Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab

Đặt vấn đề: Điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa không phẫu thuật được

không đột biến chủ đạo chủ yếu dựa vào hóa trị bộ đôi với platinum, thêm pembrolizumab vào hóa trị tạo

nên tỉ lệ đáp ứng cao hơn và sống còn bệnh không tiến triển dài hơn có ý nghĩa so với hóa trị đơn

độc(nghiên cứu pha 3 ngẫu nhiên mù đôi Keynote 189).

Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá mức độ an toàn của thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn

dịch pembrolizumab.

Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân điều trị với pembrolizumab tại khoa Ung Bướu bệnh viện

Thống Nhất năm 2019-2020.

Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: Trong 2 năm 2019 và 2020 chúng tôi hồi cứu 19 ca có sử dụng pembrolizumab điều trị,

trong nhóm sử dụng pembrolizumab đơn chất có 1/19 ca (5,3%), giảm tiểu cầu và 1/19 ca (5,3%) tăng

men gan độ 2 ổn định ở những chu kì sau; nhóm pembrolizumab phối hợp hóa trị ghi nhận ngứa 1/19 ca

(5,3%) ổn định với thuốc hỗ trợ, giảm bạch cầu 1/19 ca (5,3%), giảm tiểu cầu 1/19 ca (5,3%), tăng men

gan 1/19 ca (5,3%) độ 2 ổn định ở những chu kì sau, 1/19 ca (5,3%) tăng men gan độ 4 phải ngưng

pembrolizumab; trong cả 2 nhóm trung bình thiếu máu là như nhau với thiếu máu độ 2 cao nhất và kiểm

soát được, không ca nào tử vong do tác dụng phụ.

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab trang 1

Trang 1

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab trang 2

Trang 2

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab trang 3

Trang 3

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab trang 4

Trang 4

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab trang 5

Trang 5

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab

Đánh giá an toàn của thuốc điều hòa miễn dịch pembrolizumab
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 156 
ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CỦA THUỐC ĐIỀU HÒA MIỄN DỊCH 
PEMBROLIZUMAB 
TRẦN MẠNH HOÀNG1, NGUYỄN ĐẮC NHÂN TÂM2, ĐỖ KIM QUẾ3 
Địa chỉ liên hệ: Trần Mạnh Hoàng 
Email: manhhoang.tran@gmail.com 
Ngày nhận bài: 1/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 BSCKI. Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM 
2 Bác sĩ Phụ trách Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM 
3 PGS.TS. Phó Giám đốc - Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ 
giai đoạn tiến xa không phẫu thuật được không đột 
biến chủ đạo chủ yếu dựa vào hóa trị bộ đôi với 
platinum. Trong số những bệnh nhân(BN) có điểm 
số PD-L1 (programmed death ligan 1) ≥50%, 
pembrolizumab có thể thay thế hóa trị độc tế bào ở 
bước một. Thêm pembrolizumab vào hóa trị tạo nên 
tỉ lệ đáp ứng cao hơn và sống còn bệnh không tiến 
triển dài hơn có ý nghĩa so với hóa trị đơn 
độc(nghiên cứu pha 3 ngẫu nhiên mù đôi Keynote 
189)[12]. 
Điều trị ức chế điểm kiểm soát miễn dịch đã 
được nghiên cứu nhiều (pembrolizumab, 
atezolizumab, nivolumab) trên nhiều loại ung thư 
khác nhau ở giai đoạn tiến xa đặc biệt khi có biểu 
hiện MSI-H hay dMMR. 
Pembrolizumab đã được thử nghiệm qua nhiều 
nghiên cứu pha III như Keynote-010, Keynote-024, 
Keynote-189, Keynote-407, Keynote-048, Keynote-
054và tỏ ra hiệu quả và an toàn; tác dụng phụ qua 
các nghiên cứu lớn có thể kiểm soát được và tỉ lệ 
tác dụng phụ nặng thấp chấp nhận được[10][11][12][14]. 
Nhìn chung hóa trị gây tác dụng phụ đối với mọi 
bệnh nhân, đã được mô tả rõ ràng ở nhiều nghiên 
cứu, ảnh hưởng lên những cơ quan nhất định và là 
những tác dụng phụ tiên đoán được về mức độ và 
thời gian xảy ra. Ngược lại, với những hồ sơ đang 
có người ta thấy tác dụng phụ của thuốc điều hòa 
miễn dịch xảy ra trên số lượng ít bệnh nhân, có thể 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa không phẫu thuật được 
không đột biến chủ đạo chủ yếu dựa vào hóa trị bộ đôi với platinum, thêm pembrolizumab vào hóa trị tạo 
nên tỉ lệ đáp ứng cao hơn và sống còn bệnh không tiến triển dài hơn có ý nghĩa so với hóa trị đơn 
độc(nghiên cứu pha 3 ngẫu nhiên mù đôi Keynote 189). 
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu đánh giá mức độ an toàn của thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn 
dịch pembrolizumab. 
Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân điều trị với pembrolizumab tại khoa Ung Bướu bệnh viện 
Thống Nhất năm 2019-2020. 
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt ca. 
Kết quả: Trong 2 năm 2019 và 2020 chúng tôi hồi cứu 19 ca có sử dụng pembrolizumab điều trị, 
trong nhóm sử dụng pembrolizumab đơn chất có 1/19 ca (5,3%), giảm tiểu cầu và 1/19 ca (5,3%) tăng 
men gan độ 2 ổn định ở những chu kì sau; nhóm pembrolizumab phối hợp hóa trị ghi nhận ngứa 1/19 ca 
(5,3%) ổn định với thuốc hỗ trợ, giảm bạch cầu 1/19 ca (5,3%), giảm tiểu cầu 1/19 ca (5,3%), tăng men 
gan 1/19 ca (5,3%) độ 2 ổn định ở những chu kì sau, 1/19 ca (5,3%) tăng men gan độ 4 phải ngưng 
pembrolizumab; trong cả 2 nhóm trung bình thiếu máu là như nhau với thiếu máu độ 2 cao nhất và kiểm 
soát được, không ca nào tử vong do tác dụng phụ. 
Kết luận: Sử dụng pembrolizumab điều trị ung thư an toàn cho cả 2 nhóm. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 157 
ảnh hưởng lên mọi cơ quan và nhất là không thể 
tiên đoán được, các hồ sơ ghi nhận còn thay đổi 
chưa nhất quán[10][14][16]. 
Tóm tắt về hồ sơ an toàn của phác đồ 
Pembrolizumab + hóa trị trong điều trị bước 1 so với 
hóa trị Platinum + Pemetrexed ở bệnh nhân 
UTPKTBN giai đoạn tiến xa hay Pembrolizumab đơn 
trị (các NC Keynote 189;010;024)[10]12][14][16]: 
- Biến cố bất lợi xảy ra có thể quản lý và kiểm 
soát được và tương tự hồ sơ an toàn khi 
dùng Pembrolizumab đơn trị. 
- Tỉ lệ biến cố bất lợi liên quan điều trị nói 
chung và mức độ 3 trở lên tương đương ở 2 
phác đồ. 
- Biến cố bất lợi liên quan điều trị phối hợp 
Pembrolizumab + hóa trị thường gặp nhất từ 
mức độ 3 trở lên: thiếu máu (16,3%), giảm 
bạch cầu trung tính (15,8%), giảm tiểu cầu 
(15,8%). 
- Tổn thương thận cấp 5,2% ở nhóm kết hợp 
và 0,5% ở nhóm hóa trị; độ 3 - 5 lần lượt 2,0 
và 0% xảy ra hầu hết ở những trường hợp 
có nhiều bệnh lý kèm theo. 
- Viêm phổi kẽ tần suất khoảng 1,7% ở nhóm 
kết hợp và không xuất hiện ở nhóm hóa trị 
đơn độc; độ 3-5 khoảng 1,5%. 
Bảng 1. Thời điểm và thời gian xảy ra tác dụng phụ (NC Keynote 002) 
 n(%) Thời gian khởi phát trung bình Thời lượng trung bình 
Viêm phổi mô kẽ 26 (2,6%) 4,3 tháng (2 ngày - 19,3 tháng) 2,8 tháng (2 ngày - 15,1 tháng) 
Viêm đại tràng 16 (1,6%) 4,2 tháng (10 ngày - 9,7 tháng) 1,4 tháng (4 ngày - 7,2 tháng) 
Viêm gan 8 (0,8%) 22 ngày (8 ngày - 21,4 tháng) 1,3 tháng (1 tuần - 2,2 tháng) 
Viêm cầu thận 4 (0,4%) 6,8 tháng (12 ngày - 12,8 tháng) 1,1 tháng (2,1 tuần - 3,3 tháng) 
Tổn thương tuyến yên 10 (1,0%) 1,5 tháng (1 ngày - 6,5 tháng) 3,4 tháng (0,8 - 12,7 tháng) 
Cường giáp 24 (2,4%) 1,4 tháng (1 ngày - 21,9 tháng) 1,8 tháng (1,4 tuần - 12,8 tháng) 
Suy giáp 75 (7,4%) 3,5 tháng (5 ngày - 18,9 tháng) 7,9 tháng( 6 ngày - 24,3 tháng) 
Theo nghiên cứu Keynote 024[16] trên 154 bệnh 
nhân điều trị pembrolizumab đơn chất và 151 bệnh 
nhân điều trị với hóa chất trung bình thời gian theo 
dõi 25,2 tháng trung vị sống còn toàn bộ 30 tháng 
cho nhánh điều trị với pembrolizumab và 14,2 tháng 
cho nhánh điều trị với hóa chất; biến cố bất lợi độ 
3 - 5 ở nhóm pembrolizumab thấp hơn nhóm hóa trị 
(31,2% so với 53,3%). 
Tại Việt Nam điều trị với ức chế điểm kiểm soát 
miễn dịch đã được chấp thuận vài năm gần đây, tuy 
nhiên số lượng BN chưa nhiều và cũng chưa có 
tổng kết; chúng tôi làm đề tài này với mong muốn 
bước đầu đánh giá mức độ an toàn của thuốc ức 
chế điểm kiểm soát miễn dịch pembrolizumab. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
Bước đầu đánh giá an toàn của thuốc giúp 
chúng tôi có cái nhìn tổng quát hơn, tiến tới sẽ đánh 
giá hiệu quả điều trị. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tất cả những bệnh nhân điều trị với 
pembrolizumab tại khoa Ung Bướu bệnh viện Thống 
Nhất trong 2 năm 2019 và 2020. 
Chúng tôi hồi cứu 19 BN được điều trị với 
pembrolizumab, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 
thống kê. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung 
Chúng tôi hồi cứu trong 2 năm 2019 và 2020 có 
19 BN với đa phần là ung thư phổi được sử dụng tối 
thiểu 1 chu kì Pembrolizumab; tuổi trung bình 71 
tuổi, nhỏ nhất 41 tuổi lớn nhất 89 tuổi, độ lệch chuẩn 
13,044 chủ yếu xung quanh độ tuổi 60, với tỉ lệ nam 
chiếm ưu thế 73,68%. 
Đặc điểm lâm sàng 
Loại ung thư: Trong nghiên cứu này đa phần là 
bệnh ung thư phổi chiếm 73,68% còn lại là các ung 
thư khác như dạ dày, đầu cổ, gan, melanom. 
Số chu kì: Bệnh nhân được điều trị ít nhất 1 ck 
pembrolizumab và nhiều nhất 11ck, trung vị 4,32 chu 
kì; độ lệch chuẩn 2,626. 
Thiếu máu 
Thiếu máu: Không thiếu máu 5,3%; thiếu máu độ 
1 và 2 bằng nhau 47,37%. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 158 
Mức độ thiếu máu theo phân nhóm 
pembrolizumab đơn chất và phối hợp hóa trị 
Bảng 1. Trung bình thiếu máu 2 nhóm 
Group Statistics 
 phối hợp hóa trị 
N Mean Std. 
Deviation 
Std. Error 
Mean 
do thiếu 
máu 
có 12 1.42 .669 .193 
không 7 1.43 .535 .202 
Bảng 2. Kiểm định t - test mức độ thiếu máu 2 nhóm 
Independent Samples Test 
 Levene's Test for 
Equality of Variances 
t - test for Equality of Means 
F Sig. t df Sig. (2 - tailed) 
Mean 
Difference 
Std. Error 
Difference 
95% Confidence Interval 
of the Difference 
Lower Upper 
dothieumau 
Equal variances 
assumed .757 .396 -.040 17 .968 -.012 .297 -.639 .615 
Equal variances 
not assumed 
 -.043 15.092 .967 -.012 .279 -.607 .583 
Nhóm có phối hợp hóa trị 12 bệnh nhân, độ thiếu máu trung bình 1,42 với độ lệch chuẩn 0,669; bảy bệnh 
nhân không phối hợp hóa trị độ thiếu máu trung bình 1,43 với độ lệch chuẩn 0,535; kiểm định Lavene’s test có 
F = 1,231 sign = 0,396 phương sai hai nhóm như nhau; t = -0,044, df = 17, sign = 0,968. 
Kiểm định t-test trung bình thiếu máu ở hai nhóm phối hợp và không phối hợp với hóa trị không khác 
nhau. 
Các tác dụng phụ khác 
Giảm bạch cầu chỉ có 1/19 (5,2%) trường hợp 
độ 1; giảm tiều cầu 2/19 (10,5%) trường hợp trong 
đó một ca độ 1, một ca độ 4 chẩn đoán K gan tiến 
triển mà trước điều trị đã có giảm tiểu cầu độ 3. 
Trong nghiên cứu này có 3/19 (15,8%) ca tăng 
men gan trong đó hai ca độ 2 khi phối hợp hóa trị, 
chu kì sau giảm liều hóa trị không thấy tăng men gan 
lại; một ca tăng men gan độ 4 do điều trị 
pembrolizumab. 
Ngứa có 1 trường hợp ở mức độ vừa phải. 
Bảng 3. Các tác dụng phụ khác 
 Loại tác dụng 
phụ 
Tần suất - 
Mức độ 
Ghi chú 
Pem đơn 
chất 
Giảm tiểu cầu 1 ca độ bốn Bước 2 trở đi 
Tăng men gan 1 ca độ hai Bước 1 
Pem + 
hóa trị 
Giảm bạch cầu 1 ca độ một Bước 2 trở đi 
Giảm tiểu cầu 1 ca độ một Bước 2 trở đi 
Tăng men gan 1 ca độ hai Bước 1 1 ca độ bốn Bước 1 
Ngứa 1 ca trung 
bình 
Bước 1 
Các tác dụng phụ khác như buồn nôn, nôn, suy 
giáp, nhược giáp, viêm phổi mô kẽ không gặp. 
BÀN LUẬN 
Qua hồi cứu trên hồ sơ chúng tôi có 19 ca điều 
trị với Keytruda (pembrolizumab) chủ yếu là ung thư 
phổi chiếm 73,68% điều trị ít nhất 1 chu kì (3 ca) và 
nhiều nhất là 11 chu kì (1 ca), với 7 trường hợp điều 
trị đơn chất Keytruda và 12 trường hợp phối hợp với 
hóa trị; có 12/19 ca điều trị trên 3ck (3 tháng) chiếm 
tỉ lệ 63%, và những ca này cho đáp ứng lâu dài 
phù hợp với những nghiên cứu trước thường 
pembrolizumab cho đáp ứng chậm sau 3 tháng. 
Đa số Bn lớn tuổi với độ tuổi trung bình 71 tuổi, 
tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi lớn hơn 
các nghiên cứu khác trong ung thư phổi (60 - 65t) và 
có bệnh lý nội khoa đi kèm, với tỉ lệ nam chiếm ưu 
thế 15/19 trường hợp với chỉ số hoạt động cơ thể 
1 - 2 đến 3. 
Tỉ lệ ung thư phổi có 14 ca chiếm tỉ lệ 73,68% 
trong lô nghiên cứu này với số chu kì điều trị trung 
bình là 4, hầu hết điều trị ở bước sau khi thể trạng 
bệnh nhân yếu và đã có tác dụng phụ của phác đồ 
phía trước. 
Nhóm Keytruda đơn chất chúng tôi không ghi 
nhận bệnh nhân than mệt, tiêu chảy hay nôn ói, 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 159 
huyết áp bệnh nhân ổn định, không ghi nhận nổi 
mẩn, triệu chứng hô hấp cũng như cường hay suy 
giáp; tổng phân tích nước tiểu trong giới hạn bình 
thường. Thiếu máu 1 ca từ độ 0 lên độ 2 là Bn trên 
80 tuổi di căn nhiều vị trí nên mức độ thiếu máu này 
do nhiều nguyên nhân và một ca từ độ 0 lên độ 1 Bn 
K gan đã điều trị nhiều bước, đã có dấu hiệu giảm 
ba dòng tế bào máu. Giảm tiểu cầu một ca độ 4 
cũng là ca K gan, Bn giảm tiểu cầu trước điều trị độ 
3, nên nghĩ do diễn tiến của bệnh không nghĩ do 
điều trị; tăng men gan độ hai 1 trường hợp và ổn 
định ở những chu kì sau. Vì vậy nhìn chung tác dụng 
phụ trên hệ huyết học chấp nhận được. 
Nhóm phối hợp hóa trị cũng tương tự chỉ nghi 
nhận tác dụng phụ trên hệ huyết học: một trường 
hợp giảm tiểu cầu và một giảm bạch cầu độ 1 kiểm 
soát tốt, những chu kì sau không thấy giảm; và có 
tăng men gan độ hai 1 trường hợp và ổn định những 
chu kì sau đó; cá biệt có 1 Bn tăng men gan độ 4 
(AST/ALT = 1024/916) gấp 20 lần, nhưng chỉ tăng 
bilirubin nhẹ, đáp ứng với thuốc hạ men gan tốt, 
Bn này có men gan tăng gấp 3 lần bình thường 
trước điều trị, bệnh tiểu đường kèm theo nhưng ổn 
định, ngứa có tăng mức độ và đáp ứng tốt với 
steroids và kháng histamin; bệnh nhân này sau đó 
ngưng pembrolizumab và tiếp tục hoàn thành đủ liệu 
trình hóa trị dung nạp tốt. 
Thiếu máu cao nhất là độ 2 và kiểm soát được, 
như chúng ta đã biết ung thư giai đoạn IV và lại trên 
thể trạng lớn tuổi( tuổi trung bình nghiên cứu chúng 
tôi là 71) thì mức độ thiếu máu rất khó xác định do 
bệnh hay do hóa trị vì bệnh nhân thường trước đó 
ăn uống kém; hơn nữa khi so sánh giữa hai nhóm 
hóa trị và hóa trị phối hợp pembrolizumab thì mức 
độ thiếu máu không khác biệt; mức độ này gần 
giống với phác đồ hóa trị chuẩn[1][2][6][8][9]. 
Mức độ thiếu máu đã hiệu chỉnh (so với mức độ 
thiếu máu trước điều trị): như chúng ta cũng biết 
bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 thường đã đi vào suy 
mòn, nên trước khi điều trị thường đã có thiếu máu, 
ăn uống kém, đặc biệt là điều trị ở bước sau, mà có 
tới 11/19 bệnh nhân (57,9%) điều trị ở bước sau 
trong nghiên cứu này; sau khi hiệu chỉnh với tình 
trạng thiếu máu trước điều trị chúng tôi thấy tình 
trạng thiếu máu độ 2 giảm từ 47,37% xuống 15,79%; 
thiếu máu độ 1 giảm từ 47,37% xuống còn 26,32%; 
không thiếu máu 52,63%; cải thiện tình trạng thiếu 
máu từ độ 2 thành không thiếu máu là 5,26%; điều 
này chứng tỏ điều trị đã có hiệu quả giảm nhẹ triệu 
chứng cho bệnh nhân. 
KẾT LUẬN 
Qua hồi cứu 19 trường hợp tại khoa Ung Bướu 
bệnh viện Thống Nhất chúng tôi thấy các tác dụng 
phụ khi điều trị với Keytruda có thể kiểm soát tốt với 
tỉ lệ bằng hoặc thấp hơn so với các nghiên cứu 
trước, không trường hợp nào tử vong. Tuy số lượng 
mẫu còn hạn chế nhưng đây là tiền đề cho nghiên 
cứu tiếp theo với số lượng lớn hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Thị Hà (2017). "Đánh giá kết quả điều trị 
ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng 
phác đồ Paclitaxel - Cisplatin tại Bệnh viện đa 
khoa tỉnh Thanh Hóa". Luận văn thạc sĩ y học, 
Trường Đại học Y Hà Nội. 
2. Nguyễn Việt Hà, Đặng Văn Khoa & Lã Duy 
Tuyền (2013). "Đánh giá kết quả phác đồ 
Docetaxel - Gemcitabine trong điều trị ung thư 
phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIB - IV". Tạp 
chí Ung thư học Việt Nam, 4, tr 189-195. 
3. Đặng Thanh Hồng & Vũ Văn Vũ (2000). "Ghi 
nhận bước đầu điều trị ung thư phổi không phải 
tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa với Gemzar-
Carboplatin". Tạp chí thông tin Y Dược, 8, 
tr 146 - 149. 
4. Nguyễn Tuấn Khôi (2007). "Điều trị ung thư phổi 
không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại chỗ". Luận 
án bác sĩ chuyên khoa II Ung thư học, Đại học Y 
Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Nguyễn Việt Quang, Huỳnh Quyết Thắng, Tăng 
Kim Sơn & Huỳnh Thảo Luật (2015). "Đánh giá 
hiệu quả hóa trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 
giai đoạn IIIB - IV bằng phác đồ Paclitaxel-
Carboplatin tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ". 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 4, tr 141 - 147. 
6. Trần Đình Thanh (2011). "Chẩn đoán và điều trị 
ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa 
ở người trên sáu mươi tuổi". Luận án chuyên 
khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí 
Minh. 
7. Trần Đình Thanh, Nguyễn Thiện Nhân & Võ 
Trần Ái Trân (2013). "Đánh giá kết quả phác đồ 
Gemcitabine - Carboplatin trong điều trị ung thư 
phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa". Tạp chí 
Ung thư học Việt Nam, 1, tr 216 - 223. 
8. Trương Vương Vũ (2018). "Kết quả hóa trị ung 
thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại 
bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa". Luận án 
chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố 
Hồ Chí Minh. 
9. Vũ Văn Vũ, Đặng Thanh Hồng, Nguyễn Thị Minh 
Khang, Trần Quang Thuận, Nguyễn Mạnh Quốc, 
Trần Thị Ngọc Mai (2004). "Hóa liệu pháp ung 
thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa tại 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 160 
Bệnh viện Ung bướu TPHCM 2001-2002". Y 
Học TP.Hồ Chí Minh, 8 (Phụ bản số 2), 
tr 154 - 169. 
10. Attia. J Clin Oncol. 2005; 23: 6043; Downey. Clin 
Cancer Res. 2007; 13: 6681; Lutzky. ASCO. 
2009 (abstr 9034); van Elsas. J Exp Med. 1999; 
190: 355; Weber. J Clin Oncol. 2008; 
26: 5950. 
11. Gadgeel MC et al., ASCO 2019, Abstract#9013, 
https://bit.ly/2VD3Js8, accessed in July 2019. 
12. Gandhi L et al. N Engl J Med 2018; 378: 
2078 - 2092; 2. Garassino MC et al. Presented 
at the 2019 American Association for Cancer 
Research (AACR) Annual Meeting, 29 March - 
18 April, 2019, Atlanta, USA; 3. Gadgeel S et al. 
Presented at the 2019 American Society of 
Clinical Oncology (ASCO) Annual Meeting, 31 
May - 4 June, 2019, Chicago, USA. 
13. 
journal/identification-and management-toxicities-
immune-checkpoint-blocking-drugs. Oncology. 
2014; 28(suppl 3):1 - 12. Accessed 19 May 
2015. 
14. National Cancer Institute. Common Terminology 
Criteria for Adverse Events (CTCAE); v4.0. 
Bethesda, MD: National Cancer Institute 2009. 
NIH publication 09 - 5410. Updated version 
CTCAE v4.03 published 14 June 2010. 
15. Reck M, Rodr´ıguez-Abreu D, Robinson AG, et 
al: Pembrolizumab versus chemotherapy for PD-
L1-positive non - small-cell lung cancer. N Engl J 
Med 375:1823 - 1833, 2016 
16. Ribas A. N Engl J Med. 2012; 366: 2517-2519. 
Pillai RN, et al. Cancer. 2018; 124: 271 - 277. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 161 
ABSTRACT 
Evaluating pembrolizumab’s safety in cancer treatment 
Background: The primary treatment for non mutation driver, nonsurgical NSCLC bases on double 
chemotherapy with platinum, adding pembrolizumab to chemotherapy resulting in a higher response rate and 
survival (Keynote 189). 
Objectives: Initial assessment of safety of pembrolizumab immunosuppressant. Methods: Retrospective 
descriptive case series in 2019 - 2020. 
Results: In 2019 and 2020, retrospectively 19 cases using pembrolizumab, in the single pembrolizumab 
group has had 1/19 case (5.3%) thrombocytopenia and 1/19 case (5,3%) increasing in grade 2 liver enzymes; 
pembrolizumab plus chemotherapy group has noted the itching 1/19 case (5.3%) responds to antihistamin 
medicines, leukopenia 1/19 case (5.3%), thrombocytopenia 1/19 case (5.3%), increase in liver enzymes 1/19 
case (5.3%) level 2, 1/19 case (5.3%) increase level 4 liver enzymes has musted stop pembrolizumab; in both 
the moderate anemia groups with the highest and controlled grade 2 anemia, no case died from side effects. 
Conclusion: Using pembrolizumab to treat cancer has was safe for both groups. 
Keywords: Pembrolizumab, safety. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_an_toan_cua_thuoc_dieu_hoa_mien_dich_pembrolizumab.pdf