Phù phiếm truyện với một vài vấn đề: Du hành, trào phúng và bối cảnh
Phan Việt là một trong những tác giả Việt Nam tại Mỹ tiêu biểu hiện nay. Như một công dân toàn
cầu trong thời đại đa văn hóa, cô đã viết về nhiều không gian khác nhau, đặc biệt là những nơi có con
người Việt Nam cùng những mối quan hệ của họ giao lưu với văn hóa phương Tây. Tập truyện ngắn
“Phù phiếm truyện” giúp nâng cao tên tuổi của Phan Việt và tập truyện trở thành đối tượng nghiên
cứu của bài viết. Đề tài du hành, cái nhìn trào phúng và nghệ thuật xây dựng bối cảnh giúp tác phẩm
thu hút hơn bởi thông qua tác phẩm, người đọc có nhiều cảm xúc khác nhau, hơn nữa ở đó người đọc
có sự dịch chuyển và quan sát song hành với người kể chuyện.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Phù phiếm truyện với một vài vấn đề: Du hành, trào phúng và bối cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phù phiếm truyện với một vài vấn đề: Du hành, trào phúng và bối cảnh
55 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019) PHÙ PHIẾM TRUYỆN VỚI MỘT VÀI VẤN ĐỀ: DU HÀNH, TRÀO PHÚNG VÀ BỐI CẢNH y Nguyễn Bảo Trang(*) Tóm tắt Phan Việt là một trong những tác giả Việt Nam tại Mỹ tiêu biểu hiện nay. Như một công dân toàn cầu trong thời đại đa văn hóa, cô đã viết về nhiều không gian khác nhau, đặc biệt là những nơi có con người Việt Nam cùng những mối quan hệ của họ giao lưu với văn hóa phương Tây. Tập truyện ngắn “Phù phiếm truyện” giúp nâng cao tên tuổi của Phan Việt và tập truyện trở thành đối tượng nghiên cứu của bài viết. Đề tài du hành, cái nhìn trào phúng và nghệ thuật xây dựng bối cảnh giúp tác phẩm thu hút hơn bởi thông qua tác phẩm, người đọc có nhiều cảm xúc khác nhau, hơn nữa ở đó người đọc có sự dịch chuyển và quan sát song hành với người kể chuyện. Từ khóa: Phan Việt, văn học trẻ Việt Nam, văn học đa văn hóa, văn học di dân, Phù phiếm truyện. 1. Đặt vấn đề Phan Việt bước ra từ cuộc thi viết “Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20” với giải nhì năm 2005 bởi tập truyện ngắn Phù phiếm truyện. Hiện tại, Phan Việt đang sống và làm việc tại Mỹ và tiếp tục xuất bản sách tại nước nhà. Sau Phù phiếm truyện, Phan Việt cho ra mắt các tập sách sau: tiểu thuyết Tiếng người (2008), tập truyện ngắn Nước Mỹ, Nước Mỹ và những truyện ngắn mới (2009), bộ sách Bất hạnh là một tài sản bao gồm: Một mình ở châu Âu (2013), Xuyên Mỹ (2014), Về nhà (2016). Bằng những câu chuyện chân thật, đậm phong vị đời thường, Phù phiếm truyện (2014, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh) đem một làn gió mới cho nền văn học trẻ Việt Nam và tiêu biểu cho phong cách của các nhà văn Việt tại Mỹ. Phù phiếm truyện viết về đời sống của nhiều chủng tộc người với nhiều lối sống khác nhau. Những thói xấu cùng nỗi cô đơn giữa cuộc đời của họ có tính khái quát cao, viết về đất Mỹ nhưng sâu trong bản chất lại tìm thấy dấu ấn người Việt Nhận thấy giá trị của tập truyện ngắn Phù phiếm truyện, bài viết xin đi sâu vào một vài vấn đề nổi bật: đề tài du hành, cái nhìn trào phúng và nghệ thuật xây dựng bối cảnh. 2. Nội dung 2.1. Đề tài du hành Du hành là một trong những đề tài quen thuộc của văn học đương đại, đặc biệt với các tác giả trẻ. Du hành xuất phát từ khát vọng muốn di chuyển, cụ thể hơn là đi du lịch, xuất ngoại, du học của người trẻ. Trong các chuyến đi, người viết phải thực hiện đồng thời các hành động: di chuyển, quan sát (thiên nhiên, văn hóa, con người, so sánh với quốc gia mẹ đẻ) và mở rộng tư tưởng. Người viết (người đi) đã hình thành một cảm quan, một ý thức chung cho quá trình này rồi gửi gắm nó vào văn chương ở những hình thức khác nhau thuộc thể loại phi hư cấu (non-fi ction) như: nhật ký, du ký, tự truyện, hồi ký và thể loại hư cấu (fi ction) như: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa Một tác phẩm có dấu ấn du hành thường mở rộng không gian đến chân trời mới cùng những vấn đề thuộc không gian đó nhằm giới thiệu cho bạn đọc trẻ nhiều điều mới mẻ, đôi khi có khả năng truyền cảm hứng cho khát vọng “đi” của độc giả. Với Phù phiếm truyện, Phan Việt đã viết đề tài du hành ở thể loại truyện ngắn (Chicago, Chết truyện, Khóc truyện, Cú điện thoại, Đạo đức truyện) và truyện ngắn có màu sắc tự truyện cao như Mười hai câu chuyện nhỏ về Oklahoma. Ở các truyện này, dấu ấn du hành biểu hiện qua những trải nghiệm của tác giả về thiên nhiên và đời sống tại các thành phố lớn, các bang khác nhau tại Mỹ. Thông qua việc quan sát và nhìn nhận, Phan Việt đã hướng đến phát triển kiểu tư duy dung hợp từ hệ thống tư tưởng đa văn hóa (multicultural), giải lãnh thổ hóa (deterritorialization), giải thuộc địa hóa (decolonization) trong cách miêu tả không gian đô thị và đời sống con người. (*) Học viên cao học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 56 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019) Giải lãnh thổ hóa (deterritorialization) được định nghĩa “Giải lãnh thổ hóa là đi ra ngoài một hình thức quốc gia - lãnh thổ truyền thống để đối diện với những loại hình cộng đồng mới để tái thiết “lãnh thổ” ở hai chiều kích: một không gian định chế cụ thể và những hình thái tượng trưng khác” [7, tr. 213]. Lãnh thổ ngoài cách hiểu là diện tích thực, được chia tách bởi biên giới quốc gia thì nó còn là nền văn hóa, chính trị, tôn giáo, dân cư trên lãnh thổ đó. Giải lãnh thổ ở đây là thoát khỏi tư tưởng trói buộc con người bởi một ý thức hệ riêng của nền văn hóa bản địa. Người có tư tưởng giải lãnh thổ là những người thích đi lại, di chuyển, vươn đến những chân trời mới. Giải thuộc địa hóa (decolonization) chính là tìm lại sự bình đẳng, tính dân chủ hóa giữa những quốc gia đế quốc và quốc gia thuộc địa ở các chủng tộc da màu như châu Phi và châu Á. Giải thuộc địa hóa là xóa bỏ những tư tưởng đàn áp của văn hóa phương Tây lên các nước thuộc địa. Những tác phẩm văn học di dân đa phần đều xuất hiện hai tư tưởng này. Với Phan Việt, qua các vấn đề về không gian và con người, tác giả đã ghi chép một cách khách quan những nét riêng của văn hóa phương Tây với cái nhìn bình đẳng dân tộc. Trước tiên, tác giả đã khắc họa sống động, tinh tế những đô thị phát triển đậm chất “Mỹ” và có phần mới mẻ so với cuộc sống trong nước. Không gian đô thị đảm bảo được cả hai yếu tố: sinh thái tự nhiên (hồ Michigan, những cơn mưa bóng mây trong “Chicago”) và cảnh quan hiện đại (đường cao tốc, cầu bắc ngang sông, hệ thống bơm xăng tự động, con đường nhiều tầng trong Mười hai câu chuyện nhỏ về Oklahoma). Ngoài ra, không gian tôn giáo Mỹ cũng được nhắc đến qua cảnh nhà nguyện gắn liền với các câu chuyện về Chúa của phương Tây “Đó là một nhà nguyện khá cổ, kiến trúc và tuổi tác đều cổ. Nó có những cửa sổ cao gắn kính màu theo các tích trong Kinh Thánh. Chính giữa là tích Giáng Sinh, rồi tích rao giảng Kinh Thánh, rồi tích bị đóng đinh treo trên thập ... n người da đen Vanessa Park khỏi cảnh nghiện trong Chicago. Nhìn chung, con người trong văn chương Phan Việt mang bản chất công dân toàn cầu, họ không muốn chỉ thu mình vào một hệ tư tưởng, một không gian nhất định. Không gian sống không bị bó hẹp vào không gian đơn văn hóa, đó một thế giới đa lãnh thổ, đa tư tưởng, đa chủng tộc. 2.2. Cái nhìn trào phúng Trào phúng trong văn chương chính là phong cách viết đậm chất hiện thực, chủ yếu để phản ánh và đả kích một thực trạng nào đó mà tác giả muốn hướng đến. Trào phúng có thể dùng những tiếng cười châm biếm, thủ pháp cường điệu, nghịch dị để phản ánh cái xấu, cái ác. Cũng như các tác giả đương đại, nghệ thuật trào phúng được Phan Việt sử dụng để phản ánh hiện thực xã hội ở các truyện ngắn “Phù phiếm truyện”, “Chết truyện”, “Khóc truyện”, “Đạo đức truyện”. Không sử dụng yếu tố kỳ ảo, cường điệu, trào phúng toát ra từ những câu chuyện thường nhật cùng những con người bình thường. Điều này làm truyện của Phan Việt gần gũi hơn với bạn đọc trong nước dù diễn ra ở không gian phương Tây. Hoàn cảnh trào phúng trong truyện có tính châm biếm cao như một thời gian nhàn rỗi (Phù phiếm truyện), môi trường làm việc bị gò ép (Chết truyện), đám tang (Khóc truyện). Đặt vào trong hoàn cảnh đó, con người xuất hiện với cách đặt tên, giọng điệu, hành động, tâm lý đặc biệt, có phần khác thường để trở thành hình tượng trào phúng tiêu biểu. Thứ nhất, trong Chết truyện, nhân vật Thiên Tài với cách lựa chọn cái tên gắn liền với bản chất của người tài và số phận của nhân vật tiêu biểu cho bi kịch của người tài trong xã hội. Biến cố của nhân vật sắp xếp theo mức độ tăng dần và dồn dập diễn tả hai cái chết trong cùng một cá thể và cùng một khoảng thời gian: cái chết về tinh thần và chết về sinh học. Bi kịch mở đầu là bị bác bỏ đề án nghiên cứu, tiếp theo là ăn cắp bản quyền, kẻ ăn cắp khoe khoang trước mặt anh cho đến cuối cùng là gặp cướp mất hết tiền và bị bắn chết. Việc sắp đặt biến cố theo cường độ tăng dần biểu thị lối sống giả tạo của con người, vì lợi ích cá nhân mà họ không tiếc làm tổn hại người khác. Ngoài Chết truyện thì Chicago và Cú điện thoại cũng dùng motif về cái chết để phản ánh hiện thực khắc nghiệt. Những nhân vật như Vanesssa Park, Aika đều kết thúc bằng một cái chết bất ngờ. Vanesssa Park trong Chicago bị tước đi quyền hồi sinh vì cái chết do tai nạn xe ngay khi mới bước ra từ trại cai nghiện. Aika trong Cú điện thoại lựa chọn cách chết rạch bụng tự tử theo kiểu võ sĩ đạo để tránh áp lực học hành. Ở đây, tác giả không hướng đến tiếng cười trào phúng mà tạo ra một cảm giác nuối tiếc, có phần hoang mang để phản ánh thực trạng trong đời sống xã hội, giáo dục. Thứ hai, cách miêu tả không gian đám tang trang trọng thành không gian trào phúng trong Khóc truyện tạo nên tiếng cười chua xót, có giá trị phản ánh cao. Đám tang diễn ra lần lượt từ cuộc nói chuyện của Adams, Jennifer, Tim đến các lời phát biểu, khóc lóc, giả tạo của Virgie - bạn gái Frank, Colleen, giáo sư Andy và Châu. Họ biến đám tang là nơi để nói chuyện phiếm và lấy sự thương tiếc giả tạo để nâng cao bản thân với những hành động giả tạo. Lúc buổi lễ bắt đầu, Châu đã nghe tiếng sụt sùi trong nhà nguyện nhưng khi Châu phát biểu thì “Tất cả mọi người đều phá ra cười một cách thoải mái. Ngay vả Virgie cũng cười”. Và họ còn xem những lời Châu nhắc về Frank trước khi chết như lời nói dối “Đúng là Frank. Cậu ta luôn tự giễu cợt mình, ôi cậu bé đáng thương”. Chi tiết cuối tên của Frank đặt tên cho phòng học là chi tiết đắt của truyện vì nó phản ánh một hiện thực: người ta không ngần ngại dùng người quá cố để mua danh và mua lòng thương cảm của người khác. Ngoài ra, giọng điệu kể chuyện cũng nhằm bật lên tiếng cười trào phúng. Có thể thấy, Khóc truyện đan xen 58 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019) nhiều giọng khác nhau gồm có giọng dửng dưng của người kể “Châu bắt đầu cảm thấy một nỗi chán nản và khinh bỉ dâng lên lợm cả giọng”, giọng cầu khẩn, tha thiết của Frank trước khi chết “Anh phải giúp tôi. Tôi không còn tin ai được nữa”, giọng lạnh lùng, hài hước, xen ý đả kích của Châu khi phát biểu trước đám tang “Lần cuối cùng tôi gặp Frank là hôm thứ hai tuần trước. Cậu ta bảo tôi rằng cậu ta là một thằng bợm”. Những giọng điệu này tạo nên một thế giới phi lý, giả tạo, đời sống vô cảm, lạnh lùng của đời sống hiện đại. 2.3. Nghệ thuật xây dựng bối cảnh Để xét bối cảnh của một tác phẩm văn chương cần phải dựa trên nhiều yếu tố nội tại thuộc về cấu trúc văn bản và ngoại vi như nguồn gốc ra đời, tác giả. Theo X.J. Kennedy & Dana Gioia (2010) [6], tác giả đề cập đến bốn yếu tố khi nhắc đến bối cảnh: địa điểm (place), thời gian (time), thời tiết (weather) và không khí (atmosphere). Còn với Alison Booth, J. Paul Hunter & Kelly J. Mays (2006) [2] chỉ giới hạn trong địa điểm và thời gian. Có thể thấy, yếu tố thời tiết và không khí đều thuộc về yếu tố địa điểm và thời gian nên người viết xin khảo sát bối cảnh với hai yếu tố quan trọng: địa điểm (không gian) và thời gian. Bối cảnh có rất nhiều loại khi xét theo những khía cạnh khác nhau như: đặc điểm không gian (bối cảnh thực, bối cảnh ảo), đặc điểm thời gian (bối cảnh quá khứ, bối cảnh hiện tại), ảnh hưởng điện ảnh (bối cảnh cận cảnh, bối cảnh viễn cảnh). Ở đây, bài viết xin khảo sát ở một kiểu cụ thể là bối cảnh cận cảnh ở đặc trưng và tác động của nó với bối cảnh toàn cảnh. Bối cảnh cận cảnh được quan sát ở cự ly gần và soi rõ cảnh vật đến từng chi tiết. Nó chú tâm đến khoảng cách tiêu điểm từ người nhìn đến đối tượng được nhìn. Không gian cô đọng lại thành một khoảng hẹp, thời gian cũng cô đọng lại, đôi khi tạo cảm giác thời gian đang ngưng động, tua chậm lại. Đối lập với bối cảnh cận cảnh là bối cảnh viễn cảnh được quan sát từ xa, cảnh vật chỉ được nhìn lướt qua. Bối cảnh cận là một phần của toàn cảnh, có khi tầm ngắm có thể di chuyển từ gần đến xa nên trong cùng một tác phẩm, người kể có quyền chọn bất cứ điểm nào cần khai thác rõ để nhìn cận cảnh. Vì nhìn quá gần nên đôi khi sự vật, hay con người nằm trong khuôn viên nhìn sẽ bị biến dạng, bóp méo để phản ánh vấn đề cần phản ánh. Bối cảnh cận cảnh có khi tập trung thành một tác phẩm như Đường nhỏ, có khi là một phần riêng biệt của truyện chia thành nhiều phần nhỏ như phần Bão thảo nguyên trong Mười hai câu chuyện nhỏ về Oklahoma. Cả hai đều dùng kiểu thời gian cô đọng trong một cơn bão, một buổi sáng sớm từ khi người mẹ đi chợ đến khi về nhà. Cả hai đều từ cửa sổ nhìn ra mọi cảnh vật “Cái cửa sổ tôi đang đứng nhìn ra ngoài bắt đầu mờ mờ hơi nước” hay nhân vật dậy sớm leo lên bậu cửa sổ. Với Bão thảo nguyên, quá trình bão hoành hành được tái hiện cụ thể, rõ ràng , bóng dáng con người không xuất hiện trong khung cảnh mà chỉ có tiếng gió, tiếng nước, tiếng sét, cảnh những con hươu, con sóc trốn mưa, cảnh cây cối tơi tả “Những con sóc vội vã đi trốn từ lúc bắt đầu có gió. Những con hươu đứng bồn chồn dưới tán cây trú mưaCây cối tơi tả, cành khô gãy răng rắc, những tàng cây cổ thụ nặng nước cũng ngã gục”. Mọi thứ được miêu tả kỹ đến từng chi tiết “Nước chảy xối xả trên đường, từ nóc nhà, từ trên đồi cao, từ trong các lòng mương khô hạn, từ các con sông xa - sông Ankansas, sông Missouri, sông Dream City, hay từ biển lớn đổ về”. Đường nhỏ thì chú ý đến con người, cách hành xử của mỗi người với cái vũng nước nhỏ, thằng bé bán bánh mì chạy xe qua hả hê, người bán báo vì xe quá nặng nên làm rơi bao xi măng xuống vũng nước, đôi vợ chồng thì đặt viên gạch vào, các bé học sinh nhảy lên bao xi măng, người thợ xây thì dùng bao xi măng trám lại vũng nước. Những chi tiết này tạo nên một không gian đậm chất Việt Nam, nói sâu hơn như việc thi vị hóa bài khảo sát hành vi trên cùng một không gian. Một số cảnh quan cận cảnh mà tác giả lựa chọn có dấu ấn địa phương cao như cảnh phố xá (Đường nhỏ, Đi qua thời gian), cảnh hồ Michigan (Đạo đức truyện), cảnh thảo nguyên (Mười hai câu chuyện nhỏ về Oklahoma), cảnh trường đại học (Đạo đức truyện), cảnh nhà thờ (Khóc truyện). Có thể thấy, những chất liệu mà tác giả sử dụng để xây dựng cảnh quan khá quen 59 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019) thuộc với người dân bản địa, đó là những hiện tượng, sinh vật tự nhiên, hay chính bản thân con người. Với khung cảnh đại học Sigma trong Đạo đức truyện được miêu tả như một giáo hội thời trung cổ quen thuộc với tín ngưỡng phương Tây “cổng chính của trường đại học Sigma, nơi có những hình đắp nổi những thú, những mặt người và những dòng chữ Latin”. Với Đi qua thời gian, khung cảnh cận cảnh kẹt xe tại các đô thị Việt Nam được tái hiện chân thực “5 giờ rưỡi chiều. Đường phố đông đúc và bụi. Lại tắc đường Trên vỉa hè, những em học sinh nhỏ đi học về cười đùa ríu rít. Một vài nhà hàng và cửa hiệu đã bắt đầu thắp đèn”. Bối cảnh cận cảnh không chỉ có khả năng phóng to không gian mà còn đi sâu vào tâm lý con người thông qua vận dụng thời gian kéo dài, trong điện ảnh khá giống với thủ pháp “slow motion”. “Đi qua thời gian” dùng thời gian theo từng giờ như thời gian biểu một ngày để xây dựng không gian ngoại cảnh xung quanh cô gái và nhấn mạnh rõ tâm trạng của cô sau khi chia tay người yêu. Phù phiếm truyện dùng từng mốc cụ thể trong buổi tối thứ bảy từ khi K ra khỏi nhà đến hết đêm. Trong khoảng thời gian đó, những điểm liên tưởng “liên văn bản” bao gồm quan niệm khoa học, dân số, đời sống liên tiếp xuất hiện. Những điều này có tính chất “phù phiếm” không đi sâu vào nội tâm nhân vật như đúng tên gọi của nó. Cách kể hành động của nhân vật theo từng phút, từng giờ là một thủ pháp đặc biệt trong việc sử dụng yếu tố thời gian của tác giả. Thời gian càng trôi chậm, được đếm từng phút càng nhấn mạnh những góc khuất của con người. Mỗi cảnh cận như mỗi mảnh ghép của bức tranh chung về đời sống tình cảm của người trẻ, cảnh vật thiên nhiên trong các chuyến đi và một góc nhỏ của đời sống Việt Nam. Đó là các góc nhìn quan trọng từ con mắt trần thuật của người di dân như Phan Việt. Bối cảnh cận cảnh đưa tác phẩm văn học gần hơn với nghệ thuật điện ảnh. Có thể nhận thấy, “Đường nhỏ” và “Bão thảo nguyên” như một đoạn phim ngoại cảnh từ điểm nhìn của nhân vật. 3. Kết luận Tập truyện ngắn Phù phiếm truyện là một tác phẩm tiêu biểu cho thế hệ tác giả di dân người Việt tại Mỹ. Không gian Mỹ và không gian Việt cùng những vấn đề văn hóa của cả hai quốc gia hòa quyện vào một tác phẩm. Phan Việt vừa viết về những cái hay của các nền văn hóa nhưng cũng không ngại phê phán lối sống giả tạo, phù phiếm của con người hiện đại. Tác giả đã gửi gắm những kinh nghiệm trên xứ người có phần mới lạ qua lối viết hiện đại ở nhiều phương diện: cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, bối cảnh Tác phẩm không những kết hợp được nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, du kí, tự truyện mà còn tìm thấy những nét chung của đời sống hai nền văn hóa mẹ đẻ và văn hóa sở tại cùng những con người điển hình - sản phẩm của các hai nền văn hóa Đông Tây./. Tài liệu tham khảo [1]. Lê Tú Anh (2015), “Đề tài tha hương trong văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn toàn cầu hóa”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Vietnamese and Japanese literature in the globalization context (Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 384-397. [2]. Alison Booth, J. Paul Hunter & Kelly J. Mays (2006), The Norton Introduction to Literature, W.W. Norton & Company, Inc. [3]. Michel Bideaux (2017), “Du hành và văn hành vào thế kỷ XVIII: Khi con người du hành thuật lại kinh nghiệm những chuyến đi” (Lê Đức Quang dịch), Tạp chí Sông Hương (số 339), tr. 72-84. [4].Đinh Trí Dũng, Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (2018), “Cảm thức nhân loại trong du kí Việt Nam đương đại”, Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, (số 47), tr. 5-11. [5]. Trịnh Thị Minh Hà (2011), Elsewhere, within here, immigration, refugeeism and the boundary event, Taylor & Francis Group. 60 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019) [6]. X. J. Kennedy & Dana Gioia (2010), Backpack Literature An Introduction to Fiction, Poetry, Drama, and Writing, Longman. [7]. Phạm Văn Quang (2015), Xã hội học thi pháp dòng chảy cuộc đời, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [8]. Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn, giới thiệu), 2007, Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong 1917- 1934. Tập I, II., NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. [9]. Võ Thị Thanh Tùng (2013), Một vài đặc điểm của thể loại du kí Việt Nam, Tạp chí Khoa học (số 4), tr. 37-43. [10]. Trần Lê Hoa Tranh (2017), “Các thế hệ nhà văn di dân và những đóng góp của văn học di dân Việt Nam tại Hoa Kỳ”, Nguồn: viet/6559-c%C3%A1c-th%E1%BA%BF-h%E1%BB%87-nh%C3%A0-v%C4%83n-di-d%C3%A2n- v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-%C4%91%C3%B3ng-g%C3%B3p-c%E1%BB%A7a-v%C4%83n- h%E1%BB%8Dc-di-d%C3%A2n-vi%E1%BB%87t-nam-t%E1%BA%A1i-hoa-k%E1%BB%B3.html. PHU PHIEM TRUYEN AND SOME ISSUES: TRAVEL, SATIRE AND SETTING Summary Phan Viet is one of many typical young Vietnamese authors in USA nowadays. As a global citizen in the multicultural epoch, she has written about many different spaces, especially wherein Vietnamese people and their relationships interact with Western culture. The collection of short stories ‘Phu phiem truyen’ has helped her become recognized and motivated this research paper. The themes of travel, satirical view and setting art make the works more attractive because readers are likely to experience various feelings plus oscillating and observating with the narrator through her work. Keywords: Phan Viet, young Vietnamese Literature, multicultural literature, emigrant literature, Phu Phiem Truyen. Ngày nhận bài: 24/4/2019; Ngày nhận lại: 03/6/2019; Ngày duyệt đăng: 20/6/2019.
File đính kèm:
- phu_phiem_truyen_voi_mot_vai_van_de_du_hanh_trao_phung_va_bo.pdf