Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên

Nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản

bauxite Tây Nguyên qua nghiên cứu mẫu tại tổ hợp bauxite-alumina Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân

Cơ (Đắk Nông) bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. Các chi phí ngoại ứng đã

được nội hoá để đưa vào tính toán, bao gồm chi phí cơ hội, chi phí môi trường, chi phí trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp và chi phí dự phòng cho sự cố môi trường. Kết quả phân tích chi phí - lợi

ích mở rộng cho thấy, nếu tính toán đầy đủ các khoản chi phí môi trường thì tổ hợp Tân Rai không

đem lại hiệu quả cho xã hội với giá trị NPV âm (-5.167.422 triệu đồng), IRR (6,27%) thấp hơn tỷ lệ

chiết khấu (10%); Tổ hợp Nhân Cơ hoạt động hiệu quả với NPV dương (145.862 triệu đồng), IRR

(10,1%) cao hơn tỷ lệ chiết khấu (10%), tuy nhiên hoạt động của tổ hợp này chứa nhiều rủi ro khi

phân tích độ nhạy của các chỉ số tính toán. Trung bình 1 tấn sản phẩm alumina sản xuất ra cần từ

0,7 đến 0,9 triệu đồng chi phí môi trường. Hai tổ hợp bauxite-alumina ở Tây Nguyên một năm tạo

việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, đóng góp khoảng 1.200-1.400 tỷ đồng các khoản thuế,

phí cho Nhà nước, tương đương từ 1,0 đến 1,2 triệu đồng/1 tấn sản phẩm. Từ bài học kinh nghiệm

của tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ, các dự án khai thác, chế biến bauxite sau này cần được triển khai

đúng tiến độ và vận hành 100% công suất thiết kế ngay từ năm đầu tiên để đạt mức hiệu quả tối ưu.

Trong tương lai, cần xây dựng và đánh giá hiệu quả các phương án khai thác, chế biến theo chuỗi

khép kín, tận thu, chế biến sâu để cải thiện hiệu quả hoạt động của các dự án bauxite, hướng tới giải

quyết triệt để các vấn đề môi trường bằng cải tiến quy trình công nghệ, thực hiện hoàn thổ phục hồi

môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 1

Trang 1

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 2

Trang 2

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 3

Trang 3

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 4

Trang 4

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 5

Trang 5

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 6

Trang 6

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 7

Trang 7

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 8

Trang 8

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 9

Trang 9

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 4480
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên

Phân tích chi phí - Lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên
VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-67 
58 
Original Article 
Extend Cost Benefit Analysis of Bauxite Mining and 
Processing in the Central Highlands of Vietnam 
Trinh Phuong Ngoc1, , Hoang Xuan Co2 
1Tan Trao University, km6 Trung Mon, Yen Son, Tuyen Quang, Viet Nam 
2VNU University of Science, Vietnam National University, Hanoi, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 
Received 03 February 2020 
Revised 12 April 2020; Accepted 15 April 2020 
Abstract: The study focuses on assessing the effectiveness of bauxite mining and processing in the 
Central Highlands through the example of Tan Rai (Lam Dong) and Nhan Co (Dak Nong) bauxite-
alumina complexes by the method of extended cost benefit analysis. External costs have been 
localized to be taken into account, including opportunity costs, environmental costs, corporate social 
responsibility costs and contingency costs for environmental incidents. The results showed that if 
calculating the environmental costs, the Tan Rai complex does not bring effectiveness for society 
with a negative NPV value (VND -5,167,422 million), IRR (6.27%) is lower than the discount 
(10%); Nhan Co complex is effective with positive NPV (VND 145,862 million), IRR (10.1%) is 
higher than the discount (10%), but the operation of this complex is risky when analyzing the 
sensitivity of the indicators. A ton of alumina will require an average from VND 0.7 to 0.9 million 
of environmental costs. In a year, two bauxite-alumina complexes in the Central Highlands create 
stable jobs for thousands of workers, contributing from VND 1,200 to 1,400 billion of taxes and fees 
for the State, equivalent to between VND 1.0 and 1.2 million per ton of alumina. From the lessons 
learned from Tan Rai and Nhan Co complexes, the future bauxite mining and processing projects 
need to be implemented on schedule and operate at 100% of the designed capacity right from the 
first year to achieve optimal efficiency. In the future, it is necessary to develop and evaluate the 
effectiveness of closed, full and chain options to improve the operational efficiency of bauxite 
projects, aiming to thoroughly solve the environmental issues by improving technological processes, 
implementing land restoration after mining, applying cleaner production solutions. 
Keywords: Bauxite, Alumina, Central Highlands, Extended Cost Benefit Analysis, Effectiveness. 
________ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: gemytrinh@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4534 
T.P. Ngoc, H.X. Co / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-67 59 
Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng hoạt động khai thác, 
chế biến khoáng sản bauxite Tây Nguyên 
Trịnh Phương Ngọc1, , Hoàng Xuân Cơ2 
1Trường Đại học Tân Trào, km6, Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang, Việt Nam 
2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 03 tháng 02 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 04 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 4 năm 2020 
Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản 
bauxite Tây Nguyên qua nghiên cứu mẫu tại tổ hợp bauxite-alumina Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân 
Cơ (Đắk Nông) bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. Các chi phí ngoại ứng đã 
được nội hoá để đưa vào tính toán, bao gồm chi phí cơ hội, chi phí môi trường, chi phí trách nhiệm 
xã hội của doanh nghiệp và chi phí dự phòng cho sự cố môi trường. Kết quả phân tích chi phí - lợi 
ích mở rộng cho thấy, nếu tính toán đầy đủ các khoản chi phí môi trường thì tổ hợp Tân Rai không 
đem lại hiệu quả cho xã hội với giá trị NPV âm (-5.167.422 triệu đồng), IRR (6,27%) thấp hơn tỷ lệ 
chiết khấu (10%); Tổ hợp Nhân Cơ hoạt động hiệu quả với NPV dương (145.862 triệu đồng), IRR 
(10,1%) cao hơn tỷ lệ chiết khấu (10%), tuy nhiên hoạt động của tổ hợp này chứa nhiều rủi ro khi 
phân tích độ nhạy của các chỉ số tính toán. Trung bình 1 tấn sản phẩm alumina sản xuất ra cần từ 
0,7 đến 0,9 triệu đồng chi phí môi trường. Hai tổ hợp bauxite-alumina ở Tây Nguyên một năm tạo 
việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, đóng góp khoảng 1.200-1.400 tỷ đồng các khoản thuế, 
phí cho Nhà nước, tương đương từ 1,0 đến 1,2 triệu đồng/1 tấn sản phẩm. Từ bài học kinh nghiệm 
của tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ, các dự án khai thác, chế biến bauxite sau này cần được triển khai 
đúng tiến độ và vận hành 100% công suất thiết kế ngay từ năm đầu tiên để đạt mức hiệu quả tối ưu. 
Trong tương lai, cần xây dựng và đánh giá hiệu quả các phương án khai thác, chế biến theo chuỗi 
khép kín, tận thu, chế biến sâu để cải thiện hiệu quả hoạt động của các dự án bauxite, hướng tới giải 
quyết triệt để các vấn đề môi trường bằng cải tiến quy trình công nghệ, thực hiện hoàn thổ phục hồi 
môi trường, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. 
Từ khoá: bauxite, alumina, Tây Nguyên, phân tích chi phí - lợi ích mở rộng, hiệu quả. 
1. Mở đầu 
Bauxite là quặng dùng để sản xuất alumina, 
rồi từ đó điện phân ra nhôm kim loại. Tuỳ thuộc 
vào loại quặng, cần khoảng 4-6 tấn bauxite để 
sản xuất 2 tấn alumina và điện phân được 1 tấn 
nhôm kim loại [1]. Theo Cục khảo sát địa chất 
Hoa Kỳ năm 2019, nguồn tài nguyên toàn cầu 
của bauxite ước tính khoảng 55 đến 75 tỷ tấn, tập 
trung chủ yếu ở Châu Phi (32%), Châu Đại 
Dương (23%), Nam Mỹ và Caribê (21%), Châu 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: gemytrinh@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4534 
Á (18%) và các nơi khác (6%), đủ để đáp ứng 
nhu cầu của thế giới về kim loại nhôm trong 
tương lai. Trên thế giới, quặng bauxite chủ yếu 
phân bố ở Úc, Brazil, Jamaisa, Nga, Hungary, 
Guyana, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Việt 
Nam. Trong đó, Việt Nam là nước có trữ lượng 
bauxite đứng thứ 3 trên thế giới (3,7 tỷ tấn), chỉ 
sau Guinea và Úc [2]. Hiện nay, sản lượng khai 
thác và chế biến quặng bauxite ở  ... 
góp cho Nhà nước. Trong trường hợp này, doanh 
nghiệp sẽ tiết kiệm được 100,3-114,5 tỷ đồng 
thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng hàng năm 
cho một tổ hợp, tương đương hơn 200 tỷ đồng 
cho hai tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ. Đây là chính 
sách ưu đãi của Nhà nước để khuyến khích 
doanh nghiệp thực hiện các nội dung về bảo vệ 
T.P. Ngoc, H.X. Co / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-67 65 
môi trường trong hoạt động sản xuất. Do vậy, 
doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ các quy định 
về bảo vệ môi trường và hạch toán những chi phí 
này vào giá thành sản phẩm để được hưởng 
khoản chênh lệch khi đóng thuế. 
Các tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ đều mất 6-7 
năm để hoàn thành giai đoạn đầu tư ban đầu, việc 
kéo dài dẫn đến tăng gấp 2 lần tổng vốn đầu tư. 
Trong tương lai, nếu các dự án bauxite - alumina 
được triển khai đúng tiến độ thì hiệu quả của 
chúng sẽ được cải thiện rõ rệt. Kết quả phân tích 
chi phí - lợi ích tổ hợp Nhân Cơ cho thấy, mỗi 
tấn alumina sản xuất ra cần 918.670 đồng chi phí 
môi trường và đóng góp 1.207.100 đồng các 
khoản thuế, phí vào ngân sách nhà nước. Ngoài 
ra, tổ hợp còn tạo việc làm ổn định cho hơn 1.100 
lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế 
- xã hội khu vực diễn ra hoạt động khai thác, chế 
biến khoáng sản bauxite, đem lại lợi ích chung 
cho xã hội Tây Nguyên. 
3.2. Phân tích độ nhạy 
Tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ với cùng quy 
mô công suất, cùng công nghệ sản xuất và chi 
phí đầu tư ban đầu gần tương đương, nhưng kết 
quả phân tích chi phí - lợi ích của hai tổ hợp lại 
cho thấy hiệu quả của chúng khác nhau. Sở dĩ có 
sự khác biệt này là do ba nguyên nhân. Một là, 
sau khi hoàn thiện quá trình đầu tư cơ bản, tổ hợp 
Tân Rai mất 6 năm mới vận hành được 100% 
công suất thiết kế, trong khi tổ hợp Nhân Cơ vận 
hành 100% công suất thiết kế từ năm thứ 2. Hai 
là, tổ hợp Tân Rai đi vào vận hành từ năm 2013, 
đúng thời điểm giá alumina trên thị trường đang 
ở mức thấp. Trong khi tổ hợp Nhân Cơ bắt đầu 
sản xuất từ năm 2017, vào thời điểm giá alumina 
trên thị trường phục hồi và đạt mức tăng kỉ lục 
vào năm 2018. Ba là, doanh nghiệp đã cắt giảm 
chi phí đầu tư xây dựng hồ bùn đỏ ở tổ hợp Nhân 
Cơ giảm đi một nửa so với chi phí này của tổ hợp 
Tân Rai. Những nguyên nhân trên đã làm ảnh 
hưởng đáng kể đến kết quả phân tích chi phí - lợi 
ích. Mặt khác, kết quả tính toán cũng có thể thay 
đổi phụ thuộc vào độ nhạy của các thông số. Do 
vậy, sau khi tính toán kết quả phân tích chi phí - 
lợi ích mở rộng, các số liệu đầu vào được thay 
đổi để xem xét biến động của chỉ số NPV. 
i) Biến động tỷ lệ chiết khấu (r): tỷ lệ chiết 
khấu có vai trò quan trọng trong việc quy đổi 
dòng tiền về cùng một thời điểm nhất định. Tỷ lệ 
này không cố định mà có thể khác nhau tuỳ mục 
đích sử dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp, dự 
án, phương án sử dụng tài nguyên hoặc dựa trên 
quan điểm của doanh nghiệp hay xã hội. Tuy 
nhiên, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng để tính toán 
chi phí - lợi ích mở rộng phải đảm bảo được đầy 
đủ các yếu tố: chi phí cơ hội của vốn, có tính đến 
yếu tố rủi ro và lạm phát. Kết quả phân tích độ 
nhạy cho thấy, với mức thay đổi dao động trên 
dưới 20% của tỷ lệ chiết khấu r (từ 8% đến 12%), 
nếu tính đầy đủ các chi phí môi trường thì NPV 
của tổ hợp Tân Rai vẫn mang dấu âm, còn NPV 
của tổ hợp Nhân Cơ sẽ âm nếu r lớn hơn hoặc 
bằng 10,2%. Điều này có nghĩa rằng nếu tỷ lệ r 
càng lớn thì hoạt động của các tổ hợp tiềm ẩn 
nhiều rủi ro. 
ii) Giá trị hiện tại ròng NPV của tổ hợp Tân 
Rai (PA2) sẽ mang giá trị dương nếu như giá 
alumina thị trường giai đoạn 2020-2042 ở mức 
cao hơn 470USD/tấn hoặc chi phí vận hành của 
tổ hợp giảm 50%. Những điều này là rất khó xảy 
ra bởi các yếu tố này đều phụ thuộc chủ yếu vào 
thị trường, trong khi giá alumina hiện nay đang 
ở mức thấp. 
iii) Tổ hợp Nhân Cơ sẽ không đạt hiệu quả 
nếu giá alumina thị trường 2020-2046 ở mức 
thấp hơn 395USD/tấn hoặc biến động chi phí vận 
hành tăng lớn hơn 1,5%/năm. Những điều này 
được cho là có khả năng xảy ra trong bối cảnh 
giá alumina thị trường năm 2019 giảm mạnh 
xuống còn 294USD/tấn. Theo dự báo của các tổ 
chức uy tín trên thế giới, giá alumina trên thị 
trường sẽ tăng nhẹ trong những năm tới, nhưng 
dự báo biến động không nhiều do nguồn cung 
alumina thế giới năm 2019 đã ở mức dư thừa. 
Nguyên nhân là do nhà máy alumina công suất 
6,3 triệu tấn tại Brazil đã hoạt động trở lại sau 
khi hết lệnh cấm và nhiều nhà sản xuất nhôm trên 
thế giới đã đầu tư xây dựng nhà máy alumina để 
làm chủ nguồn nguyên liệu đầu vào sau sự cố giá 
alumina tăng đột biến ở mức trung bình 
472USD/tấn, có thời điểm lên đến 707USD/tấn 
vào năm 2018. 
T.P. Ngoc, H.X. Co / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-67 66 
iv) Ở phương án phân tích tài chính tổ hợp 
Nhân Cơ (PA3), chi phí xây dựng hồ bùn đỏ 
được tính theo thực tế triển khai và bằng một nửa 
so với tổ hợp Tân Rai (PA1 và PA2). Việc cắt 
giảm chi phí này đã cải thiện hiệu quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên 
lại làm phát sinh vấn đề môi trường khi khoang 
chứa bùn đỏ số 2 (khoang dự phòng) của tổ hợp 
Nhân Cơ đã xảy ra sự cố liên quan đến sụt lún ở 
trong lòng hồ và khu vực lân cận nhiều lần vào 
mùa mưa các năm 2017, 2018, 2019. 
Phương án phân tích chi phí - lợi ích mở rộng 
(PA4) sử dụng dữ liệu đầu vào là chi phí xây 
dựng hồ bùn đỏ của tổ hợp Nhân Cơ bằng chi phí 
này ở tổ hợp Tân Rai, kết quả tính toán cho thấy 
hoạt động sản xuất vẫn đem lại hiệu quả kinh tế, 
dù giá trị không cao và tiềm ẩn rủi ro về tài chính, 
nhưng đảm bảo được đầy đủ các nội dung liên 
quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động khai 
thác khoáng sản như hoàn thổ phục hồi môi 
trường, quan trắc giám sát môi trường, chi đầy 
đủ chi phí xây dựng hồ bùn đỏ, có tính đến chi 
phí cơ hội và chi phí trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp. 
4. Kết luận 
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích 
thường được sử dụng theo hai hướng là phân tích 
tài chính và phân tích chi phí - lợi ích mở rộng. 
Phương pháp phân tích tài chính nghiên cứu khả 
năng sinh lời theo hướng tối thiểu hoá chi phí sản 
xuất, do đó những khoản chi phí cho môi trường 
và xã hội về cơ bản bị bỏ qua. Khi sản lượng nhà 
máy alumina tăng lên, tổng lượng chất ô nhiễm 
phát thải sẽ tăng lên do quá trình tích lũy lâu dài. 
Tuy nhiên, chi phí sản xuất của mỗi tấn alumina 
chỉ phản ánh số tiền mà doanh nghiệp trả cho 
việc khai thác nguyên liệu (khai thác bauxite, 
tuyển rửa,), hóa chất, vận chuyển, chi phí lao 
động, mà không hề có khoản chi phí cho giảm 
thiểu, giám sát và xử lý ô nhiễm gây ra trong quá 
trình sản xuất. Do đó, kết quả tính toán không 
phản ánh đúng hiệu quả hoạt động của nền kinh 
tế. Dưới góc độ quản lý vĩ mô, hoạt động sản 
xuất là quá trình phát triển đảm bảo lợi ích đồng 
đều trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. 
Chính vì vậy, cần thực hiện phân tích chi phí - 
lợi ích mở rộng để đưa ra cái nhìn tổng thể và 
khách quan về hiệu quả của hoạt động khai thác, 
chế biến quặng bauxite tại các dự án thí điểm ở 
khu vực Tây Nguyên. 
Kết quả phân tích chi phí - lợi ích mở rộng tổ 
hợp Tân Rai cho giá trị NPV là (-5.167.422) triệu 
đồng, IRR = 6,27% < r (10%), B/C bằng 0,89, 
cho thấy nếu tính toán đầy đủ các khoản chi phí 
môi trường và xã hội thì tổ hợp không đem lại 
hiệu quả. Kết quả phân tích chi phí - lợi ích mở 
rộng của tổ hợp Nhân Cơ cho giá trị NPV là 
145.862 triệu đồng, IRR = 10,1% > r (10%), B/C 
bằng 1,003, thời gian thu hồi vốn là 8 năm 10 
tháng, điều này cho thấy hoạt động của tổ hợp 
đem lại hiệu quả theo quan điểm kinh tế môi 
trường. Nếu thực hiện đúng các quy định về bảo 
vệ môi trường, trung bình 1 tấn sản phẩm 
alumina sản xuất ra cần 0,7-0,9 triệu đồng chi phí 
môi trường. 
Tổng chi phí đầu tư bổ sung để xây dựng hồ 
chứa bùn đỏ trong 30 năm của tổ hợp Tân Rai là 
rất lớn, khoảng trên 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, để 
cải thiện hiệu quả của các tổ hợp bauxite-
alumina trong tương lai, không nên cắt giảm chi 
phí xây dựng hồ chứa bùn đỏ như thực tế đang 
làm với tổ hợp Nhân Cơ. Thực tế cho thấy chất 
lượng hồ chứa bùn đỏ tại Nhân Cơ không đảm 
bảo và tiềm ẩn nhiều rủi ro, đã xuất hiện hiện 
tượng sụt lún lòng hồ xảy ra hàng năm vào mùa 
mưa, cho thấy hiệu quả môi trường đã giảm 
tương ứng. Do vậy, cần có giải pháp về quy trình 
công nghệ hướng tới bùn đỏ thải ra ở dạng khô, 
dễ dàng lưu trữ và tái sử dụng hơn, góp phần 
giảm chi phí, hạn chế các tác động tiêu cực tới 
môi trường, qua đó giải quyết được mối lo lớn 
nhất về môi trường cho các dự án khai thác, chế 
biến quặng bauxite sau này [14]. Đồng thời, cần 
xây dựng các phương án cải thiện hiệu quả hoạt 
động khai thác, chế biến quặng bauxite Tây 
Nguyên trong tương lai và tính toán phân tích chi 
phí - lợi ích mở rộng trên cơ sở hướng tới hình 
thành chuỗi sản xuất khép kín ngành công 
nghiệp nhôm, từ khai thác quặng bauxite, sản 
xuất alumina, điện phân nhôm, tận dụng bùn thải 
quặng đuôi và tái sử dụng bùn đỏ, dần hình thành 
mô hình kinh tế tuần hoàn, khép kín trong sản 
xuất, ít tạo ra chất thải. 
T.P. Ngoc, H.X. Co / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 2 (2020) 58-67 67 
Đã một thập kỷ trôi qua kể từ sau chỉ đạo của 
Bộ Chính trị về việc thực hiện các dự án bauxite-
alumina thí điểm ở khu vực Tây Nguyên, Việt 
Nam đã tham gia vào thị trường xuất khẩu 
alumina được 7 năm và dần làm chủ công nghệ 
chế biến quặng bauxite. Kết quả phân tích chi phí 
- lợi ích mở rộng hai dự án bauxite - alumina đã 
chỉ ra những điểm tích cực và cả những tồn tại 
cần khắc phục, làm cơ sở để điều chỉnh, xây 
dựng và triển khai các dự án khai thác, sử dụng 
tài nguyên bauxite hợp lý hơn trên vùng đất Tây 
Nguyên. Doanh nghiệp khai thác, chế biến 
khoáng sản bauxite nên thực hiện đầy đủ các 
biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của 
pháp luật và hạch toán vào chi phí sản xuất để 
được giảm trừ khi đóng thuế thu nhập. Trong 
tương lai, các dự án khai thác, chế biến bauxite 
tại khu vực Tây Nguyên cần được triển khai 
đúng tiến độ và vận hành 100% công suất thiết 
kế từ năm đầu tiên để đạt mức hiệu quả tối ưu. 
Tài liệu tham khảo 
[1] World Aluminium, Sustainable Bauxite Mining 
Guidelines.  
ia/ filer_public/2018/05/18/170518_sbmg_final.pdf , 
2018 (accessed 15 April 2020). 
[2] U.S. Geological Survey, Mineral commodity 
summaries 2019: U.S. Geological Survey, U.S., 
2019, 200p. https://doi.org/10.3133/70202434. 
[3] VUSTA, Proceedings of Bauxite in the Central 
Highlands Conference: States, Orientation and 
Recommendations, Hanoi, May 2013 (in Vietnamese). 
[4] Dang Trung Thuan, Trinh Phuong Ngoc, Exploiting 
and processing of bauxite in Tan Rai complex in 
the Central Highlands-5 years searching for a path. 
Proceedings of the 2nd Science and Technology 
Conference: Natural Resources, Energy and 
Environment for Sustainable Development, Ho 
Chi Minh City University of Natural Resources 
and Environment, Ho Chi Minh, 2014, pp. 807-
819 (in Vietnamese). 
[5] Vietnam Government, Decree on Export tariff 
schedule, preferential import tariff, list of goods 
and absolute tax, compound tax, import tax out of 
tariff quota, No.122/2016/ND-CP, Hanoi, 
September 2016. https://bientap.vbpl.vn//FileData 
/TW/Lists/vbpq/Attachments/113263/VanBanGo
c_122.2016.ND.CP.pdf (in Vietnamese). 
[6] Vietnam Ministry of Finance, Circular stipulating 
the price bracket for calculation of resource tax for 
groups and types of resources with similar 
physical and chemical properties, No.44/2017/TT-
BTC, Hanoi, 2017.  
file-remote-v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/ 
2017/07/44-BTC.signed.pdf (in Vietnamese). 
[7] NSW Goverment, Guide to Cost-Benefit Analysis 
(TPP17-03). https://www.treasury.nsw.gov.au/sit 
es/default/files/2017-03/TPP17-03%20NSW%20 
Government%20Guide%20to%20Cost-Benefit% 
20Analysis%20-%20pdf_0.pdf, 2017, (accessed 
15 April 2020). 
[8] Nguyen Thuy Duong, Tran Tuan Anh, Mineral 
resource management by assessing economic, 
social and environmental effects. Vietnam Journal 
of Earth Sciences 36 (3) (2014) 204-213.  
vista.gov.vn/file_DuLieu/dataTLKHCN//CVv117
/2014/CVv117V36S32014204.pdf (in Vietnamese). 
[9] Duong Thi Thanh Xuyen, Tran Nghi, Do Thi 
Ngoc Thuy, Nguyen Dinh Thai, Do Manh Thuan, 
Cost benefit analysis of the exploitation of several 
important natural resources in the Coastal Zone in 
Binh Thuan Province, VNU Journal of Science: 
Earth and Environmental Sciences 33(3) (2017) 
79-86. https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuee 
s.4124 (in Vietnamese). 
[10] Nguyen Quang Ha, Identification discount rate in 
asset pricing and project analysis, Vietnam Journal 
of Forestry Science and Technology 01 (2014) 
103-108.  
LKHCN//CVv421/2014/CVv421S012014103.pdf 
(in Vietnamese). 
[11] VINACOMIN, Environmental Impact Assessment 
Report of Lam Dong bauxite-alumina complex, 
Hanoi, 2009 (in Vietnamese). 
[12] VINACOMIN, Environmental Impact Assessment 
Report of Nhan Co bauxite-alumina complex, 
Hanoi, 2010 (in Vietnamese). 
[13] People's Committee of Lam Dong, Decision on 
unit price of replacement afforestation; afforestation 
after clearance; afforestation under the program of 
sustainable forest protection and development in 
Lam Dong province, No.994/QD -UBND, Lam 
Dong, May 2016. https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-994-QD-UB 
ND-don-gia-trong-rung-thay-the-trong-rung-sau-
giai-toa-Lam-Dong-2016-311539.aspx (in 
Vietnamese). 
[14] Luu Duc Hai, Technology for alumina production 
and environmental issues arising in alumina 
production technology in Vietnam, Vietnam 
Journal of Environmental Economics 153 (2019) 
48-53. https://kinhtemoitruong.vn/bao-giay/tap-chi -
kinh-te-moi-truong-so-153-thang-82019.paper (in 
Vietnamese). 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_chi_phi_loi_ich_mo_rong_hoat_dong_khai_thac_che_bi.pdf