Phạm trù tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung quốc và Việt Nam
Bài viết nghiên cứu phạm trù Tự nhiên trong tư tưởng Thiền Lão và trong lý luận, phê bình văn
học cổ Trung Quốc; đồng thời tập trung làm rõ quan niệm Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học
cổ điển Việt Nam với hai nội dung: Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lý - Trần và Tự
nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lê - Nguyễn
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phạm trù tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung quốc và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phạm trù tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung quốc và Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 41 PHẠM TRÙ TỰ NHIÊN TRONG LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỔ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM Lê Đắc Tường Trường THPT Duy Tân, Kon Tum Ledactuong@gmail.com Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 Tóm tắt Bài viết nghiên cứu phạm trù Tự nhiên trong tư tưởng Thiền Lão và trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc; đồng thời tập trung làm rõ quan niệm Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam với hai nội dung: Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lý - Trần và Tự nhiên trong quan niệm của các tác giả thời Lê - Nguyễn. Từ khóa: Thiền-Lão, Tự nhiên, văn học cổ điển. The concepts of nature in literary theory and criticism in classical Chinese and Vietnamese literature Abstract This article examines the concept of Nature in Zen Buddhist and Taoist thoughts, expressing in the literary critical works written by the Chinese as well as the Vietnamese classical authors. The article consists of two parts: Concept of Nature in the works of Ly – Tran period, and Concept of Nature in the works of Le – Nguyen period. Keywords: Zen Buddhism, Taoism, Nature, classical literature. 1. Đặt vấn đề Trong các nước Đông Á, Trung Quốc với nền văn học có lịch sử trên 2000 năm được xem là “nền văn học lâu đời” là trung tâm kiến tạo vùng; các nước còn lại như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam được xem là “nền văn học trẻ” là ngoại biên. Nguồn chung và dòng riêng của nền văn học các nước Đông Á đã và đang có sức hút rất lớn và mở ra chân trời cho ngành nghiên cứu văn học nhất là nghiên cứu văn học so sánh và những nghiên cứu chuyên sâu về tư duy nghệ thuật, quan niệm văn học,... Trong giới hạn, bài viết chỉ nghiên cứu phạm trù Tự nhiên trong lý luận và phê bình văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam để thấy rõ hơn bản chất của vấn đề cũng như sự hình thành, phát triển và vai trò, sự ảnh hưởng của phạm trù Tự nhiên trong văn học của mỗi nước. 2. Tự nhiên (自 然) trong tư tưởng Thiền- Lão và trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc Tìm hiểu, nghiên cứu về tư tưởng Lão Trang, chúng tôi nhận thấy Tự nhiên là phạm trù bản thể luận của tư tưởng Lão Trang. Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, kết hợp với Lão Trang hình thành Thiền tông Trung Quốc. Vì thế, tư tưởng Thiền tông cũng có quan niệm Tự nhiên gần giống như Lão Trang. Nói đến Lão Trang, đầu tiên phải nói đến phạm trù Đạo. Đây là một khái niệm chi phối toàn bộ học thuyết Lão Trang. Tư tưởng của Lão Tử và Trang Tử tuy cũng có một vài điểm chưa thống nhất, nhưng quan niệm về Đạo thì thống nhất. Cả hai đều có cùng quan niệm giống nhau về Đạo và mối quan hệ giữa Đạo với Tự nhiên. Lão Trang quan niệm Đạo là tổng nguyên lý sinh ra trời đất, vạn vật: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Về mối quan hệ giữa Đạo với Tự nhiên, câu “Đạo pháp tự nhiên" của Lão Tử và “Đạo kiêm ư thiên” của Trang Tử có nghĩa giống nhau, đều nói đến mối quan hệ giữa Đạo với Tự nhiên, hay Đạo tức là Tự nhiên, Tự nhiên là Đạo thể. Trong Nam hoa kinh, Trang Tử đã dành riêng một VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 42 thiên Tiêu dao du để nói về Tự nhiên. Ông quan niệm Tự nhiên tức là tự do sống theo bản tính. Trong quan niệm của Lão Trang, Tự nhiên được hiểu ở hai cấp độ. Tự nhiên là bản thể của Đạo, tức là Đạo và Tự nhiên là quy luật của vạn vật. Học thuyết Lão Trang đề cao Tự nhiên, tức Đạo, vì thế rất xem trọng vô vi. Bởi theo Trang Tử, vô vi mà làm gọi là Tự nhiên: “Vô vi vi chi vị thiên”. Đồng thời, Lão Trang rất coi trọng quy luật Tự nhiên, cho rằng, mọi sự vật trong vũ trụ đều được Đạo sinh ra, vận hành theo quy luật của riêng mình, con người không nên can thiệp vào. Lão Trang kịch liệt phản đối, bài bác những cái làm hại đến sự phát triển Tự nhiên của vạn vật. Có thể hiểu, Tự nhiên vừa là bản thể của Đạo, vừa là quy luật của Đạo, vừa là dụng của Đạo. Lão Trang quan niệm Đạo chính là Tự nhiên, Tự nhiên có tính “phác”, “phác” cũng là Đạo, cũng có nghĩa là tự tánh của vạn vật. Đó là ý nghĩa uyên thâm của Tự nhiên. Lão Trang cũng rất đề cao luật, trật tự của Tự nhiên, đó là một nghĩa khác của Tự nhiên. Hai nét nghĩa này cũng được Thiền tông quan niệm. Cốt lõi của tư tưởng Thiền tông chính là “Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”. Tánh chính là hạt mầm Bồ đề ở mỗi con người, vì theo quan niệm của nhà Phật, con người ai cũng có Phật tính. Phật tính, cũng có thể hiểu tương tự như là tự tánh (Phác, Tự nhiên, Đạo) của Lão Trang. Việc Lão Trang đề cao hành động vô vi, kêu gọi con người phải trở về với Đạo, với Tự nhiên, với bản tánh hồn toàn của mình, cũng tương tự như Phật giáo Thiền tông quan niệm “Bản lai diện mục”, muốn giải thoát, đắc Đạo thì phải trở về để “Minh tâm, kiến tánh”. Thiền tông cũng hết sức tôn trọng Tự nhiên, “Bình thường tâm thị đạo” là câu nói của Nam Tuyền (749 - 835) để khai thị cho Triệu Châu thể hiện rõ quan niệm Tự nhiên của Thiền tông. Cách tu của Thiền tông gắn với hành động Tự nhiên của mỗi người, không câu nệ giáo lý, hình thức tu, không gượng ép. Theo Thiền tông, để trở về với Phật tính không đòi hỏi phải hành động “nhân vi”, cứ tuân theo quy luật Tự nhiên, tức là tiếp tục các nhiệm vụ bình thường và khiêm tốn trong đời sống, như Capra nhận định: “Thành tựu của Thiền là sống đời sống hằng ngày một cách hồn nhiên chất phác. Trả lời Thiền là gì, thiền sư Đại Huệ đáp: Đói thì ăn, mệt thì nghỉ” (Capra, 1975: 146). Như vậy, Tự nhiên theo quan niệm của Thiền-Lão chính là “vô vi” và “vô tâm”. Tức là hốt nhiên làm, không cần cố gắng, không miễn cưỡng, không câu nệ, là làm mà không cần để ý việc mình làm. Đó là hành động đến mức hoàn thiện. Từ quan niệm về Tự nhiên của Lão Trang và Thiền tông, có thể thấy ở cấp độ mỹ học, tư tưởng Thiền-Lão là tư tưởng sùng thượng Tự nhiên. Đó là vẻ đẹp của Tự nhiên, tức Đạo, đó là ... không hỗn tạp. Âm thanh của con người trái ngược với âm thanh của trời, vì sự hỗn tạp, lẫn lộn tà chính. Thi nhân muốn theo được cái Đạo của vạn vật thì phải thuận theo đặc tính mộc mạc, đơn sơ của Tự nhiên và thể hiện sự Bình đạm trong văn chương. Từ đó, ông cho rằng văn chương đạt đến Tự nhiên đó chính là tiếng sáo Trời (Thiên lại), tức là đạt đến Đạo: “Nói chung hiểu trời bằng sự giản dị, hiểu đất bằng sự đơn sơ, thênh thênh rất công bằng, có sự huyền diệu ứng hợp để tạo thành sự vật, suy nó nơi việc làm, đặt nó nơi ngôn từ, từ cái này suy tới cái khác, gặp vật phẩm đề, phong vận tự nhiên không do đẽo gọt, há không phải là đã nắm được nguyên thanh đó sao?” (Đỗ Văn Hỷ, 1993: 58). Ngô Thì Nhậm là nhà nho, cuối đời theo Phật, Lão và còn được tôn xưng là “Trúc Lâm đệ tứ Tổ”, vì vậy quan niệm của ông về văn chương cũng mang nét Thiền-Lão. Trong bài “Viết cho ông em thứ hai nói chuyện về văn”, ông đã trích dẫn thơ của Trần Tử, khẳng định những câu thơ của Trần Tử gần với thuyết Lão Trang và cho rằng những người như Trần Tử có thể kết bạn. Từ đó, Ngô Thì Nhậm luận về tài, trí và nhận định: “Nếu biết tìm đến bản chất tinh túy thì những cái phù hoa không cần bỏ mà nó tự bỏ; những cái sai ngoa không cần cắt mà nó tự cắt, có thể trở về với thực tế thuần chất và giữ được nguyên vẹn bản chất của ta” (Nguyễn Minh Tấn, 1981: 71). Quan niệm văn chương của Ngô Thì Nhậm mang màu sắc vô vi, Tự VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 50 nhiên của Thiền-Lão. Bùi Dương Lịch cho rằng thơ có nguồn gốc từ Đạo, Đạo là mẹ của vạn vật, đặc tính của Đạo là thuần phác, xuất phát từ cái tâm trong sáng. Thơ là biểu hiện của cái tình, tình tới thì biểu hiện thành thơ. Thơ xuất phát từ Tự nhiên nên có cái ý nghĩa bao quát, sâu sắc. Cho nên: “Tình tới thì bút tới, nên cái hứng phiêu bồng chơi vơi bên trăng sao và cắp ngang vũ trụ, thấp thoáng nơi ngoài tình, không thể một bài một câu có thể thu lượm được, cái mà Trang Chu gọi “nếu có cái chân tế mà không nắm được manh nha của nó, e rằng đó chẳng phải là sự hồn toàn của cái thần chăng?” (Đỗ Văn Hỷ, 1993: 33). Bùi Huy Bích khuyên người làm thơ nên theo Đạo, chứ không nên đua lạ tranh khéo khi làm thơ. Ông cho rằng chính vì thơ biểu hiện Đạo, Tự nhiên nên khi làm thơ không cần kỳ lạ, hoa mỹ: “Tác giả nên đi tìm vần thơ của cái Đạo cùng tột, chứ đua tranh kỳ lạ ở tứ hoa mà làm gì?” (Cảm tác khi sưu tập Thi sao) (Đỗ Văn Hỷ, 1993: 66). Ngô Thì Chí và Vũ Duy Thanh thì quan niệm quan hệ văn chương, Tự nhiên, Đạo ở khía cạnh chân tánh. Trong bài Nối tiếp bài phú Thiên Thai, Ngô Thì Chí cho rằng văn chương chính là món quà của tạo hóa, vì vậy ta cần biết trân trọng và giữ gìn nguồn gốc Tự nhiên ấy bằng cách giữ gìn cái chân tính của mình. Ông quan niệm tu thân, rèn văn phải lấy Tự nhiên làm trọng, phải lấy chân thực, bỏ hư tạp, có như vậy bản thân mới giữ được chân tính, thơ văn mới đạt Tự nhiên. Vũ Duy Thanh, trong mộng được gặp Đào Tiềm, nhận được lời khuyên của Đào Tiềm nên sống hồn nhiên và tìm về chân tánh thì có thể hiểu được văn chương. Những lời Vũ Duy Thanh nghe được trong mộng cho thấy Tự nhiên thật đáng quý, vi diệu. Tự nhiên thể hiện ở sự thanh thản, hồn nhiên, chân tánh: “Lòng dục của con người không bờ bến, nhưng đúng với hòa điệu của tự nhiên thì ít lắm, ông thanh thản mà sống, thì vật nào có thể làm phiền được; thế gian đa sự, cảnh thực mịt mờ, ông hãy hồn nhiên mà sống, thì mình sao chẳng là tiên? Ông hãy tìm nó nơi thâm tâm của ông vậy, đâu phải câu chấp nơi bài phú và bài kí của tôi...” (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 273). Nguyễn Đức Đạt cho rằng văn chương quý ở chỗ Tự nhiên, không gì đẹp rực rỡ và sâu sắc như vạn vật trong trời đất, mà những thứ do con người cố gắng tạo ra chẳng thể nào sánh kịp: ““Có người hỏi: “Văn qúy ở chỗ nào?” Ông trả lời “Quý ở tự nhiên. Hoa mùa xuân chẳng gấm lụa nào sánh kịp, chín vực sâu không sự đào khoét nào có thể so bì”” (Nam Sơn tùng thoại) (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 277). Cao Xuân Dục, trong Bài tựa tập Liên đàn kê thi thoại, đã quan niệm văn chương không chỉ là cửa ngõ của muôn vật, trái tim của trời đất, mà văn chương còn chính là Đạo, Đạo ở đây được hiểu theo nghĩa của Thiền-Lão. Đạo tức là Tự nhiên là chân tánh:“Thơ là tổ của quân đức, là tông của trăm phúc, chẳng những là cửa ngõ của muôn vật, trái tim của trời đất, mà còn là cái Một của Đạo” (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 292). Như đã đề cập ở phần trên Tự nhiên không chỉ là Đạo, Tự nhiên còn là quy luật. Bên cạnh quan niệm Văn chương - Tự nhiên - Đạo, một số tác giả còn bộc lộ quan niệm: Văn chương - quy luật Tự nhiên. Phạm Nguyễn Du ca ngợi cảnh giới thơ Bình đạm gắn với Tự nhiên, từ đó ông quan niệm làm thơ phải theo lẽ Tự nhiên: “chuyên chú vào sự tỏa sáng, tự nhiên mà thành văn vẻ, rất bình đạm mà sinh lý thú” (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 174). Nguyễn Quýnh, trong bài tựa Tây Hồ mạn hứng của Ninh Tốn, qua việc đề cao hứng thơ và xem đó như là quy luật tất yếu của Tự nhiên: “Người như sóng biển, chữ như nước, hứng thì như gió. Gió thổi tới sông biển, cho nên nước lay động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng chạm vào người ta cho nên chữ nổi dậy, không nên nín được mà sinh ra ở trong lòng, ngâm vịnh ở ngoài miệng, viết nên ở bút nghiên giấy mực” (Nguyễn Minh Tấn, 1981: 103). Cao Bá Quát cũng quan niệm đề cao Tự nhiên, giản phác trong sáng tác thơ. Theo ông, tứ thơ cần thanh thoát, tao nhã: “Văn nhã tức ngô sư” (Văn tao nhã là thầy của ta). Vì thế, theo TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 51 Cao Bá Quát, hứng thơ đến bất chợt, không thể có sự gượng ép, là quy luật của Tự nhiên, như cơn mưa đến giục làm thơ (Ưng thị vũ thôi thi). Trong bài thơ Đúng là mưa giục thơ, cơn mưa chính là nguồn cảm hứng xúc tác cho thi nhân viết thành thơ. Tác giả hình dung hạt mưa như vó ngựa phi, từng hình ảnh, âm thanh của Tự nhiên như bầu trời, tiếng gió, tiếng sấm sét như tạo nên cảm hứng, chất liệu ngôn từ, nhịp điệu cho thơ. Vũ Duy Thanh cũng cho rằng vạn vật, mọi hiện tượng Tự nhiên thuở ban đầu vốn chất phác, hồn toàn. Cho nên thi nhân làm thơ cứ theo quy luật ấy mà làm, không cần phải thay đổi: “Tạo vật từ buổi đầu vốn thuần nhất và chân thực trên bày dưới đặt, cái lý ấy tự trình bày” (Đỗ Văn Hỷ, 1993: 76). - Văn chương - Tự nhiên không gọt giũa Mở đầu Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn cho rằng làm văn không nên gọt giũa, vì gọt giũa làm hại đến văn chương: “Thơ của các bậc danh sĩ xưa nay rất tinh, rất thực, hợp thể, cái đó đủ rõ. Nếu chọn nắn nót, ưa nói lạ, gò gẫm từng chữ, từng câu, thơ làm ra sẽ kém” (Nguyễn Minh Tấn, 1981: 88). Văn chương của ông cũng vậy, không đẽo gọt cầu kỳ như Phan Huy Chú nhận xét. Phan Huy Chú đã dùng những hình ảnh rất sinh động, tươi đẹp và rực rỡ của tự nhiên như tiếng “chim ríu rít”, “hoa mùa xuân tươi nở đúng kỳ” để nói lên phong cách Tự nhiên của Lê Quý Đôn. Từ đó khen ngợi phong cách thanh tao, không đẽo gọt cầu kỳ: “Tôi từng thử bàn về điều này: Việc trước thuật của Lê Công như sông dài bể rộng, đầy tràn, tít tắp, không nơi nào không đến thế mà sự kỳ diệu của những lời ngâm vịnh của ông lại cũng như chim [ríu rít] mùa xuân, hoa [tươi nở] đúng kỳ; âm điệu hay, phong cách thanh tao đâu phải là cái nhờ đẽo gọt cầu kỳ mà có thể có được...” (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 190). Khi đọc về tập thơ của Nhữ Sơn Ngô Tử (Ngô Nhân Tĩnh), Nguyễn Địch Cát cho rằng thơ của Nhữ Sơn Ngô Tử có phong cách Tự nhiên, là tiếng nói của “Thiên lại”, bởi không có dấu vết ca sự cầu kỳ, đẽo gọt: “Nhân cách của Nhữ Sơn Ngô Tử là ưa tự nhiên thích rãnh việc. Tập thơ này có tới một trăm vài chục bài. Tôi thường ngạc nhiên về việc đó, nhưng đọc hết tập tôi thấy sáo trời vang lên, ý tới thì bút tới, mà cũng không thấy cái dấu vết đẽo gọt chạm trổ...” (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 226). Ngô Thì Nhậm quan niệm việc làm văn chương cũng là việc nói theo quy luật biến đổi của vạn vật, cái hay của tác phẩm văn chương là ở sự mộc mạc, chất phác. Không gắng sức, gọt giũa nhưng thực chất là: “Tuy đẽo gọt nhưng không thấy dấu. Người làm văn quý ở mực thước, thanh nhã, hồn nhiên; biết nắm lấy cái thực làm cốt tử, rồi dùng đẹp đẽ trang sức thêm. Làm thơ cũng phải như thế” (Phan Trọng Thưởng và cộng sự, 2007: 142). Trong Thơ gửi Quảng Đông du tử Liêu Luận Anh, Nguyễn Văn Siêu ví việc làm thơ như trồng cây. Nếu thuận theo Tự nhiên thì cây phát triển, vươn cao, mạnh mẽ; còn đi ngược lẽ Tự nhiên thì cây sẽ tàn tạ,... Tương tự, việc sáng tác thơ cũng cần tránh việc khoa trương, lời hoa mỹ mà thiếu chân thực: “Bởi vì cái tô sức ở bên ngoài thì bên trong tàn tạ, cái vun đắp ở bên trong, thì bên ngoài tốt tươi". Và “lời càng khéo thì càng mất điều chân thực (chân), ý càng kỳ thì càng rơi xuống hư hao” (Nguyễn Minh Tấn, 1981: 129). Ngô Thì Sỹ xuất thân là nhà nho, cuối đời theo Phật, chuộng Đạo, chủ trương tam giáo đồng nguyên, vì vậy, quan niệm văn chương của ông cũng mang sắc thái Thiền-Lão. Ông đề cao Tự nhiên trong sáng tác văn học, ông cho rằng, làm thơ là phải “nói theo sự biến đổi của vạn vật?” tức là thuận theo quy luật Tự nhiên. Ngôn từ cũng nên tránh đẽo gọt cầu kỳ, sáng tác cần xuất phát từ cảm hứng Tự nhiên và chân thực. 4. Kết luận Trong lý luận, phê bình văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam, sùng thượng Tự nhiên là một trong những khuynh hướng tư tưởng nổi bật. Ở Trung Quốc, khuynh hướng này có lịch sử hơn 2000 năm và ảnh hưởng khá sâu rộng trong văn học cổ Trung Quốc và các nước nước Đông Á. Đối với Việt Nam, khuynh hướng này khởi phát trong thời Lý - Trần chủ yếu biểu hiện qua sáng tác với những mệnh đề: VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 52 Tự nhiên - bản thể; Tự nhiên - đạt Đạo; Tự nhiên - vô vi; Tự nhiên - an nhiên, tự tại; Tự nhiên - tùy duyên; Tự nhiên - con người hợp nhất. Sau thời Lý - Trần, đặc biệt đến đầu thế kỷ XVIII, sùng thượng Tự nhiên được các tác giả tự ý thức, thể hiện qua những lời phát biểu trực tiếp trên các phương diện của Tự nhiên: Văn chương - Tự nhiên - Đạo, Văn chương - Tự nhiên không gọt giũa. Về mặt tư tưởng, Tự nhiên trong văn học cổ điển Việt Nam mang dấu ấn của tư tưởng Thiền- Lão và có sự ảnh hưởng từ quan niệm Tự nhiên trong lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong lý luận, phê bình và trong thực tiễn sáng tác, sùng thượng đã có sự dung hợp tam giáo, đã được Việt hóa. Vì vậy, quan niệm Tự nhiên của Việt Nam trở nên gần gũi, bình dị, nhưng cũng rất huyền diệu. Trên phương diện lý luận, phê bình, quan niệm sùng thượng Tự nhiên của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với quan niệm văn học Trung Quốc. Cả hai đều xem Tự nhiên là phẩm chất của văn chương, văn chương phải biểu hiện cái Tự nhiên, tức là Đạo, văn chương là cái đức của Đạo. Sáng tác văn chương phải theo quy luật của Tự nhiên, chú trọng tính Tự nhiên và hành động vô vi trong quá trình sáng tác. Điều đó đồng nghĩa với sự phản đối cầu kỳ, gọt giũa trong văn chương. Trong thực tiễn sáng tác, quan niệm đề cao Tự nhiên đã trở thành khuynh hướng nghệ thuật xuyên suốt trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Nếu quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” của Nho giáo là để các nhà văn, nhà thơ biểu hiện ra bên ngoài nhằm kinh bang tế thế, thì quan niệm sùng thượng Tự nhiên của Thiền-Lão chủ yếu là sự biểu hiện bên trong để di dưỡng tính tình, giữ gìn sự thanh sạch của tâm hồn, cao hơn là để thể hiện sự thấu triệt chân lý cuộc đời và hướng đến sự giác ngộ, đạt Đạo. Tài liệu tham khảo Capra, F. (1975). The Tao of Physics: An Exploration of the Parallels Between Modern Physics and Eastern Mysticism. Nguyễn Tường Bách (dịch) (2001). Đạo của Vật lý, Một sự khám phá mới về sự tương đồng giữa Vật lý hiện đại và Đạo học phương Đông. Tái bản lần 3. Tp. HCM, Nxb Trẻ. Nguyễn Duy Cần (2013). Trang Tử Nam hoa kinh, tập 1. Tp. HCM, Nxb Trẻ. Dương Ngọc Dũng (1999). Dẫn nhập tư tưởng lý luận văn học Trung Quốc. Hà Nội, Nxb Văn học. Trần Thanh Đạm, Phạm Thị Hảo (2007). Lưu Hiệp Văn tâm điêu long. Hà Nội, Nxb Văn học. Lê Giang (2001). Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM. Lê Giang (2005). Tư tưởng lý luận văn học Trung Quốc - Lịch sử và tư liệu. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. HCM. Đỗ Văn Hỷ (1993). Người xưa bàn về văn chương. Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội. Khoa Ngữ văn và Báo chí (2006). Một số vấn đề về lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc. Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Cái nhìn mới về lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. HCM. Viên Mai (-). Tùy viên thi thoại. Trương Đình Chi (dịch) (2002). Nxb Văn nghệ Tp. HCM. Nguyễn Tôn Nhan (1998). Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc. Nxb Văn nghệ Tp. HCM. Dương Phong (tuyển chọn) (2014). Thơ thời Lý – Trần. Hà Nội, Nxb Văn học. Nguyễn Minh Tấn (chủ biên) (1981). Từ trong di sản... Hà Nội, Nxb Tác phẩm mới. Lê Đắc Tường (2019). Khuynh hướng Thiền – Lão trong quan niệm văn học Việt Nam giai đoạn hậu kỳ trung đại. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2. Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh, Trần Nho Thìn (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu) (2007). Mười thế kỷ bàn luận về văn chương. Hà Nội, Nxb Giáo dục. Lê Quang Trường (2009). Lý Thương Ẩn - Lan trong rừng vắng. Nxb Văn nghệ Tp. HCM. Viện Văn học (1977). Thơ văn Lý - Trần, tập 1. Nxb Khoa học xã hội. Viện Văn học (1989). Thơ văn Lý - Trần, tập 2, quyển thượng. Nxb Khoa học xã hội. Chung Vinh (-). Thi phẩm tập bình. Nguyễn Đình Phức, Lê Quang Trường (tuyển dịch) (2008). Nxb Văn nghệ Tp. HCM.
File đính kèm:
- pham_tru_tu_nhien_trong_ly_luan_phe_binh_van_hoc_co_trung_qu.pdf