Sống thêm của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời tại bệnh viện K
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sống thêm 3 năm và một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm của bệnh nhân
UTVMH giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 58 bệnh nhân UTVMH
giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời với tổng liều xạ 66-70Gy, hóa chất Cisplatin 30mg/m2/tuần x 6 tuần, tại
bệnh viện K từ tháng 1/2014-11/2017.
Kết quả: Thời gian sống thêm trung bình là 36,1 tháng; tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ (STTB) là 85,1%; tỷ
lệ sống thêm 3 năm không bệnh (STKB) là 81,8%; tỷ lệ STTB 3 năm ở nhóm có xâm lấn khoảng cận hầu
(XLKCH) thấp hơn so với nhóm không có (XLKCH) (73,1% so với 96,9%; p=0,008); nhóm có đáp ứng hoàn
toàn (ĐƯHT) sau điều trị có tỷ lệ STTB 3 năm cao hơn so với nhóm có đáp ứng một phần (ĐƯMP) (92,5% so
với 20,0%; p=0,000; HR=6,28; 95%CI 1,04-37,66; p=0,044).
Kết luận: Tỷ lệ STTB 3 năm: 85,1%; tỷ lệ STKB 3 năm: 81,8%; XLKCH và mức độ đáp ứng là hai yếu tố
tiên lượng cho STTB, trong đó mức độ đáp ứng là yếu tố tiên lượng độc lập.
Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB, hóa xạ trị đồng thời, tỷ lệ sống thêm, các yếu tố tiên lượng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sống thêm của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời tại bệnh viện K
ĐẦU VÀ CỔ TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 79 SỐNG THÊM CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN IIB ĐIỀU TRỊ HÓA XẠ ĐỒNG THỜI TẠI BỆNH VIỆN K TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG1, VÕ VĔN XUÂN2, NGUYỄN ĐỨC LỢI2 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sống thêm 3 nĕm và một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm của bệnh nhân UTVMH giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 58 bệnh nhân UTVMH giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời với tổng liều xạ 66-70Gy, hóa chất Cisplatin 30mg/m2/tuần x 6 tuần, tại bệnh viện K từ tháng 1/2014-11/2017. Kết quả: Thời gian sống thêm trung bình là 36,1 tháng; tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ (STTB) là 85,1%; tỷ lệ sống thêm 3 nĕm không bệnh (STKB) là 81,8%; tỷ lệ STTB 3 nĕm ở nhóm có xâm lấn khoảng cận hầu (XLKCH) thấp hơn so với nhóm không có (XLKCH) (73,1% so với 96,9%; p=0,008); nhóm có đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT) sau điều trị có tỷ lệ STTB 3 nĕm cao hơn so với nhóm có đáp ứng một phần (ĐƯMP) (92,5% so với 20,0%; p=0,000; HR=6,28; 95%CI 1,04-37,66; p=0,044). Kết luận: Tỷ lệ STTB 3 nĕm: 85,1%; tỷ lệ STKB 3 nĕm: 81,8%; XLKCH và mức độ đáp ứng là hai yếu tố tiên lượng cho STTB, trong đó mức độ đáp ứng là yếu tố tiên lượng độc lập. Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB, hóa xạ trị đồng thời, tỷ lệ sống thêm, các yếu tố tiên lượng. ABSTRACT Surviaval of Nasopharyngeal carcinoma stage IIB patients treated with concurrent chemoradiotherapy at K Hospital Purpose: Determine survival rate of Nasopharyngeal carcinoma (NPC) stage IIB patients treated with concurrent chemoradiotherapy (CCRT). Study method: nonrandomized clinical trial on 58 NPC stage IIB patients treated with CCRT. The dose of radiation is 66-70Gy; chemotherapy based on weekly Cisplatin 30mg/m2 in 6 weeks, at K Hospital, from 1/2014-11/2017. Result: average survival time: 36,1 months; 3 year overall surviaval rate (OS):85,1%; 3 year disease free survival rate (DFS):81,8%; patients with parapharyngeal space (PPS) invasion and partial response rate (PRR) have lower OS rate (73,1% vs 96,9%; p=0,008 and 92,5% vs 20,0%; p=0,000; HR of complete response rate (CRT)=6,28 (95%CI 1,04-37,66; p=0,044). Conclusion: 3 years OS rate: 85,1%; 3 years DFS rate: 81,8%;(PPS invasion) and response rate are two factors affecting on the OS, and RR is the independent prognosis factor. Keyword: Nasopharyngeal carcinoma stage IIB, concurrent chemoradiotherapy, surviaval rate, prognosis factor. 1 Bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 2 Bệnh viện K ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, theo hướng dẫn của mạng ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCCN) kết hợp hóa xạ đồng thời là chỉ định điều trị chuẩn cho UTVMH giai đoạn IIB- IVB[7]. Với giai đoạn III-IVB, phương pháp này được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là có hiệu quả trong kiểm soát tại chỗ tại vùng và phòng di cĕn xa. Tuy nhiên, với giai đoạn IIB (gồm T1-2aN1M0 hoặc T2b-N0/N1-M0, mang hai yếu tố nguy cơ của di cĕn xa là xâm lấn khoảng cận hầu - T2b và/hoặc di cĕn hạch cổ - N1), vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của hóa xạ đồng thời so với xạ trị đơn ĐẦU VÀ CỔ TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 80 thuần cũng như việc lựa chọn phác đồ hóa chất nào trong công thức phối hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu đã được thực hiện, còn tồn tại các quan điểm khác nhau về việc kết hợp hóa chất trong điều trị UTVMH giai đoạn này. Để góp phần đánh giá hiệu quả điều trị của hóa xạ đồng thời trong UTVMH giai đoạn IIB, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại bệnh viện K, với mục tiêu: Xác định tỷ lệ sống thêm 3 nĕm và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân UTVMH giai đoạn IIB điều trị hóa xạ đồng thời. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên không đối chứng có theo dõi dọc trên 58 bệnh nhân UTVMH giai đoan IIB, điều trị hóa xạ đồng thời tại bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, từ tháng 1/2014- 12/2017. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: tuổi dưới 70, PS 0-2, chẩn đoán mô bệnh học tại u hoặc hạch cổ, chẩn đoán và điều trị lần đầu, được giải thích rõ liệu trình điều trị và tự nguyện chấp nhận theo phác đồ điều trị của chuyên môn, có hồ sơ lưu trữ đầy đủ. Loại trừ các bệnh nhân: không đạt các tiêu chuẩn trên, mắc các bệnh phối hợp khác có chống chỉ định của hóa trị (tim mạch, gan, thận), bỏ dở điều trị không phải lý do chuyên môn. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, nội soi vòm họng, xét nghiệm mô bệnh học tại vòm hoặc tại hạch; chẩn đoán giai đoạn bệnh theo UICC 2002. Điều trị hóa xạ đồng thời (HXĐT) theo phác đồ: Xạ trị 3 chiều theo hình dạng khối u bằng máy gia tốc Varian;liều xạ tại u66-70 Gy, tại hạch cổ 66-70Gy, dự phòng tại hạch cổ 50Gy, phân liều 2Gy/ngàyx5 ngày/tuần; hóa trị bằng Cisplatin 30mg/m2/tuần x 6 tuần. Thu thập số liệu dựa vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Xử lý số liệu bằng phần mềm tin học SPSS 16.0. Ước lượng thời gian sống thêm toàn bộ, thời gian sống thêm không bệnh, sử dụng phương pháp ước lượng thời gian theo sự kiện của Kaplan-Meier; phương pháp kiểm định Log- rank test và mô hình hồi qui Cox nhằm khảo sát các yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thêm toàn bộ (STTB) và sống thêm không bệnh (STKB) với khoảng tin cậy 95% (p=0,05). KẾT QUẢ Đáp ứng điều trị và sống thêm 3 nĕm Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n % Tuổi Trung bình 47,3 Trung vị 48,0 Giới Nam 39,0 67,2 Nữ 19 32,8 Toàn trạng PS 0 14 24,1 PS 1 36 62,1 PS 2 8 13,8 Giai đoạn T1 5 8,6 T2A 27 46,6 T2B 26 44,8 N0 6 10,3 N1 52 89,7 Mô bệnh học UCNT 55 94,8 Khác 3 5,2 Bảng 2. Đáp ứng sau điều trị Đáp ứng n % Đáp ứng thực thể tại u Hoàn toàn 54 93,1 Một phần 4 6,9 Đáp ứng thực thể tại hạch Hoàn toàn 49 90,7 Một phần 5 9,3 Đáp ứng chung Hoàn toàn 53 91,4 Một phần 5 8,6 Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn (ĐƯHT) sau điều trị là 91,4%, đáp ứng một phần (ĐƯMP) là 8,6%. Bảng 3. Sống thêm toàn bộ Sống thêm theo Kaplan- Meier Sống thêm TB (tháng) Tỷ lệ sống thêm (%) 12 tháng 24 tháng 36 tháng 39 tháng Toàn bộ 36,1 98,2 85,1 85,1 85,1 ĐẦU VÀ CỔ TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 81 Biểu đồ 1. Sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh Nhận xét: Đến thời điểm dừng nghiên cứu có 6 bệnh nhân tử vong, 100% bệnh nhân tử vong do bệnh tiến triển. Thời gian sống thêm trung bình là 36,1 tháng. Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ là 85,1%. Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm không bệnh là 81,8%. Các yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm Biểu đồ 2. Sống thêm toàn bộ theo giai đoạn T Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ theo T: T1: 100%, T2A: 96,3%; T2B: 80,8% (p=0,114). Biểu đồ 3. Sống thêm toàn bộ theo N Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ theo N: N0: 83,3%, N1:90,4%; (p=0,541). Biểu đồ 4. Sống thêm theo kích thước hạch Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ theo kích thước hạch: 0-3cm:91,8%; hạch >3-6cm: 77,8% (p=0,298). Biểu đồ 5. Sống thêm toàn bộ theo phân nhóm ĐẦU VÀ CỔ TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 82 Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ theo phân nhóm giai đoạn: giai đoạn T1N1: 100%; T2AN1: 96,3%; T2BN0: 83,3%; T2BN1: 80,0% (p=0,223). Biểu đồ 6. Sống thêm toàn bộ theo xâm lấn khoảng cận hầu Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ của nhóm bệnh có xâm lấn khoảng cận hầu là 73,1%; thấp hơn so với nhóm không có xâm lấn khoảng cận hầu là 96,9% (p=0,008). Biểu đồ 7. Sống thêm toàn bộ theo đáp ứng với điều trị Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ của nhóm bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau điều trị là 92,5%, đáp ứng một phần là 20,0%. (p=0,000). Bảng 4.Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm Biến số HR p 95% CI Xâm lấn khoảng cận hầu 3,47 0,310 0,31-38,35 Đáp ứng điều trị 6,28 0,044 1,04-37,66 Nhận xét: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Cox cho thấy đáp ứng sau điều trị là yếu tố tiên lượng độc lập đối với thời gian sống thêm sau điều trị (p<0,05). BÀN LUẬN Theo phân loại của UICC 2002, giai đoạn IIB bao gồm các phân nhóm T1-T2aN1M0 và T2b- N0/N1-M0. Nhận xét về các đặc điểm tổn thương và phân tích sống thêm của các bệnh nhân UTVMH giai đoạn này, các tác giả nhận thấy, T2b và N1 là hai yếu tố quan trọng có liên quan đến nguy cơ của di cĕn xa và xạ trị đơn thuần sẽ là không đủ để điều trị, đặc biệt cho những bệnh nhân có các yếu tố N1 hoặc/và T2b[3,6,10,13]. Nghiên cứu của chúng tôi kết hợp hóa trị Cisplatin hàng tuần với xạ trị trên bệnh nhân UTVMH giai đoạn IIB. Kết thúc điều trị, 53 bệnh nhân (91,4%) đạt ĐƯHT; 3 bệnh nhân (8,6%) đạt ĐƯMP. Sau thời gian theo dõi, tỷ lệ STTB 3 nĕm và STKB lần lượt là 85,1% và 81,8%. Tham khảo một số nghiên cứu về xạ trị đơn thuần UTVMH giai đoạn II, chúng tôi đều thấy phần lớn cho kết quả sống thêm thấp hơn so với hóa xạ kết hợp. Như theo Xiao (2009): tỷ lệ 5 nĕm STTB của bệnh nhân T2N1 và T1N1 chỉ đạt 73,1% và 85,8%[13]. Chua (2003): tỷ lệ STKB đặc hiệu 5 nĕm và 10 nĕm ở nhóm bệnh nhân T1-2N1 được xạ trị đơn thuần chỉ đạt 74% và 55%; tỷ lệ sống thêm không tái phát là 59% và 47%[6]. Ngô Thanh Tùng (2001): xạ đơn thuần (Cobalt 60) trên bệnh nhân giai UTVMH tại bệnh viện K, đối với đoạn I, II cho tỷ lệ sống thêm 5 nĕm là 70,0%[8]. Mặc dù theo nghiên cứu của Nguyễn Vĕn Tuyên (2013), xạ trị gia tốc cho bệnh nhân giai đoạn I, II có tỷ lệ 3 nĕm STTB là rất cao (100%), nhưng trong nghiên cứu của tác giả chỉ có 10,3% là giai đoạn IIB và tác giả tính gộp kết quả của giai đoạn I và II[9]. Các nghiên cứu trên đều có kết quả theo dõi từ 5-10 nĕm, còn nghiên cứu của chúng tôi, do thời gian theo dõi ngắn, nên mới chỉ có được kết quả của 3 nĕm. Vì thế cũng chưa thật sự phù hợp để so sánh với các tác giả. Khi kết hợp hóa xạ trị, mặc dù vẫn có những quan điểm trái chiều, nhưng các tác giả phần lớn đều ủng hộ cho việc bổ sung hóa chất vào phác đồ điều trị UTVMH giai đoạn IIB. Xu (2011): tỷ lệ 5 nĕm STTB và 5 nĕm STKB cao hơn ở nhóm HXĐTso với xạ đơn thuần mặc dù không có ý nghĩa thống kê (80,2% so với 76,6%, p=0,778; 70,5% so với 64,2%, p=0,413); phân tích đa biến cho thấy, HXĐT là yếu tố tiên lượng độc lập làm tĕng thời gian sống thêm không tái phát (p=0,007)[14]. Chen (2011): tỷ lệ 5 nĕm STTB, sống thêm không tiến triển, sống thêm không di cĕn xa ở nhóm HXĐT cao hơn có ý nghĩa so với nhóm xạ trị đơn thuần (94,5% so với 85,8%, p=0,007; 87,9% so với 77,8%, p=0,017; 94,8% so với 83,9%, p=0,007)[3]. Tuy nhiên, cập nhật nghiên cứu MAC-NPC của Collaborative Group (MAC- NPC2) (2015) về hóa xạ trị UTVMH ở tất cả các giai ĐẦU VÀ CỔ TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 83 đoạn đã không ủng hộ việc kết hợp hóa xạ trị cho giai đoạn sớm (HR=0,95; 95% CI 0,65-1,44)[2]. Nhưng phân tích tổng hợp đầu tiên về kết quả HXĐT trên 2138 bệnh nhân UTVMH giai đoạn II của tác giả Xu và cs (2017) khi so sánh giữa xạ trị đơn thuần và hóa xạ cho thấycó sự khác biệt rõ ràng về STTB và sống thêm không tái phát tại chỗ, tại vùng giữa hai nhóm HXĐT và xạ trị (OS: HR=0,67; 95% CI=0,45- 0,98; p=0,04; LRRFS: HR=0,61; 95% CI=0,46-0,80; p=0,0003)[15]. Về một số yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm của bệnh nhân trong nghiên cứu, chúng tôi khảo sát các yếu tố như giai đoạn, kích thước hạch, xâm lấn khoảng cận hầu, đáp ứng sau điều trị. Trong các yếu tố này, thì xu hướng sống thêm thấp hơn ở các bệnh nhân có di cĕn hạch (90,4% so với 83,3%; p=0,541) và ở nhóm bệnh nhân có kích thước hạch>3-6cm (77,8% so với 91,8; p=0,298). Hai yếu tố có ý nghĩa tiên lượng cho tỷ lệ STTB của bệnh nhân là xâm lấn khoảng cận hầu (XLKCH) và đáp ứng sau điều trị (92,5 so với 20,0%; p=0,000); trong đó đáp ứng sau điều trị là yếu tố tiên lượng độc lập. Một trong các đặc điểm quan trọng của giai đoạn IIB là XLKCH, đây chính là yếu tố tiên lượng xấu trong UTVMH vì có sự tương quan giữa XLKCH và di cĕn xa. Nhiều tác giả cho rằng, XLKCH có thể được xếp tương đương với giai đoạn của mức độ trung gian giữa N0 và N1, và cho thấy có sự tương quan giữa XLKCH với tổn thương tiến triển của hạch[12,13]. XLKCH là nguy cơ của di cĕn xa[4,11,12]. Khi tổn thương lan về phía nền sọ và bề mặt lỏng lẻo của khoang cận hầu thì tỷ lệ di cĕn xa sẽ tĕng lên một cách có ý nghĩa. Teo và cs (1996) quan sát thấy trong nhóm bệnh nhân N0, bệnh nhân T2b có tỷ lệ 3 nĕm STKB thấp hơn 18% so với T2a (4% so với 22%)[11]. Còn theo Cheng (2005), mặc dù đều có di cĕn hạch cổ (N1) nhưng các bệnh nhân T1-2a có thời gian 5 nĕm STKB cao hơn có ý nghĩa so với T2b, mặc dù cả hai phân nhóm đều thuộc giai đoạn IIB. Tỷ lệ sống thêm 5 nĕm không di cĕn xa của bệnh nhân có XLKCH theo nghiên cứu của Zhang (2008) thấp hơn 12,6% (73,6% so với 86%) so với những bệnh nhân không có XLKCH[16]. Chua (1996) chứng minh rằng, tỷ lệ 5 nĕm STKB của bệnh nhân có XLKCH độ 0/1 cao hơn hẳn so với những bệnh nhân có XLKCH ở độ 2/3 (87% và 68%)[4]. Các kết quả này khẳng định các bệnh nhân có XLKCH có nguy cơ di cĕn xa cao hơn với những bệnh nhân không có XLKCH ngay cả khi kết hợp với di cĕn hạch cổ hay không. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ủng hộ các nhận định trên với kết quả cho thấy tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ thấp hơn ở nhóm có XLKCH có ý nghĩa (73,1% so với 96,9%; p=0,008). Yếu tố tiên lượng tiếp theo có ý nghĩa đó là mức độ đáp ứng sau điều trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ ở nhóm bệnh nhân ĐƯHT sau điều trị là 92,5%, ĐƯMP là 20,0% (p=0,000) và đáp ứng sau điều trị là yếu tố tiên lượng độc lập theo phân tích hồi quy đa biến Cox (HR=6,28; 95%CI 1,04-37,66; p=0,04). Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác khi khẳng định đây là yếu tố tiên lượng quan trọng đối với UTVH[1,5]. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu hóa xạ trị đồng thời trên bệnh nhân UTVMH giai đoạn II chúng tôi xác định được tỷ lệ sống thêm 3 nĕm toàn bộ và không bệnh lần lượt là 85,1 và 81,8%. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm thấy mối liên quan giữa XLKCH và mức độ đáp ứng sau điều trị với tỷ lệ STTB, trong đó mức độ đáp ứng là yếu tố tiên lượng độc lập. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng mới chỉ dừng ở kết quả 3 nĕm nên vẫn cần thêm thời gian để có bằng chứng thuyết phục hơn về hiệu quả của kết hợp hóa xạ trên bệnh nhân UTVMH giai đoạn IIB. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aribas BK C.F., Ozodigan Z. et al, (2008): Nasopharyngeal carcinomas: Prognostic factor and treatment features. J Egypt Natl Canc Inst 2008, 20(3): 230-236. 2. Blanchard P., Lee A., Marguet S., et al. (2015): Chemotherapy and radiotherapy in nasopharyngeal carcinoma: an update of the MAC-NPC meta-analysis. Lancet Oncol, 16(6): 645-655. 3. Chen Q.Y., Wen Y.F., Guo L., et al. (2011): Concurrent chemoradiotherapy vs radiotherapy alone in stage II nasopharyngeal carcinoma: phase III randomized trial. J Natl Cancer Inst, 103(23):1761-1770. 4. Chua D.T., Sham J.S., Kwong D.L., et al. (1996): Prognostic value of paranasopharyngeal extension of nasopharyngeal carcinoma. A significant factor in local control and distant metastasis. Cancer, 78(2): 202-210. 5. Chua DT S.J., Ho WK et al (2002): Control of regional metastasis after induction chemotherapy and radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma. Head & Neck (April 2002): 350-360. 6. Chua D.T., Sham J.S., Kwong D.L., et al. (2003): Treatment outcome after radiotherapy alone for patients with Stage I-II nasopharyngeal carcinoma. Cancer, 98 (1): 74-80. ĐẦU VÀ CỔ TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 84 7. National Comprehensive Cancer Network(2014): Treatment Guidelines inOncology: Head and Neck Cancers. 8. Ngô Thanh Tùng (2001): Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả xạ trị ung thư biểu mô vòm họng tại Bệnh viện K giai đoạn 1993-1995. Luận vĕn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 9. Nguyễn Vĕn Tuyên, Nguyễn Tuyết Mai (2013): Kết quả xạ trị gia tốc ung thư vòm mũi họng giai đoạn I-II tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học thực hành, số 864(3): 59-61. 10. Pan X.B., Zhu X.D. (2012): Role of chemotherapy in stage IIb nasopharyngeal carcinoma. Chin J Cancer, 31(12): 573-578. 11. Teo P., Lee W.Y., Yu P. (1996): The prognostic significance of parapharyngeal tumour involvement in nasopharyngeal carcinoma. Radiother Oncol, 39(3): 209-221. 12. Xiao G.L., Gao L., Xu G.Z. (2002): Prognostic influence of parapharyngeal space involvement in nasopharyngeal carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 52(4): 957-963. 13. Xiao W.W., Han F., Lu T.X., et al. (2009): Treatment outcomes after radiotherapy alone for patients with early-stage nasopharyngeal carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys, 74(4):1070-1076. 14. Xu T., Hu C., Wang X., et al. (2011): Role of chemoradiotherapy in intermediate prognosis nasopharyngeal carcinoma. Oral Oncol, 47(5): 408-413. 15. Xu C., Zhang L.H., Chen Y.P., et al. (2017): Chemoradiotherapy Versus Radiotherapy Alone in Stage II Nasopharyngeal Carcinoma: A Systemic Review and Meta-analysis of 2138 Patients. J Cancer, 8(2): 287-297. 16. Zhang DG L.T., Chen C.Y. (2008): Prognostic of parapharyngeal space involvement on distant metastasis in nasopharyngeal carcinoma. Chin J Cancer Prev Treat, 15:541-543.
File đính kèm:
- song_them_cua_benh_nhan_ung_thu_vom_mui_hong_giai_doan_iib_d.pdf