Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Trên bình diện ngôn ngữ, thơ ca tiếng Việt có những đặc sắc riêng so với các nước đồng

văn, không nghiêng về ý nghĩa trung tính mà có tính chất cảm tính, cụ thể. Bài viết xác định

đại thi hào Nguyễn Du với bản lĩnh sắc thái hóa ngôn ngữ đã thể hiện được vẻ đẹp đặc

trưng của ngôn ngữ thơ ca dân tộc qua kiệt tác “Truyện Kiều”. Tập trung phân tích bút

pháp sắc thái hóa ngôn ngữ thơ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” qua từ láy và từ ghép

phân nghĩa sắc thái hóa cũng như vai trò, ý nghĩa của bút pháp này

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 1

Trang 1

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 2

Trang 2

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 3

Trang 3

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 4

Trang 4

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 5

Trang 5

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 6

Trang 6

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 7

Trang 7

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 8

Trang 8

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 9

Trang 9

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 3500
Bạn đang xem tài liệu "Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Sắc thái hóa ngôn ngữ thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 104-112 
104 
SẮC THÁI HÓA NGÔN NGỮ THƠ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA 
NGUYỄN DU 
Nguyễn Thị Nguyệt Trinha* 
a
Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: nguyettrinh76@gmail.com 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 22 tháng 12 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 26 tháng 02 năm 2021 | Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 03 năm 2021 
Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 
Tóm tắt 
Trên bình diện ngôn ngữ, thơ ca tiếng Việt có những đặc sắc riêng so với các nước đồng 
văn, không nghiêng về ý nghĩa trung tính mà có tính chất cảm tính, cụ thể. Bài viết xác định 
đại thi hào Nguyễn Du với bản lĩnh sắc thái hóa ngôn ngữ đã thể hiện được vẻ đẹp đặc 
trưng của ngôn ngữ thơ ca dân tộc qua kiệt tác “Truyện Kiều”. Tập trung phân tích bút 
pháp sắc thái hóa ngôn ngữ thơ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” qua từ láy và từ ghép 
phân nghĩa sắc thái hóa cũng như vai trò, ý nghĩa của bút pháp này. 
Từ khóa: Ngôn ngữ thơ; Nguyễn Du; Truyện Kiều; Sắc thái hoá. 
DOI:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
105 
NUANCED POETIC LANGUAGE IN NGUYEN DU’S 
THE TALE OF KIEU 
Nguyen Thi Nguyet Trinh
a*
a
The Faculty of Social Sciences and Humanities, Quy Nhon University, Binh Dinh, Vietnam 
*
Corresponding author: Email: nguyettrinh76@gmail.com 
Article history 
Received: December 22
nd
, 2020 
Received in revised form: February 26
th
, 2021 | Accepted: March 1
st
, 2021 
Available online: April 16
th
, 2021 
Abstract 
In terms of content, Vietnamese poetry has unique characteristics in relation to the poetry 
of other countries in the East Asia cultural sphere: Vietnamese poetry is not inclined to 
neutral meanings but specific, emotional meanings. This article examines the great poet 
Nguyen Du who had the ability to use nuanced language to express the beauty of the 
national language in poetry in his masterpiece, “The Tale of Kieu”. We analyze Nguyen 
Du's writing through the language of “The Tale of Kieu”, especially reduplication and 
compound words and their role in the work. 
Keywords: Nguyen Du; Nuanced language; Poetic language; The Tale of Kieu. 
DOI:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2021 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 
Nguyễn Thị Nguyệt Trinh 
106 
1. TỪ SẮC THÁI HÓA TRONG CÁC BẢN DỊCH THƠ 
Đã có nhiều nhà nghiên cứu miệt mài đi tìm, lý giải những giá trị đặc sắc của 
Truyện Kiều – kiệt tác của dân tộc Việt Nam, những đóng góp to lớn của Nguyễn Du 
khi sáng tạo thiên truyện thơ mang đậm bản sắc dân tộc dựa trên thiên tiểu thuyết Kim 
Vân Kiều truyện của Trung Quốc. Như Nguyễn Hữu Sơn đã chỉ ra một xu thế: “Khi 
chuyển đổi từ tác phẩm văn xuôi tự sự tới truyện thơ in đậm sắc thái trữ tình, Nguyễn 
Du đã thực hiện việc lựa chọn các nhân vật, sự kiện, tình tiết sao cho vẫn đảm bảo được 
nội dung cốt truyện và lại phải đảm bảo được mạch thơ, chất thơ, âm điệu, vần luật của 
thể thơ lục bát dân tộc” (Nguyễn, 2015, tr. 585-586), song song với một xu thế thứ hai: 
“gia tăng chất trữ tình, khai thác tâm trạng nhân vật và diễn tả phong cảnh thiên nhiên” 
(Nguyễn, 2015, tr. 592). Về bản chất đó là sự chuyển đổi về mặt loại hình và thể loại, 
nhưng không hề là một sự chuyển đổi đơn giản mà dựa trên những nền tảng, bản lĩnh 
vững vàng, trước hết là đặc điểm ngôn ngữ dân tộc. Nguyễn Du có bao nhiêu tài hoa 
trong việc “phù phép”, “hô biến” ra một viên ngọc quý kết tinh lấp lánh sắc màu mà qua 
bao thời đại tưởng chừng vẫn chưa nói hết? 
Khi tìm hiểu bản dịch những tác phẩm thơ ca từ một số nước đồng văn, chúng 
tôi nhận thấy một đặc điểm: thường số âm tiết được sử dụng trong bản dịch sẽ nhiều 
hơn so với văn bản gốc; nếu số âm tiết được giữ nguyên, thì sẽ có hiện tượng lược bỏ 
một phần nội dung, bù lại thêm vào khá nhiều những từ giàu ý nghĩa sắc thái, đặc biệt là 
từ láy. Có thể kể đến bài thơ Thái liên khúc kỳ 1 của Lý Bạch (Trung Quốc) trong dạng 
thức thơ tuyệt cú (4 câu, 28 chữ) khi được Tản Đà chuyển dịch sang tiếng Việt trong 
dạng thức thơ lục bát đã sử dụng số âm tiết gấp đôi (4 cặp câu lục bát, 56 chữ), được coi 
là một bản dịch tài hoa. Dễ nhận ra Tản Đà đã thêm vào rất nhiều những từ có ý nghĩa 
sắc thái hóa vốn không tồn tại trong nguyên tác, đặc biệt hai câu sau: “Nhật chiếu tân 
trang thủy để minh/ Phong phiêu hương duệ không trung cử” được Tản Đà dịch thành: 
“Áo quần mặc mới sáng tinh/ Nắng soi đáy nước lung linh bóng lồng/ Thơm tho vạt áo 
gió tung / Bay lên phấp phới không trung ngọt ngào” (Lý, 1937, tr. 8). Đây cũng chính 
là nét đặc trưng làm nên sức biểu cảm của bản dịch, sức gợi cảm tập trung những từ 
mang ý nghĩa sắc thái hóa: sáng tinh, lung linh, thơm tho, phấp phới, ngọt ngào. 
Tình hình cũng tương tự khi các dịch giả dịch thơ haiku sang tiếng Việt, như 
trường hợp bài haiku của Basho được dạy học trong sách giáo khoa lớp 10 qua bản dịch 
của Đoàn Lê Giang: “Từ bốn phương trời xa/ Cánh hoa đào lả tả/ Gợn sóng hồ Bi-oa” 
(Phan, 2006, tr. 156). Trong nguyên tác: “Shiho yori/ hana fukiirete/ Nio no nami” thì 
fukiirete chỉ là bay đến/ bay vào, những cánh hoa đào từ khắp nơi bay vào hồ Bi-oa làm 
nước hồ gợn sóng, việc thêm từ láy lả tả vào bản dịch đã sắc thái hóa trạng thái bay của 
hoa. Việc thêm vào các từ mang ý nghĩa sắc thái đã trở thành một hiện tượng đặc thù 
trong các bản dịch thơ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Nét đặc thù này dựa trên đặc 
điểm của ngôn ngữ tiếng Việt, và chúng tôi nhận thấy đây cũng là một trong những 
phương thức làm nên vẻ đẹp ở tác phẩm mang vẻ đẹp tinh hoa của dân tộc – Truyện 
Kiều. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
107 
2. SẮC THÁI HÓA LÀM NÊN SẮC THÁI DÂN TỘC TRUYỆN KIỀU 
Sắc thái ... ới cầu nước chảy trong veo,/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” (Nguyễn, 
2018, tr. 14) . Từ trong veo như mắt nhìn, như tình yêu mới chớm nở buổi chiều xuân 
đến trong vắt tĩnh lặng soi thấy đáy có sắc thái lạnh, sắc xanh nọ màu nước kia hợp lại 
tạo thành một không gian thiếu vắng cảm xúc trêu ngươi vào nỗi lòng của chàng trai đa 
tình. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
109 
Cũng là màu xanh ấy, nhưng có khi lại được đạm hóa, nhạt hóa với dạng láy 
dùng để miêu tả không gian vô định mênh mông: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu,/ Chân 
mây mặt đất một màu xanh xanh” (Nguyễn, 2018, tr. 59). 
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ thể hiện tài hoa của Nguyễn Du khi 
miêu tả ngoại cảnh mà bật lên tâm cảnh. Đoạn thơ tuyệt bút dài 22 câu này có thể phân 
định tự thân theo lời của Nguyễn Du là nửa tình nửa cảnh với sự liền mạch về xúc cảm 
mà đa dạng về bút pháp ngôn ngữ thơ ca. Tình rõ rệt nhất là đoạn độc thoại nội tâm 
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Có khi gốc tử đã vừa người ôm” với giọng nổi 
bật là giọng kể. Kiều kể nỗi nhớ mong của nàng, những chỗ xót xa nhất của lòng nàng, 
với kiểu câu trần thuật, nghi vấn, ngoại trừ từ bơ vơ trực tiếp bộc lộ cảm nhận của Kiều 
về hoàn cảnh thực tại, Nguyễn Du thiên về sử dụng kiểu ngôn ngữ khái niệm dày đặc 
những điển cố cùng từ Hán Việt: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,/ Tin sương 
luống những rày trông mai chờ./ Sân Lai cách mấy nắng mưa,/ Có khi gốc tử đã vừa 
người ôm” (Nguyễn, 2018, tr. 59). Hiệu quả của phương thức này là giàu sức ám gợi mà 
tinh giản, hàm súc, tránh được sa vào kể lể dài dòng. Giản lược về thuật sự để thấm đẫm 
trữ tình ở những từ thuần Việt luống những, ngày trông mai chờ, cách mấy nắng mưa 
Cảnh là đoạn sau và Nguyễn Du chuyển sang bút pháp miêu tả, không gian xa gần hiện 
ra trong đôi mắt nhìn của nàng Kiều. Nhưng là tả cảnh ngụ tình, nhìn qua nỗi buồn, 
nhuốm đẫm màu sắc tâm trạng. Trong nguyên tác Kiều ở lầu Ngưng Bích ở hồi 8 
“Vương hiếu nữ cam lòng dao sắc – Mã tú bà kế gạt hồng nhan”, cảnh được Thanh 
Tâm Tài Nhân miêu tả là ngoại cảnh bốn hướng đông tây nam bắc: “Đông nhìn biển 
xanh, một dòng nước sâu trong chén nhỏ; bắc ngóng kinh kỳ, trong mây cửa đế thành 
chạm hai con phượng; nam nhìn Kim Lăng, rồng cuộn hổ ngồi dưỡng chân nhân; tây 
nhìn Kì Sơn, kiêm gia bạch lộ nhớ mĩ nhân”. Cái nhìn ít nhiều mang tính luận bàn thế sự 
mông lung, mang dấu ấn của tác giả hơn là tâm tư của người con gái sa vào luân lạc. 
Sau đó là nỗi nhớ về cha mẹ, nhớ cảnh cùng chàng Kim thề nguyền được ghi lại trong 
hai câu, rồi Kiều viết Thập bất hài ghi lại nỗi buồn. Nguyễn Du đã giản lược những chi 
tiết cụ thể trong truyện, giữ lại cái cốt lõi mà rộng mở về hướng tâm tình. Cảnh không 
còn được miêu tả theo bút pháp tả thực mà trở nên bát ngát trong ấn tượng với những 
đại từ không xác định “Bốn bề bát ngát xa trông,/ Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” 
(Nguyễn, 2018, tr. 58) Từ chỗ kể trực tiếp nàng Kiều nhớ, đã có sự chuyển dịch sang 
Kiều nghĩ đến người thân đang mòn mỏi ngóng trông mình, qua đó sự đa tình đa mang 
của nàng được thể hiện rõ nét hơn, tấm lòng hướng vọng của nàng cũng đau đáu hơn. 
Cái tình nhuộm màu cho ngoại cảnh biến thành tâm cảnh. Ngọn nước mới sa là nguyên 
tác, nhưng “Hoa trôi man mác biết là về đâu” là bút hoa cụ Nguyễn thêm vào. Nội cỏ là 
nguyên tác, nhưng rầu rầu cùng với “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” là được 
nhìn qua tâm trạng nàng Kiều của Nguyễn Du. Tiếng sóng quanh ghế ngồi cũng là 
nguyên tác, nhưng thêm ầm ầm câu thơ lại trở nên ba động. Kết cấu Buồn trông lặp đi 
lặp lại mở đầu mỗi cặp câu lục bát, gọi tên không gian, hạn định thời gian, hệ thống từ 
láy dày đặc, đặc biệt là dạng láy hoàn toàn xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm 
ầm không hoặc ít biến đổi về âm điệu tạo ấn tượng về sự bất biến, cũng không gian 
ấy ngày này sang ngày khác, từ sớm đến khuya, mòn mỏi u buồn, cái tâm, cái tình 
đượm màu trong cảnh vật. Nội cỏ đã được sắc thái hóa và cả tâm trạng hóa mà trở nên 
rầu rầu, dạng láy xanh xanh nhạt hóa màu xanh. Đâu rồi sắc cỏ xanh dợn chân trời đầy 
sức xuân của ngày nào, để giờ chỉ còn một sắc xanh đơn điệu nhạt nhòa mơ hồ không 
Nguyễn Thị Nguyệt Trinh 
110 
phân biệt chân mây mặt đất? Có thể nói đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích thể hiện tuyệt bút 
của Nguyễn Du, không chỉ ở sự chuyển dịch của bút pháp thể loại, mà còn phổ vào 
những cung bậc sắc thái cảm xúc tinh tế của một đại thi hào. 
Nguyễn Du cũng lại chọn sắc xanh xanh làm nền cho không gian ly biệt giữa 
chàng Thúc và nàng Kiều: “Sông Tần một dải xanh xanh,/ Loi thoi bờ liễu mấy cành 
Dương Quan” (Nguyễn, 2018, tr. 81). Ngoài những địa danh, điển tích bản thân đã gợi 
lên không khí biệt ly, thì những từ láy xanh xanh, loi thoi càng giúp câu thơ thêm giá trị 
biểu cảm với sắc xanh đạm mạc như một bức tranh thủy mặc đẹp và đượm buồn. 
Những từ láy, từ ghép sắc thái hóa tô đậm dự cảm những trắc trở đang chờ trên 
bước đường luân lạc của người con gái: “Nàng thì cõi khách xa xăm,/ Bạc phau cầu giá, 
đen rầm ngàn mây./ Vi lô san sát hơi may,/ Một trời thu để riêng ai một người” 
(Nguyễn, 2018, tr. 52). Một từ xa xăm khiến cho sự xa thêm vời vợi, bạc phau, đen rầm 
vừa đối lập vừa tương hỗ nhấn mạnh nỗi lạnh lẽo, tối tăm trong cảm nhận của nàng 
Kiều. Từ bạc phau, đen rầm của không gian vũ trụ, sau này nàng sẽ vấp phải nỗi đen 
nỗi bạc của cuộc sống nhân sinh, từ một Sở Khanh “Bạc tình nổi tiếng lầu xanh” đến 
một Bạc Hạnh bạc từ tên đến tính “Bạc đem mặt bạc kiếm đường cho xa”, và một từ 
ghép phân nghĩa đen sì khắc họa đặc trưng mẫu người thiết diện vô tư đại diện cho thể 
chế xã hội, gia tăng sự lạnh lùng đến vô cảm: “Trông lên mặt sắt đen sì” (Nguyễn, 
2018, tr. 77). 
Sắc thái hóa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện mạnh mẽ ở hệ thống từ 
láy tượng hình, tượng thanh giàu tính gợi hình gợi cảm. Ngôn ngữ thơ ca khái niệm 
thường chỉ gọi tên sự vật cùng hành động mà ít khi miêu tả một cách chi tiết, trong khi 
thơ ca Việt Nam thường hướng đến tìm ra những từ láy gợi tả hình ảnh, âm thanh sao 
cho chính xác, tinh tế nhất hành động, trạng thái của sự vật. Với tính chất mô phỏng, gợi 
tả, từ láy tượng hình tượng thanh trong ý nghĩa nguyên thủy là sự tái hiện thế giới một 
cách cụ thể, trực tiếp nhất. Thử viết lại câu thơ trong Truyện Kiều theo ngôn ngữ thơ ca 
khái niệm, ta chỉ cần: “Hải đường lả ngọn đông lân,/ Giọt sương gieo nặng cành xuân” 
là đủ. Thế nhưng Nguyễn Du gieo tiếp một từ la đà không chỉ diễn tả sức nặng trĩu 
xuống dao động của nhành hoa mà còn là tâm tư đang trĩu nặng nhớ nhung tương tư của 
tâm hồn người con gái. Từ láy tượng hình tượng thanh trong Truyện Kiều đa phần 
không chỉ diễn tả đắc địa tính chất, trạng thái của sự vật sự việc mà còn gợi tả tâm trạng, 
tăng thêm và hòa quyện màu sắc trữ tình vào một thiên kể chuyện mà từ ngữ dường như 
đều muốn động đậy xôn xao. Bằng một phép thế tương tự: 
Dưới cầu nước chảy 
bên cầu tơ liễu bóng chiều 
buông rủ 
Dường như ta vừa có một bài haiku cho một bức tranh thiên nhiên chiều xuân 
với bút pháp gợi tả, đơn sơ và rất ít nét, vũ trụ trong sự tồn tại đẹp tự nó. Trả lại những 
từ trong veo, thướt tha bức tranh bỗng xao động sóng tình, nào là trong veo của dòng 
nước hay mắt nhìn nhau hay mối tình đầu, nào là thướt tha của tơ liễu bóng chiều hay 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
111 
bóng ai kia soi vào đáy mắt? Bức tranh ngoại cảnh khách quan đã được phổ vào những 
rung động của tâm cảnh chủ quan. 
Này là bức tranh thu thuộc loại đẹp nhất cổ kim dưới đôi mắt nhìn của chàng 
Kim: Đáy nước in trời - Thành xây khói biếc - Non phơi bóng vàng. Ở đây có sự tài hoa 
của Nguyễn Du khi sử dụng ngôn từ thơ ca theo kiểu khái niệm ở câu bát, cộng thêm 
nghệ thuật xây dựng không gian qua thủ pháp đối lập tạo ấn tượng thị giác không gian 
vũ trụ đa chiều soi chiếu lẫn nhau, cùng với những sắc màu huy hoàng lộng lẫy mang 
ánh sáng. Thế nhưng, sẽ thiếu đi sự động đậy cho bức tranh nếu không điểm nhãn vào 
một từ láy long lanh được đảo lên đặt ở vị trí đắc địa ngay đầu câu, như một viên ngọc 
trong suốt, phát sáng và soi chiếu, chẳng những thổi linh cảm vào thiên nhiên mà còn 
cho thấy được nỗi lòng si tình của chàng trai đang mơ tưởng tới người trong lòng: 
“Long lanh đáy nước in trời,/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” (Nguyễn, 2018, 
tr. 86). 
Để tái hiện cảm giác chân thật của chàng Kim khi nghe Kiều đàn, Nguyễn Du 
phổ vào một từ láy tượng thanh: “Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,/ Tiếng mau sầm 
sập như trời đổ mưa” (Nguyễn, 2018, tr. 30). Cũng là tiếng đàn ấy, nhưng sau mười lăm 
năm đã không còn u buồn nữa, Nguyễn Du sử dụng một loạt các từ láy: dìu dặt, đầm 
ấm, êm ái So với những câu thơ gốc trong bài Cẩm sắt của Lý Thương Ẩn: “Trang 
Chu hiểu mộng mê hồ điệp/ Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên” với từ ngữ có ý nghĩa 
trung tính, thì đoạn thơ của Nguyễn Du đem lại một sắc thái cụ thể hơn cho cung đàn 
đoàn viên của nàng Kiều. 
Cùng là tiếng sóng, nhưng tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi đầy ba động 
khi Kiều ở lầu Ngưng Bích đã trở nên dữ dội đùng đùng khi ở sông Tiền Đường như lời 
cáo chung cho kiếp đoạn trường mười lăm năm: “Triều đâu nổi sóng đùng đùng,/ Hỏi 
ra mới biết là sông Tiền Đường” (Nguyễn, 2018, tr. 135). 
Tài hoa Nguyễn Du còn ở chỗ, trong Truyện Kiều ông sử dụng những từ mà 
chúng tôi tạm gọi là: “có sắc thái nước đôi” để miêu tả cảnh vật. Cái gọi là nước đôi 
này, là những từ này vừa có thể dùng miêu tả cảnh, vừa có thể dùng miêu tả tâm trạng, 
vậy nên khi tả cảnh cũng ngầm ẩn tả tình ở bên trong. Nội cỏ rầu rầu là nội cỏ mang 
nặng nỗi buồn trông của nàng Kiều. Cũng tương tự là trường hợp nao nao trong “Nao 
nao dòng nước uốn quanh,/ Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” (Nguyễn, 2018, 
tr. 8). Từ điển từ láy tiếng Việt giải thích nao nao: “(Dòng nước nhỏ) chảy hơi mạnh, 
mặt nước gợn sóng, nhẹ hướng chảy về một miền xa”, mà nao nao cũng là: “Hơi xao 
xuyến trong lòng, với những xúc động nhẹ và kéo dài. Lòng nao nao nghĩ ngợi. Tiếng 
hát nao nao lòng người” (Hoàng, 2003, tr. 312). Vậy là, tả cảnh cũng đúng mà tả tình 
cũng không sai, bức tranh du xuân từ đầu đến cuối là những rung động tế vi của thiên 
nhiên và của lòng người như một khúc nhạc dạo đầu cho bản tình ca Kim-Kiều đang sắp 
sửa. 
Với sự tinh tế quan sát của “đôi mắt nhìn thấu sáu cõi”, sự nhạy cảm của “tâm 
hồn nghĩ suốt nghìn đời”, Nguyễn Du đã để lại dấu ấn riêng biệt của mình trong Truyện 
Kiều qua việc sử dụng ngôn ngữ thơ ca được sắc thái hóa một cách chuẩn xác, tài hoa. 
Nguyễn Thị Nguyệt Trinh 
112 
Trong nhiều trường hợp của thơ ca trung đại, khi sáng tác thơ bằng chữ Hán, các 
nhà thơ Việt Nam vẫn tuân thủ những đặc trưng của ngôn ngữ khái niệm: sử dụng từ 
trung tính, hạn chế những từ tu sức. Chẳng hạn trong Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần 
Côn sử dụng có biến đổi hai câu thơ gốc của Lý Bạch: “Cổ bề thanh động Tràng Thành 
nguyệt/ Phong hỏa ảnh chiếu Cam Tuyền vân”, nhưng vẫn là ngôn ngữ khái niệm bằng 
cách sử dụng từ trung tính: động, chiếu. Đến bản dịch thơ, nghĩa là đã Việt ngữ hóa, đặc 
trưng ngôn ngữ thơ tiếng Việt xuất hiện, và được coi là cặp câu thơ giàu thi ảnh và tài 
hoa hàng đầu xưa nay bất chấp nguồn gốc của nó: “Trống Tràng Thành lung lay bóng 
nguyệt/ Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”. Sự thay đổi cốt yếu, làm nên tính sinh động 
và gợi cảm cho câu thơ chính là nằm ở cặp từ láy sắc thái hóa lung lay, mờ mịt thay cho 
động, chiếu, tô đậm ấn tượng khi đây đều là những từ láy tượng hình, khiến người đọc 
như cảm nhận được trạng thái dao động của vầng trăng cũng như sự dày đặc của khói 
mây, ấn tượng về cuộc chiến tranh càng rõ rệt. Hơn nữa, bản thân từ lung lay lại vừa có 
giá trị tác động: A lung lay B, lại vừa chỉ trạng thái, hình ảnh: B lung lay. Trường hợp 
Nguyễn Du, khi sáng tác thơ chữ Hán ngôn ngữ thơ ông cũng mang những đặc điểm 
của ngôn ngữ khái niệm, mà chuyển sang Tiếng kêu mới đứt ruột ông đã đưa vào mọi 
sắc thái lung linh của tiếng Việt. 
3. KẾT LUẬN 
Trên bình diện ngôn ngữ, thơ ca tiếng Việt có những đặc sắc riêng so với các 
nước đồng văn, mà nổi bật chính là tính sắc thái đầy cảm tính và cụ thể. Truyện Kiều 
của Nguyễn Du là đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc với bản lĩnh sắc thái hóa ngôn 
ngữ của nhà thơ thiên tài. Sắc thái hóa không chỉ làm cho hình ảnh, bức tranh thơ thêm 
phần sinh động, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chuyển tải thế giới nội tâm nhân 
vật, góp phần trữ tình hóa thiên truyện “đứt ruột” này. Đây cũng là “lằn ranh” thử thách 
dịch giả chuyển ngữ kiệt tác của dân tộc Việt Nam ra tiếng nước ngoài khi người dịch 
không chỉ phải tìm ra những từ ngữ tương đồng về mặt khái niệm mà còn phải giữ lại 
được sắc thái ngôn ngữ có trong bản gốc, không chỉ giữ được ý mà còn phải bảo lưu cả 
tình, hình, nhạc, vừa vặn những từ láy, từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa trong tác phẩm 
lại hội tụ đầy đủ nhất những vẻ đẹp này. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ láy, từ 
ghép phân nghĩa sắc thái hóa có vai trò còn hơn là những từ có ý nghĩa tu sức, nếu có 
thể chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong một dịp khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đỗ, H. C. (2005). Tuyển tập Từ vựng, ngữ nghĩa (Tập 1). NXB Giáo dục. 
Hoàng, V. H. (2003). Từ điển từ láy tiếng Việt. NXB Từ điển Bách Khoa. 
Lý, B. (1937). Thái liên khúc (kỳ 1) (Đ. Tản, dịch). Ngày nay, (89), 8-20. 
Nguyễn, D. (2018). Truyện Kiều (D. A. Đào, hiệu khảo & chú giải). NXB Văn học. 
Nguyễn, H. S. (2015). So sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện từ sự chuyển đổi 
loại hình và thể loại. In trong H. S. Nguyễn, Truyện Kiều – so sánh và luận bình 
(tr. 585-586). NXB Văn học. 
Phạm, Đ. Q. (2013). Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều. NXB Thanh niên. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
113 
Phan, T. L. (Tổng Chủ biên). (2006). Ngữ văn 10 (Tập 1, 2 – Sách cơ bản). NXB Giáo 
dục. 
Trần, Đ. S. (2003). Thi pháp Truyện Kiều (Tái bản lần 1). NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfsac_thai_hoa_ngon_ngu_tho_trong_truyen_kieu_cua_nguyen_du.pdf