Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020

Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc tại

khoa Nội 3 bệnh viện Ung Bướu Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 43 bệnh nhân bướu nguyên bào thần kinh được

chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội 3 từ 6/2018 - 1/2020.

Kết quả: Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 33,58 ± 21,26 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:1. Triệu chứng lâm

sàng vẫn nổi bật là đốm trắng đồng tử và lé mắt. Đa số các bệnh nhân đến điều trị tại khoa ở giai đoạn trễ,

hầu hết đều đã được can thiệp phẫu thuật múc bỏ nhãn cầu, có thể kết hợp với điều trị tại chỗ hay không.

Trong nghiên cứu ghi nhận các trường hợp bướu nguyên bào võng mạc một bên mắt, 2 bên mắt và đặc

biệt ghi nhận một trường hợp tổn thương 3 vị trí với 2 bên mắt và ở tuyến tùng. Đồng thời ghi nhận 4

trường hợp có yếu tố liên quan di truyền và trong quá trình điều trị đã được vấn về vấn đề di truyền cho

thân nhân bệnh nhân. Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp tử vong trong khoảng thời gian theo dõi, tỷ

lệ tiến triển thấp, chủ yếu ở những bệnh nhân ở giai đoạn trễ, đồng thời cho thấy được hiệu quả cao của

hoá trị và cần thêm sự phối hợp giữa các chuyên khoa để cho kết quả điều trị tốt hơn.

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 1

Trang 1

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 2

Trang 2

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 3

Trang 3

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 4

Trang 4

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 5

Trang 5

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 6

Trang 6

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 7

Trang 7

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 8

Trang 8

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 9

Trang 9

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 5460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc ở trẻ em tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 42 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 
BỆNH LÝ BƯỚU NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC Ở TRẺ EM 
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TỪ NĂM 2018 - 2020 
NGUYỄN PHƯƠNG NGUYÊN1, NGÔ THỊ THANH THỦY2, CHU HOÀNG MINH1 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Phương Nguyên 
Email: nguyennguyen211093@gmail.com 
Ngày nhận bài: 09/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 Bác sĩ điều trị Khoa Ung bướu Nhi - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 BSCKII. Trưởng Khoa Ung bướu Nhi - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bướu nguyên bào võng mạc là bệnh lý ác tính 
của mắt hay gặp nhất ở trẻ, là 1 trong 10 loại ung 
thư trẻ em phổ biến, bệnh thường được phát hiện ở 
trẻ dưới 2 tuổi và hiếm khi được chẩn đoán với bệnh 
nhi từ 6 tuổi trở lên(22, 23, 29). Bướu nguyên bào võng 
mạc chiếm tỉ lệ khoảng 1/20000 trẻ sinh sống, tần 
suất mắc mới mỗi năm khoảng 200 - 300 ca ở Hoa 
Kì, bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 11% các loại ung thư 
phát triển trong năm đầu sau sinh nhưng chỉ chiếm 
khoảng 2 - 3% toàn bộ các loại ung thư ở trẻ dưới 
15 tuổi(4, 22, 23). Các nhà nghiên cứu ở Trung và Nam 
Mỹ, Trung Đông và Ấn Độ cho rằng tỉ lệ có thể lớn 
hơn ở những vùng này(4, 29). 
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có số liệu thống kê 
đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh hàng năm của bệnh lý này. 
Theo giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, tỷ lệ các loại ung 
thư trẻ em tại TP. HCM trong giai đoạn 1995 - 1997 
thì bướu nguyên bào võng mạc xếp thứ 4 trong các 
loại ung thư thường gặp, đứng sau các bệnh lý bạch 
cầu cấp, các khối u não và bệnh lý lymphoma(32). 
Ngoài ra, Theo Nghiên cứu dịch tễ học một số bệnh 
ung thư phổ biến ở trẻ em tại một số vùng địa lý 
2001 - 2004, bướu nguyên bào võng mạc gặp 12 ca 
(5,6%) ở Hà nội, 5 ca (6,4%) ở Hải phòng, 2 ca 
(3,6%) ở Thái Nguyên, 1 ca (1,3%) ở Thừa Thiên 
Huế và không gặp ca nào ở Cần thơ(1). Theo một ghi 
nhận mới đây, mỗi năm tại BV mắt tiếp nhận điều trị 
khoảng 60 - 70 ca bệnh mới mắc bướu nguyên bào 
võng mạc, phần lớn đều ở giai đoạn rất muộn, và số 
lượng bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng(2). 
Bệnh có thể xuất hiện ở một mắt, hay cả 2 mắt, 
với một hoặc nhiều khối u, và bệnh thường có yếu tố 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc tại 
khoa Nội 3 bệnh viện Ung Bướu Hồ Chí Minh từ năm 2018 - 2020. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 43 bệnh nhân bướu nguyên bào thần kinh được 
chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội 3 từ 6/2018 - 1/2020. 
Kết quả: Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 33,58 ± 21,26 tháng. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:1. Triệu chứng lâm 
sàng vẫn nổi bật là đốm trắng đồng tử và lé mắt. Đa số các bệnh nhân đến điều trị tại khoa ở giai đoạn trễ, 
hầu hết đều đã được can thiệp phẫu thuật múc bỏ nhãn cầu, có thể kết hợp với điều trị tại chỗ hay không. 
Trong nghiên cứu ghi nhận các trường hợp bướu nguyên bào võng mạc một bên mắt, 2 bên mắt và đặc 
biệt ghi nhận một trường hợp tổn thương 3 vị trí với 2 bên mắt và ở tuyến tùng. Đồng thời ghi nhận 4 
trường hợp có yếu tố liên quan di truyền và trong quá trình điều trị đã được vấn về vấn đề di truyền cho 
thân nhân bệnh nhân. Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp tử vong trong khoảng thời gian theo dõi, tỷ 
lệ tiến triển thấp, chủ yếu ở những bệnh nhân ở giai đoạn trễ, đồng thời cho thấy được hiệu quả cao của 
hoá trị và cần thêm sự phối hợp giữa các chuyên khoa để cho kết quả điều trị tốt hơn. 
Từ khoá: Bướu nguyên bào võng mạc, đặc điểm lâm sàng, điều trị. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 43 
liên quan đến di truyền, tuy nhiên nếu chỉ có 1 khối u 
duy nhất tồn tại thì khả năng liên qua đến di truyền 
thấp hơn(29). Trước đây, khoét bỏ nhãn cầu là 
phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất. Tuy 
nhiên trong những thập niên qua, điều trị bướu 
nguyên bào võng mạc đã phát triển nhiều kỹ thuật 
mới như: xạ trị ngoài (1920s), liệu pháp quang hóa 
trị (1950s), sau đó có kỹ thuật quang đông 
(1970s)(41). Tuy nhiên phải thế kỉ 20 người ta mới 
phổ biến điều trị hoá chất cho tất cả các giai đoạn 
nhằm bảo tồn mắt và thị lực và/hoặc giúp co nhỏ 
khối u tạo điều kiện cho phẫu thuật. Tỷ lệ sống thêm 
5 năm toàn bộ của trẻ em bướu nguyên bào võng 
mạc ở Mỹ là 95%(11). 
Ở Việt Nam hiện nay, do bướu nguyên bào 
võng mạc các triệu chứng khó nhận biết sớm, và sự 
hiểu biết của người dân cũng như hệ thống y tế cấp 
cơ sở còn nhiều hạn chế, đa phần chỉ phát hiện khi 
khối u đã vượt ra ngoài nên đa số trường hợp bệnh 
nhi nhập viện trong tình trạng trễ, khiến cho việc điều 
trị gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, việc thăm 
khám và chẩn đoán và phối hợp giữa các tuyến, các 
chuyên khoa còn nhiều trở ngại, các biện pháp bảo 
tồn mắt chưa phát triển ở nước ta. Bên cạnh đó, ở 
nước ta hiện chưa có nhiều các công trình nghiên 
cứu về bướu nguyên bào võng mạc, do đó việc 
nghiên cứu xác định tình hình bệnh lý này lại đặc 
biệt có ý nghĩa trong việc đề ra các biện pháp nhằm 
cải thiện hơn tỷ lệ sống, cũng như nâng cao khả 
năng bảo tồn thị lực của bệnh nhân. Việc nắm rõ 
được đặc điểm lâm sàng, cũng như kết quả điều trị 
trong thời gian qua ở các đơn vị điều trị ung thư đối 
với bệnh lý này là cần thiết, góp phần cung cấp thêm 
nhiều thông tin hữu ích nhằm mục đích nâng cao kết 
quả điều trị, cải thiện tiên lượng cho các bệnh nhân. 
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại Bệnh 
viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh không ngoài 
những mục tiêu kể trên. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
Mục tiêu tổng quát 1: Xác định một số đặc điểm 
lâm sàng của bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc 
tại Khoa Nội 3 Bệnh viện Ung bướu TP. HCM từ 
6/2018 - 1/2020. 
Mục tiêu tổng quát 2: Xác định kết quả điều trị 
của bệnh lý bướu nguyên bào võng mạc tại khoa nội 
3 Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 6/2018 - 1/2020. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Thiết kế mô tả cắt  ... hóm D và 
E, đồng thời, tỷ lệ liên quan đến di truyền cũng 
chiếm thiểu số, chỉ đạt 10% trong tổng số bệnh nhân 
theo dõi, và chỉ có một trường hợp di truyền qua 
nhiều thế hệ, điều này phần nào gợi ý đến tính chất 
di truyền trên tế bào thân thể nhiều hơn từ đột biến 
từ trong bụng mẹ hay không, điều này vẫn cần thêm 
nhiều thời gian và nhiều công trình hơn nữa để trả 
lời cho câu hỏi này. 
Đặc điểm điều trị của bệnh lý u nguyên bào võng 
mạc tại Khoa Nội 3 BV Ung Bướu 
Như đã đề cập ở trên, do đặc điểm chẩn đoán 
và điều trị thường đi sau so với các bệnh viện khác 
nên việc điều trị chỉ ra ở nghiên cứu này có nhiều 
nét đặc thù riêng. 
Với tỷ lệ bệnh nhân chưa điều trị gì đến với 
khoa thấp, chỉ có 2 trường hợp chưa điều trị gì 
(4,6%) trên tổng số bệnh nhân được khảo sát. Còn 
lại, hầu như đa số các trường hợp đều đã được can 
thiệp tại chỗ hoặc múc bỏ nhãn cầu rồi, do đó toàn 
bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều được thông qua 
hóa trị theo phác đồ VEC, đồng thời có sự phối hợp 
thêm với bệnh viện Mắt trong việc tái khám theo dõi 
tình trạng đáp ứng, cũng như tiếp tục điều trị bảo tồn 
thị lực cho các bệnh nhân trong trường hợp bướu 
nguyên bào võng mạc 2 bên mắt mà vẫn còn khả 
năng giữ được thị lực. Điều này thể hiện sự nỗ lực 
của tất cả các chuyên khoa trong việc điều trị cho 
bệnh nhân. 
Nói về tỷ lệ đáp ứng đối với điều trị, thông qua 
các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, ta thấy 
được tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn sau 3 chu kì so với khi 
hoàn thành toàn bộ phác đồ có sự thay đổi tương 
quan tương đối rõ nét. Theo đó tỷ lệ đáp ứng hoàn 
toàn sau 3 chu kì là 18,75%, còn tỷ lệ đáp ứng hoàn 
toàn sau khi hoàn thành toàn bộ phác đồ đạt được 
63,33%. Qua đó cho thấy được hiệu quả khả quan 
của quá trình điều trị, cũng như hứa hẹn sẽ đem lại 
kết quả cuối cùng thuận lợi hơn, nếu bệnh nhân tuân 
thủ điều trị và sự phát triển hơn trong việc chẩn đoán 
sớm, cải tiến kĩ thuật điều trị cũng như sự tăng 
cường phối hợp giữa các chuyên khoa với nhau. 
Một điểm sáng là tỷ lệ tử vong bằng 0 và tỷ lệ 
tái phát rất thấp, đây là tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, 
do thời gian nghiên cứu ngắn, hạn chế về kĩ thuật 
nghiên cứu, thời gian theo dõi trung bình chỉ đạt 
khoảng 9 tháng nên các bệnh nhân này vẫn cần 
được theo dõi sát để đưa ra kết luận cuối cùng về tỷ 
lệ sống còn toàn bộ ở 1 nghiên cứu khác sau này. 
Tính mới, tính ứng dụng của nghiên cứu 
Như đã đề cập ở trên, nghiên cứu được thực 
hiện phần nào giúp cung cấp cho chúng ta một cái 
nhìn tổng quan về bệnh lý u nguyên bào võng mạc ở 
BV Ung Bướu nói riêng và các cơ sở điều trị ung thư 
khác nói chung. 
Khác với các nghiên cứu được thực hiện ở các 
trung tâm nhãn khoa, các bệnh nhân ở nghiên cứu 
này có độ tuổi phát hiện trễ hơn, vì lí do khách quan 
là khi bệnh nhân có triệu chứng thì đa phần đều đến 
khám ở các bệnh viện nhãn khoa, cũng chính vì điều 
đó, hầu như tất cả mọi bệnh nhân đều đã được tiếp 
nhận điều trị với một biện pháp đặc hiệu trước đó. 
Với đặc điểm như vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp 
điều trị thật chặt chẽ giữa BV Ung bướu với các 
trung tâm điều trị nhãn khoa để có thể quản lí và 
điều trị tốt bệnh lý này. Đồng thời, với kết quả điều trị 
ban đầu, có thể thấy được hóa trị đóng một vai trò 
quan trọng trong việc điều trị, song song với việc kết 
hợp với các phương pháp điều trị tại chỗ để tăng 
khả năng bảo tồn thị lực và giảm được tình trạng tái 
phát đến mức thấp nhất. 
Hạn chế của nghiên cứu 
Tuy kết quả của nghiên cứu đã phần nào giải 
quyết được những mục tiêu đã đặt ra, nhưng vẫn 
tồn tại nhiều hạn chế. 
Thứ nhất, việc nghiên cứu dựa trên hồ sơ bệnh 
án là chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác 
của việc ghi nhận bệnh án ban đầu, cũng như dễ 
dàng bỏ mất nhiều mẫu vì việc thất lạc hồ sơ. 
Thứ hai, thời gian nghiên cứu quá ngắn, nhiều 
trường hợp vẫn chưa hoàn thành đủ thời gian theo 
dõi, thậm chí chưa hoàn thành cả phác đồ điều trị, từ 
đó làm hạn chế việc khảo sát những yếu tố quan 
trọng như sống còn toàn bộ trong việc điều trị. 
Thêm vào đó, vì sự phối hợp chưa được chặt 
chẽ lắm giữa bệnh viện Ung Bướu và bệnh viện Mắt 
TP. HCM làm cho việc cung cấp thông tin ban đầu 
cũng như quá trình theo dõi bị gián đoạn, dẫn đến 
việc mất mẫu khảo sát. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 50 
KẾT LUẬN 
Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 33,58 ± 21,26 
tháng. 
Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:1. 
Triệu chứng lâm sàng vẫn nổi bật là đốm trắng 
đồng tử và lé mắt. 
Đa số các bệnh nhân đến điều trị tại khoa ở giai 
đoạn trễ, hầu hết đều đã được can thiệp phẫu thuật 
múc bỏ nhãn cầu, có thể kết hợp với điều trị tại chỗ 
hay không. 
Trong nghiên cứu ghi nhận các trường hợp 
bướu nguyên bào võng mạc một bên mắt, 2 bên mắt 
và đặc biệt ghi nhận một trường hợp tổn thương 3 vị 
trí với 2 bên mắt và ở tuyến tùng. Đồng thời ghi 
nhận 4 trường hợp có yếu tố liên quan di truyền và 
trong quá trình điều trị đã được vấn về vấn đề di 
truyền cho thân nhân bệnh nhân. 
Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp tử vong 
trong khoảng thời gian theo dõi, tỷ lệ tiến triển thấp, 
chủ yếu ở những bệnh nhân ở giai đoạn trễ, đồng 
thời cho thấy được hiệu quả của việc phối hợp giữa 
các chuyên khoa sẽ góp phần tăng khả năng sống 
cho bệnh nhân. 
Thời gian nghiên cứu ngắn, tuy nhiên mẫu 
nghiên cứu vẫn được tiếp tục theo dõi để phục vụ 
cho các nghiên cứu sau này về sống còn toàn bộ và 
sống còn không bệnh của các bệnh nhân mắc bệnh 
lý bướu nguyên bào võng mạc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. PhạmViệt Hương. Kết quả điều trị u nguyên bào 
võng mạc trẻ em tại bệnh viện k từ 6/2005 đếN 
6/2007. 2007:trang 1-3. 
2. Linh T, KTNN PG, khỏe TtTt-Gds. Ung thư 
nguyên bào võng mạc mắt – Biết sớm, tỉ lệ bảo 
tồn nhãn cầu cao 2017. Available from: 
thu-nguyen-bao-vong-mac-mat---biet-som-ti-
3750/. 
3. DIỆU PĐ. Giải phẫu Đầu Mặt Cổ 2012 
4. GIANG đh. nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng và kết quả điều trị u nguyên bào võng mạc 
tại bệnh viện k. 2013: trang 3 - 6. 
5. Cường vt. sinh lý học các cơ quan cảm giác. 
2011:trang 1-3 
6. P.V.Q. Dịch tễ học- Chẩn đoán- Điều trị Bướu 
Nguyên Bào Võng Mạc. 2003. 
7. ANH DH. Phương pháp phục hồi thị lực mới cho 
người mù. 2016. 
8. Nguyễn Ngân Hà PTV, Phạm Thị Minh Châu1 , 
Phạm Hồng Vân , Hoàng Anh Tuấn , Vũ Thị Bích 
Thủy , Nguyễn Xuân Tịnh , Nguyễn Thị Thu Hiền 
, Hà Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Chung. Dịch tễ 
học lâm sàng u nguyên bào võng mạc ở miền 
bắc việt nam (2004 - 2013). 2013. 
9. Thanh NHV. Chẩn đoán và điều trị Bướu nguyên 
bào võng mạc. luận văn bác sĩ nội trú 2005:trang 
57-60. 
10. Chung NN. Nghiên cứu đột biến gen rb1 và mối 
lien quan đến đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân 
u nguyên bào võng mạc. 2019. 
Tiếng Anh 
11. (ASCO) ASoCO. Retinoblastoma - Childhood 
Guide 10/2018. Available from: 
https://www.cancer.net/cancer-
types/retinoblastoma-childhood/statistics. 
12. Ries LAG SM, Gurney JG, Linet M, Tamra T, 
Young JL, Bunin GR (eds). Cancer Incidence 
and Survival among Children and Adolescents: 
United States SEER Program 1975-1995, 
National Cancer Institute, SEER Program. 
Bethesda, MD, 1999: p.73. 
13. Steliarova-Foucher E, Colombet M, Ries LAG, 
Moreno F, Dolya A, Bray F, et al. International 
incidence of childhood cancer, 2001-10: a 
population-based registry study. The Lancet 
Oncology. 2017; 18(6):719 - 31. 
14. Goddard AG, Kingston JE, Hungerford JL. Delay 
in diagnosis of retinoblastoma: risk factors and 
treatment outcome. The British journal of 
ophthalmology. 1999; 83(12):1320 - 3. 
15. LJ B. Delayed diagnosis of the retinoblastoma: 
analysis of degree, cause, and potential 
consequences. pediatrics. 2002:199. 
16. Sivakumaran TA G. Parental age in Indian 
patients with sporadic hereditary retinoblastoma. 
Ophthalmic Epidemiol 2000: 7: p. 285- 91. 
17. Yip BH PY. Czene K Parental age and risk of 
childhood cancers: a population-based cohort 
study from Sweden. Int J Epidemiol, 2006:35: p. 
1495-503. 
18. Bunin GR MA, Emanuel BS, Bucly JD, Woods 
WG, and H. GD. Pre- and post-conception 
factors associated with heritable and non-
heritable retinoblastoma. . Cancer Res 1989:49: 
p. 5730-5. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 51 
19. Palazzi MA YJ, Cardinalli IA, Stangehaus GP, 
Brandalise and F.S. SR, Sobrinho JSP, Villa LL. 
Detection of oncogenic human papillomavirus in 
sporadic retinoblastoma. Acta Ophthalmol Scand 
2003: 81: p. 396 - 8. 
20. Ponce-Castneda MV T-LJ, Burgueno-Ferreira, et 
al. Molecular evidence implicating HPV 
involvement in human retinoblastoma 
pathogenesis. Proceedings of ISGEDR, 2008. 
21. Gillison ML CR, Goshu E, Rushlow D, Chen N, 
Banister and C.K. C, Gallie BL. Human 
retinoblastoma is not caused by known pRb-
inactivating human DNA tumor viruses. Int J 
Cancer 2007: 120: p. 1482-90. 
22. Siegel RL, Miller KD. Cancer statistics, 2019. 
2019; 69(1):7-34. 
23. Cohen P, Friedrich P, Lam C, Jeha S, Metzger 
ML, Qaddoumi I, et al. Global Access to 
Essential Medicines for Childhood Cancer: A 
Cross-Sectional Survey. Journal of global 
oncology. 2018; 4: 1 - 11. 
24. Patricia Chévez-Barrios RCEaEFMHfaapf, eds. 
Histopathologic features and prognostic factors. 
2007, Elservier: ed. 1. Vol. 
25. Moll AC IS, Cruysberg JR, Shouten-Van 
Meeteren and B.M. AY, Van Leeuwen FE. 
Incidence of retinoblastoma in children born after 
in-vitro fertilization. n. Lancet 2003: 361: p. 09-
10. 
26. 26. SHIELDS JASaCL, ed. Clinical Overview: 
Retinoblastoma. Vol. 1. 2003, Marcel Dekker: 
Inc. 19 - 32. 
27. Du W PJ. Retinoblastoma family genes. 2006: 
Oncogene, 25, 5190 - 200. 
28. Chantada GL, Dunkel IJ, Qaddoumi I, Antoneli 
CB, Totah A, Canturk S, et al. Familial 
retinoblastoma in developing countries. Pediatric 
blood & cancer. 2009; 53(3): 338 - 42. 
29. Fish PLJMLJD, editor. Lanzkowsky's Manual of 
Pediatric Hematology and Oncology. 6th Edition 
ed2016. 
30. A. Linn Murphree ADS, ed. Heritable 
retinoblastoma: the RB1 cancer predisposition 
syndrome. Vol. 1. 2007: 428. 
31. Orjuela GRBeM, ed. Geographic and 
enviromental factors. ed. Geographic and 
enviromental factors. Vol. 1. 2007, Elsevier: 410. 
32. Nguyen QM, Nguyen HC, Kramárová E, Parkin 
DM. Incidence of childhood cancer in Ho Chi 
Minh City, Vietnam, 1995-97. Paediatric and 
perinatal epidemiology. 2000;14(3): 240 - 7. 
33. Chuah C T LMCC, Seah L L, Ling Y, Chee S P. 
Pseudoretinoblastoma in enucleated eyes of 
Asian patients. Singapore Med J 2006: 47 (7): 
p. 617. 
34. Aubin Balmer FM. Differential diagnosis of 
leukocoria and strabismus, fi rst presenting signs 
of retinoblastoma. Clinical Ophthalmology, 2007: 
1(4): p. 431 - 9. 
35. Carol L. Shields M, and Jerry A. Shields, MD. 
Diagnosis and Management of Retinoblastoma. 
Cancer Control, 2004: 11(5). 
36. Chantada GL, Sampor C, Bosaleh A, Solernou 
V, Fandiño A, de Dávila MT. Comparison of 
staging systems for extraocular retinoblastoma: 
analysis of 533 patients. JAMA ophthalmology. 
2013; 131(9): 1127 - 34. 
37. Orjuela MA TL, Liu X, Ramirez-Ortiz M, Ponce-, 
L.E. Castaneda V, Molina E, Beaverson K,, 
Abramson aMND. Fruit and vegetable intake 
during pregnancy and risk for development of 
sporadic retinoblastoma. Cancer Epidemiol 
Biomarkers Prev 2005: 14 p. 1433 - 40. 
38. Wilson MW R-GC, Haik BG et. Multiagent 
chemotherapy as neoadjuvant treatment for 
multifocal intraocular retinoblastoma. 
Ophthalmology 2001:108 p. 2106 - 14. 
39. L. L. Diode laser thermotherapy and 
chemothermotherapy in the treatment of 
retinoblastoma. J Fr Ophtalmol. Feb; 2003: 
26(2): p. 154 - 9. 
40. Merchant TE GC, Wilson MW et al. Episcleral 
plaque brachytherapy for retinoblastoma. Pediatr 
Blood Cancer 2004: 43: p. 134 - 9. 
41. Grossniklaus HE. Retinoblastoma. Fifty years of 
progress. The LXXI Edward Jackson Memorial 
Lecture. American journal of ophthalmology. 
2014; 158 (5): 875 - 91. 
42. M. Garcés-Pérez MH-C, P. Hernández-Martínez, 
H. Barranco-González, A. Cisneros-Lanuza. 
NEURON-SPECIFIC ENOLASE: TUMOR 
MARKER IN RETINOBLASTOMA? Department 
of Ophthalmology, University and Polytechnic 
Hospital La Fe, Spain 2014. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2) 
52 
ABSTRACT 
Clinical features and results of retinoblastoma tumor treatment at Ho Chi Minh City Oncology Hospital 
from 2018 - 2020. 
Purpose: Determine the clinical characteristics of retinoblastoma patients and Identify the treatment results 
of retinoblastoma tumor in Department of Internal Medicine 3, Ho Chi Minh City's Oncology Hospital 
Materials and methodes: A retrospective research with 43 retinoblastoma patients treated at Department 
of Internal Medicine 3, Ho Chi Minh City Oncology Hospital from 6/2018 to 1/2020. 
Result: The average age of infection is 33.58 ± 21.26 months. Male/Female ratio is 1: 1. Clinical symptoms 
are still prominent as white pupil spots and strabismus. The majority of patients who come to the department for 
treatment at a later stage, most of whom have had surgery to remove the eyeball, can be combined with topical 
treatment or not. In the study, we recorded cases of single, bilateral, and unilateral retinoblastoma tumors and a 
special case of 3 location lesions with 2 eyes and pineal gland. Also recorded 4 cases with genetic factors and 
during the treatment were genetic problems for relatives of patients. The study did not record deaths during the 
follow-up period, the rate of progression was low, mainly in patients with late stage, and showed the 
effectiveness of chemotherapy and the coordination between specialists, which would contribute to the 
increase in the ability of the patient to live. 
Keywords: Retinoblastoma, clinical characteristics, treatment. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_benh_ly_buou_nguyen_ba.pdf