có thể sử dụng như 
là một công cụ trong việc điều tiết, phân bổ 
nguồn thải giữa các ngành, ngăn ngừa ô nhiễm 
môi trường, phục vụ phát triển bền vững vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khuôn khổ hạn chế của bài báo, nhóm 
tác giả đã trình bày kết quả chính trong việc 
tính toán khả năng tiếp nhận nước thải phục vụ 
công tác quy hoạch nuôi cá tra. Điểm nổi bật 
của phương pháp tính toán là sử dụng mô hình 
thủy động lực học chất lượng nước MIKE 21/3. 
140 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tính phức tạp của chế độ thủy văn vùng hạ lưu 
hệ thống sông Mekong (dòng chảy thượng lưu, 
hệ thống thủy lợi, sông rạch chằng chịt) được 
giải quyết bằng cách kết nối với mô hình thủy 
động lực học Hydrogis. Các mô hình được kiểm 
định, có độ tin cậy phục vụ công tác đánh giá 
khả năng tiếp nhận (Nguyễn Hồng Quân và ctv., 
2013a; Nguyễn Hồng Quân và ctv., 2013b). Đặc 
biệt, khi áp dụng mô hình thủy động lực học 
chất lượng nước MIKE 21/3, nhóm tác giả lần 
đầu tiên đã tích hợp tương đối đầy đủ các nguồn 
thải chính (công nghiệp, nông nghiệp, đô thị) 
trong khu vực nghiên cứu, làm rõ được mối 
quan hệ “nhân – quả” giữa phát triển kinh tế xã 
hội và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây cũng 
là kết quả bước đầu áp dụng mô hình toán trong 
việc đánh giá sức tải môi trường cho một phạm 
vi tương đối lớn, chế độ thủy văn phức tạp chứa 
đựng nhiều yếu tố bất định. Để kết quả tính toán 
có thể từng bước được hoàn thiện trong tương 
lai, cần cụ thể lưu ý các nội dung sau:
Nghiên cứu giải pháp hạn chế sai sót trong 
quá trình mô phỏng vào mùa lũ, đặc biệt đối với 
vùng ngập lũ, lũ tràn bờ. 
Nghiên cứu các hệ số liên quan đến quá 
trình tự làm sạch tự nhiên của hệ thống sông 
(đặc biệt các hệ số liên quan đến khả năng phân 
hủy sinh học).
Cập nhật các kịch bản quy hoạch phát triển 
ngành có liên hệ chặt chẽ với các kịch bản phát 
triển kinh tế xã hội cũng như ảnh hưởng đến 
chế độ dòng chảy, chất lượng nước khu vực 
nghiên cứu (ví dụ: quy hoạch thủy lợi, quy 
hoạch thoát nước, xử lý nước thải các khu đô 
thị công nghiệp, ).
Khả năng thay đổi chất lượng nước (điều 
kiện biên) từ vùng thượng lưu (ngoài biên giới 
Việt Nam) cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính 
toán. Do vậy, việc tích hợp số liệu quan trắc 
vùng thượng lưu cùng với việc cập nhật vào mô 
hình tính toán là hết sức cần thiết, có thể coi như 
là một nhiệm vụ thường xuyên. 
 V. KẾT LUẬN 
Vùng thượng lưu vẫn còn khả năng tiếp 
nhận nước thải cao với các chỉ tiêu BOD, N-NO3, 
tuy nhiên rất hạn chế với N-NH
4
 và P-PO
4
. Kết 
quả này cũng tương tự với vùng hạ lưu sông 
Hậu. Trong khi đó, vùng hạ lưu sông Tiền vẫn 
còn khả năng tiếp nhận nước thải cao với hầu 
hết các chỉ tiêu. Mặc dù khả năng tiếp nhận vào 
mùa lũ cao hơn mùa khô nhưng do ảnh hưởng 
của hoạt động tiêu thoát nước nông nghiệp, tỉ lệ 
tiếp nhận nước thải so với nguồn thải lại thấp 
hơn. Kết quả cũng cho thấy không có sự thay 
đổi lớn lúc triều lên so với triều xuống.
Kết quả tính toán hiện trạng khả năng tiếp 
nhận nước thải sẽ làm cơ sở cho việc tính toán 
quy hoạch nuôi cá tra trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Quốc Bảo, Lê Hồng Phước, Nguyễn Thanh Trúc, 
Đặng Ngọc Thùy, Đỗ Quang Tiền Vương, Trương 
Thanh Tuấn, Thới Ngọc Bảo, Lưu Đức Điền, 
2010. Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch 
bệnh thủy sản một số vùng nuôi thủy sản các tỉnh 
Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam 
Bộ - Năm 2010. BCKH Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thuỷ sản 2.
Lưu Đức Điền, Mã Tú Lan, Nguyễn Đinh Hùng, 
2013. Hiện trạng chất lượng nước kênh rạch 
và sông Tiền, sông Hậu (2011-2012). Tạp chí 
Môi trường (ISSN: 1859-042X), số 7/2013, trang 
59-63.
Lưu Đức Điền, Trương Thanh Tuấn, Đỗ Quang Tiền 
Vương, 2012. Đánh giá hiện trạng môi trường 
nước sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá 
tra. Tạp chí Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn 
(ISSN: 0866-7020), số 7, kì 1, trang 68-76.
Nguyễn Hồng Quân, Ngô Quang Hiếu, Nguyễn Duy 
Hiếu, Mai Toàn Thắng, 2013a. Báo cáo chuyên 
đề: Xác định các điều kiện đánh giá sức tải môi 
trường hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Viện 
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2.
Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Hữu Nhân, Ngô Quang 
Hiếu, 2013b. Báo cáo chuyên đề: Mô hình toán 
141TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
đánh giá sức tải môi trường phục vụ quy hoạch 
nuôi cá tra bền vững. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thuỷ sản 2.
Nguyễn Xuân Lý, Nguyễn Chu Hồi, Ðặng Khánh, 
2005. Tổng quan về chiến lược bảo vệ ngành thủy 
sản đến năm 2020. NXB Nông Nghiệp, Hội thảo 
toàn quốc về bảo vệ môi tường và nguồn lợi thủy 
sản, trang 41-53.
Nguyễn Thanh Tùng, 2008. Quy hoạch phát triển sản 
xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long đến năm 2010 và định hướng 2020. BCKH 
Phân Viện Quy Hoạch Thủy Sản Phía Nam.
QCVN 08:2008/BTNMT, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về chất lượng nước mặt. Bộ Tài nguyên 
– Môi trường.
Thông tư 02/2009/TT-BTNMT, 2009. Quy định đánh 
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. 
Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Trương Thanh Tuấn, Lưu Đức Điền, 2013. Báo cáo 
chuyên đề: Hiện trạng phân bố các nguồn thải 
chính, diện tích ao nuôi, năng suất, sản lượng cá 
tra và chất lượng nước trên các vùng dọc sông Cửu 
Long. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2.
142 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
STUDY ON CARRYING CAPACITY OF THE MEKONG AND BASSAC 
RIVERS RELATED TO DIFFERENT SOCIO-ECONOMIC SCENARIOS 
SERVE CATFISH FARMING DEVELOPMENT
Nguyen Hong Quan1, Luu Duc Dien2, Ngo Quang Hieu1, Nguyen Huu Nhan3
ABSTRACT
Environmental carrying capacity is a property and ability of the environment to regulate, adapt to 
a particular activity or velocity of an action that does not cause unacceptable effects. In this study, 
we use the integrated model MIKE 21/3 FM Coupled Model in combined with the hydraulic Hy-
droGIS 3.0 model. The models have been validated and servered to determine the environmental 
capacity in the large area - the system of Mekong river and Bassac river in the Mekong Delta. The 
paper presents the current carrying capacity of the Mekong river and Bassac river for catfish farm-
ing development based on the sources of wastewater discharge and receiving, thereby calculates the 
carrying capacity related to socio-economic development at 3 scenarios (high, medium and low). 
The study showed that the upstream was still capable of receiving high effluent of BOD, N-NO3 
parameters, but limited to N-NH4 and P-PO4 parameters. This result was similar to the downstream 
of Bassac river, whereas downstream of Mekong river was still capability of receiving high efflu-
ent with almost parameters. Although capability of receiving in flood season higher than the dry 
season, due to the activities of agricultural drainage, wastewater adoption rate was lower compared 
with emission source. The results also mentioned no significant changes between high tide and low 
tide. The calculation of the current state of capacity to receive wastewater will serve as a basis for 
computing the catfish planning in the future.
Keywords: Bassac river, carrying capacity, catfish, Mekong river, water quality modelling.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Hảo
Ngày nhận bài: 10/06/2014
Ngày thông qua phản biện: 16/06/2014
Ngày duyệt đăng: 20/6/2014
1 Institute for Environment and Resources (IER). 
 Email: hongquanmt@yahoo.com 
2 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2. 
3 Institute of Coastal and Offshore Engineering

File đính kèm:

  • pdfsuc_tai_toi_da_cua_song_tien_va_song_hau_theo_cac_kich_ban_p.pdf