Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác

Nghề nuôi giáp xác bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80

đến đầu thập kỷ 90. Đến nay thì sự phát triển đã chậm lại do sự bùng nổ của

dịch bệnh và sự lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường ở một

số quốc gia trong đó có Việt Nam.

Ở Việt Nam thì nuôi giáp xác phát triển khá nhanh trong các năm qua,

trong khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài Loan,

Trung Quốc, ). Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi giáp

xác ở Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng cần áp dụng những nghiên cứu

đã được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho phát triển đặc biệt xu

hướng hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự

đa dạng hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển

Học phần kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác được biên soạn bởi

ThS. Nguyễn Tuấn Duy và ThS. Đinh Quang Thuấn giảng viên chuyên ngành

Nuôi trồng Hải sản của trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Bài

giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề nuôi giáp xác ở Việt

Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, môi trường,

vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng nguyên lý về các

giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với những tham số

mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp xác có giá trị

kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

Căn cứ chương trình khung học phần “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi

giáp xác” đào tạo sinh viên Cao đẳng liên thông từ trung cấp của Trường Cao

đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ nuôi

trồng thủy sản có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp,

sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về Nuôi

trồng thuỷ sản; đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình

độ. Chúng tôi đã kế thừa kiến thức và nguồn tài liệu giảng dạy của Bộ môn hải

sản Trường Đại học Nha Trang, Bộ môn Hải sản Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ

thuật và Thủy sản, đồng thời tham khảo một số tài liệu trong nước và nước

ngoài

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 1

Trang 1

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 2

Trang 2

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 3

Trang 3

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 4

Trang 4

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 5

Trang 5

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 6

Trang 6

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 7

Trang 7

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 8

Trang 8

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 9

Trang 9

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 169 trang minhkhanh 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác
 1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
-----o0o----- 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Sản xuất giống và nuôi giáp xác 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Năm 2016 
 2
 LỜI GIỚI THIỆU 
Nghề nuôi giáp xác bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80 
đến đầu thập kỷ 90. Đến nay thì sự phát triển đã chậm lại do sự bùng nổ của 
dịch bệnh và sự lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường ở một 
số quốc gia trong đó có Việt Nam. 
Ở Việt Nam thì nuôi giáp xác phát triển khá nhanh trong các năm qua, 
trong khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài Loan, 
Trung Quốc,). Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi giáp 
xác ở Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng cần áp dụng những nghiên cứu 
đã được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho phát triển đặc biệt xu 
hướng hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự 
đa dạng hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển 
Học phần kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác được biên soạn bởi 
ThS. Nguyễn Tuấn Duy và ThS. Đinh Quang Thuấn giảng viên chuyên ngành 
Nuôi trồng Hải sản của trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Bài 
giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề nuôi giáp xác ở Việt 
Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, môi trường, 
vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng nguyên lý về các 
giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với những tham số 
mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp xác có giá trị 
kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 
Căn cứ chương trình khung học phần “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi 
giáp xác” đào tạo sinh viên Cao đẳng liên thông từ trung cấp của Trường Cao 
đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ nuôi 
trồng thủy sản có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, 
sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về Nuôi 
trồng thuỷ sản; đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình 
độ. Chúng tôi đã kế thừa kiến thức và nguồn tài liệu giảng dạy của Bộ môn hải 
sản Trường Đại học Nha Trang, Bộ môn Hải sản Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ 
thuật và Thủy sản, đồng thời tham khảo một số tài liệu trong nước và nước 
ngoài. 
Nội dung học phần gồm: 
Chương 1. Hiện trạng và xu hướng phát triển nghề nuôi giáp xác 
Chương 2. Kỹ thuật sản xuất giống và nôi tôm he 
Chương 3. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển 
Chương 4. Kỹ thuật nuôi Artemia 
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn song không 
tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn đọc giả khi sử dụng sẽ phát hiện và 
góp ý kiến phê bình, chúng tôi chân thành cảm ơn và sẽ rút kinh nghiệm bổ 
sung, chỉnh sửa và hoàn thành tốt việc biên soạn Bài giảng này. 
 3
Chương 1 
HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI GIÁP XÁC 
1. Giới thiệu chung 
Mặc dù đã có từ khá lâu nhưng nghề nuôi giáp xác trên thế giới chỉ mới 
phát triển trong vài thập kỷ gần đây. Tổng sản lượng giáp xác nuôi của thế giới 
gia tăng đều đặn từ năm 1970 và đã đạt đến con số 1,65 triệu tấn, trị giá 9,4 tỉ 
USD vào năm 2000 (FAO 2002). Sự gia tăng này là kết quả của việc mở rộng 
diện tích nuôi, đối tượng nuôi và gia tăng mức độ thâm canh. Hiện tại có ít nhất 
là 46 loài giáp xác có giá trị thương phẩm đang được nuôi ở 70 quốc gia trên thế 
giới. Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng giáp xác nuôi bao gồm Trung Quốc, 
Thái Lan, In-đô-nê-xia, Việt Nam, Băng-la-đét, Ấn Độ, Ê-cua-đo. Nghề nuôi 
giáp xác đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân và 
gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nhiều quốc gia. 
 Giáp xác (Crustacea) là một trong những nhóm động vật có thành phần 
loài phong phú. Tuy nhiên không phải loài nào cũng có giá trị kinh tế và có thể 
nuôi được trong điều kiện nhân tạo. Trong số những đối tượng nuôi, có loài để 
phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người như tôm, cua nhưng có loài lại được 
nuôi để làm thức ăn cho những đối tượng nuôi khác như Artemia. 
Các đối tượng giáp xác, đặc biệt các đối tượng phân bố ở vùng nước lợ 
hoặc mặn, thường có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng cao của các acid béo 
không no trong các sản phẩm này từ lâu vẫn được xem là có lợi cho sức khoẻ và 
trí lực của con người. Trong khi đó, việc sử dụng ấu trùng của các loại giáp xác 
nhỏ như Artemia làm thức ăn cho ấu trùng của các đối tượng nuôi có giá trị kinh 
tế cao (như cá biển, tôm he) đã tạo được những bước nhảy vọt trong công nghệ 
sản xuất con giống nhân tạo, kéo theo sự gia tăng đáng kể của sản lượng giáp 
xác nuôi. 
 Nghề nuôi giáp xác (chủ yếu là nuôi tôm he) khởi đầu ở khu vực Đông 
Nam Á với hình thức nuôi quảng canh (trong các ao đầm tự nhiên ven biển hoặc 
vùng rừng ngập mặn, cửa sông với con giống tự nhiên của các đối tượng chính 
là tôm he và cua) hoặc nuôi nhốt một thời gian trong các lồng nuôi thô sơ (cua, 
tôm hùm). Mặc dù vậy chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ sự phát triển nhanh 
chóng của các công nghệ mang tính hỗ trợ (sản xuất giống nhân tạo, sản xuất 
thức ăn, công trình và thiết bị nuôi) hình thức nuôi đã được nâng lên quảng canh 
cải tiến (improved extensive), bán thâm canh (semi-intensive), thâm canh 
(intensive) và thậm chí siêu thâm canh (super intensive). Đặc thù với các mương 
hoặc bể vòng nước chảy, mật độ nuôi và năng suất rất cao nhưng hình thức nuôi 
siêu thâm canh thường không đem lại hiệu quả kinh tế do đầu tư công trình và 
chi phí vận hành quá tốn kém. 
Sự phát triển của nghề nuôi mỗi đối tượng giáp xác phụ thuộc vào một loạt 
yếu tố: khả năng giải quyết con giống (khai thác từ tự nhiên hoặc sản xuất nhân 
tạo), nguồn thức ăn (tự nhiên hoặc công nghiệp), diện tích mặt nước phù hợp với 
 4
yêu cầu của đối tượng, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây 
dựng, vận hành và quản lý công trình, hệ thống nuôi và khả năng kiểm soát dịch 
 ... g và làm giảm khả năng sống của phôi 
khi sấy. 
Khử trùng: để làm giảm lượng vi khuẩn bám vào vỏ trứng có thể xử lý với 
200ppm thuốc tẩy khi làm bước xử lý nước ngọt và sau đó được rửa kỹ, ly tâm 
để loại hết nước ngọt và đem đi sấy khô. 
Bước sấy khô: phụ thuộc vào kỹ thuật sấy khô mà chất lượng trứng bào xác 
(như tỉ lệ nở) có thể ảnh hưởng. Các yếu tố sau cần được xem xét để chọn ra 
phương pháp sấy thích hợp: (i) Hàm lượng nước cuối cùng (ii) Lượng trứng sẽ 
đem sấy (iii) Thời gian sấy tốt nhất (iv) Nhiệt độ sấy (v)Khô đồng loạt. 
Các kỹ thuật sấy khô : 
 164
+ Phơi khô trong không khí: Dàn trứng thành từng lớp mỏng trên khay và 
đem phơi ở nơi có không khí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực 
tiếp. Định kỳ đo trứng để đảm bảo chúng khô đồng loạt. Phương pháp này rẻ 
tiền do không cần trang bị máy móc nhưng khó thực hiện ở những nơi có độ ẩm 
cao như Việt nam và chất lượng trứng không cao. 
+ Sấy khô bằng tủ sấy: trứng được dàn mỏng và được sấy trong tủ sấy với 
nhiệt độ được kiểm soát. Phương pháp này chỉ thích hợp khi sấy số lượng ít và 
nhược điểm là trứng bị vón cục. 
+ Sấy khô bằng máy quay: trứng được bỏ vào một máy quay vòng (rotator) 
với luồng không khí nóng được cung cấp liên tục bằng quạt gió. 
+ Sấy khô bằng máy thổi khí: Đây là phương pháp hiệu quả nhất, trứng 
được sấy trong các phễu sấy hình nón, phễu sấy được gắn với bộ phận đốt nóng 
có kiểm soát nhiệt độ và máy thổi khí. Luồng khí từ máy thổi sẽ đi qua bộ phận 
làm nóng lên phễu sấy. Phía trên phễu sấy có gắn lưới để cho khí thoát ra. Với 
phương pháp sấy này 35 kg trứng tươi mất khoảng 3 giờ để đạt được độ ẩm 
10% (nhiệt độ giữ trong phễu sấy từ 40-60°C). 
Kiểm tra chất lượng trứng: trứng sau khi sấy được kiểm tra để phân loại (rất 
tốt, tốt, khá và trung bình hay trứng loại 1, trứng loại 2 ). Giá cả tuỳ thuộc vào 
chất lượng trứng. Chất lượng trứng được đánh giá dựa vào những tiêu chuẩn 
chủ yếu như: 
+ Hiệu suất nở (HE, hatching efficiency): Số lượng ấu trùng nauplii nở từ 1g 
trứng sấy khô dưới điều kiện nở chuẩn (nhiệt độ 28°C, nồng độ muối 33 ppt, ánh 
sáng 2000 lux và sục khí liên tục). 
+ Tỷ lệ nở (HP, hatching percentage): Số lượng ấu trùng nauplii nở từ 100 
trứng dưới điều kiện nở chuẩn được tính bằng công thức: 
 H% =(N x 100)/ (N +U + E) 
Trong đó: 
N: số nauplii đếm được trong mẫu thu 
 U: số trứng ở giai đoạn dù hiện diện trong mẫu thu 
 E : Số phôi không nở trong mẫu thu 
+ Tốc độ nở: Thời gian bắt đầu ấp trứng cho tới khi trứng nở hoàn toàn. 
Quan sát khoảng thời gian trứng nở như: T0: thời gian bắt đầu ấp trứng cho tới 
khi xuất hiện ấu trùng đầu tiên và T10: thời gian ấp cho tới khi 10% ấu trùng xuất 
hiện. Những số liệu về tốc độ nở cho phép tính toán thời gian ấp tối đa để thu 
hoạch được ấu trùng có chứa năng lượng cao nhất. Điều quan trọng là T90 phải 
đạt được trong vòng 24 giờ. 
+ Sự nở đồng bộ: khoảng thời gian ấu trùng nở tập trung (Ts) và được tính là 
 Ts = T90 –T10 
Sự nở đồng bộ cao đảm bảo số lượng ấu trùng ở giai đoạn instar I cao nhất 
trong khoảng thời gian ngắn. 
+ Hiệu quả nở (HO, hatching output): lượng sinh khối khô thu được từ 1g 
trứng bào xác. 
Bước đóng gói: Sau khi sấy trứng được dự trữ trong những can nhựa đậy kín 
hoặc đóng vào những lon sắt nhỏ theo nhu cầu và giữ ở nơi khô ráo, nhiệt độ 
 165
thấp (10-20°C). Thường trứng được hút chân không và nạp khí Nitơ để bảo quản 
được lâu. 
2. Nuôi Artemia thu sinh khối. 
a. Tầm quan trọng và giá trị sử dụng của sinh khối Artemia trong nuôi trồng 
thuỷ sản: 
Con non Artemia và các cá thể trưởng thành được sử dụng làm thức ăn trong 
ương nuôi tôm, cá cua và các loài thuỷ sản khác không chỉ bởi vì giá trị dinh 
dưỡng tối ưu của chúng (chứa gần 70% đạm) mà còn bởi vì những lợi ích về 
năng lượng. Khi cho ăn sinh khối thay thế ấu trùng nauplii mới nở, tôm cá cần 
rượt đuổi và ăn ít con mồi hơn trên một đơn vị thời gian để đáp ứng nhu cầu 
thức ăn của chúng do đó chúng có thể sinh trưởng tốt hơn hoặc có một tốc độ 
phát triển nhanh hơn và hoặc là điều kiện sinh lý học được cải thiện như đã 
được chứng minh trong việc ương nuôi ấu trùng của tôm Hùm, tôm biển, cá 
Mahi-mahi, cá bản và cá Chẽm. 
Đối với ấu trùng cá Chẽm (Lates calcarifer) việc sử dụng sinh khối Artemia 
làm thức ăn trong trại giống và trại ương đã tiết kiệm được lượng trứng Artemia 
lên tới 60% và do vậy giảm tổng chi phí về thức ăn cho ấu trùng. Trong giai 
đoạn đầu của ương nuôi ấu trùng tôm Hùm (Homarus spp) cho ăn sinh khối thay 
thế ấu trùng nauplii đã chứng minh làm giảm sự ăn thịt lẫn nhau đáng kể. 
Cho tới tận gần đây, việc sử dụng sinh khối Artemia vẫn chưa được chấp 
nhận ở mức độ công nghiệp do bị hạn chế bởi tính thời vụ, số lượng sinh khối 
tươi cũng như sinh khối đông lạnh, chi phí cao và chất lượng biến động. Ở 
Trung quốc, hàng ngàn tấn sinh khối Artemia đã được thu góp từ những ruộng 
muối ở Vịnh Bohai và được sử dụng trong những trại giống địa phương và các 
trại nuôi thương phẩm tôm thẻ Trung quốc Penaeus chinensis. Nghề nuôi cá 
cảnh cũng cần một lượng sinh khối lớn. Hiện nay, hơn 95% sinh khối Artemia 
được bán ra cho lĩnh vực này ở dạng đông lạnh. Thái lan và Singapore là hai 
nước sử dụng lượng sinh khối nhiều nhất cho nghề nuôi cá cảnh. Ở Việt Nam 
mức độ sử dụng sinh khối mới chỉ ở mức thí nghiệm và thử nghiệm là thức ăn 
cho ấu trùng tôm càng xanh, cua tôm biển và cá cảnh với các dạng tươi sống, 
đông lạnh và chế biến (thức ăn viên). 
b. Kỹ thuật nuôi Artemia thu sinh khối trên ruộng muối 
Có thể áp dụng quy trình 1 chu kỳ (cấy thả một lần), hoặc quy trình nhiều 
chu kỳ (cấy thả từ hai lần trở lên). Trong đó lưu ý nếu áp dụng quy trình thu tỉa-
thu bù thì cần bổ xung ấu thể nauplii để đảm bảo quần đàn phát triển ổn định, 
ngược lại người nuôi có thể xác định khối lượng thu hoạch vừa phải sao cho 
quần đần có khả năng tái hồi phục, như thế cho phép việc thu hoạch được liên 
tục. 
Sản phẩm thu hoạch: sản phẩm chính là sinh khối Artemia tươi sống. Kích cỡ 
sinh khối khi thu hoạch tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng (từ 0.45 mm của nauplii 
đến xấp xỉ 10 mm của Artemia ở giai đoạn trưởng thành). Sản phẩm phụ là trứng 
bào xác Artemia. Các điểm cần lưu ý khi thu hoạch sinh khối bao gồm : 
 Dùng lưới có mắt lưới phù hợp để thu hoạch Artemia sinh khối phù hợp với 
nhu cầu sử dụng. 
 166
 Cách thu hoạch: thu tỉa-thu bù hoặc thu hoạch toàn bộ sau mỗi lứa nuôi sau 
đó tiến hành thả nuôi đợt tiếp theo. 
Nhìn chung kỹ thuật nuôi thu sinh khối chung không khác lắm so với nuôi 
thu trứng bào xác xét về mặt quản lý ao tuy nhiên có một số điểm sau đây cần 
lưu ý: 
 Kích thước ao: nên chọn ao có kích thước nhỏ 1000-2000 m2 để cho dễ 
quản lý và thu hoạch sinh khối 
 Mương bao quanh sâu và mực nước không nên duy trì dưới 30 cm 
 Thả giống thưa để kích thích phương thức sinh sản đẻ con (mật độ thả 
nuôi ban đầu nên thả 30-50 con/L). 
 Định kỳ thu tỉa để làm giảm quần thể đây cũng là một yếu tố kích thích 
Artemia đẻ con (thông qua việc quan sát quần thể ao và thu mẫu) 
Tại trại thực nghiệm Vĩnh châu những thí nghiệm về sản xuất sinh khối cho 
thấy có thể thu được từ 2.5 - 4.0 tấn/ha/vụ (3 tháng) với chi phí biến động từ 
3000-5000 đồng/kg. 
c. Các phương pháp thu sinh khối trong ao nuôi. 
Thu tỉa: Định kỳ thu sinh khối trong ao nhằm làm giảm bớt mật độ, thông 
thường nếu quần thể phát triển tốt có thể thu 1-2 lần mỗi tuần với số lượng được 
quyết định tuỳ thuộc vào diện tích và mật độ Artemia trong ao. Có thể dùng vợt 
với kích thước mắt lưới 1 mm vớt những nơi Artemia tập trung nhiều (trên gió 
vào buổi trưa) để tránh làm tổn hại đến ấu trùng nauplii. Với số lượng nhiều có 
thể dùng lưới kéo kéo dọc theo các mương bao quanh. Có thể thu bằng biện 
pháp xả nước và đặt lưới thu tại cống nhưng biện pháp này nhìn chung không 
hiệu quả. 
Thu toàn bộ: thường làm khi kết thúc đợt nuôi. Sinh khối được thu triệt để 
bằng cách kết hợp nhiều phương pháp thu. 
3. Kỹ thuật nuôi sinh khối bằng bể tuần hoàn 
3.1. Hệ thống nuôi 
Hệ thống nuôi Artemia sinh khối là bể hình chữ nhật có hai đầu hình bán 
nguyệt. Giữa bể có vách ngăn dọc đặt cách đáy bể 2-5 cm và cách hai đầu gần 
hơn hai vách dọc của bể. Bể có chiều cao ngắn hơn chiều rộng. Bể có thể làm 
bằng ximăng hay bằng thủy tinh sợi. Trong bể có hệ thống thổi khí và đẩy nước 
xoay tròn bằng những ống PVC có co vuông góc. Các ống này đặt nghiêng một 
góc 30-45o so với vách ngăn trong bể và được đặt nửa chìm. Số lượng của các 
ống này tùy thuộc vào mức nước của bể như sau: 
Mức nước (mm) Đường kính ống (mm) 
200 25 
400 40 
750 50 
1000 60 
Các ống đặt cách nhau 25-40 cm. Hệ thống còn được trang bị với hệ thống 
cấp khí, dụng cụ siphon, lọc nước. 
 167
3.2. Vận hành hệ thống 
Trước khi vận hành nuôi Artemia, bể cần được khử trùng sạch sẽ bằng 
Chlorine. Sau đó, cho nước biển có độ mặn 30 - 50 ppt vào. Việc cấp khí cho bể 
thông qua các ống vừa cung cấp oxảy cho bể vừa tạo được dòng nước xoay tròn, 
làm phân bố đều Artemia trong bể, đồng thời làm thức ăn và chất vẩn lơ lửng 
trong nước. Trứng bào xác Artemia được ấp với lượng sao cho đảm bảo mật độ 
nuôi của Nauplii khoảng 500 con/lít nước bể nuôi. Nauplii giai đoạn Instar I 
được thu hoạch từ bể ấp vào buổi chiều, rửa sạch với nước ngọt qua lước 100 
mm, sau đó cho vào bể nuôi. 
Việc cho ăn cần được tiến hành ngay sau khi thả giống bằng các loại cám, 
bột gạo, bột bắp hay bột đậu nành với lượng sao cho nước có độ trong 15 cm. 
Sau đó, tiến hành cho ăn đều, duy trì độ trong 15-20 cm trong tuần đầu và 20-25 
cm ở các tuần tiếp theo. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và bắt đầu lọc 
nước loại bỏ chất cặn bã từ ngày thứ tư. Kiểm tra pH và oxy hàng ngày để điều 
chỉnh kịp thời. Nếu oxy giảm xuống dưới 2 ppm thì tăng tốc độ thổi khí hay đặt 
miệng ống thổi khí cao hơn mặt nước vài cm để không khí bên ngoài đi vào. 
Không nên dùng đá bọt để sục khí mà dùng những ống có lỗ nhỏ. 
Để đánh giá sự phát triển của quần thể Artemia, cần định kỳ thu mẫu và đo 
đếm sinh khối Artemia trong một lít nước nuôi. Sau khi nuôi 2 tuần, Artemia sẽ 
trưởng thành và có kích cỡ khoảng 8mm thì thu hoạch. Có thể thu hoạch theo 2 
phương pháp: 
 Nếu nuôi với mật độ cao thì tắt sục khí, oxảy sẽ giảm, chất vẩn sẽ lắng 
xuống và Artemia sẽ tập trung ở bề mặt bể. Dùng vợt vớt. 
 Nếu nuôi mật độ thấp thì tháo cạn nước nuôi qua vợt để thu. 
Sau khi thu hoạch, rửa sạch Artemia với nước ngọt và dùng làm thức ăn trực 
tiếp hay đông lạnh để dành cho tôm cá ăn. Có thể vận chuyển Artemia sống 
trong túi nilon bơm oxy. Mật độ vận chuyển 300 con/ lít nước biển trong túi 9 L. 
Tỷ lệ sống có thể đạt 90% sau 24 giờ. Lượng sinh khối Artemia nuôi trong bể 
có thể đạt 5-7 kg/m3/2 tuần. 
3.3. Sơ chế và bảo quản sinh khối 
Sau khi thu hoạch sinh khối được dùng làm thức ăn trực tiếp cho các giai 
đoạn phát triển của tôm cá như nói trên, ngoài ra sinh khối Artemia còn có thể 
được: trữ đông, sấy khô, ủ acid, hoặc phối trộn để chế biến ra các loại thức ăn 
cho tôm cá. Các phương pháp bảo quản và sơ chế phụ thuộc vào nhu cầu sử 
dụng: 
 Nếu sử dụng tươi trong vòng từ 1-3 giờ sau khi thu hoạch: rửa sạch sinh 
khối với nước biển và thả vào trong giai có sục khí mạnh để dự trữ (nếu sử 
dụng ngay tại chỗ). Trong trường hợp phải chuyển đi, cho sinh khối vào 
các thùng chứa có sục khí mạnh với mật độ 500 g/L và bỏ thêm nước đá 
vào sinh khối để giữ nhiệt độ từ 5-10°C. 
 Sử dụng trong vòng 12 giờ sau khi thu hoạch: làm như với sử dụng từ 1-3 
giờ nhưng giảm mật độ xuống 300 g/L. 
 168
 Vận chuyển sống: Sinh khối sau khi rửa sạch với nước biển được đóng bọc 
bơm oxảy với mật độ 100 g/L, bên ngoài thùng chứa nên để thêm nước đá. 
 Đông lạnh: Rửa sạch, đông lạnh càng nhanh càng tốt lúc Artemia cón sống 
vì Artemia rất dễ bị phân huỷ, nếu quá trình đông lạnh chậm sẽ làm mất 
chất lượng (mất các acid béo thiết yếu do quá trình phân giải protein) 
 Sấy khô: Artemia được sấy khô bằng nắng hoặc bằng tủ sấy sau đó nghiền 
thành bột để phối chế với các thành phần khác trong chế biến thức ăn cho 
tôm cá. 
Câu hỏi ôn tập chương 4 : 
Câu 1. Khái quát hiện trạng Artemia hiện nay ở Việt Nam? 
Câu 2. Trình bày đặc điểm sinh học Artemia? 
Câu 3. Kỹ thuật nuôi Artemia trong ruộng muối? 
Câu 4. Kỹ thuật nuôi Artemial thu sinh khối và bằng bể tuần hoàn? 
Câu 5. Vai trò của phân hữu cơ và vô cơ trong cung cấp thức ăn trong ao nuôi 
Artemia? Kỹ thuật sử dụng? 
 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anh (Trần Minh), 1989. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. Nhà Xuất 
bản thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Bộ Thuỷ Sản, 1998. Quy trình công nghệ nuôi tôm sú, tôm he bán thâm canh. 
Số 129/1998/QDD-BTS, ngày 19/3/1998. 28 TCN 110: 1998. Hà Nội. 
3. Hảo (Nguyễn Văn), 2000. Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp. 
Nhà Xuất bản Nông nghiệp. 
4. Hoà (Nguyễn Văn) & Nguyễn Thị Hồng Vân,2005. Kỹ thuật nuôi Artemia - 
Viện Khoa học Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ. 
5. Lư (Thiều), 2002. Diễn đàn KHCN Nuôi trồng thuỷ sản biển và nước lợ lần 
thứ 2. Nha Trang, 15-16/8/2002. 
6. Ngân (Trần Thị Việt), 2000. Hỏi và đáp về Kỹ thuật nuôi tôm sú. Nhà Xuất 
bản Nông nghiệp. 
7. Nho (Nguyễn Trọng), 1999. 
8. Nho (Nguyễn Trọng), 2000. 
9. Nghĩa (Trương Trọng) & ThS. Trần Ngọc Hải, 2005. Kỹ thuật nuôi cua biển. 
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. NXB Nông nghiệp 
10. Tuấn (Nguyễn Anh) và ctv, 2003. Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Dịch 
từ bản gốc của Charatchekool, P., Turnbull, J.F., Smith, S.J.F., MacRae, I.H. và 
Limsuwan, C.,. DANIDA – Bộ Thủy sản. 
11. Tùng (Hoàng, 2001a) Shrimp seed production in Vietnam: current practices 
and constraints. World Aquaculture 32(1): 32-49. 
12.Tùng (Hoàng, 2001b) The banana prawn: the right species for shrimp 
farming. World Aquaculture 32(4): 42-44. 
13. Tùng (Hoàng), Lee S.Y., Keenan C.P. & Marsden G.E. (2002) Observations 
on growth, sexual development and spawning performance of pond-reared 
Penaeus merguiensis. Aquaculture Research 33: 863-873 . 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_san_xuat_giong_va_nuoi_giap_xac.pdf