Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú

Tổn thương nhú chỉ chiếm 2% các tổn thương của

tuyến vú nhưng tổn thương này lại có nhiều đặc điểm

có thể gây nhẫm lẫn giữa lành tính, không điển hình

và ác tính trong cả chẩn đoán, phân loại và điều trị.

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, mô

bệnh học và hóa mô miễn dịch của các tổn thương

nhú ở tuyến vú. Đối tượng và phương pháp

nghiên cứu: 79 bệnh nhân tổn thương nhú được

phân loại mô bệnh học và ghi nhận một số đặc điểm

lâm sàng, MBH, nhuộm HMMD với Ki67. Kết quả

nghiên cứu: 100% típ UNNO có chỉ số Ki-67 thấp.

Nhóm tổn thương nhú không điển hình có 1 trường

hợp ghi nhận có chỉ số Ki-67 cao (p <0,05). Trong

nhóm tổn thương nhú ác tính có 5 trường hợp có chỉ

số Ki-67 cao chủ yếu gặp ở típ UTBM nhú trong vỏ (p

>0,05). Kết luận: Tổn thương ADH và DCIS gặp

nhiều trong nhóm UTBM có cấu trúc nhú hơn so với

UNNO và khả năng phát triển thành UTBM có cấu trúc

nhú ở nhóm có ADH cao gấp 6,5 lần so với nhóm

không có ADH

Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú trang 1

Trang 1

Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú trang 2

Trang 2

Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú trang 3

Trang 3

Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú trang 4

Trang 4

Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú

Đánh giá các tổn thương nhú và một số đặc điểm lâm sàng - Giải phẫu bệnh của vú
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
248 
ĐÁNH GIÁ CÁC TỔN THƯƠNG NHÚ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM 
 LÂM SÀNG - GIẢI PHẪU BỆNH CỦA VÚ 
Nguyễn Tiến Quang* 
TÓM TẮT58 
Tổn thương nhú chỉ chiếm 2% các tổn thương của 
tuyến vú nhưng tổn thương này lại có nhiều đặc điểm 
có thể gây nhẫm lẫn giữa lành tính, không điển hình 
và ác tính trong cả chẩn đoán, phân loại và điều trị. 
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, mô 
bệnh học và hóa mô miễn dịch của các tổn thương 
nhú ở tuyến vú. Đối tượng và phương pháp 
nghiên cứu: 79 bệnh nhân tổn thương nhú được 
phân loại mô bệnh học và ghi nhận một số đặc điểm 
lâm sàng, MBH, nhuộm HMMD với Ki67. Kết quả 
nghiên cứu: 100% típ UNNO có chỉ số Ki-67 thấp. 
Nhóm tổn thương nhú không điển hình có 1 trường 
hợp ghi nhận có chỉ số Ki-67 cao (p <0,05). Trong 
nhóm tổn thương nhú ác tính có 5 trường hợp có chỉ 
số Ki-67 cao chủ yếu gặp ở típ UTBM nhú trong vỏ (p 
>0,05). Kết luận: Tổn thương ADH và DCIS gặp 
nhiều trong nhóm UTBM có cấu trúc nhú hơn so với 
UNNO và khả năng phát triển thành UTBM có cấu trúc 
nhú ở nhóm có ADH cao gấp 6,5 lần so với nhóm 
không có ADH. 
Từ khóa: Tổn thương nhú của vú, Đặc điểm lâm 
sàng – giải phẫu bệnh, Hóa mô miễn dịch. 
SUMMARY 
ASSESSMENT OF THE BREAST PAPILLARY 
LESSIONS AND SOME 
CLINICOPATHOLOGICAL FEATURES 
Papillary lesions only account for 2% of the 
mammary lesions, but this lesion ownes many 
features that can confuse between benign, atypical 
and malignant characteristic in the diagnosis, 
classification and treatment. Purpose: Comment on 
some clinical features, histopathology and 
immunohistochemistry of papillary lesions in breast. 
Methods: 79 patients with papillary lesion were 
classified in histopathological subgroups by WHO 
classification, reviewing some clinicopathological 
characteristics, IHC stain of Ki67 marker. Results: 
100% intraductal papilloma has a low Ki67. Atypical 
papillary lesion group was seen in 1 case with a high 
Ki67 score (p <0.05). In the group of malignant 
papillary lesions, there were 5 cases with high Ki67, 
mainly seen in type of encapsulated papillary 
carcinoma (p <0,05). Conclusion: ADH and DCIS 
were more common in the group of papillary 
carcinoma than intraductal papilloma, and the 
likelihood of developing papillary carcinoma of the 
ADH group was 6.5 times higher than in the lession 
*Bệnh viện K 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Tiến Quang 
Email: ntienquangbvk@gmail.com 
Ngày nhận bài: 2.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 23.4.2021 
Ngày duyệt bài: 4.5.2021 
without ADH. 
Key words: Breast Papillary lesion, 
Clinicopathological feature, Immunohistochemistry. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tổn thương nhú chỉ chiếm 2% các tổn 
thương của tuyến vú nhưng tổn thương này lại 
có nhiều đặc điểm có thể gây nhẫm lẫn giữa 
lành tính, không điển hình và ác tính trong cả 
chẩn đoán, phân loại và điều trị [1]. Năm 2012, 
WHO đã phân loại các tổn thương nhú thành các 
nhóm: u nhú nội ống (UNNO) với các dạng 
UNNO kèm quá sản ống không điển hình (ADH), 
UNNO kèm ung thư biểu mô ống tại chỗ (DCIS), 
UNNO kèm tân sản tiểu thùy; UTBM nhú nội 
ống; UTBM nhú trong vỏ loại xâm nhập và 
không xâm nhập; UTBM nhú đặc tại chỗ hoặc 
xâm nhập [2]. Trong tổn thương nhú, việc xác 
định tổn thương lành tính hay ác tính dựa vào sự 
có mặt của tế bào cơ biểu mô [3]. Tổn thương 
nhú rất đa dạng, các hình thái tổn thương đi từ 
lành tính, không điển hình tới ác tính và việc 
phân loại những tổn thương này vẫn là một 
thách thức trong chẩn đoán. Ở Việt Nam rất ít 
nghiên cứu về vấn đề này. Nhằm mục đích giải 
quyết những khó khăn nêu trên chúng tôi thực 
hiện đề tài này với mục tiêu: Nhận xét một số 
đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô 
miễn dịch của các tổn thương nhú ở tuyến vú. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu: gồm mẫu bệnh 
phẩm kèm theo hồ sơ bệnh án 79 bệnh nhân có 
tổn thương nhú của vú được sinh thiết hoặc 
phẫu thuật cắt u hoặc phẫu thuật cắt vú tại Bệnh 
viện K, từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2018. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 
- Có ghi nhận đầy đủ các dữ liệu: Họ tên, tuổi, 
ngày vào viện, vị trí khối u, chẩn đoán lâm sàng. 
- Được phẫu thuật cắt khối u hoặc cắt bỏ 
tuyến vú. 
- Khối u nguyên phát và chưa được điều trị 
hóa chất trước mổ cắt u. 
- Có chẩn đoán MBH là tổn thương nhú của 
vú theo phân loại của WHO. 
- Có khối nến đủ tiêu chuẩn để nhuộm 
HMMD. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không thỏa 
mãn các tiêu chuẩn trên 
- BN có kèm các UT khác. 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
249 
- UT từ nơi khác di căn tới vú 
- Tổn thương vú ở nam giới. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang, hồi cứu kết hợp với tiến cứu. 
Các bước tiến hành nghiên cứu 
Ghi nhận các thông tin: Tên, tuổi, vị trí u, 
kích thước u, chẩn đoán lâm sàng. 
Nghiên cứu MBH: Phân loại mô học theo 
WHO 2012. 
Nghiên cứu HMMD: Các mẫu mô được 
nhuộm HMMD bằng máy Ventana với các dấu 
ấn: Ki67. Đánh giá kết quả HMMD theo St Gallen 
năm 2013, chỉ số K67 được chia thành 2 mức 
độ: thấp (<20%) và cao (≥20%). 
Các biến số nghiên cứu: tuổi trung bình, 
nhóm tuổi; vú phải, vú trái, típ MBH, các biến đổi 
lành tính về biểu mô kèm theo (ADH, DCIS); sự 
bộc lộ của Ki-67. 
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu này 
được thực hiện tại Bệnh viện K. 
Xử lý số liệu: Xử lý số liệu trên phần mềm 
SPSS 20.0. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
30.3
35.4
34.3
Phân bố theo nhóm tuổi
=60
Biểu đồ 1: Phân bố nhóm tuổi của tổn 
thương nhú của vú 
Nhận xét: Tuổi mắc các tổn thương nhú của 
vú trung bình trong nghiên cứu là 50,42±11,66 
tuổi. Bệnh nhân trẻ tuổi nhất trong nghiên cứu là 
30 tuổi và lớn tuổi nhất trong nghiên cứu là 81 
tuổi. Nhóm tuổi gặp tổn thương nhú nhiều nhất 
là 45-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 35,4%. Nhóm 
tuổi nhỏ hơn 45 ít gặp tổn thương nhú của vú 
hơn (30,3%). 
Bảng 1. Tuổi trung bình của các nhóm 
tổn thương nhú ... 
OR=6,55, có ý nghĩa thống kê do khoảng tin cậy 
95% của OR nhận giá trị từ 1,89 đến 22,6 không 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
250 
chứa giá trị 1. Như vậy, khả năng phát triển 
thành UTBM có cấu trúc nhú của nhóm UNNO có 
kèm ADH cao gấp 6,5 lần so với nhóm UNNO 
không kèm ADH. 
Bảng 5: Mối liên quan giữa DCIS với các 
tổn thương nhú của vú 
UNNO 
UTBM 
dạng nhú p 
n % n % 
DCIS 
có 1 14,3 6 83,7 
0,00 
Không 61 92,4 5 7,6 
OR=73,1 Khoảng tin cậy 95%: 7,3-733,8 
Nhận xét: Nhóm UNNO có 1 trường hợp duy 
nhất có phối hợp với DCIS, nhóm UTBM có cấu 
trúc nhú ghi nhận nhiều hơn với 6 trường hợp có 
kèm DCIS. Tỉ lệ phối hợp với DCIS của nhóm 
UNNO với nhóm UTBM có cấu trúc nhú là khác 
nhau có ý nghĩa thống kê với p=0.00<0,05. 
Khảo sát hai yếu tố là UTBM có cấu trúc nhú và 
DCIS, chúng tôi ghi nhận tỉ suất chênh OR=73,1, 
có ý nghĩa thống kê do khoảng tin cậy 95% của 
OR nhận giá trị từ 7,3 đến 733,8không chứa giá 
trị 1. Như vậy, khả năng phát triển thành UTBM 
có cấu trúc nhú của nhóm có kèm DCIS cao gấp 
73lần so với nhóm không kèm tổn thương DCIS. 
Bảng 6: Mức độ tăng sinh Ki67 trong các 
tổn thương nhú của vú 
Ki67 
Cao Thấp 
n % n % 
UNNO 0 0 52 100 
P= 
0,000
1 
Tổn thương nhú 
không điển hình 
1 7,7 12 92,3 
Tổn thương nhú 
ác tính 
5 35,7 9 64,3 
UTBM nhú nội 
ống 
1 14,3 6 85,7 
P= 
0,061 
UTBM nhú trong 
vỏ 
4 66,6 2 33,3 
UTBM nhú đặc 0 0 1 100,0 
 Nhận xét: 100% típ UNNO có chỉ số Ki-67 
thấp. Nhóm tổn thương nhú không điển hình có 
1 trường hợp ghi nhận có chỉ số Ki-67 cao. 
Trong nhóm tổn thương nhú ác tính có 5 trường 
hợp có chỉ số Ki-67 cao chủ yếu gặp ở típ UTBM 
nhú trong vỏ. Trung bình của chỉ số Ki-67 trong 
nhóm tổn thương nhú ác tính của là 23,08 
±20,87 (dao động từ 5-80%). So sánh mức độ 
tăng sinh Ki-67 giữa các nhóm tổn thương nhú 
lành tính, không điển hình là khác biệt có ý 
nghĩa với p=0,00 <0,05. Tuy nhiên, khi so sánh 
mức độ tăng sinh giữa các típ MBH trong tổn 
thương nhú ác tính thì không có sự khác biệt 
p=0,061>0,05. 
IV. BÀN LUẬN 
Nghiên cứu 79 bệnh nhân có tổn thương nhú 
ở vú của chúng tôi cho thấy tuổi mắc trung bình 
của bệnh nhân có tổn thương nhú của vú là 
50,42±11,66 tuổi, bệnh nhân trẻ tuổi nhất trong 
nghiên cứu là 30 tuổi và lớn nhất trong nghiên 
cứu là 81 tuổi. Tổn thương nhú của vú có nhóm 
tuổi phổ biến nhất là 45-59 tuổi (chiếm 35,4%). 
Tuổi mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi 
có sự khác biệt so với một số nghiên cứu khác 
như tác giả Tokiniwa và cộng sự (2011) ghi nhận 
tuổi trung bình của bệnh nhân có tổn thương 
nhú là 48,8 tuổi, trẻ hơn so với nghiên cứu của 
chúng tôi với tuổi trẻ nhất là 22 và lớn nhất là 88 
tuổi [4]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi 
mắc trung bình các tổn thương nhú không phải 
ác tính là 48,7 tuổi gần tương đương với nghiên 
cứu của Fu và cộng sự là 47 tuổi. Tuy nhiên, tuổi 
mắc trung bình của bệnh nhân có các tổn 
thương nhú ác tính trong nghiên cứu của chúng 
tôi là 57,64 tuổi, cao hơn so với nghiên cứu của 
Fu và cộng sự là 48,5 tuổi [6]. Điều này có thể là 
do ở Việt Nam việc phát hiện ung thư vẫn còn 
muộn dẫn đến phát hiện thường ở bệnh nhân 
lớn tuổi hơn, nhưng lại ở giai đoạn muộn hơn. 
Về vị trí tổn thương, nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy vị trí gặp tổn thương nhú ở vú phải là 
54% khác biệt không có ý nghĩa thống kê với vị 
trí gặp tổn thươngở vú trái là 61% (p=0,514 
>0,05). Như vậy khả năng gặp tổn thương nhú 
của vú là như nhau ở 2 bên trái và phải. 
Típ mô bệnh học của các tổn thương nhú của 
vú: trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 7 
típ mô bệnh học tổn thương nhú. Trong đó, tổn 
thương nhú gặp nhiều nhất có 52 trường hợp 
chiếm tỉ lệ 65,8% là UNNO lành tính.Các típ mô 
bệnh học ác tính ghi nhận 14 trường hợp chiếm 
34,4%, trong đó ung thư biểu mô nhú nội ống 
gặp nhiều nhất với 7 trường hợp. UNNO kèm 
ADH cũng ghi nhận được 11 trường hợp. Các típ 
ít gặp hơn là UNNO kèm DCIS (2 trường hợp 
chiếm 2,5%) và UTBM nhú đặc xâm nhập (1 
trường hợp). Một số nghiên cứu trong nước và 
trên thế giới khác có ghi nhận tỉ lệ phân típ mô 
bệnh học tương đương với nghiên cứu của 
chúng tôi. Pathmanathan và cộng sự (2010) cho 
thấy UNNO chiếm 61%, nhóm các tổn thương 
không điển hình có 26% và nhóm các tổn 
thương ác tính chiếm 18% [7]. Tạ Thị Minh 
Phượng và cộng sự (2015) thấy rằng các tổn 
thương nhú thuộc nhóm lành tính chiếm 50%, 
nhóm các tổn thương không điển hình chiếm 
22% và nhóm các tổn thương ác tính chiếm 28 
[8]. Tỉ lệ gặp của các típ mô bệnh học rất thay đổi 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
251 
trong các nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, cỡ 
mẫu của các nghiên cứu thường nhỏ nên tần suất 
các típ mô bệnh học hiếm gặp rất biến thiên. 
Mối liên quan giữa ADH/DCIS với tổn thương 
nhú của vú: Trong 79 ca nghiên cứu, 17 trường 
hợp tổn thương nhú có kèm ADH, trong đó 
nhóm UNNO ghi nhận 11 trường hợp (chiếm 
16,9%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 
nhóm UTBM có cấu trúc nhú ghi nhận 8 trường 
hơp (chiếm 57,1%) (p=0,01<0,05). Khảo sát 
mối liên quan của ADH với tổn thương nhú của 
vú tính toán được tỉ suất chênh OR=6,55, có ý 
nghĩa thống kê do khoảng tin cậy 95% của OR 
nhận giá trị từ 1,89 đến 22,6 không chứa giá trị 
1. Do đó, khả năng phát triển thành UTBM có 
cấu trúc nhú của nhóm tổn thương lành tính có 
kèm ADH cao gấp 6,6 lần so với nhóm tổn 
thương lành tính không kèm tổn thương ADH. 
So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, 
nghiên cứu của chúng tôi có kể quả tương tự với 
nghiên cứu của Page và cộng sự (1996) , ông ấy 
cũng thu được kết quả là yếu tố nguy cơ UTBM 
xâm nhập ở nữ có UNNO kèm ADH cao gấp >4 
lần so với nhóm UNNO không kèm ADH ở trong 
u nhú hoặc ở xung quanh u nhú [9]. Nghiên cứu 
của Lewis và cộng sự (2006) về phân tích nguy 
cơ ung thư vú ở những phụ nữ có UNNO đơn, đa 
ổ và kèm ADH hoặc tân sản tiểu thùy có kết luận 
rằng: Nguy cơ ung thư vú ở những bệnh nhân có 
UNNO đơn độc kèm ADH tăng gấp 5,11 lần so 
với nhóm không kèm tổn thương không điển 
hình. Nghiên cứu của Dupont (1985) cũng ghi 
nhận nguy cơ ung thư vú ở bệnh nhân có quá 
sản không điển hình cao gấp 5.3 lần so vớinhóm 
không có quá sản không điển hỉnh. Tổn thương 
quá sản không điển hình thì ngoài ADH thì còn 
DCIS cũng rất cần thiết được đánh giá. Nghiên 
cứu của chúng tôi ghi nhận 7 trường hợp tổn 
thương nhú có kèm DCIS, trong đó tỉ lệ phối hợp 
của nhóm UNNO kèm DCIS thấp hơn có ý nghĩa 
so với nhóm UTBM có cấu trúc nhú kèm DCIS 
(p=0,00<0,05). Đồng thời khảo sát hai yếu tố là 
UTBM có cấu trúc nhú với yếu tố DCIS có tỉ suất 
chênh OR=73,1 có ý nghĩa thống kê do khoảng 
tin cậy 95% từ 7,3-733,8 không chứa giá trị 1, 
như vậy nguy cơ tiến triển thành UTBM cao gấp 
rất nhiều lần (73 lần) ở nhóm UNNO kèm DCIS 
so với nhóm UNNO không kèm DCIS. Nghiên cứu 
của chúng tôi và các nghiên cứu trên thế giới 
đều đưa ra chung một kết luận rằng: UNNO có 
kèm ADH/DCIS làm tăng nguy cơ tiến triển 
thành UTBM. 
Tỉ lệ bộc lộ của chỉ số Ki-67 trong tổn thương 
nhú của vú: Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi 
nhận 100% típ UNNO có chỉ số Ki-67 thấp điều 
này phù hợp với một tổn thương lành tính thì chỉ 
số tăng sinh cũng thấp. Nhóm tổn thương nhú 
không điển hình có 1 trường hợp ghi nhận có chỉ 
số Ki-67 cao - trường hợp này được chẩn đoán là 
UNNO kèm DCIS. Trường hợp này ta thấy chỉ số 
Ki- 67 ngoài vai trò tiên lượng còn là yếu tố giúp 
chẩn đoán phân biệt. So sánh mức độ tăng sinh 
Ki-67 giữa các nhóm tổn thương nhú lành tính, 
không điển hình và ác tính khác biệt có ý nghĩa 
với p=0.00<0.05. Tuy nhiên, khi so sánh mức độ 
tăng sinh giữa các típ MBH trong tổn thương nhú 
ác tính thì không có sự khác biệt p=0.11>0.05. 
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của 
Molino (1997), mức độ của chỉ số tăng sinh Ki-67 
phụ thuộc với tuổi, kích thước khối u, tình trạng 
bộc lộ của u với ER, PR còn không phụ thuộc vào 
típ MBH. 
V. KẾT LUẬN 
- Trong 7 típ MBH: UNNO là típ mô bệnh học 
có tỉ lệ cao nhất (65,8%), UNNO kèm DCIS 
(2,5%) và UTBM nhú đặc xâm nhập (1,3%) có tỉ 
lệ thấp nhất. 
- Tổn thương ADH và DCIS gặp nhiều trong 
nhóm UTBM có cấu trúc nhú hơn so với UNNO 
và khả năng phát triển thành UTBM có cấu trúc 
nhú ở nhóm có ADH cao gấp 6,5 lần so với nhóm 
không có ADH. Khả năng phát triển thành UTBM 
có cấu trúc nhú ở nhóm có DCIS cao gấp 73 lần 
so với nhóm không có DCIS. 
- Típ UNNO có chỉ số Ki-67 thấp (100%). 
Nhóm tổn thương nhú ác tính có chỉ số Ki67 
trung bình là 21.85%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Gendler L.S., Feldman S.M., Balassanian R. 
và cộng sự. (2004). Association of breast cancer 
with papillary lesions identified at percutaneous 
image-guided breast biopsy. Am J Surg, 188(4), 
365–370. 
2. S.R L., Elis I.O, S.J S. và cộng sự. (2012), 
WHO Classification of Tumors of the Breast, IARC, 
Lyon, France. 
3. Kraus F.T. và Neubecker R.D. (1962). The 
differential diagnosis of papillary tumors of the 
breast. Cancer, 15(3), 444–455. 
4. Tokiniwa H., Horiguchi J., Takata D. và cộng 
sự. (2011). Papillary lesions of the breast 
diagnosed using core needle biopsies. Exp Ther 
Med, 2(6), 1069–1072. 
5. Bhargava, R, N.N E., và Dabbs D.J (2010). 
Immunohistology of the Breast. Diagnostic 
Immunohistochemistry: Theranostic and genomic 
application. Sauders, USA, 763–819. 
6. Fu C.-Y., Chen T.-W., Hong Z.-J. và cộng sự. 
(2012). Papillary breast lesions diagnosed by core 
biopsy require complete excision. Eur J Surg Oncol 
J Eur Soc Surg Oncol Br Assoc Surg Oncol, 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
252 
38(11), 1029–1035. 
7. Pathmanathan N., Albertini A.-F., Provan P.J. 
và cộng sự. (2010). Diagnostic evaluation of 
papillary lesions of the breast on core biopsy. Mod 
Pathol Off J U S Can Acad Pathol Inc, 23(7), 
1021–1028. 
8. Tạ Thị Minh Phượng, Âu Nguyệt Diệu, và Hà 
H.T.N. (2015). Đặc điểm giải phẫu bệnh, hóa mô 
miễn dịch trong tổn thương dạng nhú tuyến vú. 
Học TP Hồ Chí Minh, 19. 
9. Page D.L., Salhany K.E., Jensen R.A. và cộng 
sự. (1996). Subsequent breast carcinoma risk 
after biopsy with atypia in a breast papilloma. 
Cancer, 78(2), 258–266. 
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO TRƯỚC CẤP TÍNH DO VIRUS 
TRÊN NGƯỜI BỆNH KHÔNG MẮC SUY GIẢM MIỄN DỊCH 
Vũ Tuấn Anh1, Hà Trung Kiên2 
TÓM TẮT59 
Mục tiêu: mô tả bệnh cảnh lâm sàng và đối chiếu 
với kết quả xét nghiệm PCR thủy dịch của bệnh nhân 
không bị suy giảm miễn dịch mắc viêm màng bồ đào 
trước cấp tính Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu: nghiên cưú mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân 
bị VMBĐ trước cấp tính 1 bên mắt, lấy dịch tiền phòng 
làm xét nghiêm PCR. Kết quả: 2 mắt có tăng nhãn 
áp; 100% bị đau đỏmắt; tỷ lệ Tyndall tiền phòng 2+, 
3+, 4+ lần lượt là 60%, 30%, 10% ; 6/30 ca có kết 
quả PCR dương tính với CMV tương ứng với tủa trắng, 
không có ca nào dương tính với virus khác. Kết luận: 
cần xét nghiệm thường quy PCR dịch tiền phòng trên 
bệnh nhân VMBĐ 1 mắt cấp tính để tìm nguyên nhân, 
qua đó có thể xác định phương pháp điều trị nguyên 
nhân hiệu quả. 
Từ khóa: viêm màng bồ đào trước cấp, CMV, PCR 
thủy dịch 
SUMMARY 
VIRAL ACUTE ANTERIOR UVEITIS IN 
IMMUNOCOMPETENT PATIENTS 
Purpose: Descibe the clinical features of 
unilateral acute anterior uveitis in the 
immunocompetent patients and comparing PCR result 
of humous aqueus sample. Materials and Methods: 
coss-sectional study, 30 eyes (30 patients) diagnosed 
of unilateral acute anterior uveitis, were taken the 
humous aqueus sample in anterior chamber to PCR 
test. Results: in 30 eyes, 2 eyes (6,7%) were 
hypertonic, 100% were circumlimbal redness; 6 eyes 
were CMV + in PCR test regarding white keratic 
precipitates and none was positive with other virus. 
Conclusions: PCR test of humous aqueus sample 
should be the routine exam for unilateral acute 
anterior uveitis in the immunocompetent patients. 
Keyword: acute anterior uveitis, CMV, humous 
aqueous PCR 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1Bệnh viện Mắt Trung ương 
2Sở Y tế Thái Bình 
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Tuấn Anh 
Email: vta.oph@gmail.com 
Ngày nhận bài: 9.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 28.4.2021 
Ngày duyệt bài: 7.5.2021 
Viêm màng bồ đào (VMBĐ) trước là một 
bệnh lý hay gặp nhất viêm nhiễm tổ chức nội 
nhãn, thường hay tái phát và có nhiều biến 
chứng, di chứng nặng nề, để lại hậu quả nghiêm 
trọng làm ảnh hưởng đến chức năng thị giác và 
cấu trúc nhãn cầu của người bệnh1. Việc điều trị 
VMBĐ trước hầu hết mới chỉ dừng lại ở điều trị 
triệu chứng và di chứng do không tìm được 
nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. 
Năm 2006, các tác giả Schryver, Rozenberg, 
Casonx2 khi nghiên cứu tìm nguyên nhân trên 5 
bệnh nhân bị VMBĐ trước bằng cách lấy thủy 
dịch làm phản ứng chuỗi Polymerase (PCR) thì 
cả 5 trường hợp đều dương tính với 
Cytomegalovirus (CMV). Khi có bằng chứng về 
sự có mặt của CMV nội nhãn, 1 số tác giả đã 
điều trị nguyên nhân bằng Ganciclovir tiêm nội 
nhãn cho kết quả khả quan, tỷ lệ khỏi bệnh cao, 
tỷ lệ tái phát thấp2,5,6,7. 
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này 
mục tiêu: Mô tả bệnh cảnh lâm sàng và đối 
chiếu với kết quả xét nghiệm PCR thủy dịch của 
bệnh nhân không bị suy giảm miễn dịch mắc 
viêm màng bồ đào trước cấp tính 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 30 bệnh nhân 
bị VMBĐ trước cấp tính 1 mắt trong 2 năm 2016-
2017 đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt 
Trung ương. 
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: là những 
bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định VMBĐ 
trước cấp một mắt, không bị suy giảm miễn dịch. 
 Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Những người bệnh già yếu trên 75 tuổi và 
trẻ dưới 15 tuổi do khó hợp tác trong nghiên 
cứu, những người có bệnh toàn thân không cho 
phép tham gia nghiên cứu như mắc bệnh tâm 
thần, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch 
- Người bệnh đang có tổn thương viêm, loét 
giác mạc kèm theo. 
- Viêm MBĐ thứ phát sau chấn thương đụng 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_ton_thuong_nhu_va_mot_so_dac_diem_lam_sang_giai.pdf