So sánh vai trò cộng hưởng từ "khuếch tán theo hướng" và "dán nhãn spin động mạch" trong phân độ mô học u sao bào

U sao bào là nhóm u não nguyên phát thường

gặp nhất của khối u hệ thần kinh trung ương. Phân độ

mô học u chính xác có vai trò lớn và cần thiết trong việc

lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh. Mục

đích của nghiên cứu nhằm xác định giá trị các thông

số FA, rFA, CBF, rCBF của hai kỹ thuật CHTKTTH và

CHTSĐM trong phân độ mô học u sao bào trước phẫu

thuật

So sánh vai trò cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng và dán nhãn spin động mạch trong phân độ mô học u sao bào trang 1

Trang 1

So sánh vai trò cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng và dán nhãn spin động mạch trong phân độ mô học u sao bào trang 2

Trang 2

So sánh vai trò cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng và dán nhãn spin động mạch trong phân độ mô học u sao bào trang 3

Trang 3

So sánh vai trò cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng và dán nhãn spin động mạch trong phân độ mô học u sao bào trang 4

Trang 4

So sánh vai trò cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng và dán nhãn spin động mạch trong phân độ mô học u sao bào trang 5

Trang 5

So sánh vai trò cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng và dán nhãn spin động mạch trong phân độ mô học u sao bào trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 6000
Bạn đang xem tài liệu "So sánh vai trò cộng hưởng từ "khuếch tán theo hướng" và "dán nhãn spin động mạch" trong phân độ mô học u sao bào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh vai trò cộng hưởng từ "khuếch tán theo hướng" và "dán nhãn spin động mạch" trong phân độ mô học u sao bào

So sánh vai trò cộng hưởng từ "khuếch tán theo hướng" và "dán nhãn spin động mạch" trong phân độ mô học u sao bào
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 93
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SCIENTIFIC RESEARCH
SO SÁNH VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ 
"KHUẾCH TÁN THEO HƯỚNG" VÀ 
"DÁN NHÃN SPIN ĐỘNG MẠCH" 
TRONG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC U SAO BÀO
Value of mr diffusion tensor imaging and arterial spin 
labeling in grading of astrocytomas
Nguyễn Thị Bảo Ngọc*, Lê Văn Phước**
*Khoa Chẩn đoán hình ảnh 
bệnh viện Xuyên Á
** Khoa Chẩn đoán hình ảnh 
bệnh viện Chợ Rẫy 
SUMMARY Objectives: The purpose of this study was to determine the value 
of DTI and ASL in preoperative predicting the histological grade of 
astrocytomas.
Methods: Retrospective study with 29 patients in Choray Hospital, 
in 01/2017-12/2019, with histological verified astrocytomas. DTI, ASL 
were preoperatively performed.
Results: The mean age # 42.48 years. The ratio of men/women is 
0.93/1. The FA, CBF, rCBF values of LGA were significantly lower than 
those of HGA (p < 0.05). With a threshold of FA of 0.224, a threshold 
of rCBF of 3.06 ml/100g/minute, DTI and ASL has the same sensitivity, 
specificity, PPV, NVP, accuracy of 76.2%, 87.5%, 94.1%, 58.3%, 79.3%. 
AUC of DTI is 75% and AUC of ASL is 85%.
Conclusion: FA and CBF, rCBF values can distinguish between 
high grade and low grade astrocytomas.
Key words: MR diffusion tensor imaging, arterial spin labeling, 
fractional anisotrophy (FA), cerebral blood flow (CBF), astrocytomas, 
histological grade.
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202094
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U sao bào là nhóm u não nguyên phát thường 
gặp nhất của khối u hệ thần kinh trung ương. Phân độ 
mô học u chính xác có vai trò lớn và cần thiết trong việc 
lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh. Mục 
đích của nghiên cứu nhằm xác định giá trị các thông 
số FA, rFA, CBF, rCBF của hai kỹ thuật CHTKTTH và 
CHTSĐM trong phân độ mô học u sao bào trước phẫu 
thuật. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả với mẫu là 29 bệnh 
nhân u sao bào được phẫu thuật hoặc sinh thiết, 
có kết quả giải phẫu bệnh là u sao bào, tại Bệnh 
viện Chợ Rẫy, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019. 
Khảo sát CHTKTTH và CHTSĐM được thực hiện 
trước phẫu thuật, trên máy 3.0 Tesla, loại máy Skyra, 
của hãng Siemens. Các bệnh nhân được khảo sát 
CHT thường qui (cMRI) với các chuỗi xung T1W, 
T2W, FLAIR, T1W+Gd, và khảo sát CHTKTTH và 
CHTSĐM trước khi bơm thuốc. Xác định các giá trị 
FA, rFA, CBF, rCBF tại các vị trí u, phù quanh u và vùng 
não bình thường đối bên. Các số liệu được xử lý thống 
kê bằng chương trình SPSS.
III. KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu
Trong số 29 bệnh nhân u sao bào, tuổi trung bình 
là 42,48 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 0,93/1. Đa số u nằm ở vị 
trí trên lều, thường gặp ở thùy trán và thái dương. Kích 
thước trung bình u là 6,02cm. Tần suất u theo độ mô học: 
u sao bào độ II (27,6%), độ III (17,2%), độ IV (55,2%).
Đặc điểm u sao bào trên CHT thường qui
U sao bào độ ác thấp thường không bắt thuốc 
hoặc bắt thuốc yếu, u độ ác cao thường bắt thuốc 
mạnh, khác biệt ý nghĩa giữa cường độ bắt thuốc và 
độ, nhóm mô học (p < 0,05). Trong chẩn đoán nhóm 
mô học u sao bào, dựa vào mức độ bắt thuốc tương 
phản từ, CHT thường qui có có độ nhạy khoảng 71,4%, 
độ đặc hiệu 87,5%, giá trị tiên đoán dương 93,8%, giá 
trị tiên đoán âm 53,8% và độ chính xác khoảng 75,8%.
Đặc điểm u sao bào trên CHTKTTH
FA thấp ở vùng u và phù quanh u, cao nhất ở mô 
não bình thường đối bên. Giá trị FA ở vùng u là 0,264 
± 0,146, phù quanh u là 0,190 ± 0,091, mô não bình 
thường đối bên là 0,383 ± 0,087. Có sự khác biệt ý 
nghĩa giữa giá trị FA, rFA ở các vị trí u, phù quanh u và 
mô não bình thường đối bên (p = 0,000 và p = 0,041).
Ở vùng u, giá trị FA, rFA tăng theo các độ u và 
mức độ ác tính (Bảng 1). Có sự khác biệt ý nghĩa giữa 
FA, rFA ở u độ II và độ IV (p = 0,03). Khi phân thành hai 
nhóm mô học, FAu ở nhóm độ ác thấp là 0,177 ± 0,146, 
nhóm độ ác cao là 0,298 ± 0,134, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p = 0,043). Ở vùng phù quanh u, giá trị 
FA và rFA giảm khi độ ác mô học tăng. Có sự khác biệt 
ý nghĩa giữa nhóm FA phù độ II và độ IV (p = 0,01), và 
giữa nhóm u sao bào độ ác thấp và cao (p = 0,01). Đối 
với tỉ số giá trị FA phù quanh u cũng cho kết quả tương 
tự với p < 0,05.
Bảng 1. Giá trị FA, rFA vùng u theo độ mô học
Thông số
Độ II Độ III Độ IV
pTrung bình ± độ lệch chuẩn Trung bình ± độ lệch chuẩn Trung bình ± độ lệch chuẩn
FAu 0,177 ± 0,146 0,194 ± 0,106 0,330 ± 0,128 0,02
rFAu 0,490 ± 0,466 0,436 ± 0,231 0,931 ± 0,365 0,011
Dựa vào đường cong ROC, với điểm cắt FAu là 
0,224 giúp phân biệt hai nhóm u sao bào độ ác thấp 
và cao, CHTKTTH có độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 
87,5%, giá trị tiên đoán dương 58,3%, giá trị tiên đoán 
âm 94,1%, độ chính xác 79,3%, diện tích dưới đường 
cong 75%.
Đặc điểm u sao bào trên CHTSĐM
Giá trị CBF, rCBF cao nhất ở vùng u, cụ thể giá 
trị CBF tại các vị trí u, phù quanh u và vùng não bình 
thường đối bên lần lượt là 114,188 ± 115,064, 9,641 
± 9,132, 18,112 ± 10,044 (ml/100g/phút); giá trị rCBF 
cao ở vùng u (8,159± 8,893 ml/100g/phút), thấp ở phù 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 95
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
quanh u (0,684 ± 0,689 ml/100g/phút).
Ở vùng u, giá trị CBF thấp nhất ở u độ II, cao 
ở độ III và IV. Giá trị CBFu ở độ II, III, IV lần lượt là 
26,294 ± 29,942, 167,620± 155,962, 141,438 ± 109,294 
(ml/100g/phút). Có sự khác biệt ý nghĩa giữa u độ II và 
IV (p = 0,043). Giá trị rCBF cũng cho kết quả tương tự 
với rCBF vùng u thấp nhất ở độ II (1,84 ± 2,823), cao 
ở độ III - IV với giá trị rCBF lần lượt là 11,007 ± 11,259, 
10,429 ± 8,979 (ml/100g/phút), không có sự khác biệt 
ý nghĩa rCBFu giữa các độ mô học. Khi phân thành hai 
nhóm u sao bào độ ác cao và thấp, cả hai giá trị CBFu, 
rCBFu đều có khác biệt ý nghĩa với p = 0,008 và p = 
0,004 (Bảng 2). Ở vùng phù quanh u, giá trị CBF, rCBF 
không có sự khác biệt ý nghĩa trong phân biệt giữa các 
độ hay nhóm u sao bào độ ác thấp và cao (p > 0,05).
Bảng 2: Giá trị CBF, rCBF vùng u theo nhóm mô học
Thông số Độ ác thấp Độ ác cao p
Trung bình ± độ lệch chuẩn Trung bình ± độ lệch chuẩn
CBFu 26,294 ± 29,942 147,671 ± 118,128 0,008
rCBFu 1,840 ± 2,823 10,567 ± 9,268 0,004
Dựa vào đường cong ROC, khi phân biệt hai 
nhóm u sao bào độ ác thấp và cao, với điểm cắt CBFu 
là 29,450 ml/100g/phút, CHTSĐM có độ nhạy 81%, độ 
đặc hiệu 75%, diện tích dưới đường cong 82%; với 
điểm cắt rCBFu là 3,06 ml/100g/phút thì có độ nhạy 
76,2%, độ đặc hiệu 87,5%, giá trị tiên đoán dương 
94,1%, giá trị tiên đoán âm 58,3%, độ chính xác 79,3%, 
diện tích dưới đường cong 85%.
CHTKTTH và CHTSĐM có giá trị chẩn đoán nhóm 
u sao bào độ ác cao, thấp khá tương đương và cao hơn 
CHT thường qui (Bảng 3).
Bảng 3. So sánh các kỹ thuật cộng hưởng từ trong chẩn đoán mô học u sao bào
Cộng hưởng từ Độ nhạy Độ đặc hiệu 
Giá trị tiên đoán 
dương 
Giá trị tiên đoán 
âm
Độ chính 
xác (%)
cMRI 71,4 87,5 93,8 53,8 75,8
DTI (FA) 76,2 87,5 94,1 58,3 79,3
ASL (rCBF) 76,2 87,5 94,1 58,3 79,3
cMRI + DTI 85,7 75 90 66,7 82,8
cMRI + ASL 81 87,5 94,4 63,6 82,8
3 kỹ thuật 85,7 75 90 66,7 82,8
IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm u sao bào trên CHTKTTH
Ở vùng u, theo nghiên cứu chúng tôi, giá trị FA 
tăng theo độ u và mức độ ác tính, có sự khác biệt 
ý nghĩa FAu giữa hai nhóm u sao bào độ ác cao và 
thấp (p = 0,04). Tương tự với nghiên cứu của Ivan I. 
Maximov ghi nhận giá trị FA tăng theo độ u, FAu độ II 
(0,08 ± 0,03), độ III (0,14 ± 0,05), độ IV (0,17 ± 0,09), có 
sự khác biệt ý nghĩa giữa u độ II và III, u độ II và IV [4]. 
Các nghiên cứu đều cho thấy giá trị FA ở nhóm u độ ác 
cao thường cao hơn có thể do gia tăng mật độ tế bào 
u, tăng tân sinh vi mạch máu, và còn một số lượng sợi 
chất trắng bảo tồn làm tăng tương đối FA [5]. 
Ở vùng phù quanh u, giá trị FA, rFA giảm theo độ 
ác mô học, có sự khác biệt ý nghĩa FA phù, rFA phù 
giữa hai nhóm u sao bào độ ác thấp và cao (p = 0,01). 
Tương tự với nghiên cứu của Lamiaa El-serougy, cho 
thấy FA vùng phù quanh u ở nhóm u thần kinh đệm độ 
ác thấp là 0,35 ± 0,17, ở nhóm độ ác cao là 0,21 ± 0,1, 
có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm này p = 0,006 [1].
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202096
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Dựa vào đường cong ROC, ở nghiên cứu chúng 
tôi, diện tích dưới đường cong của FAu: 0,75, FA phù: 
0,14, rFAu: 0,73, rFA phù: 0,25. Dùng FAu là giá trị 
để phân biệt hai nhóm u sao bào độ ác thấp và cao 
với điểm cắt là 0,224 cho độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 
87,5%, giá trị tiên đoán dương 58,3%, giá trị tiên đoán 
âm 94,1%, độ chính xác 79,3%. Ở nghiên cứu của Lê 
Văn Phước (2018), với điểm cắt rFA phù là 0,519 có thể 
dùng để phân biệt nhóm u sao bào độ ác thấp và cao 
với độ nhạy 83,3%, độ đặc hiệu 88,9% [5]. Nghiên cứu 
của Wei Shan (2016) cũng ghi nhận giá trị ngưỡng FAu 
ở 0,179 giúp phân biệt hai nhóm u thần kinh đệm độ ác 
thấp và cao với độ nhạy 94,1%, độ đặc hiệu 35,7% và 
diện tích dưới đường cong là 0,62 [6].
Đặc điểm u sao bào trên CHTSĐM
Ở vùng u, theo nghiên cứu của chúng tôi, giá trị 
CBF, rCBF vùng u thấp nhất ở u độ II, cao ở độ III và IV, 
có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm u sao bào độ ác 
thấp và cao với p = 0,008 và p = 0,004. Tương tự với 
nghiên cứu của Đặng Văn Anh Kiệt, ở u sao bào độ ác 
thấp: CBFu 13,054 ± 18,493, rCBFu 0,501 ± 0,461; ở 
u sao bào độ ác cao: CBFu 147,59 ± 101,063, rCBFu 
6,151 ± 4,210 (ml/100g/phút), có sự khác biệt ý nghĩa 
giá trị CBFu và rCBFu trong phân biệt hai nhóm (p = 
0,000) [3]. Nghiên cứu của Q. Zeng cũng ghi nhận giá 
trị CBF, rCBFu cao đáng kể ở u thần kinh đệm độ ác 
cao so với độ ác thấp (p < 0,001) [8]. Đặc biệt đối với 
trường hợp u không bắt thuốc, vốn gây khó khăn trong 
chẩn đoán, thì kỹ thuật CHTSĐM cho thấy giá trị hữu 
ích của mình. Như nghiên cứu của Delgerdalai Khasbat 
trên 13 bệnh nhân u sao bào không bắt thuốc cho thấy 
giá trị TBF, rTBF đều có sự khác biệt ý nghĩa trong phân 
biệt hai nhóm u này với p < 0,001 [2].
Ở vùng phù quanh u, nghiên cứu của chúng tôi 
không ghi nhận sự khác biệt ý nghĩa giữa các độ hay 
nhóm u sao bào độ ác thấp và cao với giá trị CBF phù, 
rCBF phù (p > 0,05). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, diện tích dưới 
đường cong của CBFu là 0,821, CBF phù là 0,565, 
rCBFu là 0,851, rCBF phù là 0,699. Từ đường cong 
ROC, khi chọn điểm cắt rCBFu là 3,06 ml/100g/phút, 
CHTSĐM có độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 87,5%, giá trị 
tiên đoán dương 94,1%, giá trị tiên đoán âm 58,3%, độ 
chính xác 79,3%. Tương tự với nghiên cứu của Đặng 
Văn Anh Kiệt (2018), ngưỡng rCBFu là 1,777 ml/100g/
phút sẽ cho độ nhạy 92,86%, độ đặc hiệu 100%, giá trị 
tiên đoán dương 100%, giá trị tiên đoán âm 83,33%, 
độ chính xác 94,74% [3]. Nghiên cứu của Ning Wang 
(2019) ghi nhận CBF và rCBF đều có giá trị trong phân 
biệt hai nhóm u thần kinh đệm độ ác thấp và cao, giá trị 
ngưỡng CBF 81.07 ml/100g/phút, ngưỡng rCBF 1,25 
ml/100g/phút cho diện tích dưới đường cong lần lượt 
là 0,762 – 0,798, độ nhạy 75,7% - 86,5%, độ đặc hiệu 
80% - 73,3% [7]. 
HÌNH MINH HỌA
Hình 1. MRI u sao bào độ II. U ở vùng trán đính phải. Hình CHTSĐM: không thấy hình ảnh tưới máu u, CBFu 
là 4,3 ml/100g/phút (A). Hình CHTKTTH: giảm FA trung tâm u, FAu là 0,058 (B). Hình Axial T2W: u có tín hiệu cao 
đồng nhất (C). Hình Axial T1W sau tiêm thuốc: u không bắt thuốc (D).
4 
HÌNH MINH HỌA 
Hình 1: MRI u sao bào độ II. U ở vùng trán đính phải. Hình CHTSĐM: không thấy hình ảnh tưới máu 
u, CBFu là 4,3 ml/100g/phút (A). Hình CHTKTTH: giảm FA trung tâm u, FAu là 0,058 (B). Hình Axial 
T2W: u có tín hiệu cao đồng nhất (C). Hình Axial T1W sau tiêm thuốc: u không bắt thuốc (D). 
Hình 2: MRI u sao bào độ IV. U ở vùng trán phải. Hình CHTSĐM: hình ảnh tưới máu nhiều ở vùng u, 
tín hiệu đỏ cam, CBFu là 302 ml/100g/phút (A). Hình Axial T1W sau tiêm thuốc: u bắt thuốc mạnh 
không đồng nhất (B). Hình CHTKTTH: giảm FA ở trung tâm u, FAu là 0,374 (C). Hình Axial T2W: u có 
tín hiệu cao không đồng nhất kèm phù não xung quanh độ II (D). 
KẾT LUẬN 
Kỹ thuật CHTKTTH và CHTSĐM trong nghiên cứu chúng tôi có giá trị chẩn đoán 
nhóm mô học u sao bào độ ác cao và thấp khá tương đương và cao hơn kỹ thuật CHT thường 
qui. Tuy nhiên, ở kỹ thuật CHTSĐM, thông số CBFu, rCBFu cho diện tích dưới đường cong 
tốt hơn (AUC = 85%) so với kỹ thuật CHTKTTH với thông số FAu (AUC = 75%) và giá trị p 
biểu hiện sự khác biệt ý nghĩa trong phân biệt hai nhóm u ở kỹ thuật CHTSĐM tốt hơn so với 
CHTKTTH (p = 0,004 và p = 0,043) nên CHTSĐM có phần chẩn đoán tốt hơn so với 
CHTKTTH. Bên cạnh đó, khi kết hợp kỹ thuật CHT thường qui với CHTKTTH hay CHTSĐM, 
giúp tăng độ nhạy, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác. 
A B C D 
D B 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/2020 97
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hình 2. MRI u sao bào độ IV. U ở vùng trán phải. Hình CHTSĐM: hình ảnh tưới máu nhiều ở vùng u, tín hiệu 
đỏ cam, CBFu là 302 ml/100g/phút (A). Hình Axial T1W sau tiêm thuốc: u bắt thuốc mạnh không đồng nhất (B). Hình 
CHTKTTH: giảm FA ở trung tâm u, FAu là 0,374 (C). Hình Axial T2W: u có tín hiệu cao không đồng nhất kèm phù 
não xung quanh độ II (D). 
KẾT LUẬN
Kỹ thuật CHTKTTH và CHTSĐM trong nghiên 
cứu chúng tôi có giá trị chẩn đoán nhóm mô học u sao 
bào độ ác cao và thấp khá tương đương và cao hơn kỹ 
thuật CHT thường qui. Tuy nhiên, ở kỹ thuật CHTSĐM, 
thông số CBFu, rCBFu cho diện tích dưới đường cong 
tốt hơn (AUC = 85%) so với kỹ thuật CHTKTTH với 
thông số FAu (AUC = 75%) và giá trị p biểu hiện sự 
khác biệt ý nghĩa trong phân biệt hai nhóm u ở kỹ thuật 
CHTSĐM tốt hơn so với CHTKTTH (p = 0,004 và p = 
0,043) nên CHTSĐM có phần chẩn đoán tốt hơn so 
với CHTKTTH. Bên cạnh đó, khi kết hợp kỹ thuật CHT 
thường qui với CHTKTTH hay CHTSĐM, giúp tăng độ 
nhạy, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. El-Serougy L, Abdel Razek AA, Ezzat A, Eldawoody H, El-Morsy A. Assessment of diffusion tensor imaging metrics in 
differentiating low-grade from high-grade gliomas. The neuroradiology journal. 2016;29(5):400-7. Epub 2016/08/27.
2. Khashbat D, Harada M, Abe T, Ganbold M, Iwamoto S, Uyama N, et al. Diagnostic Performance of Arterial Spin 
Labeling for Grading Nonenhancing Astrocytic Tumors. Magnetic resonance in medical sciences : MRMS : an 
official journal of Japan Society of Magnetic Resonance in Medicine. 2018;17(4):277-82.
3. Đặng Văn Anh Kiệt. Vai trò của kỹ thuật “Arterial spin labeling” trong phân độ mô bệnh học u sao bào: Đại học 
Y dược TP. Hồ Chí Minh; 2018.
4. Maximov, II, Tonoyan AS, Pronin IN. Differentiation of glioma malignancy grade using diffusion MRI. Physica 
medica : PM : an international journal devoted to the applications of physics to medicine and biology : official 
journal of the Italian Association of Biomedical Physics (AIFB). 2017;40:24-32. Epub 2017/07/18.
5. Lê Văn Phước. Nghiên cứu vai trò của cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng trong dự báo độ mô học u sao 
bào: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Mính; 2018.
6. Shan W, Wang XL. Clinical application value of 3.0T MR diffusion tensor imaging in grade diagnosis of gliomas. 
Oncology letters. 2017;14(2):2009-14. Epub 2017/08/07.
7. Wang N, Xie SY, Liu HM, Chen GQ, Zhang WD. Arterial Spin Labeling for Glioma Grade Discrimination: 
Correlations with IDH1 Genotype and 1p/19q Status. Translational oncology. 2019;12(5):749-56. Epub 
2019/03/18.
8. Zeng Q, Jiang B, Shi F, Ling C, Dong F, Zhang J. 3D Pseudocontinuous Arterial Spin-Labeling MR Imaging in 
the Preoperative Evaluation of Gliomas. American Journal of Neuroradiology. 2017;38(10):1876-83.
4 
HÌNH MINH HỌA 
Hình 1: MRI u sao bào độ II. U ở vùng trán đính phải. Hình CHTSĐM: không thấy hình ảnh tưới máu 
u, CBFu là 4,3 ml/100g/phút (A). Hình CHTKTTH: giảm FA trung tâm u, FAu là 0,058 (B). Hình Axial 
T2W: u có tín hiệu cao đồng nhất (C). Hình Axial T1W sau tiêm thuốc: u không bắt thuốc (D). 
Hình 2: MRI u sao bào độ IV. U ở tr i. Hình CHTSĐM: hình ảnh tưới máu nhiều ở vùng u, 
tín hiệu đỏ cam, CBFu là 302 ml/100g/phút (A). Hình Axial T1W sau tiêm thuốc: u bắt thuốc mạnh 
không đồng nhất (B). Hình CHTKTTH: giảm FA ở trung tâm u, FAu là 0,374 (C). Hình Axial T2W: u có 
tín hiệu cao không đồng nhất kèm phù não xung quanh độ II (D). 
KẾT LUẬN 
Kỹ thuật CHTKTTH và CHTSĐM trong nghiên cứ chúng tôi có giá trị chẩn đoá 
nhóm mô học u sao bào độ ác cao và thấp khá tương đương và ca hơn kỹ thuật CHT thường 
qui. Tuy nhiên, ở kỹ thuật CHTSĐM, thông số CBFu, rCBFu cho diện tích dưới đường cong 
tốt hơn (AUC = 85%) so với kỹ thuật CHTKTTH với thông số FAu (AUC = 75%) và giá trị p 
biểu hiện sự khác biệt ý nghĩa trong phân biệt hai nhóm u ở kỹ thuật CHTSĐM tốt hơn so với 
CHTKTTH (p = 0,004 và p = 0,043) nên CHTSĐM có phần chẩn đoán tốt hơn so với 
CHTKTTH. Bên cạnh đó, khi kết hợp kỹ thuật CHT thường qui với CHTKTTH hay CHTSĐM, 
giúp tăng độ nhạy, giá trị tiên đoán âm và độ chính xác. 
A B C D 
D B 
ÑIEÄN QUANG VIEÄT NAM Số 41 - 12/202098
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng (CHTKTTH) và cộng hưởng từ dán nhãn spin động 
mạch (CHTSĐM) trong phân độ mô học u sao bào.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, khảo sát CHTKTTH và CHTSĐM trước phẫu thuật ở 29 bệnh nhân bệnh viện 
Chợ Rẫy, có giải phẫu bệnh là u sao bào từ 01/2017 đến 12/2019.
Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 42,48 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 0,93/1. Trên CHTKTTH và CHTSĐM, giá trị 
FA, CBF, rCBF thấp đáng kể ở nhóm u sao bào độ ác thấp so với cao (p < 0,05). Dựa vào đường cong ROC, với điểm cắt FAu là 
0,224, điểm cắt rCBFu là 3,06 ml/100g/phút, CHTKTTH và CHTSĐM có cùng độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 87,5%, giá trị tiên 
đoán dương 94,1%, giá trị tiên đoán âm 58,3%, độ chính xác 79,3%, diện tích dưới đường cong của CHTKTTH là 75% và của 
CHTSĐM là 85%. 
Kết luận: Thông số FA và CBF, rCBF vùng u giúp chẩn đoán phân biệt nhóm u sao bào độ ác cao và thấp. 
Từ khóa: Cộng hưởng từ khuếch tán theo hướng, cộng hưởng từ dán nhãn spin động mạch, phân suất bất đẳng hướng 
(FA), lưu lượng tưới máu não (CBF), u sao bào, độ mô học.
Người liên hệ: Lê Văn Phước. Email: phuocbvcr@yahoo.com
Ngày nhận bài: 19/10/2020. Ngày chấp nhận đăng: 26/11/2020

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_vai_tro_cong_huong_tu_khuech_tan_theo_huong_va_dan_n.pdf