Sử dụng kỹ thuật pha loãng đồng vị để xác định hàm lượng Ce, Sm và Yb trong mẫu địa chất bằng Icp - Ms
Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật ID-ICP-MS để xác định hàm lượng của
Ce (LREE), Sm (MREE) và Yb (HREE) trong ba mẫu chuẩn địa chất: BHVO-2, BCR-2 và
NIST 2711a. Các thí nghiệm hiệu chuẩn trong kỹ thuật ID như hiệu chuẩn hàm lượng và độ
phổ biến đồng vị tương đối của dung dịch spike đã được tiến hành bằng thực nghiệm. Bên
cạnh đó, nhiễu phổ khối, phân đoạn khối trong ICP-MS cũng được khảo sát, hiệu chỉnh và
bình luận. Lần đầu tiên tại Việt Nam kỹ thuật ID-ICP-MS được áp dụng thành công để xác
định ba nguyên tố đất hiếm Ce, Sm và Yb trong mẫu địa chất có nền là đá basalt (BHVO-2
và BCR-2) với độ chính xác và độ lặp lại cao (< 5%). Đối với mẫu NIST SRM 2711a có nền
là đất, kết quả phân tích có độ lặp lại và độ chính xác xấp xỉ 10%, ngoại trừ kết quả phân
tích Ce với hệ số pha loãng DF ~ 3000, là thấp hơn giá trị thông tin của nhà sản xuất là
15,4%.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng kỹ thuật pha loãng đồng vị để xác định hàm lượng Ce, Sm và Yb trong mẫu địa chất bằng Icp - Ms
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 28 SỬ DỤNG KỸ THUẬT PHA LOÃNG ĐỒNG VỊ ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Ce, Sm VÀ Yb TRONG MẪU ĐỊA CHẤT BẰNG ICP-MS Cao Đông Vũa*, Trương Đức Toàna, Nguyễn Đăng Khánhb, Đỗ Tâm Nhâna, Võ Trần Quang Tháia, Nguyễn Lê Anha, Nguyễn Việt Đức1a, Nguyễn Giằnga, Nguyễn Trọng Ngọa aViện Nghiên cứu hạt nhân, Lâm Đồng, Việt Nam bHọc viên cao học, chuyên ngành Hóa phân tích, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Email: caodongvu1@yahoo.com Tóm tắt Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng kỹ thuật ID-ICP-MS để xác định hàm lượng của Ce (LREE), Sm (MREE) và Yb (HREE) trong ba mẫu chuẩn địa chất: BHVO-2, BCR-2 và NIST 2711a. Các thí nghiệm hiệu chuẩn trong kỹ thuật ID như hiệu chuẩn hàm lượng và độ phổ biến đồng vị tương đối của dung dịch spike đã được tiến hành bằng thực nghiệm. Bên cạnh đó, nhiễu phổ khối, phân đoạn khối trong ICP-MS cũng được khảo sát, hiệu chỉnh và bình luận. Lần đầu tiên tại Việt Nam kỹ thuật ID-ICP-MS được áp dụng thành công để xác định ba nguyên tố đất hiếm Ce, Sm và Yb trong mẫu địa chất có nền là đá basalt (BHVO-2 và BCR-2) với độ chính xác và độ lặp lại cao (< 5%). Đối với mẫu NIST SRM 2711a có nền là đất, kết quả phân tích có độ lặp lại và độ chính xác xấp xỉ 10%, ngoại trừ kết quả phân tích Ce với hệ số pha loãng DF ~ 3000, là thấp hơn giá trị thông tin của nhà sản xuất là 15,4%. Từ khoá: ICP-MS, Pha loãng đồng vị (ID); Các nguyên tố đất hiếm (REEs) KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 29 USE OF ISOTOPE DILUTION TECHNIQUE FOR DETERMINATION OF Ce, Sm AND Yb ABUNDANCES IN GEOLOGICAL SAMPLE BY ICP-MS Cao Dong Vua*, Truong Duc Toana, Nguyen Dang Khanhb, Do Tam Nhana, Vo Tran Quang Thaia, Nguyen Le Anha, Nguyen Viet Duca, Nguyen Gianga, Nguyen Trong Ngoa aThe Dalat Nuclear Research Institute, Lamdong, Vietnam bMaster student, Analytical chemistry, Dalat University, Lamdong, Vietnam *Corresponding author: Email: caodongvu1@yahoo.com Abstract In this study, we used the ID-ICP-MS technique to determine the concentration of Ce (LREE), Sm (MREE) and Yb (HREE) in three geological certified reference materials: BHVO-2, BCR- 2. and NIST 2711a. Calibration experiments in the ID technique such as concentration calibration and relative isotopic abundance calibration for spike solutions were conducted experimentally. In addition, mass spectral interferences, mass fractionation in ICP-MS were also investigated, corrected and discussed. For the first time in Vietnam, ID-ICP-MS has been successfully applied to determine three rare earth elements Ce, Sm and Yb in basaltic geological samples (BHVO-2 and BCR-2) with high accuracy and reproducibility (<5%). For the NIST SRM 2711a with soil matrix, the results of the accuracy and reproducibility were approximately 10%, except for the obtained result of the Ce, with a dilution factor of 3000, which was 15.4% lower than the information value. Keywords: ICP-MS; Isotope dilution (ID); Rare earth elements (REEs) KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 30 1. GIỚI THIỆU Các nguyên tố đất hiếm (rare earth element – REEs) là một nhóm bao gồm 15 nguyên tố từ La đến Lu (trong đó, Promethium - Pm là nguyên tố phóng xạ), có số thứ tự từ 57 đến 71 trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev (Evensen và cộng sự, 1978) và bán kính ion giảm liên tục từ 103,2 pm (của La) đến 86,1 pm (của Lu) (De Laeter và cộng sự, 2003). Trong một số tài liệu (International Union of Pure and Applied Chemistry - IUPAC), các nguyên tố hóa học Sc và Y cũng được xem là thuộc nhóm REE. Đặc tính quan trọng của nhóm nguyên tố này là chúng có các tính chất hóa học và vật lý tương tự nhau (Evensen và cộng sự, 1978). Cùng với sự phát triển khoa học và công nghệ ngày nay, các nguyên tố REEs được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau và nhu cầu về đất hiếm ngày càng tăng. Trong công nghiệp, REEs được ứng dụng trong công nghệ sản xuất cáp quang, chế tạo nam châm vĩnh cửu trong các máy phát điện, sản xuất chất bán dẫn, làm chất xúc tác trong công nghệ hóa dầu, ứng dụng trong công nghệ laser, v.v... Trong nông nghiệp, REEs được ứng dụng trong các quy trình sản xuất phân bón vi lượng, xử lý hạt giống nhằm tăng năng suất cây trồng và kháng sâu bệnh. Trong khoa học, với các đặc tính hóa, lý tương tự nhau, REEs được xem như là “chất đánh dấu” tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu các quá trình tự nhiên như sự hình thành, nguồn gốc và quá trình tiến hóa của vật chất trong các hành tinh trong hệ mặt trời cũng như các quá trình địa chất trên trái đất, v.v.. (Evensen et al., 1978). Do đó, việc xác định chính xác hàm lượng của REEs trong các đối tượng mẫu khác nhau là rất quan trọng. Để xác định hàm lượng REEs, có nhiều phương pháp đã được sử dụng như hấp thụ nguyên tử (Atomic absorption spectroscopy - AAS), huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence - XRF), phân tích kích hoạt nơtron (Neutron activation analysis - NAA), phát xạ nguyên tử plasma cảm ứng (Inductively coupled plasma atomic emission spectroscopy - ICP-AES), khối phổ nhiệt ion (Thermal ionization mass spectrometry - TIMS), khối phổ plasma cảm ứng (Inductively coupled plasma mass spectrometry - ICP- MS), v.v... Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là các phương pháp NAA, ICP-AES, TIMS và ICP-MS (Shinotsuka và cộng sự, 1995, Shinotsuka K. và Ebihara M., 1997). Phương pháp ICP-MS, là một phương pháp phân tích hiện đại có độ nhạy, và độ chính xác rất cao, đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới. Đặc biệt, ICP-MS có thể phân tích đồng thời 14 nguyên tố REE với cùng một độ chính xác như nhau, điều này rất quan trọng trong nghiên cứu các đối tượng cụ thể (Shinotsuka và cộng sự, 1995). Ở thời điểm hiện tại, ICP-MS được xem là một trong những giải pháp tối ưu trong bài toán phân tích nguyên tố vết ... đô Tokyo, Nhật Bản (TMU), năm 2016; 2 Độ lệch (bias) được xác định theo công thức: [(giá trị đo được-giá trị so sánh)×100/Giá trị so sánh]. Từ kết quả hiệu chuẩn đối với dung dịch spike Ce trong Bảng 4a. ta thấy rằng giá trị hàm lượng Ce trong dung dịch spike tính toán qua quá trình pha loãng (Lý thuyết) từ dung dịch spike gốc (stock solution) và giá trị hiệu chuẩn bằng thực nghiệm là rất phù hợp, độ sai khác (độ lệch) là rất nhỏ (0,01%). Đối với các kết quả độ giàu đồng vị, các giá trị thu được qua nghiên cứu này được so sánh với kết quả do chính tác giả đã xác định trên cùng một dung dịch spike gốc tại phòng thí nghiệm Hóa vũ trụ, trường Đại học thủ đô Tokyo, Nhật Bản vào năm 2016. Từ bảng kết quả, dễ dàng nhận ra rằng độ phổ biến của hai đồng vị 136Ce và 138Ce xác định trong nghiên cứu này có sự sai khác rất lớn so với những giá trị tương ứng được xác định vào năm 2016 tại Nhật. Trong khi đó, kết quả thu được đối với hai đồng vị còn lại là 140Ce và 142Ce là rất phù hợp so với các kết quả thu được tại Nhật (độ lệch < 0,5%). Sự khác biệt trong kết quả độ giàu của hai đồng vị 136Ce và 138Ce được nhận định là do hai yếu tố chính: (1) độ giàu của hai đồng vị này trong dung dịch spike là rất thấp (0,006% và 0,022%); (2) độ nhạy của thiết bị ICP-MS tại Trung tâm Phân tích, Viện NCHN Đà lạt là thấp hơn rất nhiều (khoảng 10 lần) so với thiết bị ICP-MS được sử dụng tại Nhật. Tuy nhiên, sự sai khác này là không ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu này. Bởi lẽ, để sử dụng kỹ thuật ID, ta chỉ cần biết chính xác giá trị về độ phổ biến của một cặp đồng vị: (1) là đồng vị phổ biến nhất trong tự nhiên 140Ce (88,45%); và (2) là đồng vị được làm giàu trong dung dịch spike (142Ce, 92,8%). KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 40 Bảng 4b. Kết quả hiệu chuẩn hàm lượng CS (ppb) và độ phổ biến tương đối (%) của dung dịch Sm-spike Sm-spike CS, ppb Độ giàu đồng vị tương đối, % Lý thuyết Thực nghiệm 144S m 147S m 148S m 149S m 150S m 152S m 154S m Đà Lạt, Việt Nam 2039 2006 0,029 0,319 0,507 97,5 0,562 0,695 0,341 RSD, % 0,3 5,2 0,7 1,6 0,004 0,3 1,4 1,5 TMU1 0,034 0,322 0,527 97,6 0,558 0,679 0,320 RSD, % 9,7 4,5 5,7 0,1 2,9 3,4 7,2 Độ lệch2, % -1,6 -16,0 -0,8 -3,8 -0,01 0,6 2,4 6,3 Ghi chú: 1,2tương tự phần ghi chú ở Bảng 4a. Từ Bảng 4b. cho thấy, kết quả hiệu chuẩn hàm lượng của Sm thu được bằng thực nghiệm là thấp hơn giá trị tính toán khoảng 1,6%, sai khác này là không đáng kể và có thể chấp nhận được. Đối với kết quả hiệu chuẩn độ phổ biến tương đối các đồng vị của Sm trong dung dịch spike, tương tự như trường hợp của Ce, đối với các đồng vị có độ giàu thấp (< 1%) như 144Sm (0,034%), 148Sm (0,527%), 150Sm (0,558%), 152Sm (0,679%) và 154Sm (0,320%), thì kết quả thu được thường có độ thăng giáng lớn, mà đặc biệt đối với các thiết bị ICP-MS có độ nhạy thấp. Đối với hai đồng vị còn lại là 147Sm và 149Sm thì kết quả thu được tại Việt Nam và Nhật là có sự phù hợp tốt (độ lệch < 1%). Tương tự đối với Ce và Sm, giá trị hàm lượng Yb trong dung dịch spike thu được bằng thực nghiệm và giá trị tính toán là phù hợp với nhau trong vòng sai số; các đồng vị có độ phổ biến < 1% (168Yb, 170Yb, 176Yb) thì kết quả thu được tại Việt Nam và Nhật bản là khá chênh lệch (từ 16,8 đến 74,6%). Đối với các đồng vị còn lại kết quả thu được trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với các kết quả thu được tại Nhật Bản. Bảng 4c. Kết quả hiệu chuẩn hàm lượng CS (ppb) và độ phổ biến tương đối (%) của dung dịch Yb-spike Yb-spike CS, ppb Độ giàu đồng vị tương đối, % Lý thuyết Thực nghiệm 168Yb 170Yb 171Yb 172Yb 173Yb 174Yb 176Yb Đà Lạt, Việt Nam 202 196 0,001 0,722 88,2 8,02 1,23 1,44 0,412 RSD, % 1,4 120 1,8 0,1 0,8 1,5 1,5 2,7 TMU1 0,005 0,618 88,3 8,01 1,24 1,45 0,341 RSD, % 8,4 0,9 0,1 0,8 1,2 1,3 1,6 Độ lệch, % -3,1 -74,6 16,8 -0,2 0,2 -0,6 -0,8 21,2 Ghi chú: 1,2tương tự phần ghi chú ở Bảng 4a. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 41 Từ những nhận xét ở trên cho thấy rằng, trong điều kiện thí nghiệm tại Trung tâm Phân tích, Viện NCHN mặc dù còn có những hạn chế nhất định (độ nhạy của ICP-MS, độ sạch của nước, chất lượng axít, v.v..), nhưng kết quả thí nghiệm hiệu chuẩn các dung dịch spike là đáng tin cậy và có sự phù hợp tốt với những kết quả thu được từ một phòng thí nghiệm chuẩn hóa của Nhật Bản, ngoại trừ những đồng vị có độ phổ biến thấp dưới 1% (những giá trị này là không sử dụng trong nghiên cứu này như đã giải thích ở trên). 3. 3. Kết quả phân tích Ce, Sm và Yb trong 03 mẫu CRMs bằng kỹ thuật pha loãng đồng vị Bảng 5 trình bày số liệu phân tích hàm lượng của Ce, Sm và Yb trong 03 mẫu CRMs có chất nền là đá basalt và đất với các hệ số pha loãng DF khác nhau: 3000, 4000 và 5000. Bảng 5. Kết quả phân tích Ce, Sm và Yb bằng phương pháp pha loãng đồng vị (ID) Các kết quả thu được qua nghiên cứu này được so sánh với các giá trị: (1) giá trị chứng nhận (Certified, Wise .A. S. và Watters L. R., Jr., 2009) và giá trị đề nghị (Recommended, Plumlee G., 1998a, b); (2) giá trị thông tin mang tính tham khảo (Information) của nhà sản xuất. Độ chụm (precision): Trong nghiên cứu này, độ chụm của kết quả phân tích được đánh giá qua hai tham số độ lặp lại (repeatability) và độ tái lặp (reproducibility). Độ lặp lại của kết quả phân tích được xác định bởi độ lệch chuẩn nội (internal Standard Deviation – iSD, 1σ) với n = 3; từ dung dịch mẫu gốc, 03 dung dịch mẫu đo được pha với cùng DF và đo trên ICP-MS trong cùng một loạt đo, kết quả được tính trung bình ± iSD. Trong nghiên cứu này, độ lặp lại của tất cả các kết quả phân tích (iSD) là nhỏ hơn 3%. Điều này cho thấy dung dịch mẫu gốc và dung dịch mẫu đo là đồng nhất, cũng như thiết bị ICP-MS sử dụng trong KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 42 nghiên cứu này có độ ổn định cao. Độ tái lặp của kết quả phân tích được xác định bằng độ lệch chuẩn ngoại (external Standard Deviation – eSD, 1σ) với n = 3; từ 03 lần thí nghiệm phá mẫu độc lập với khối lượng mẫu phân tích lần lượt là 15 mg, 20 mg và 30 mg, dung dịch mẫu đo được pha với cùng hệ số DF và được đo trong 03 thời điểm khác nhau trên thiết bị ICP-MS (trong Bảng 5, cột SD thể hiện giá trị eSD trong nghiên cứu này). Từ kết quả Bảng 5, ta dễ dàng nhận thấy các giá trị độ tái lặp từ kết quả thu được của 02 mẫu BHVO-2 và BCR-2 đều 3%. Điều này cho thấy, đối với các mẫu địa chất có nền là đá basalt thì quy trình phân tích sử dụng trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp và kết quả thu được có độ chụm là rất tốt. Đối với mẫu đất (NIST 2711a), thì giá trị độ tái lặp tương đối của các kết quả phân tích Ce và Sm là khá tốt ((e)SD < 5%); trong khi đó, giá trị này của Yb là không đạt như nhóm tác giả mong đợi ( 10%, ngoại trừ kết quả Yb với hệ số DF~5000 là 10,3%). Mặc dù kết quả đối với Yb là có thể chấp nhận được trong điều kiện thí nghiệm tại Việt Nam, tuy nhiên, cần thiết phải xem lại quy trình phá mẫu đất, bởi lẽ, hàm lượng Si thông thường trong mẫu đất nói chung (~30%) là cao hơn trong các mẫu địa chất có nền là đá basalt (~25%). Độ chính xác (accuracy): Độ chính xác được đánh giá dựa trên tham số độ lệch tương đối (%, xem công thức tính được ghi chú dưới Bảng 4a.) giữa kết quả thu được và giá trị phê chuẩn (certified, recommended hoặc information). Từ kết quả thu được trong Bảng 5. cho thấy, trị tuyệt đối của các giá trị độ lệch tương đối (%) của kết quả phân tích Ce, Sm và Yb bằng phương pháp ID trong 02 mẫu BHVO-2 và BCR-2 là <4%. Có thể nói rằng đây là một kết quả phân tích rất tốt; hay nói cách khác quy trình phân tích đã sử dụng cho kết quả có độ chính xác tương đương với một số phòng thí nghiệm phân tích chuẩn hóa trên thế giới (Shirai và cộng sự, 2015; Cao và cộng sự, 2017). Đối với mẫu NIST SRM 2711a, chỉ có giá trị của Sm (5,93 ± 0,28 µg. g-1) là giá trị được chứng nhận (certified), các giá trị của Ce và Yb là những giá trị thông tin (information) chỉ mang tính tham khảo (Wise .A. S. và Watters L. R., Jr., 2009). Như công bố trong tài liệu phê chuẩn của Wise .A. S. và Watters L. R., Jr. (2009), những giá trị thông tin này không được nhà sản xuất (NIST) đánh giá và bảo đảm về độ xác thực mà chỉ dựa vào kết quả thu được từ một phương pháp phân tích duy nhất là INAA (Wise .A. S. and Watters L. R., Jr., 2009). Từ những thông tin vừa nêu và kết quả Bảng 5. dễ dàng thấy rằng kết quả thu được qua nghiên cứu này của Sm trong mẫu NIST SRM 2711a là rất tốt, độ sai khác là < 5% ở cả 3 mức pha loãng 3000, 4000 và 5000. Trong khi đó, kết quả thu được của Ce và Yb trong mẫu NIST SRM 2711a có độ sai lệch khá lớn (4,5 – 8,4%), đặc biệt đối với kết quả phân tích Ce ở DF ~ 3000 giá trị thu được thấp hơn giá trị thông tin mà nhà sản xuất công bố là 15,4%. Bên cạnh đó, từ Hình 2 ta thấy rằng các kết quả phân tích hàm lượng Ce ứng với hệ số pha loãng 5000 (74,5 ± 1,9 µg. g-1) và 4000 (73,2 ± 3,5 µg. g-1) là phù hợp tốt với nhau và phù hợp với giá trị thông tin của nhà sản xuất NIST (70 µg. g-1) trong phạm vi sai số phân tích. Trong khi, kết quả Ce ứng với hệ số pha loãng 3000 (59,2 ± 2,1 µg. g-1) là hoàn toàn không phù hợp với hai giá trị còn lại (ứng với DF~4000 và 5000) cũng như giá trị tham khảo của NIST. Điều này cho thấy khi phân tích Ce trong mẫu đất bằng ICP-MS, để có kết quả tốt thì dung dịch đo cần được pha loãng từ 4000 đến 5000 lần từ mẫu rắn ban đầu. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 43 Hình 2. Sự ảnh hưởng của hệ số pha loãng DF đến kết quả phân tích hàm lượng Ce (LREE) 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này chúng tôi đã hệ thống hóa các công thức của kỹ thuật pha loãng đồng vị (ID) từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau theo cách đơn giản nhất; đồng thời đề xuất các phương án thực nghiệm cần thiết để người đọc có thể tự mình lặp lại thí nghiệm và áp dụng kỹ thuật ID một cách dễ dàng không chỉ đối với Ce, Sm và Yb, mà có thể áp dụng kỹ thuật ID cho nhiều nguyên tố khác. Kỹ thuật ID-ICP-MS lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Việt Nam để phân tích ba nguyên tố đất hiếm Ce (LREE), Sm (MREE) và Yb (HREE) trong 03 mẫu địa chất: BHVO-2, BCR-2 và NIST SRM 2711a. Kết quả thu được có sự phù hợp tốt với các giá trị được phê chuẩn (hoặc đề nghị) của nhà sản xuất. Đối với 02 mẫu có nền là đá basalt BHVO-2 và BCR-2, độ lặp lại và độ chính xác của kết quả phân tích là dưới 5%. Đối với mẫu NIST SRM 2711a có nền là đất, kết quả phân tích có độ lặp lại và độ chính xác xấp xỉ 10%, ngoại trừ kết quả phân tích Ce với hệ số pha loãng DF~3000, là thấp hơn giá trị thông tin của nhà sản xuất là 15,4%. Từ kết quả này, chúng tôi đề xuất đối với mẫu có nền là đất, khi phân tích nhóm các nguyên tố đất hiếm nhẹ (LREE) bằng ICP-MS, dung dịch đo cần có hệ số pha loãng DF từ 4000 đến 5000 lần từ mẫu rắn ban đầu. LỜI CẢM ƠN Chúng tôi cảm ơn Assist. Prof. Dr. Naoki Shirai, Phòng thí nghiệm Hóa vũ trụ, trường Đại học thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã cung cấp các dung dịch spike gốc và các mẫu chuẩn địa chất (BHVO-2 và BCR-2) để thực hiện nghiên cứu này. Nghiên này được thực hiện qua kinh phí của đề tài cấp Cơ sở (CS/18/01-02) của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam tại Trung tâm Phân tích, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cao D. V., Sucgang R., Tran Q. T., Ho V. D., Shirai N., Ebihara M. (2017) Measurements of Rare Earth Element and Other Element Mass Fractions in Environmental KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018 44 Reference Materials (NIST SRM 1646a, NIST SRM 1400, IAEA‐395 and IAEA‐ 450) by INAA, ICP‐AES and ICP‐MS. Geostand. Geoanal. Res. 41 (2), 303-315. De Laeter J. R., Böhlke J. K., De Bièvre B., Hidaka H., Peiser H. S., Rosman K. J. R., and Taylor P. D. P. (2003) Atomic weights of the elements: Review 2000 (IUPAC Technical Report). Pure Appl. Chem. 75 (6), 683-800. Evensen N. M., Hamilton P. J. and O’Nions R. K. (1978) Rare-earth abundances in chondritic meteorites. Geochim. Cosmochim. Acta 42, 1199-1212. Heumann K. G.*, Gallus S. M., Rädlinger G. and Vogl J. (1998) Precision and accuracy in isotope ratio measurements by plasma source mass spectrometry. J. Anal. At. Spectrom. 13, 1001-1008. IUPAC - https://iupac.org/. Nakaruma N. (1974) Determination of REE, Ba, Fe, Mg, Na and K in carbonaceous and ordinary chondrites. Geochim. Cosmochim. Acta 38, 757-775. Plumlee G. (1998a) Certificate of Analysis: Basalt, Hawaiian Volcanic Observatory, BHVO-2. USGS. 2 pages. Plumlee G. (1998b) Certificate of Analysis: Basalt, Columbia River, BCR-2. USGS. 3 pages. Shinotsuka K., Hidaka H. and Ebihara M. (1995) Detailed abundances of rare earth elements, thorium and uranium in chondritic meteorites: An ICP-MS study. Meteoritics 30, 694-699. Shinotsuka K. and Ebihara M. (1997) Precise determination of rare earth elements, thorium and uranium in chondritic meteorite by inductively coupled plasma mass spectrometry – a comparative study with radiochemical neutron activation analysis. Anal. Chim. Acta 338, 237-246. Shirai N., Toktaganov M., Takahashi H., Yokozuka Y., Sekimoto S., Ebihara M. (2015) Multielemental analysis of Korean geological reference samples by INAA, ICP- AES and ICP-MS. J. Radioanal. Nucl. Chem. 303, 1367-1374. Tristan C. C. R., Jeroen E. S., Jerome C., Frederic C., François L., Geraldo B., Patrick S. and Catherine J. (2013) Rare earth element analysis in natural waters by multiple isotope dilution – sector field ICP-MS. J. Anal. At. Spectrom. 28, 573-584. Vogl J. (2005) Calibration Strategies and Quality Assurance. Inductively Coupled Plasma Mass Spectrometry Handbook (ed. Simon M. N.), Blackwell Publishing Ltd., CRC Press, 147-181. Wise .A. S. and Watters L. R., Jr. (2009) Certificate of Analysis NIST SRM 2711a. NIST. 1-6.
File đính kèm:
- su_dung_ky_thuat_pha_loang_dong_vi_de_xac_dinh_ham_luong_ce.pdf