Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tƣ duy là một công cụ nổi tiếng đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó

cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc học vốn từ vựng của một ngoại ngữ. Dựa vào cở

sở khoa học của sự nhận thức cũng nhƣ lý thuyết về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, giáo viên

sẽ hƣớng dẫn để giúp học viên xây dựng sơ đồ tƣ duy cho mỗi chủ đề khi học từ vựng.

Bài viết sẽ đi sâu vào mô tả, phân tích cách sử dụng sơ đồ tƣ duy trong việc giảng dạy từ

vựng tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhằm trang bị cho giáo viên một phƣơng pháp hiện

đại, hữu ích và có thể dễ dàng áp dụng trong quá trình giảng dạy. Đây là một phƣơng

pháp mới, đem lại hiệu qua cao cũng nhƣ sự hứng thú cho ngƣời học.

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 1

Trang 1

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 2

Trang 2

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 3

Trang 3

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 4

Trang 4

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 5

Trang 5

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 6

Trang 6

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 7

Trang 7

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 8

Trang 8

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 9

Trang 9

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 8780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy

Phương pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài bằng sơ đồ tư duy
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 292 
PHƢƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC 
NGOÀI BẰNG SƠ ĐỒ TƢ DUY 
1
Nguyễn Thị Kim Thoa, 2Phạm Thị Thuý Hồng 
1Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, 2 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 
Tóm tắt 
Sơ đồ tƣ duy là một công cụ nổi tiếng đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó 
cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc học vốn từ vựng của một ngoại ngữ. Dựa vào cở 
sở khoa học của sự nhận thức cũng nhƣ lý thuyết về trƣờng từ vựng ngữ nghĩa, giáo viên 
sẽ hƣớng dẫn để giúp học viên xây dựng sơ đồ tƣ duy cho mỗi chủ đề khi học từ vựng. 
Bài viết sẽ đi sâu vào mô tả, phân tích cách sử dụng sơ đồ tƣ duy trong việc giảng dạy từ 
vựng tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhằm trang bị cho giáo viên một phƣơng pháp hiện 
đại, hữu ích và có thể dễ dàng áp dụng trong quá trình giảng dạy. Đây là một phƣơng 
pháp mới, đem lại hiệu qua cao cũng nhƣ sự hứng thú cho ngƣời học. 
Từ khóa 
tiếng Việt, từ vựng, sơ đồ tƣ duy 
1. Mở đầu 
Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, Tony Buzan, nhà khoa học ngƣời Anh, đã đƣa ra 
phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy (hay còn gọi là bản đồ tƣ duy) nhƣ là một cách để giúp ngƣời học 
ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ khoá và hình ảnh giúp họ chi chép nhanh hơn, dễ nhớ và 
dễ ôn tập hơn. Ngày nay, phƣơng pháp sơ đồ tƣ duy đã trở thành ―công cụ vạn năng‖ đƣợc 
nhiều ngƣời trên thế giới sử dụng. Nó đƣợc coi là một phƣơng pháp ghi chú đầy sáng tạo, 
đem lại nhiều hiệu quả và đƣợc áp dụng trong mọi lĩnh vực. Sơ đồ tƣ duy không chỉ cho 
chúng ta thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan 
trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Điều này giúp chúng ta liên kết các ý 
tƣởng và tạo sự kết nối với các ý khác. 
Khi học bất cứ một ngôn ngữ nào thì vốn từ vựng của ngôn ngữ đó luôn là vấn đề 
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Cách học từ vựng theo phƣơng pháp truyền thống (học theo 
nghĩa của từ) tuy có một số ƣu điểm nhƣng nó lại có nhiều hạn chế nhƣ: không tạo đƣợc sự 
hứng thú, không phát huy đƣợc tính sáng tạo của ngƣời học... Đặc biệt, phƣơng pháp cũ 
không tạo đƣợc nhiều dấu ấn giúp cho ngƣời học có thể nhớ lâu. Sử dụng phƣơng pháp sơ đồ 
tƣ duy trong dạy từ vựng có thể khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trên. 
Với các ngôn ngữ phổ biến nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung thì đã có rất nhiều sách viết về 
phƣơng pháp học bằng sơ đồ tƣ duy nhƣ cuốn ―Học từ vựng tiếng Trung bằng sơ đồ tƣ duy 
(Ngọc Tuấn - chủ biên, NXB Đà Nẵng, 2019) hay cuốn ―Học từ vựng tiếng Anh bằng sơ đồ 
tƣ duy‖ (Language Publishing Editorial, Nguyễn Thành Yến dịch, NXB Tổng hợp thành phố 
Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, với tiếng Việt thì chƣa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn 
đề này. 
Vì thế, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích một cách cụ 
thể về phƣơng pháp dạy từ vựng tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài thông qua sơ đồ tƣ duy. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 293 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Sơ đồ tƣ duy 
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng khả năng 
nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hóa chúng lại. Trong học tập, sử dụng sơ đồ tư duy là 
phương pháp sử dụng những ký hiệu, hình ảnh sinh động minh họa giúp cho chúng ta ghi nhớ 
bài dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong công việc, sơ đồ tư duy được sử dụng như một công cụ để 
phân tích vấn đề mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này giúp cho chúng ta dễ dàng nắm bắt, 
xâu chuỗi vấn đề, liên kết những đối tượng đơn lẻ với nhau. Sử dụng sơ đồ tư duy có thể kết 
hợp với việc khai thác được các khả năng tư duy của não bộ. 
Sơ đồ tư duy là cách học bằng hình ảnh mà về mặt khoa học, não bộ tiếp nhận và lưu 
trữ hình ảnh tốt hơn nhiều so với chữ viết. Vì thế, sử dụng sơ đồ tư duy chính là tận dụng 
được ưu thế của não bộ trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Với sơ đồ tư duy, tất cả thông tin 
được lưu giữ dưới dạng hình ảnh. Thông tin được biểu diễn bằng sơ đồ. Các thông tin được 
móc nối với nhau giống như các nơ ron thần kinh liên kết thông tin trong não bộ. Sơ đồ tư duy 
không chỉ cho chúng ta thấy các thông tin mà còn chỉ ra cấu trúc tổng thể của một chủ đề và 
mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau, từ đó giúp chúng ta liên 
kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác. Khi lập bản đồ tư duy, người học cần vận 
dụng nhiều sự sáng tạo và trí tưởng tượng linh hoạt của mình. Điều này giúp chúng ta ghi nhớ 
từ vựng nhanh hơn và học được nhiều từ hơn theo cụm chủ đề khi học ngoại ngữ. 
Khi học vốn từ của một ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng thì sơ đồ tư duy 
giúp chúng ta giải quyết được một số vấn đề. Thứ nhất, các từ đều có mối liên hệ với nhau, sơ 
đồ tư duy sẽ giúp chúng ta tìm ra những mối quan hệ giữa chúng - từ đó dễ dàng ứng dụng và 
tiết kiệm thời gian ghi nhớ từ vựng. Thứ hai, màu sắc sẽ giúp đánh dấu cũng như phân biệt 
giữa các từ, các nhóm từ và chủ đề. Thứ ba, hình ảnh giúp chúng ta dễ dàng hình dung và ghi 
nhớ từ. 
Thông thường, cấu tạo của sơ đồ tư duy gồm có: 
- Chủ đề chính 
- Nhánh con 
- Từ khóa 
- Hình ảnh gợi nhớ 
- Liên kết 
- Màu sắc, kích cỡ 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 294 
Những thành phần cấu tạo nên sơ đồ tư duy 
Sơ đồ tư duy có nhiều ưu điểm như: ý chính sẽ được nổi bật ở trung tâm, quan hệ giữa 
các từ được làm rõ; các khái niệm then chốt được nhận biết bằng thị giác, quá trình ghi nhớ 
trở nên dễ dàng hơn; các thông tin bổ sung có thể được thêm vào; các phần mềm máy tính có 
thể sử dụng để hỗ trợ. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm, đó là gây khó khăn cho những 
người có cách suy nghĩ logic. Bởi lẽ, sơ đồ tư duy khuyến khích chúng ta để dòng chảy ý 
tưởng tự do, thậm chí cần phải để trực giác làm việc. Đối với người logic trong suy nghĩ thì sẽ 
khó tin vào trực quan vì suy  ...  số lượng nhánh không bị hạn chế 
nên ta hoàn toàn có thể thêm các nhánh cho phù hợp. Khi thêm những ý tưởng phù hợp cùng 
với việc triển khai chủ đề chính một cách khoa học, sơ đồ tư duy sẽ được tự nhiên hơn, phản 
ứng của não bộ với những chủ đề sẽ tốt hơn. 
- Sử dụng các nhánh cong cho sơ đồ tƣ duy 
Một trong những đặc điểm quan trọng của sơ đồ tư duy chính là tính thẩm mỹ, ta nên 
sử dụng những đường cong mềm mại, tránh sử dụng những đường thẳng gây cảm giác nhàm 
chán. Những nhánh cong vừa dễ vẽ vừa giúp kích thích tư duy sáng tạo cho não bộ. 
- Sử dụng những đƣờng đậm và dày cho nhánh chính 
Độ dày của các nhánh còn thể hiện cho các cấp bậc của nhánh, các nhánh nhỏ dần từ 
trung tâm ra đến những ngọn của nhánh. Những đường dày và đậm được sử dụng cho những 
nhánh xuất phát từ nhánh trung tâm, đại diện cho chủ đề chính trong sơ đồ tư duy. Những 
nhánh cụ thể hóa hơn sẽ được vẽ bằng những đường mỏng hơn. 
- Tạo hình cho các nhánh 
Với mỗi nhánh trong sơ đồ tư duy, chúng ta có thể sử dụng những hình khối hoặc 
những biểu tượng khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng nhánh cong, người học có thể sử dụng 
những hình khối và những biểu tượng, màu sắc khác nhau theo các cấp độ khác nhau để kích 
thích khả năng ghi nhớ và phân biệt các nhánh dễ dàng hơn. 
- Nêu sử dụng từ khóa cho mỗi nhánh 
Nguyên tắc khi xây dựng sơ đồ tư duy là phải sử dụng các từ khóa chính, có liên quan 
trực tiếp tới chủ đề. Mỗi nhánh vẽ trên sơ đồ tư duy phải có “keyword” kèm nhãn riêng. Điều 
này có nghĩa là sơ đồ tư duy được sử dụng như một công cụ để dễ dàng xem xét những đặc 
điểm cần thiết thông qua các từ khóa chính. Việc sử dụng các từ khóa chính giúp kích thích 
não bộ, kết nối, liên kết thông tin, người dùng ghi nhớ lượng lớn thông tin cần thiết. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 300 
Nguyên tắc để tạo ra sơ đồ tư duy đơn giản hiệu quả 
- Chọn màu khác nhau cho các nhánh của sơ đồ tƣ duy 
Sơ đồ tư duy giúp kích thích khả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin, kích thích sự sáng 
tạo của não bộ. Bên cạnh đó, sơ đồ tư duy giúp tăng khả năng tư duy sáng tạo và tư duy khoa 
học cho người dùng. Tư duy não bộ là sự mã hóa của màu sắc. “Bản đồ vạn năng” với những 
màu sắc được mã hóa và liên kết cùng những hình ảnh liên quan là chìa khóa giải mã sơ đồ tư 
duy. Việc sử dụng màu sắc giúp chúng ta đánh dấu, phân loại dữ liệu, phân tích và tổng hợp 
thông tin. Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn trở nên độc đáo hơn khi sử dụng màu sắc. 
- Kết hợp sử dụng nhiều hình ảnh minh họa 
Sử dụng hình ảnh trong sơ đồ tư duy là một trong những nguyên tắc quan trọng khi vẽ 
sơ đồ tư duy. Hình ảnh được xem là công cụ truyền tải thông tin nhanh và hiệu quả nhất. Khi 
tiếp xúc và tiếp nhận hình ảnh, não bộ xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn rất nhiều. Hình 
ảnh có thể vượt qua những rào cản ngôn ngữ. Chính vì vậy, sơ đồ tư duy thường được tối ưu 
hóa bằng các hình ảnh trực quan. 
4.2. Phƣơng pháp lập sơ đồ tƣ duy 
Trong lần đầu tiên lập sơ đồ tƣ duy, giáo viên cần hƣớng dẫn một cách đơn giản, cụ 
thể để học viên hiểu và nắm đƣợc kỹ năng này. Sơ đồ tƣ duy đƣợc lập cũng nên đi từ dễ đến 
khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
Các bƣớc làm nhƣ sau: 
- Trƣớc hết, cần chọn một chủ đề làm trung tâm cho tất cả các từ vựng. 
+ Chủ đề trung tâm là ý chính (central idea) của sơ đồ tư duy. Cách tốt nhất và hiệu 
quả nhất là nên vẽ một hình ảnh có liên quan đến chủ đề được chọn, kết hợp lồng ghép thêm 
chữ có liên quan trong hình ảnh. 
+ Vẽ chủ đề trung tâm ở chính giữa tờ giấy, từ đó dễ dàng triển khai ra các nhánh con 
khác. 
+ Sử dụng linh hoạt màu sắc và hình ảnh để thể hiện chính xác nhất chủ đề trung tâm. 
+ Làm nổi bật chủ đề, bổ sung thêm từ ngữ minh họa vào hình ảnh nếu như hình ảnh 
không rõ ràng. 
VD: Lấy chủ đề trung tâm là ―Phƣơng tiện giao thông‖ 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 301 
- Sau đó, bắt đầu rẽ nhánh của chủ đề 
Nhánh chính là các từ khóa, ý tưởng trên cơ sở chủ đề trung tâm. Các nhánh chính là 
các chủ đề có liên quan đến chủ đề, trên các nhánh chính cần lưu ý sử dụng hệ thống những từ 
khóa ngắn gọn bao quát được nội dung đề tài. Nếu có thể, chúng ta nên vẽ thêm những hình 
ảnh minh họa để sơ đồ tư duy được sinh động hơn. 
Cần chú ý: 
+ Với tiêu đề phụ, nên sử dụng nét chữ đậm và dày, làm nổi bật tiêu đề phụ. 
+ Vẽ tiêu đề phụ gắn liền với chủ đề trung tâm. 
+ Vẽ tiêu đề phụ theo các hướng góc chéo, tỏa đều ra các hướng khác nhau. 
VD: có thể rẽ nhánh theo từ loại: Động từ, Danh từ và Tính từ 
- Tiếp tục, điền những từ cần phải học thuộc chủ đề chính vào các nhánh 
VD: Danh từ: máy bay, ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hoả, tàu thuỷ...; 
 Đồng từ: bay, đi, chạy, lái... 
 Tính từ: nhanh, chậm, an toàn, nguy hiểm... 
- Thêm hình ảnh liên quan vào bên cạnh các từ của mỗi nhánh. Lƣu ý không nên ghi nghĩa 
của các từ bởi ghi nhớ bằng hình ảnh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. 
Sơ đồ tư duy với chủ đề “Phương tiện giao thông” 
- Cuối cùng, thêm ví dụ về cách sử dụng từ. Điều này hết sức quan trọng vì nếu học từ riêng 
lẻ sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình nghe và nói. 
- Nếu ở các cấp độ cao hơn, cũng có thể vẽ thêm các nhánh thứ cấp. Đây là những nhánh 
bắt nguồn từ nhánh chính, giải thích và bổ sung nội dung cho nhánh chính. Ở nhánh thứ cấp, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 302 
người học hoàn toàn có thể chủ động về số lượng nhánh, cân đối phù hợp với khổ giấy sử 
dụng. Trên các nhánh thứ cấp cũng sử dụng những từ khóa ngắn gọn. 
+ Sử dụng chủ yếu là hình ảnh, từ khoá và biểu tượng 
+ Vẽ hình ảnh và từ khóa trên từng đoạn gấp khúc riêng của nhánh, mỗi gấp khúc chỉ 
vẽ tối đa một từ khóa 
+ Các nhánh được xuất phát từ một điểm 
+ Mỗi nhánh cùng một ý chia ra nên sử dụng cùng một màu 
Để có đƣợc kỹ năng lập sơ đồ tƣ duy, ngƣời học cần chuẩn bị các dụng cụ cơ bản để 
vẽ sơ đồ tư duy. Có thể lựa chọn vẽ sơ đồ tư duy bằng tay hoặc sử dụng những phần mềm vẽ 
sơ đồ tư duy hay sử dụng công cụ vẽ sơ đồ tư duy online. 
- Các phần mềm có thể sử dụng để tạo sơ đồ tư duy: 
+ Phần mềm X-mind: Đây là công cụ vẽ sơ đồ tư duy online chuyên nghiệp. Phần 
mềm thích hợp trong phát triển ý tưởng hay quản lý dự án. 
+ Phần mềm Mondomo: Phần mềm này cho phép vẽ và chia sẻ sơ đồ tư duy cho nhiều 
người cùng online. 
+ Phầm mềm Edraw Mindmap: Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy có những ví dụ và những 
template được tích hợp sẵn, dễ dàng cho người sử dụng. 
- Khi lựa chọn vẽ sơ đồ tư duy bằng tay, người học cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như 
sau: 
+ Giấy vẽ: cần chuẩn bị loại giấy to hay nhỏ phù hợp với chủ đề. 
+ Bút màu: Bút màu là dụng cụ không thể thiếu khi vẽ sơ đồ tư duy; nên chuẩn bị 
nhiều bút màu (tối thiểu 3 màu) để thuận tiện cho quá trình phân nhánh chủ đề. Mỗi nhánh 
chính nên được sử dụng một màu riêng biệt, màu chữ cũng nên đồng nhất giữa các nhánh. 
+ Tài liệu: cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu để đáp ứng tốt nhất về mặt nội dung cho sơ đồ 
tư duy. Ý tưởng cho chủ đề cũng là một phần không thể thiếu khi chúng ta chuẩn bị vẽ sơ đồ 
tư duy. 
4.3. Những lỗi thƣờng gặp khi tạo sơ đồ tƣ 
Về bản chất, sơ đồ tư duy là phương pháp sắp xếp những dữ liệu quan trọng bằng cách 
vẽ những từ khoá cùng với hình ảnh thay vì ghi chép từng dòng. Tuy nhiên, khi sử dụng sơ đồ 
tư duy chúng ta cần tránh một số sai lầm để không làm giảm hiệu quả của công cụ này. 
Một sơ đồ tư duy tốt nghĩa là phải đẹp - điều này không chính xác. Đối với việc học 
tập, sơ đồ tư duy tốt là phải truyền tải được nội dung của chủ đề chính, có màu sắc hài hoà 
cùng với những hình ảnh gợi nhớ phù hợp. Điều này không đồng nghĩa với cái đẹp về mặt 
hình thức. 
 Sơ đồ tư duy không phải chỉ có một dạng xuất phát từ nhánh chính triển khai ra các 
nhánh nhỏ, còn rất nhiều dạng sơ đồ tư duy khác. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ cũng được coi 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 303 
là một dạng sơ đồ tư duy. Những thông tin được trình bày dưới dạng hình ảnh, các từ khóa 
liên kết đều là những sơ đồ tư duy. 
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tƣ duy 
Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy từ vựng tiếng Việt cho 
người nước ngoài, giáo viên cần lưu ý cho học viên một số điểm sau: 
- Lọc từ khóa là bước đầu tiên và rất quan trọng khi vẽ sơ đồ tư duy nhưng lại thường xuyên 
bị bỏ qua. Chọn lọc từ khóa giúp học viên hiểu được nội dung bao quát của chủ đề, từ đó dễ 
xác định dạng sơ đồ tư duy phù hợp và định hình sơ đồ hợp lý. 
Lọc từ khóa cũng là công cụ làm giảm lượng chữ xuất hiện trên sơ đồ, kích thích khả 
năng liên tưởng, liên kết từ khóa của não bộ. Ngoài ra, việc lọc từ khóa còn tạo điều kiện có 
thêm những khoảng trống để vẽ thêm hình minh họa cho chủ đề. 
Phương pháp lọc từ khóa đơn giản là có thể coi đoạn thông tin là một đoạn truyện hay 
một bộ phim và đi tìm nhân vật chính, nhân vật phụ (chính là các từ khóa chính và từ khóa 
phụ). Sau đó đi tìm mối liên hệ giữa chúng rồi mới bắt đầu vẽ. 
- Sử dụng các hình ảnh gợi nhớ trên sơ đồ tƣ duy 
Hình ảnh gợi nhớ trong sơ đồ tư duy khá quan trọng, người học có ghi nhớ tốt hay 
không một phần phụ thuộc vào yếu tố hình ảnh. Nguyên tắc sử dụng hình ảnh trong sơ đồ 
chính là tỷ lệ 1:1 (một từ khóa - một hình ảnh) hoặc cũng có thể thay thế bằng những ký hiệu; 
nên chọn bất kỳ từ khóa nào dễ liên tưởng rồi vẽ ký hiệu cho nó. Với cách này, chúng ta có 
thể ghi nhớ chính xác được từng vị trí cũng như từng đặc trưng của từ khóa trên sơ đồ tư duy. 
- Ôn tập nhiều lần để nâng cao khả năng vẽ sơ đồ tƣ duy 
Nếu như với phương pháp dạy truyền thống thì học viên có thể ôn lại bài bằng cách 
đọc lại nhiều lần. Nhưng học với sơ đồ tư duy, cách ôn tập hiệu quả nhất là yêu cầu người học 
vẽ lại sơ đồ đó nhiều lần. Vẽ lại nhiều lần vừa giúp sơ đồ trông đẹp hơn, cân đối hơn lại vừa 
giúp người vẽ thuộc bài một cách hiệu quả hơn. 
Việc lập sơ đồ tư duy cũng nên dần dần nâng cao độ khó, độ phức tạp cũng như tính 
thẩm mỹ khi người học đã quen với kỹ năng này. 
5. Thảo luận và đề xuất 
Với những nguyên tắc và cách thức thực hiện nhƣ trên, có thể thấy sơ đồ tƣ duy là một 
công cụ hữu ích trong việc dạy và học từ vựng của một ngôn ngữ. Công cụ này cũng không 
quá khó để sử dụng và áp dụng trong bài giảng. Tuy nhiên, để thuần thục kỹ năng lập bản đồ 
tƣ duy, giáo viên và học viên đều cần phải tăng cƣờng luyện tập. 
Hơn thế nữa, giáo viên cần phải tạo đƣợc sự hứng thú cho ngƣời học khi làm công việc này. 
Đặc biệt, khó khăn nhất chính là phát huy đƣợc tƣ duy sáng tạo ở mỗi học viên để có thể tạo 
đƣợc dấu ấn riêng trong mỗi sơ đồ tƣ duy đƣợc lập. Để làm đƣợc điều này, giáo viên có thể tổ 
chức một cuộc thi nhỏ trong giờ học, nhƣ bình chọn sơ đồ tƣ duy tốt nhất, đẹp nhất. Hoạt 
động này cũng có thể tổ chức giữa các nhóm. Hoặc giáo viên có thể sử dụng một hình thức 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 304 
khác, các nhóm cùng lập sơ đồ tƣ duy về một chủ đề đƣợc đƣa ra. Sau đó mỗi nhóm sẽ ―đọc‖ 
sơ đồ tƣ duy của nhóm khác và chấm điểm về mức độ dễ hiểu cũng nhƣ sự ấn tƣợng đối với 
mỗi sơ đồ đó. Thông qua hoạt động này, học viên có thể học đƣợc rất nhiều từ một cách tự 
nhiên và đầy hứng thú. 
Nói tóm lại, mỗi một giáo viên sẽ có những phƣơng pháp và cách vận dụng các công 
cụ khác nhau. Mức độ hiệu quả của việc lập sơ đồ tƣ duy cũng sẽ phụ thuộc vào sự khéo léo 
vận dụng của ngƣời dạy. Tuy là hữu ích nhƣng sơ đồ tƣ duy cũng không nên áp dụng đối với 
tất cả các bài học, bởi nhƣ vậy sẽ tạo ra sự nhàm chán đối với ngƣời học. 
6. Kết luận 
Sơ đồ tư duy được sử dụng như một phương tiện giúp nâng cao hiệu quả hoạt động 
của não bộ. Phương pháp này là cách để ghi nhớ tổng hợp, chi tiết dưới dạng sơ đồ có phân 
nhánh. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp tăng hiệu quả làm việc, tăng năng suất công việc, nâng cao 
trí nhớ, kích thích sự khám phá của con người. Học tập và làm việc bằng phương pháp sử 
dụng sơ đồ tư duy giúp cho tư duy trở nên khoa học và sáng tạo hơn. Đây cũng là một phương 
pháp hữu hiệu khi học vốn từ của một ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. 
Cùng với phương pháp truyền thống, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy như một 
công cụ để hỗ trợ và làm phong phú phương pháp giảng dạy của mình. Nhờ đó, người học có 
thể tiếp thu được vốn từ vựng tiếng Việt một cách đầy sáng tạo và hứng khởi. 
Tài liệu tham khảo 
Đỗ Hữu Châu (1998). Cơ sở Ngữ nghĩa học từ vựng. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục 
Saussure, F.De (1973). Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội. 
Language Publishing Editorial (2018). Học từ vựng tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy. Nguyễn 
Thành Yến - dịch. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 
Ngọc Tuấn (chủ biên) (2019). Học từ vựng tiếng Trung bằng sơ đồ tư duy. Đà Nẵng: Nhà 
xuất bản Đà Nẵng. 
https://hoc247.net/tam-ly-hoc-dai-cuong/bai-3-cac-qua-trinh-co-ban-cua-tri-nho-l7854.html 
USING MIND MAP IN TEACHING VIETNAMESE VOCABULARY TO 
FOREIGNERS 
Abstract 
Mind map is a widely-known tool used in many different fields. It is also an effective tool 
for learning the vocabulary of a foreign language. Based on the scientific basis of 
cognition and the theory of semantics, teachers will guide students to build a mind map 
for each topic when learning vocabulary. The article will deeply describe and analyze the 
use of mind maps in teaching Vietnamese vocabulary for foreigners in order to equip 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 305 
teachers with a modern, useful and easy to apply method used in the teaching process. 
This is a new method, it has high efficiency as well as interesting for learners. 
Keywords 
Vietnamese, vocabulary, mind map 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_day_tu_vung_tieng_viet_cho_nguoi_nuoc_ngoai_bang.pdf