Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp

Bướu thể cảnh (ở cổ) là loại bệnh hiếm gặp. Đặc trưng của bướu là phát triển ở lớp áo ngoài động mạch, vị trí phía trong chỗ chia đôi của động mạch cảnh và có tăng sinh nhiều mạch máu. Máu nuôi chủ yếu từ động mạch cảnh ngoài và các nhánh khác, điển hình từ động mạch hầu lên. Chúng tôi Báo cáo 3 trường hợp bướu thể cảnh, tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, được điều trị bằng phẫu thuật sau khi đã bơm tắc mạch để giảm tưới máu bướu. Kết quả, cả 3 trường hợp đều tốt, không có biến chứng. Tắc mạch trước mổ, bóc tách cẩn trọng và dùng dao siêu âm là yếu tố quan trọng để thành công

Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp trang 1

Trang 1

Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp trang 2

Trang 2

Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp trang 3

Trang 3

Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp trang 4

Trang 4

Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 10900
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp

Phẫu thuật bướu thể cảnh sau khi bơm tắc mạch tại bệnh viện nhân dân gia định nhân ba trường hợp
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
63 
PHẪU THUẬT BƯỚU THỂ CẢNH SAU KHI BƠM TẮC MẠCH 
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NHÂN BA TRƯỜNG HỢP. 
TRỊNH MINH TRANH1, VŨ QUANG VIỆT2, PHẠM THỌ TUẤN ANH3, 
TIÊU CHÍ ĐỨC4, TRẦN HỮU PHƯỚC5 
TÓM TẮT 
Bướu thể cảnh (ở cổ) là loại bệnh hiếm gặp. Đặc trưng của bướu là phát triển ở lớp áo ngoài động mạch, vị 
trí phía trong chỗ chia đôi của động mạch cảnh và có tĕng sinh nhiều mạch máu. Máu nuôi chủ yếu từ động 
mạch cảnh ngoài và các nhánh khác, điển hình từ động mạch hầu lên. Chúng tôi báo cáo 3 trường hợp bướu 
thể cảnh, tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, được điều trị bằng phẫu thuật sau khi đã bơm tắc mạch để giảm 
tưới máu bướu. Kết quả, cả 3 trường hợp đều tốt, không có biến chứng. Tắc mạch trước mổ, bóc tách cẩn 
trọng và dùng dao siêu âm là yếu tố quan trọng để thành công. 
ABSTRACT 
Carotid body tumors (CBTs) are rare. These tumors develop within the adventitia of the medial aspect of 
the carotid bifurcation. The blood supply of CBT is abundant, which is mainly from external carotid artery and 
branches, typically the ascending pharyngeal artery. We report three cases of CBT who were diagnosed and 
operated on at our hospital with preoperatively arterial embolization. Three of them received excellent outcome. 
Prepoperative embolization and dissection skills with harmonic scalpel is secret to success. 
1
 TS.BS. Trưởng Đơn vị Ung Bướu - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
2
 BSCKII. Trưởng Khoa Lồng ngực mạch máu bướu cổ - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
3
 PGS.TS. Đại học Y dược TP.HCM 
4
 ThS.BS. Phó Trưởng Khoa Lồng ngực Mạch máu bướu cổ - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
5
 BS. Khoa Lồng ngực Mạch máu bướu cổ - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bướu thể cảnh ở cổ, là bướu cận hạch thần 
kinh-nội tiết xuất phát từ tế bào cận hạch của thể 
cảnh. Đây là loại bướu phát triển chậm, có tĕng sinh 
nhiều mạch máu, thường nằm ở thành sau-trong ở 
chỗ chia đôi của động mạch cảnh chung. Bướu thể 
cảnh là bướu thường gặp nhất trong số các bướu 
cận hạch vùng đầu cổ. Phẫu thuật là tiêu chuẩn 
vàng để điều trị khỏi bệnh. 
Albert là người đầu tiên cắt bỏ bướu thể cảnh 
thành công vào nĕm 1889, và Gordon-Taylor đã mô 
tả bóc bướu an toàn dưới áo ngoài động mạch vào 
nĕm 1940. Từ thập niên 1980, cột triệt mạch động 
mạch nuôi bướu trong lúc mổ đã được sử dụng rộng 
rãi. Mặc dù những tiến bộ về kỹ thuật mổ và sự hỗ 
trợ của chẩn đoán hình ảnh đã làm giảm đáng kể tỉ 
lệ tử vong. Tuy nhiên, các biến chứng thần kinh-
mạch máu chu phẫu vẫn còn phải quan tâm, nhất là 
vấn đề chảy máu trong mổ và tổn thương thần kinh 
sọ. Việc bơm tắc mạch nuôi bướu trước mổ và sử 
dụng dao siêu âm trong mổ có hiệu quả như thế 
nào? Chúng tôi xin báo cáo 3 trường hợp bướu thể 
cảnh điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
BỆNH ÁN 
Bệnh nhân thứ nhất là nam, sinh nĕm 1969, số 
nhập viện 29337, vào viện ngày 22/06/2015 vì khối u 
ở góc hàm bên trái kích thước khoảng 5cm và đập 
theo mạch, sinh hiệu bình thường. BN được siêu 
âm, chụp động mạch cản quang, và cắt lớp điện 
toán vùng cổ. Kết quả cho thấy khối choán chỗ ở 
khoang cảnh bên trái, ngay vị trí chia đôi động mạch 
cảnh chung trái. Khối này đậm độ mô mềm, bắt 
thuốc tương phản mạnh khá đồng nhất, giới hạn rõ, 
kích thước 28x32x50mm; đẩy động mạch cảnh 
ngoài ra trước-trong, và đẩy động mạch cảnh trong 
ra sau-ngoài. Đo nồng độ catecholamines trong máu 
và nước tiểu, kết quả đều bình thường. Kết luận: 
bướu thể cảnh cổ trái. 
BN được thực hiện bơm tắc động mạch nuôi 
bướu một ngày trước đó để làm giảm lượng máu 
trong mổ. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
64 
Tường trình bơm tắc mạch ngày 30/07/2015: 
tổn thương dạng u, kích thước 30x30x50mm, ngang 
chỗ chia đôi động mạch cảnh chung trái, rất giàu 
mạch máu, cấp máu chủ yếu bởi các nhánh sau của 
động mạch hầu lên và một phần cực dưới từ nhánh 
của động mạch mặt kèm hồi lưu tĩnh mạch sớm. 
Bơm tắc hoàn toàn nhánh nuôi bướu từ động mạch 
hầu lên. Còn vùng cấp máu rất ít cực dưới u từ 
nhánh động mạch mặt. 
BN được mổ ngày 31/07/2015 cắt bỏ bướu thể 
cảnh với dao siêu âm. Khi tiếp cận, khối bướu thấy 
sưng nề nhẹ, bóc tách thấy nhiều mạch máu tĕng 
sinh quanh bướu nhưng bóc tách được do đã bơm 
tắc mạch trước đó, máu rỉ rả ít. Bướu ở chỗ chạc ba 
động mạch cảnh có kích thước 50x30mm, viêm dính 
mô xung quanh. Kiểm soát động mạch cảnh chung, 
cảnh trong và ngoài rồi bóc tách tiếp khối bướu ra 
khỏi vùng chạc ba và động mạch cảnh trong và 
ngoài. Bảo tồn thần kinh XI. Thời gian mổ 1 giờ 30 
phút và máu mất khoảng 50ml. 
Chẩn đoán sau mổ là bướu thể cảnh ở cổ trái, 
độ II Shamblin. Hậu phẫu, BN tốt và xuất viện ngày 
04/8/2015. 
Bướu thể cảnh cổ trái 
Bệnh nhân thứ hai, sinh nĕm 1949, nam,số 
nhập viện 50187, vào viện 08/10/2015 vì khối u ở 
vùng cổ phải kích thước 40x50mm, di động kém và 
đập theo mạch. BN được chụp MSCT cổ trước khi 
nhập viện (07/10/2015) cho thấy khối tổn thương 
choán chỗ với đậm độ hỗn hợp trong khoang cảnh 
phải, kích thước 35x50mm, bờ dạng đa cung, bắt 
thuốc cản quang mạnh không đồng nhất ở ngoại vi, 
kém ở trung tâm, rộng nhẹ chỗ chia đôi động mạch 
cảnh chung phải. Kết luận là u trong khoang cảnh, 
nghĩ u cuộn cảnh, phân biệt Schwannoma. BN được 
chụp MRI vùng cổ (18/10/2015): Ở vị trí chia đôi 
động mạch cảnh phải có khối choán chỗ, giới hạn rõ, 
hình bầu dục, kích thước 60x45x44mm, làm rộng 
chỗ chia đôi và đẩy động mạch cảnh trong và cảnh 
ngoài ra trước ngoài, bao quanh đoạn động mạch 
cảnh trong và cảnh ngoài. Đo catecholamines trong 
máu và nước tiểu thấy bình thường. BN được chẩn 
đoán u cuộn cảnh. 
BN được bơm tắc mạch (27/10/2015) với khối u 
tĕng sinh mạch được cấp máu bởi động mạch hầu 
lên, thông nối với động mạch chẩm. Vào động mạch 
cảnh ngoài phải, chọn bơm tắc chọn lọc và kiểm tra 
thấy lượng máu giảm hơn 90% ở khối u. 
BN được phẫu thuật (ngày 28/10/2015), 
tương tự như lần mổ trước, thời gian mổ là 2 giờ 30 
phút. Hậu phẫu ổn định và BN xuất viện không 
biến chứng. 
Chụp mạch máu cản quang: Trước tắc mạch 
Chụp mạch máu máu cản quang: Sau tắc mạch 
Bệnh nhân thứ ba sinh nĕm 1999, nữ, số nhập 
viện 62833/16. BN chậm phát triển tâm thần, thể 
trạng như trẻ em, cao 1,3m và nặng 35kg, có khối u 
vùng cổ phải kích thước 50mm. Chụp CT scan 
(08/12/2016) thấykhối choáng chỗ ở khoang cảnh 
phải, kích thước 37x40x35mm, xuất phát từ hành 
cảnh ôm quanh động mạch cảnh trong và cảnh 
ngoài phải tính chất phù hợp u cuộn cảnh. Đo 
catecholamines trong máu và nước tiểu,kết quả bình 
thường. BN được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bướu 
với bơm tắc mạch 1 ngày trước mổ. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
65 
BN được làm tắc mạch u ngày 27/12/2016. Khối 
u có nhiều máu nuôi và chỉ bơm tắc được khoảng 
60% lượng máu tưới u. 
BN được mổ ngày 28/12/2016. Thời gian mổ là 
3 giờ 50 phút, ca này, BN được cột động mạch cảnh 
ngoài phải để thuận lợi cắt bỏ bướu. 
Hình kết thúc mổ với động mạch cảnh trong và ngoài 
tách như cái ná 
BÀN LUẬN 
Bướu thể cảnh là bệnh hiếm và phức tạp. Cần 
nghĩ đến nó trong lúc tiếp nhận để chẩn đoán và 
điều trị thích hợp. Lâm sàng thường là bướu ở cổ 
đập theo mạch (do nằm cạnh động mạch cảnh) và 
không triệu chứng. Đa số bướu tiến triển chậm, 
nhưng nếu không điều trị thì bướu sẽ phát triển 
thành khối lớn ở cổ, chèn ép thần kinh làm ảnh 
hưởng chức nĕng tương ứng. Phẫu thuật cắt bỏ là 
điều trị chọn lựa bất cứ khi nào bướu có thể cắt bỏ 
được[11]. Cắt bỏ bướu có thể khó khĕn do bướu nằm 
sát các thần kinh sọ, các động mạch cảnh, và các 
cấu trúc cơ thể học phức tạp vùng đầu cổ[11]. 
Về chẩn đoán bướu thể cảnh, bước đầu 
thường là chỉ định siêu âm Doppler cho một bướu 
vùng cổ. Kết quả siêu âm sẽ gợi ý chẩn đoán rồi mới 
chụp cắt lớp điện toán cản quang hoặc chụp cộng 
hưởng từ để chẩn đoán xác định[3]; và còn giúp đánh 
giá kích thước bướu, mức độ xâm lấn, và tương 
quan bướu với các cấu trúc xung quanh. Hình ảnh 
điển hình là bướu echo kém, tĕng sinh mạch, nằm ở 
chỗ chia của động mạch cảnh. Cần biết là không 
được chọc hút kim làm tế bào học vì có thể phạm 
động mạch cảnh hoặc chảy máu nhiều ở bướu thể 
cảnh tĕng sinh mạch, còn sinh thiết là chống chỉ định 
vì có thể gây chảy máu nguy hiểm tính mạng. Do đó, 
đánh giá siêu âm ban đầu rất quan trọng. 
Cả ba trường hợp của chúng tôi đều bắt đầu 
bằng siêu âm và chụp cắt lớp điện toán cản quang 
hoặc chụp cộng hưởng từ sau đó, để cho chẩn đoán 
xác định. Siêu âm khởi đầu rất quan trọng để tránh 
làm chọc hút tế bào hoặc sinh thiết bướu, có thể gây 
xuất huyết nguy hiểm cho bệnh nhân. 
Chúng tôi không chụp mạch máu để chẩn đoán 
bướu thể cảnh, nhưng dùng để bơm tắc mạch, giảm 
tưới máu bướu khi mổ. Tuy nhiên, trước khi làm tắc 
mạch, bệnh nhân được xét nghiệm adrenaline, 
noradrenaline, và dopamine trong máu và nước tiểu 
thường qui dù không có triệu chứng cao huyết áp, 
mạch nhanh. Nếu chỉ số xét nghiệm cao thì phải 
dùng thuốc chẹn alpha trước thủ thuật hoặc phẫu 
thuật để ngĕn chặn cao huyết áp nguy hiểm. Tỉ lệ 
bướu có hoạt động nội tiết rất ít, khoảng 1%-3%[4]. 
(2Offergeld C, Brase C, Yaremchuk S, Mader I, 
Rische HC, Glasker S, Schmid KW, Wiech T, Preuss 
SF, Suarez C, Kopec T, Patocs A, WohllkN, 
Malekpour M, Boedeker CC, Neumann HP. Head 
and neck paragangliomas: clinical and molecular 
genetic classifi cation. Clinics (Sao Paulo) 2012; 67 
(Supp 1): 19-28). 
May mắn là cả ba trường hợp của chúng tôi 
đều có xét nghiệm cathecholamine bình thường nên 
diễn tiến bơm tắc mạch sau đó thuận lợi. 
Bướu thể cảnh đã được phân độ theo Shamblin 
từ nĕm 1971, dựa vào liên quan của bướu với động 
mạch cảnh trong và ngoài, để đánh giá độ khó của 
bệnh theo ba mức. Shamblin nhóm I gồm bướu khu 
trú ở chỗ chia động mạch cảnh và không dính, hoặc 
dính ít với mạch máu xung quanh, dễ cắt bỏ; nhóm II 
bướu dính vừa hoặc bao quanh một phần mạch 
máu; nhóm III bướu lớn và bao quanh mạch máu, 
thường phải cắt bỏ bướu với động mạch cảnh. Tuy 
nhiên, ông không đề cập đến kích thước bướu. Nói 
chung, bướu càng lớn thì càng khó do dính và bao 
quanh mạch máu nhiều hơn nhưng không luôn nhất 
thiết như vậy. Luna-Ortiz đã bổ sung phân độ 
Shamblin với nhóm I nhỏ hơn 4cm, không dính mô 
hoặc mạch máu xung quanh, cắt bỏ không khó; 
nhóm II lớn hơn 4cm, dính thâm nhiễm một phần 
vào động mạch cảnh, cắt bỏ khó khĕn; nhóm III cần 
phải can thiệp vào mạch máu khi cắt bỏ. 
Chúng tôi dựa vào hình ảnh cắt lớp điện toán 
để phân loại Shamblin. Có 2 bướu Shamblin loại II 
kích thước 50mm và bướu còn lại Shamblin III kích 
thước 40mm. 
Tắc mạch là một bước quan trọng trước mổ. 
Tắc mạch một bướu lớn, tĕng sinh mạch nhiều, sẽ 
tạo thuận lợi cho phẫu thuật vì làm giảm tưới máu 
bướu và làm bướu nhỏ lại[10,11]. Trường hợp điển 
hình, làm tắc động mạch hầu lên có thể làm giảm 
đến 75% lượng máu đến bướu. Thời điểm tối ưu để 
làm tắc mạch là 1 đến 2 ngày trước mổ[5,12]. Nếu tiên 
lượng lúc mổ có thể phải kẹp hoặc tái tạo động 
mạch cảnh trong thì có thể làm thử nghiệm tắc 
nghẽn động mạch bằng cách luồn và bơm bóng 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
66 
chẹn trong lòng động mạch. Khám ngay bệnh nhân 
có dấu thần kinh định vị thì xả bóng để dòng máu 
thông trở lại. Nếu bệnh nhân vẫn bình thường thì 
cho giảm nhẹ huyết áp (tâm thu khoảng 90-100) mà 
vẫn không có dấu thần kinh thì bệnh nhân sẽ chịu 
được cột động mạch cảnh trong mà không cần tái 
tạo. Ba bệnh nhân của chúng tôi đều không có kế 
hoạch làm thử nghiệm này. 
Biến chứng có thể của làm tắc mạch (0-13%) 
như hoại tử da, mù mắt, tổn thương thần kinh sọ 
nhũn não và tử vong nên một số trung tâm không 
làm thường qui[1,2,10]. Nói chung, nếu bướu Shamblin 
I thì không cần làm, nên dành cho bướu Shamblin II 
và III. Cả ba trường hợp của chúng tôi đều được làm 
tắc mạch ngày trước mổ và cắt bỏ bướu vào ngày 
hôm sau. Chúng tôi nghĩ cắt bỏ thuận lợi nhờ có 
tắc mạch trước đó, giúp thời gian mổ khoảng 2g30 
và máu mất ít hơn 50ml. 
Phẫu thuật cắt bỏ bướu bắt đầu bằng đường 
rạch dọc bờ trước cơ ức-đòn-chủm, bóc tách và 
kiểm soát động mạch cảnh chung, cảnh trong và 
cảnh ngoài. Dùng dao siêu âm để cắt bỏ bướu dọc 
theo lớp dưới vỏ động mạch. Trường hợp cần cắt 
đoạn động mạch khi lấy bướu thì dùng tĩnh mạch tự 
thân để ghép nối động mạch và dùng aspirin ít nhất 
1 nĕm tùy tình trạng bệnh đi kèm. Nếu dùng ống 
ghép nhân tạo thì dùng chống kết tập tiểu cầu kép 
liên tục, không giới hạn thời gian. Hiện có ít dữ liệu 
về thời gian điều trị chống kết tập tiểu cầu ở bệnh 
nhân ghép nối bằng ống nhân tạo[11]. 
Ba trường hợp của chúng tôi không cần ghép 
nối. Hai trường hợp đầu bảo vệ mạch máu và các 
cơ quan xung quanh tốt. Trường hợp thứ ba thì cần 
hy sinh động mạch cảnh ngoài vì bướu bao quanh 
động mạch và mạch máu còn tĕng sinh nhiều dù đã 
làm tắc mạch. Có thể chẹn động mạch cảnh ngoài 
tạm thời để giảm tưới máu trong lúc bóc tách[5], 
nhưng chúng tôi thấy không cần thiết vì bơm tắc 
mạch đã giúp phẫu thuật thuận lợi. Khi cắt bỏ bướu 
xong thì chỗ phân chia động mạch cảnh trong và 
ngoài vẫn còn banh ra như cái ná. 
Biến chứng thần kinh do phẫu thuật thay đổi từ 
11% đến 50% tùy báo cáo[5,6]. Bướu có độ Shamblin 
càng cao thì càng dễ biến chứng[7], nhất là bướu lớn 
cần những thủ thuật phức tạp trong mổ. Các tổn 
thương gồm liệt vĩnh viễn hoặc thoáng qua các thần 
kinh X, thần kinh hạ thiệt, chuỗi giao cảm cổ, nhánh 
hàm của thần kinh mặt[6,8]. Ngoài ra, còn biến chứng 
chảy máu sau mổ và nhũn não chu phẫu với tỉ lệ từ 
0% ở người có kinh nghiệm và đến 11% ở vài báo 
cáo do thao tác kém trên động mạch[6]. 
Giải phẫu bệnh của ba trường hợp đọc là bướu 
cận hạch (paraganglioma) không xâm lấn vỏ bao 
kèm mô hạch tĕng sinh phản ứng. 
Cả 3 bệnh nhân của chúng tôi đều không có 
biến chứng. Dẫn lưu cổ rút bỏ 1-2 ngày sau mổ và 
xuất viện sau đó. 
Về điều trị, phẫu thuật cắt bỏ bướu vẫn là tiêu 
chuẩn vàng để điều trị khỏi bệnh với tỉ lệ gần 100% 
đối với bướu lành. Tuy nhiên, do bướu tiến triển 
chậm, nên có những ý kiến khác nhau. Một số cho 
rằng bướu nhỏ hơn 3cm và có tiết catecholamine thì 
nên theo dõi. Số khác cho rằng bướu nhỏ thì mổ dễ 
hơn và ít hoặc không có biến chứng[9]. Chúng tôi 
theo ý kiến sau, chẩn đoán xong là mổ. Tuy nhiên, 
bệnh nhân của chúng tôi bướu to vì hoàn cảnh khó 
khĕn nên khi bướu làm biến dạng mặt và không cúi 
đầu được thì mới đi khám bệnh, 
KẾT LUẬN 
Xử trí bướu thể cảnh vẫn còn phức tạp và khó 
khĕn về kỹ thuật. Với ba trường hợp bướu thể cảnh, 
chúng tôi xin lưu ý: Bướu vùng cổ dưới hàm khi siêu 
âm cần chú ý bướu thể cảnh để không chọc kim 
chẩn đoán tế bào học hoặc sinh thiết;xác định chẩn 
đoán bằng chụp cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng 
từ. Sau đó, cần xét nghiệm catecholamine và làm 
tắc mạch trước mổ. Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sau 
24-48 giờ tắc mạch. Làm tắc mạch và dùng dao siêu 
âm, theo chúng tôi là bước đột phá giúp xử trí bướu 
thể cảnh tốt hơn so với mổ thường qui trước đây./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Persky MS, Setton A, Niimi Y, et al. Combined 
endovascular and surgical treatment of head and 
neck paragangliomas-a team approach. Head 
Neck 2002; 24: 423. 
2. Wang SJ, Wang MB, Barauskas TM, Calcaterra 
TC. Surgical management of carotid body 
tumors. Otolaryngol Head Neck Surg 2000; 123: 
202. 
3. Dematte S, DiSarra D, Schiavi F, Casadei A, 
Opocher G. Role of ultrasound and color Doppler 
imaging in detection of carotid paragangliomas. J 
Ultrasound 2012; 15 (3): 158-163). 
4. Offergeld C, Brase C, Yaremchuk S, Mader I, 
Rische HC, Glasker S, Schmid KW, Wiech T, 
Preuss SF, Suarez C, Kopec T, Patocs A, 
Wohllk N, Malekpour M, Boedeker CC, 
Neumann HP. Head and neck paragangliomas: 
clinical and molecular genetic classifi cation. 
Clinics (Sao Paulo) 2012; 67(Supp 1): 19-28). 
5. O’Neill S, O’Donnell M, Harkin D, Loughrey M, 
Lee B, Blair P. A 22-year northern Irish 
experience of carotid body tumours. Ulster Med 
J 2011; 80 (3): 133-140. 
ĐẦU VÀ CỔ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
67 
6. Luna-Ortiz K, Rascon-Ortiz M, Villavicencio-
Valencia V, Granados-Garcia M, Herrera-Gomez 
A. Carotid body tumors: review of a 20-year 
experience. Oral Oncol 2005; 41 (1): 56-61. 
7. Obholzer RJ, Hornigold R, Connor S, Gleeson 
MJ. Classificationand management of cervical 
paragangliomas. Ann R Coll Surg Engl 2011; 93 
(8): 596-602. 
8. Neskey DM, Hatoum G, Modh R, Civantos F, 
Telischi FF, Angeli SI, Weed D, Sargi Z. 
Outcomes after surgical resection of head and 
neck paragangliomas: a review of 61 patients. 
Skull Base 2011; 21(3): 171-176). 
9. Lim JY, Kim J, Kim SH, Lee S, Lim YC, Kim JW, 
Choi EC. Surgicaltreatment of carotid body 
paragangliomas: outcomes and 
complicationsaccording to Shamblin classifi 
cation. Clin Exp Otorhinolaryg 2010; 3 (2): 91-95. 
10. Power AH, Bower TC, Kasperbauer J, et al. 
Impact of preoperative embolization on 
outcomes of carotid body tumor resections. J 
Vasc Surg 2012; 56:979. 
11. Jennifer L. Dixon, Marvin D. Atkins, William T. 
Bohannon, Clifford J. Buckley, and Terry C. 
Lairmore. Surgical management of carotid body 
tumors: a 15-yearsingle institution experience 
employing an interdisciplinaryapproach. Proc 
(Bayl Univ Med Cent) 2016; 29 (1): 16-20. 
12. White JB, Link MJ, Cloft HJ. Endovascular 
embolization of paragangliomas:a safe adjuvant 
to treatment. J Vac Interv Neurol 2008; 1 (2): 37-
41. 

File đính kèm:

  • pdfphau_thuat_buou_the_canh_sau_khi_bom_tac_mach_tai_benh_vien.pdf