Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về dòng văn học hiện thực trong văn học Pháp thế kỷ

XIX được công bố từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nhà nghiên

cứu đã hết lời ca ngợi phương pháp sáng tác và ý nghĩa của văn học hiện thực phê phán nhưng hạ

thấp giá trị của dòng văn học tự nhiên chủ nghĩa, xem văn học tự nhiên chủ nghĩa là dòng văn học

suy đồi. Bài báo này nhằm chứng minh rằng Chủ nghĩa tự nhiên là một bộ phận trong dòng văn học

hiện thực, không thể xếp vào dòng văn học suy đồi và có nét khác biệt trong phương pháp sáng tác.

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 1

Trang 1

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 2

Trang 2

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 3

Trang 3

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 4

Trang 4

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 5

Trang 5

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 6

Trang 6

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 7

Trang 7

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 8

Trang 8

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 9

Trang 9

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 9660
Bạn đang xem tài liệu "Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX

Sự vận động của văn học hiện thực pháp cuối thế kỷ XIX
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
39 
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX 
Hà Thị Thu Phương 
Trường Đại học Văn Hiến 
PhuongHTT@vhu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 24/9/2018; Ngày duyệt đăng: 17/12/2018 
TÓM TẮT 
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về dòng văn học hiện thực trong văn học Pháp thế kỷ 
XIX được công bố từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, chúng tôi nhận thấy rằng nhiều nhà nghiên 
cứu đã hết lời ca ngợi phương pháp sáng tác và ý nghĩa của văn học hiện thực phê phán nhưng hạ 
thấp giá trị của dòng văn học tự nhiên chủ nghĩa, xem văn học tự nhiên chủ nghĩa là dòng văn học 
suy đồi. Bài báo này nhằm chứng minh rằng Chủ nghĩa tự nhiên là một bộ phận trong dòng văn học 
hiện thực, không thể xếp vào dòng văn học suy đồi và có nét khác biệt trong phương pháp sáng tác. 
Từ khóa: văn học hiện thực, văn học Pháp, Chủ nghĩa tự nhiên, văn học Công xã Paris 
The movement of realism in the late Nineteenth century French literature 
Abstract 
Through surveys of works on realistic literature in French literature in the nineteenth-century, 
published since the 80s of the twentieth century, we found that many researchers have praised the 
writing method and the meaning of critical realist literature but lowered naturalist literature, and 
considered natural literature as a decadent literary line. This paper aims to prove that Naturalism 
is a part of the realism literature which cannot be classified as decadent literature because 
Naturalism looks at real life from the perspective of real natural history. 
Keywords: Realism, French literature, Naturalism, The Paris commune literature. 
1. Đặt vấn đề 
Nước Pháp thế kỷ XIX đã chứng kiến sự thay 
đổi to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 
do sự tác động của những thành tựu khoa học - 
kỹ thuật và sự khẳng định quyền lực mạnh mẽ 
của giai cấp tư sản. Cuộc cách mạng tư sản 
tháng 2-1848 chính là dấu mốc quan trọng đánh 
dấu bước chuyển mình về lịch sử - xã hội và 
chính sự thay đổi trong hiện thực đời sống, tính 
đa diện của nó đã tác động đến các nhà văn dẫn 
đến sự thay đổi về tư duy nghệ thuật của họ. 
Trong sự thay đổi chung ấy, văn học Pháp cuối 
thế kỷ XIX cũng có sự thay đổi khuynh hướng 
thẩm mỹ rõ rệt. 
Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX ghi dấu sự 
thành công rực rỡ của hai dòng văn học lớn, 
quan trọng nhất là văn học lãng mạn và văn học 
hiện thực, trong đó dòng văn học hiện thực đã 
đạt được những thành tựu đáng kể với những tài 
năng văn chương kiệt xuất như Honoré de 
Balzac, Stendhal, Gustave Flaubert, Émile Zola, 
Guy de Maupassant, Juyl Valex Văn học hiện 
thực Pháp với biến thể của nó là chủ nghĩa tự 
nhiên đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng, không chỉ 
ở Pháp mà còn lan tỏa ra nhiều nước khác trên 
thế giới. Ngoài ra, các dòng văn học khác như 
trường phái Thi sơn, chủ nghĩa tượng trưng, văn 
học viễn tưởng, văn học kỳ ảo, văn học công xã 
Paris cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. 
Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp tri thức 
về đặc điểm thẩm mỹ văn học hiện thực chủ 
nghĩa trong từng giai đoạn khác nhau, trên cơ sở 
đó chỉ ra sự vận động của dòng văn học này ở 
cuối thế kỷ XIX, mà minh chứng rõ ràng nhất là 
sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên như một phản 
ứng chống lại nguyên tắc thẩm mỹ của văn học 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
40 
hiện thực phê phán và cao trào văn học Công xã 
Paris – dòng văn học ca ngợi người lao động có 
tác động lớn đến văn học xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam thế kỷ XIX. 
Tại Việt Nam, rất nhiều nhà nghiên cứu văn 
học phương Tây đã bàn đến đặc điểm thẩm mỹ 
văn học hiện thực Pháp cuối thể kỷ XIX. Đó là 
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các 
phong trào văn học như: văn học hiện thực phê 
phán - Lê Nguyên Cẩn (2014), Đỗ Đức Dục 
(1972, 1981), Đỗ Đức Hiểu (1978), Đặng Anh 
Đào và cộng sự (2012), văn học Công xã 
Paris - mà tiêu biểu là Thái Thu Lan (1991, 
2001); văn học tự nhiên chủ nghĩa - tác giả 
tiêu biểu là Lê Ngọc Tân (2002); Ngoài ra còn 
có một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến sự 
vận động của cả dòng văn học hiện thực như: Lê 
Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh (1981), Lê Hồng 
Sâm (1989), Hoàng Nhân (1997), Phùng Văn 
Tửu, Lê Hồng Sâm (chủ biên) (2005), Nguyễn 
Hữu Hiếu (2010), Hà Thị Thu Phương (2016) 
Một số công trình của nước ngoài đã được dịch 
ra tiếng Việt, xuất bản tại Việt Nam như 
Fortassier (1982; Nguyễn Thanh dịch, 1999), 
De Ligny, Rousselot (1998; Trịnh Thu Hồng, 
Đỗ Phương Mai dịch, 1998), Сучков Б.Л. 
(1977a; Hoàng Ngọc Hiến và cộng sự 1980), 
Сучков Б.Л. (1977b; Hoàng Ngọc Hiến và cộng 
sự dịch, 1982), Darcos (1992; Phan Quang Định 
dịch, 1997) Đây là những công trình được 
đánh giá cao và là nguồn tài liệu tham khảo quý 
của các nhà nghiên cứu văn học phương Tây, 
đặc biệt là văn học Pháp. Tuy nhiên, do ảnh 
hưởng của hoàn cảnh lịch sử, văn hóa nước ta 
trước đây nên một số đánh giá về dòng văn học 
này còn chưa thỏa đáng, tiêu biểu nhất là việc 
hạ thấp thái quá giá trị của chủ nghĩa tự nhiên, 
đề cao quá mức dòng văn học Công xã Paris 
trong dòng chảy văn học hiện thực Pháp cũng 
như những ảnh hưởng của nó đối với các nền 
văn học khác (cụ thể là văn học hiện thực Việt 
Nam), nhất là những tác phẩm được xuất bản 
trước 1986. Hiện nay, tư duy nghệ thuật đã được 
thay đổi (do những ảnh hưởng của những luồng 
văn hóa, tư tưởng mới) nên vấn đề trả lại giá trị 
vốn có cho các dòng văn học hiện thực, đặc biệt 
là dòng văn học tự nhiên chủ nghĩa, xem như 
một biến thiên của chủ nghĩa hiện thực ngày 
càng được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu 
văn học. Qua bài viết này, tác giả cũng mong 
muốn góp thêm một cách nhìn sự vận động của 
văn học Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó, tác giả 
muốn nhấn mạnh chủ nghĩa tự nhiên là một bộ 
phận không thể tách rời của chủ nghĩa hiện thực, 
nó là một hình thái mới của chủ nghĩa hiện thực 
khi các đặc điểm thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện 
thực phê phán không còn được chào đón như 
 ... 
học trước đó thường tránh đề cập. Chính yếu tố 
này đã làm dân chủ hóa tiểu thuyết khi nó đề cập 
đến cả những vấn đề trước kia ít khi được đề cập 
đến (Lê Ngọc Tân, 2002). Ông xóa bỏ lằn ranh 
phân biệt đề tài thấp kém hay cao quý khi khẳng 
định dù viết về đề tài nào nhưng nhà văn đạt 
được mục đích sáng tác của mình thì đều đáng 
trân trọng. Từ việc quan sát, nhà văn cũng như 
những nhà khoa học thực nghiệm phải biết ghi 
chép cẩn thận những hiện tượng xảy ra trước 
mắt để có nền tảng kiến thức, từ đó suy luận tìm 
ra quy luật vận hành của xã hội từ những quy 
luật vận hành của con người tự nhiên. 
Zola trở thành tấm gương về việc lao động 
nghệ thuật nghiêm túc. Để có nguồn tư liệu, ông 
đi khắp nơi, tiếp xúc hỏi han mọi người, tra cứu 
thông tin. Ông đến tận khu mỏ Anzin để tìm hiểu 
về cuộc đình công dài 56 ngày đêm của 12.000 
thợ mỏ xảy ra vào tháng 2-1884, cùng ăn, ở, 
tham gia hội họp cùng với công nhân, quan sát 
khu mỏ, đọc sách báo về khu mỏ và đời sống 
công nhân ở đây. Đặc biệt, ông nghiên cứu rất 
kỹ tài liệu về cuộc đình công và quan tâm sâu 
sắc đến số phận của những nạn nhân. Ông bỏ ra 
hàng tháng trời để quan sát, ghi chép chi tiết về 
hầm lò, trang trại, khu chợ, chợ chứng khoán 
Người đọc có thể tìm các thông tin kiểu của các 
nhà xã hội học, văn hóa học, lịch sử từ tác 
phẩm của Zola mà không cần băn khoăn về tính 
chân thực của nó. 
Sau khi quan sát, nhà văn phải tiến hành thực 
nghiệm như một nhà khoa học thực nghiệm mà 
yếu tố đầu tiên khiến các nhà văn tự nhiên chủ 
nghĩa có thể thể hiện quan điểm của mình là phải 
có sự hoài nghi đối với mọi vấn đề, phải xuất 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
46 
phát từ sự nghi ngờ mang tính khoa học mà “ở 
đó họ phải đối diện những hiện thực còn ít biết 
đến, những hiện tượng chưa được giải thích” 
(Lê Ngọc Tân, 2002: tr. 55). Nhà văn phải “nghi 
ngờ để đạt tới sự hiểu biết tuyệt đối” (Lê Ngọc 
Tân, 2002: tr. 44) dựa trên thuyết quyết định 
luận, thứ mà theo Zola “thống trị tất cả” (Lê 
Ngọc Tân, 2002: tr. 59), tức là thừa nhận các 
hiện tượng tự nhiên và xã hội đều có tính quy 
luật, tất nhiên và theo mối quan hệ nhân quả, từ 
đó tìm ra sự thật về tự nhiên, xã hội. 
Một trong những điểm quan trọng nhất trong 
Chủ nghĩa tự nhiên là muốn nhấn mạnh “vấn đề 
di truyền có một ảnh hưởng lớn đến việc biểu 
hiện của tinh thần và dục vọng của con người” 
và tác động của “môi trường có tầm quan trọng 
rất lớn” (Lê Ngọc Tân, 2002: tr. 60). Ông tin 
rằng dựa vào sinh học, tức môi trường bên trong, 
kết hợp với môi trường xã hội, tức môi trường 
bên ngoài, giúp con người hiểu được quy luật 
vận hành của tư tưởng và dục vọng. 
Ngoài ra, Zola còn bị ảnh hưởng bởi phương 
pháp phê bình văn hóa - lịch sử của Hippolyte 
Taine (1828-1893) khi cho rằng ba yếu tố chủng 
tộc (race), hoàn cảnh (milieu), thời điểm 
(moment) là những yếu tố quan trọng chi phối 
đời sống cộng đồng và cá nhân mỗi con người. 
Quan tâm đến ba yếu tố này, tác giả muốn tìm 
ra cái gốc tự nhiên, cái sự thật thật hơn ở con 
người. Zola mong muốn các sáng tác phải lấy 
cảm hứng lịch sử, phản ánh trung thực đời sống 
xã hội. Không phải ngẫu nhiên, bộ tiểu thuyết 
Gia đình Rougon - Macquart của ông có tên phụ 
là “Lịch sử tự nhiên và xã hội của một gia đình 
dưới Đế chế II” với tham vọng mô tả những 
biến đổi của thời kỳ Đế chế II và những thăng 
trầm của năm thế hệ trong một gia đình qua hai 
mươi cuốn tiểu thuyết. Ông xây dựng thế giới 
nhân vật dựa trên cái khung phả hệ của hai dòng 
máu (nhân vật thuộc dòng máu Rougon luôn 
thành đạt, thăng tiến còn nhân vật thuộc dòng 
máu Macquart đều nghèo khổ, bệnh tật, hủy 
hoại), đối sánh số phận của con cháu xuất phát 
từ hai dòng máu đó để khẳng định vai trò của di 
truyền, của huyết thống đối với tính khí, với sự 
thăng trầm trong cuộc đời của mỗi nhân vật 
trong tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội. 
Ông nhấn mạnh đó là con người sinh lý của khoa 
học hiện nay, một sinh vật gồm những cơ quan 
và nhúng mình vào một môi trường, thấm ướt 
môi trường đó trong từng giờ từng phút (Lưu Tô 
Xương và cộng sự, 2002). Để làm được điều đó, 
tác giả cho mỗi nhân vật trong gia đình ấy lần 
lượt là nhân vật chính trong một cuốn tiểu 
thuyết, đặt nhân vật trong môi trường cụ thể và 
tái xuất hiện trong nhiều tác phẩm. Kiểu nhân 
vật tái xuất hiện là điều Zola đã học hỏi được từ 
Balzac. Tuy nhiên, mối dây liên hệ để nhân vật 
tái xuất hiện khác nhau; nhân vật trong sáng tác 
của Balzac tái xuất hiện do sự sắp đặt về sự vận 
động trong hoàn cảnh mới, vị trí xã hội mới, tính 
cách mới, còn nhân vật trong tiểu thuyết của 
Zola tái xuất hiện trong hoàn cảnh mới nhưng 
cái chi phối lại là sợi dây liên kết về huyết thống, 
di truyền. 
Việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sáng tác 
văn chương không chỉ dừng lại ở nhà lập thuyết, 
nhà tiểu thuyết thực nghiệm Zola, mà ảnh hưởng 
đến một số nhà văn đương thời khác quy tụ 
trong nhóm Những buổi tối ở Médan, trong đó 
có Maupassant, tạo nên trào lưu văn học mới 
tiếp nối dòng văn học hiện thực nhưng với quan 
điểm thẩm mỹ khác với Chủ nghĩa hiện thực cổ 
điển. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa lý luận 
của Chủ nghĩa tự nhiên và thực tế sáng tác có độ 
chênh nhất định. Chính độ chênh đó đã giúp 
sáng tác của Zola không đơn thuần là khoa học 
mà nó còn là những tìm kiếm thẩm mỹ mới mẻ, 
góp phần làm mới đời sống văn học. 
Nếu các nhà văn hiện thực cổ điển thích thú 
với tham vọng trở thành “thư ký của thời đại”, 
“mang cả lịch sử trong đầu” (Balzac), thích tái 
hiện hiện thực cuộc sống với nguồn tư liệu vô 
cùng phong phú, bao quát bức tranh phong tục 
của xã hội trên quy mô rộng lớn thì văn học hiện 
thực Pháp nửa sau thế kỷ XIX lại làm người đọc 
ấn tượng và ám ảnh với cách chụp ảnh hiện thực, 
cái được phản ánh là bất cứ thứ gì có trong hiện 
thực, dù cao cả hay thấp hèn, dù tốt đẹp hay xấu 
xa... Người mở đầu kiểu văn học này là Flaubert 
với tác phẩm Bà Bovary – một tác phẩm tạo cho 
người đọc ám ảnh về cái tầm thường, giả dối. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
47 
Dù có nhiều điểm đáng phê phán nhưng kiểu 
nhân vật đầy dục vọng trong sáng tác của 
Balzac, Stendhal ít nhiều vẫn còn gây cảm tình 
của bạn đọc, gợi lên niềm lạc quan, kỳ vọng vào 
những điều tốt đẹp sẽ xảy ra, còn nhân vật trong 
sáng tác của Flaubert lại gây nên cho người đọc 
“ám ảnh về sự thống trị không cưỡng lại được 
của cái tầm thường” (Nguyễn Hữu Hiếu, 2010: 
tr.64), trong cái nhìn đầy hoài nghi, bi quan 
trước hiện thực đầy dung tục. Sự bi quan này 
còn được đẩy lên thành một trong những yếu tố 
chính chi phối trong sáng tác của Guy de 
Maupassant. Tần suất thể hiện cái xấu, cái ác, 
cái giả dối, cái tầm thường, cái thiếu nhân tính 
càng về cuối thế kỷ càng được nhấn mạnh đến 
mức ám ảnh. Các tác phẩm như Một cuộc đời, 
Con quỷ, Một mẹo lừa, Kẻ lang thang, Kẻ giết 
cha mẹ gây ám ảnh cho người đọc về một thế 
giới chưa bao giờ ít tính người hơn thế như 
Maupassant từng nhận định. Thậm chí, để nhấn 
mạnh nỗi ám ảnh trước đời sống, tác giả còn 
dùng cách viết đầy yếu tố kì ảo. Một số tác phẩm 
như vậy được in trong cuốn Truyện ngắn kỳ lạ 
mà ở đó người đọc cảm nhận được sự lên ngôi, 
chi phối của đồ vật, của sự cô đơn, của sự giả 
dối tận cùng... Ông đã đẩy sự bi quan, vỡ mộng, 
tuyệt vọng về con người lên thành triết lý. Càng 
về cuối thế kỷ XIX, sự “ly khai” hình thức văn 
chương thiên về quan sát, miêu tả bên ngoài 
càng rõ rệt. Nhà văn ít quan tâm hơn đến hiện 
thực bên ngoài mà thiên về miêu tả diễn biến 
tâm lý phức tạp của nhân vật, thường là nhân vật 
“tôi” – người kể chuyện. Thậm chí những 
nguyên nhân xã hội của hành vi và hành động 
của nhân vật “bị hạ xuống mức chỉ còn là cái 
búng ban đầu” (Сучков Б.Л., 1977a, Hoàng 
Ngọc Hiến và cộng sự dịch, 1980: tr.280) để làm 
nổi bật những mặt đối lập trong tâm hồn con 
người để “nghiên cứu thế giới tâm hồn bên 
trong của con người bị tách rời khỏi môi trường 
xã hội” (Сучков Б.Л., 1977, Hoàng Ngọc Hiến 
và cộng sự dịch, 1980a: tr.284). Đây là những 
tiền đề để chủ nghĩa hiện đại ra đời trong văn 
học thế kỷ XX. 
5. Kết luận 
Bài viết này nhằm khái quát sự bước phát 
triển mới của dòng văn học hiện thực Pháp cuối 
thế kỷ XIX mà dấu ấn sâu đậm nhất là sự ra đời 
và phát triển của dòng văn học tự nhiên chủ 
nghĩa. Tuy nhiên, bài báo chưa quan tâm đúng 
mức đến văn học Công xã Paris – dòng văn học 
được xếp vào dòng văn học hiện thực nhưng 
mang đặc điểm khác biệt, cái mà sang thế kỷ XX 
được gọi là tiền thân của văn học xã hội chủ 
nghĩa. 
Văn học hiện thực Pháp cuối thế kỷ XIX nói 
riêng, tổng hòa các dòng văn học Pháp cuối thế 
kỷ XIX nói chung trong mối quan hệ với các nền 
văn học lớn của thế giới lúc bấy giờ như văn học 
Nga, Anh, Mỹ là tiền đề cho sự ra đời và phát 
triển của chủ nghĩa hiện đại ở thế kỷ XX. Đây 
cũng là giai đoạn văn học có ảnh hưởng rất sâu 
sắc đến văn học Việt Nam nói riêng, văn học thế 
giới nói chung. 
Hiểu về sự vận động của văn học hiện thực 
Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hiểu 
sự vận động của văn học Việt Nam giai đoạn 
1930-1945 nói riêng, sự vận động của văn học 
hiện đại thế giới nói chung. Hơn nữa, đối với các 
nhà nghiên cứu văn học, giai đoạn văn học này 
rất hấp dẫn vì còn nhiều khoảng trống để nghiên 
cứu. Đây chính là tiền đề cho các nghiên cứu 
tiếp theo của người nghiên cứu. 
Tài liệu tham khảo 
Lê Nguyên Cẩn (2014). Tiểu thuyết phương Tây thế 
kỷ XIX. Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Darcos, X. (1992). Histoire de la littérature 
française. Phan Quang Định dịch (1997). 
Lịch sử văn học Pháp. Nxb Văn hóa thông tin. 
Đỗ Đức Dục (1981). Chủ nghĩa hiện thực phê phán 
trong văn học phương Tây. Hà Nội, Nxb 
Khoa học xã hội. 
Đỗ Đức Dục (1972). Chủ nghĩa hiện thực phê phán 
trong văn học phương Tây từ nửa sau thế kỷ 
XIX bước sang thế kỉ XX. Tạp chí Văn học, 
3, tr. 91. 
Đỗ Đức Dục (1981). Chủ nghĩa hiện thực phê phán 
trong văn học phương Tây (dưới ánh sáng 
quan điểm Mác-xít). Hà Nội, Nxb Khoa học 
xã hội. 
Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, 
Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
48 
Nguyễn Văn Chinh, Phùng Văn Tửu (2012). 
Văn học phương Tây. Nxb Giáo dục Việt Nam. 
Fortassier, R. (1982). Le roman francsais au 19è 
siècle. Nguyễn Thanh dịch (1999). Tiểu thuyết 
Pháp thế kỷ XIX. Hà Nội, Nxb Thế giới. 
Nguyễn Như Hiền, Lê Đình Lượng, Đái Duy Ban 
(2005). Những phát minh trong khoa học sự 
sống. Hà Nội, Nxb Khoa học và kỹ thuật. 
Đỗ Đức Hiểu (1978). Văn học công xã Pari. Hà Nội, 
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 
Nguyễn Hữu Hiếu (2010). Khảo sát sự chuyển hướng 
thẩm mĩ văn học Pháp cuối thế kỷ XIX. Báo 
cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
Đại học Quốc gia. Tp. Hồ Chí Minh, Trường 
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ 
Chí Minh. 
Thái Thu Lan (1991). Emin Dôla – nhà văn của 
những thể nghiệm và thử thách. Tạp chí Văn 
học, 5, tr. 42. 
Thái Thu Lan (2001). Các tác giả lớn của văn học 
Pháp thế kỉ XIX. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Giáo 
dục. 
Thái Thu Lan (2005). Jules Vallès – nhà văn xuất sắc của 
Công xã Paris. Nxb Đại học quốc gia TP. HCM. 
De Ligny C., Rousselot M. (1998). La littérature 
française. Trịnh Thu Hồng, Đỗ Phương Mai 
dịch (1998). Văn học Pháp. Tp. Hồ Chí Minh, 
Nxb Giáo dục. 
Hoàng Nhân (1997). Tuyển tập văn học Pháp (tập II 
– thế kỷ XIX, XX). Thành phố Hồ Chí Minh, 
Nxb Trẻ và Hội nghiên cứu và giảng dạy văn 
học Tp. Hồ Chí Minh. 
Hoàng Nhân, Nguyễn Ngọc Ban, Đỗ Đức Hiểu 
(1979). Lịch sử văn học phương Tây, tập 2. 
Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục. 
Hà Thị Thu Phương (2016). Sự thay đổi thẩm mỹ của 
dòng văn học hiện thực qua truyện ngắn Guy 
de Maupassant. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại 
học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM. 
Đoàn Rạng, Vũ Quý Mão, Trần Như Thuần, Đỗ 
Quang Giai (1962). Mười thế kỷ văn chương 
Pháp (quyển II). Sài Gòn, Khai Trí xuất bản. 
Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh (1981). Văn học lãng 
mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ 
XIX. Hà Nội, Nxb Đại học và trung học 
chuyên nghiệp. 
Lê Hồng Sâm (1989). Guxtav Phlôbe, một gương 
mặt bi đát trong văn học Pháp. Tạp chí Văn 
học, 3, tr. 43. 
Cao Chi, Chu Hảo, Pierre Darriulat, Nguyễn Xuân 
Xanh, Phạm Xuân Yêm (chủ biên) (2014). 
Khi văn chương vinh danh khoa học (Kỳ 1, 2, 
3). Trích từ Kỷ yếu Hạt Higgs và Mô Hình 
Chuẩn. 
van-chuong-vinh-danh-khoa-hoc-ky-1-7499. 
Truy cập ngày: 20 tháng 8 năm 2017. 
Lê Ngọc Tân (2002). Chủ nghĩa tự nhiên, Zola và 
tiểu thuyết. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Hội Nhà 
văn. 
Nguyễn Thị Anh Thảo (2001). Tiểu thuyết Pháp thế 
kỷ XIX và những ảnh hưởng đối với một số 
nhà văn Việt Nam tiêu biểu thời kỳ 1932-
1945. Luận án Tiến sĩ ngành Lý thuyết và 
Lịch sử văn học. Viện Khoa học Xã hội tại 
Tp. Hồ Chí Minh. 
Đặng Thanh Tịnh (biên soạn) (2006). Lịch sử nước 
Pháp. Nxb Văn hóa - Thông tin. 
Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (chủ biên) (2005). 
Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XVIII và thế kỷ 
XIX (tập II). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Сучков Б.Л. (1977a). Исторические судьбы 
реализма. Hoàng Ngọc Hiến và những người 
khác (dịch từ nguyên bản tiếng Nga) (1980). 
Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (suy 
nghĩ về phương pháp sáng tác), Tập 1. Tp. Hồ 
Chí Minh, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn 
Việt Nam. 
Сучков Б.Л. (1977b). Исторические судьбы 
реализма. Hoàng Ngọc Hiến và những người 
khác (dịch từ nguyên bản tiếng Nga) (1982). 
Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (suy 
nghĩ về phương pháp sáng tác), Tập 2. Hà Nội, 
Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam. 
Lưu Tô Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn 
(chủ biên) (2002). Lịch sử thế giới thời cận đại 
(1640-1900); Tập 3. Nxb Tổng hợp TP. HCM. 
Zola, Z. (1881a). Le Roman Expérimental. Paris, 
Cinquième edition, G. Charpentier édition. 
Zola, Z. (1881b). Les Romanciers naturalists. Paris, 
G. Charpentier édition. 

File đính kèm:

  • pdfsu_van_dong_cua_van_hoc_hien_thuc_phap_cuoi_the_ky_xix.pdf