Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trên bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Rối loạn miễn dịch cụ thể là vai trò của nồng độ IgE huyết thanh có liên quan đến độ nặng của bệnh và nguy cơ dị ứng trên bệnh nhân viêm da cơ địa. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu ở bệnh nhân viêm da cơ địa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trên bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trên bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 58 NỒNG ĐỘ IgE HUYẾT THANH TOÀN PHẦN VÀ ĐẶC HIỆU TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM DA CƠ ĐỊA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trương Tiểu Vi*, Nguyễn Tất Thắng**, Văn Thế Trung** TÓM TẮT Mở đầu: Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát. Rối loạn miễn dịch cụ thể là vai trò của nồng độ IgE huyết thanh có liên quan đến độ nặng của bệnh và nguy cơ dị ứng trên bệnh nhân viêm da cơ địa. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu khảo sát nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca trên 51 bệnh nhân viêm da cơ địa và 28 người có tương đồng về tuổi, giới làm nhóm chứng. Kết quả: Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần trung bình ở nhóm bệnh cao hơn so với nhóm chứng (538,46 ± 396,68 so với 46,01 ± 32,99). Có 88,2% bệnh nhân VDCĐ có kết quả dương tính với IgE đặc hiệu, trong đó dị nguyên mạt nhà chiếm tỷ lệ cao nhất. Có mối tương quan thuận rất chặt giữa nồng độ trung bình của IgE huyết thanh toàn phần và điểm số SCORAD. Kết luận: IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu là xét nghiệm hữu ích để chẩn đoán, đánh giá và theo dõi bệnh, rất có ý nghĩa trong việc điều trị cũng như phòng ngừa sự tái phát của bệnh viêm da cơ địa. Từ khoá: viêm da cơ địa, nồng độ IgE toàn phần, nồng độ IgE đặc hiệu. ABSTRACT TOTAL AND SPECIFIC IgE SERUM CONCENTRATIONS OF PATIENTS WITH ATOPIC DERMATITIS IN HOSPITAL OF DERMATO-VENEREOLOGY, HO CHI MINH CITY Truong Tieu Vi, Nguyen Tat Thang, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 58 – 65 Background: Atopic dermatitis is a recurrent and chronic dermatitis. Immune disorders (the role of Specific IgE serum) has a relation to the severity of the disease and the risk of allergy in patients. We conducted this study with the aim to investigate total and specific IgE serum concentrations in patients with atopic dermatitis. Method: We performed a case - series study in 51 patients with atopic dermatitis and 28 aged and sex equally matched healthy controls. Result: Patients with atopic dermatitis had total IgE serum concentrations higher than controls (mean SD: 538.46 ± 396.68 vs 46.01 ± 32.99). The positive result with specific IgE serum concentrations was 88.2% and dust mite was the highest. There was a very positive correlation between total IgE serum concentrations and SCORAD scores. Conclusion: Total and specific IgE serum are useful test for the diagnosis, evaluation and monitoring of disease. They are very significant in the treatment and prevention of relapse. Key word: Atopic dermatitis, total IgE serum concentration, specific IgE serum concentration. * Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM Tác giả liên lạc: TS. BS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: vanthetrungdhyd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 59 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là một bệnh viêm da mạn tính và hay tái phát. Rối loạn miễn dịch cụ thể là vai trò của nồng độ IgE huyết thanh có liên quan đến nguy cơ dị ứng trên các bệnh nhân viêm da cơ địa. Tuy nhiên những biến đổi miễn dịch không phải lúc nào cũng gặp trên các bệnh nhân VDCĐ, đặc biệt trên các bệnh nhân lớn tuổi. Xác định được chính xác dị ứng nguyên cho từng bệnh nhân cụ thể rất có ý nghĩa trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tái phát của Viêm da cơ địa(6). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để khảo sát nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu, đồng thời tìm ra mối liên quan giữa chúng với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm da cơ địa. Mục tiêu nghiên cứu Xác định đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm da cơ địa. Xác định nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trong huyết thanh của nhóm viêm da cơ địa và nhóm chứng. Xác định mối liên quan giữa nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu với đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân viêm da cơ địa. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hàng loạt ca Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân VDCĐ đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu TPHCM. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nhóm bệnh: Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán VDCĐ theo tiêu chuẩn của AAD và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm chứng: Có độ tuổi và giới tính tương đồng với nhóm bệnh, là người khoẻ mạnh hiện tại không mắc bệnh viêm da cơ địa và các bệnh lý nội ngoại khoa khác. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu - Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý ác tính (ung thư), suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS), đang có bệnh lý nội khoa nặng (suy tim, suy hô hấp) và các bệnh lý nền của da khác (ghẻ, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc, Lymphoma tế bào T ở da, vảy nến, viêm da nhạy cảm ánh sáng, đỏ da toàn thân do nguyên nhân khác) làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích của dị ứng nguyên. - Bệnh nhân đã uống corticoid trong vòng 72 giờ và kháng histamine trong vòng 24 giờ. - Bệnh nhân đang có thai hoặc đang cho con bú. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện liên tục. Thu thập số liệu Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần (biến định lượng) Nồng độ IgE huyết thanh đặc hiệu (biến nhị giá) Tuổi, tuổi khởi phát (biến định lượng) Giới tính, nghề nghiệp, tiền sử mắc bệnh cơ địa, yếu tố khởi phát bệnh, giai đoạn bệnh, mức độ bệnh (biến định tính) Điểm số SCORAD (biến định lượng) Đặc điểm lâm sàng (biến định tính) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 10/2016 - 4/2017 với 51 bệnh nhân viêm da cơ địa và 28 người khoẻ mạnh bình thường chúng tôi thu được các kết quả sau đây: Không có sự khác biệt về tuổi trung bình, giới tính, nghề nghiệp và nơi sinh sống giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (Bảng 1). Bệnh nhân viêm da cơ địa mức độ nặng và ở giai đoạn bán cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (Bảng 2). Ngứa và khô da đều chiếm tỷ lệ 100%, các triệu chứng khác như mất n ... lệch chuẩn Anova test Nhẹ 140,16 82,4 p < 0,05 Trung bình 453,19 169,8 Nặng 928,59 254,59 Nồng độ tIgE = -308,42 + 0,882*SCORAD r = 0,882. Bảng 9: Nồng độ IgE đặc hiệu theo các yếu tố dịch tễ Đặc điểm sIgE (+) p Có (n,%) Không (n,%) Giới tính Nam 16 (35,6) 4 (66,7) 0,143 Chi square Nữ 29 (64,4) 2 (33,3) Nghề nghiệp CN 17 (37,8) 4 (66,7) 0,71 Fisher CNVC 8 (17,8) 1 (16,7) HSSV 6 (13,3) 0 (0) Khác 14 (31,1) 1 (16,7) Nơi sinh sống Tỉnh 26 (57,8) 1 (16,7) 0,088 Fisher Tp.Hồ Chí Minh 19 (42,2) 5 (83,3) Tiền sử bệnh cơ địa Có 42 (93,3) 4 (66,7) 0,099 Fisher Không 3 (6,7) 2 (33,3) Tuổi khởi phát < 2 tuổi 4 (8,9) 1 (16,7) 0,709 Fisher 2-12 tuổi 4 (8,9) 0 (0) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 62 Đặc điểm sIgE (+) p Có (n,%) Không (n,%) >12 tuổi 37 (82,2) 5 (83,3) Yếu tố khởi phát Thức ăn 16 (35,6) 3 (50) 0,213 Fisher Hít 10 (22,2) 0 (0) Tiếp xúc 1 (2,2) 1 (16,7) Không rõ 18 (40) 2 (33,3) Bảng 10: Nồng độ IgE đặc hiệu theo độ nặng bệnh Độ nặng bệnh sIgE (+) Fisher Có Không Nhẹ (n,%) 18 (40%) 0 (0%) 0,093 Trung bình (n,%) 9 (20%) 3 (50%) Nặng (n,%) 18 (40%) 3 (50%) Bảng 11: Mối liên quan giữa mức độ lâm sàng và loại kháng thể đặc hiệu Nhẹ (n,%) Trung Bình (n,%) Nặng (n,%) Chi square (p) Mạt nhà DP 5 (23,8) 5 (23,8) 11 (52,4) 0,298 Mạt nhà DF 6 (24) 6 (24) 13 (52) 0,205 Hỗn hợp cỏ 6 (46,2) 1 (7,6) 6 (46,2) 0,307* Mèo 0 (0) 1(50) 1 (50) 0,704* Chó 0 (0) 0(0) 1 (100) 1* Sữa 6 (66,7) 3 (33,3) 0 (0) 0,008* Lòng đỏ 1(16,7) 3 (50) 2 (33,3) 0,299* Carrot 1 (20) 1 (20) 3 (60) 0,836* Khoai tây 1 (16,7) 2 (33,3) 3 (50) 0,632* Bột mì 0 (0) 0 (0) 1 (100) 1* Hazelnut 0 (0) 0 (0) 2 (100) 0,336* *Phép kiểm Fisher BÀN LUẬN Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân viêm da cơ địa và 28 người khoẻ mạnh, tuổi trung bình của nhóm bệnh là 40,92 15,44, tuổi nhỏ nhất là 19 và tuổi lớn nhất là 73. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam, đa số bệnh nhân đều làm các nghề lao động chân tay, tỷ lệ bệnh nhân sống ở ngoại thành và nội thành tương đương nhau. Diễn tiến bệnh thường được chia làm 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp và mạn tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn bán cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 74,5% kế đến là giai đoạn mạn tính 19,6% và giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,9%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Châu Văn Trở(3) và Vũ Thị Minh Nhật(13). Tuy nhiên kết quả này lại không phù hợp với tác giả Lưu Nguyễn Anh Thư(9), giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ cao nhất 40%, kế đến là giai đoạn bán cấp 36% và cuối cùng là giai đoạn mạn tính 24%. Kết quả của chúng tôi ghi nhận điểm SCORAD trung bình là 40,92 16,9, tương tự với tác giả Vũ Thị Minh Nhật(13) 41,51 13,5 nhưng cao hơn tác giả Châu Văn Trở(3) 35,65 17,6 và Lưu Nguyễn Anh Thư 35,47 13,74(9). Về độ nặng bệnh theo chỉ số SCORAD, chúng tôi ghi nhận mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%, mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 35,3% và cuối cùng là mức độ trung bình 23,5%. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo mức độ nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu của các tác giả Mittermann I(10), Shi M(11) và Lưu Nguyễn Anh Thư(9). Tác giả Shi M(11) ghi nhận 22,7% bệnh nhân nhẹ, 66,6% trung bình và 10,7% bệnh nhân nặng. Tác giả Mittermann I(10) cho kết quả nghiên cứu có 29,6% bệnh nhân nặng và 70,4% bệnh nhân trung bình không có bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 63 nhân nhẹ. Nghiên cứu của tác giả Lưu Nguyễn Anh Thư(9) cũng ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân mức độ trung bình cao nhất 46%, tiếp đến là mức độ nhẹ 34% và nặng 20%. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo mức độ nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trên, có thể do bệnh nhân không đi khám khi bệnh mới khởi phát hoặc điều trị không đúng cách mà đợi đến khi bệnh nặng mới vào viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi 100% bệnh nhân có ngứa và khô da, 52,9% bệnh nhân bị mất ngủ. Các triệu chứng thường gặp khác cũng được ghi nhận cụ thể như sau: Tổn thương quanh mắt (82,4%), tổn thương quanh miệng (56,9%), tổn thương quanh tai (23,5%), lichen hoá (41,2%), sẩn ngứa (58,8%). Chúng tôi ghi nhận kết quả nồng độ IgE huyết thanh toàn phần trung bình ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng với giá trị là 538,46 396,68 và 46,01 32,99 (p < 0,05). Kết quả của các tác giả Zedan K(14) (556 ± 198 IU/mL và 41 ± 19 IU/mL) và Mittermann I(10) (172 IU/mL và 21 IU/mL) cũng ghi nhận nồng độ IgE toàn phần ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi nhưng nồng độ IgE huyết thanh toàn phần ở mỗi nhóm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có thể do là do cỡ mẫu khác nhau và trong nghiên cứu của tác giả, số bệnh nhân trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn, còn trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nặng lại cao hơn. Kết quả của chúng tôi ghi nhận có 88,2% bệnh nhân dương tính với xét nghiệm IgE đặc hiệu (có ít nhất một kết quả dương tính) phù hợp y văn(2,5). Kết quả của chúng tôi tương tự với các tác giả Somani VK(12) và Mittermann I(10). Nghiên cứu của Somani VK và cs(12) trên 50 bệnh nhân viêm da cơ địa được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hanifin và Raika với 27 nam và 23 nữ cho kết quả nồng độ IgE huyết thanh đặc hiệu dương tính với tỷ lệ 88%. Nghiên cứu của Mittermann I(10) cũng ghi nhận kết quả tỷ lệ IgE huyết thanh đặc hiệu dương tính với tỷ lệ 82%. Tuy nhiên cao hơn tác giả Liu P(8) khi chỉ ghi nhận có 30,8% tỷ lệ bệnh nhân dương tính với IgE đặc hiệu trong tổng số 2662 bệnh nhân viêm da cơ địa. Trong nhóm dương tính với IgE đặc hiệu (88,2%) có 52,4% dương tính với nhóm dị ứng nguyên hô hấp, 23,8% dương tính với nhóm dị ứng nguyên thực phẩm, còn lại 23,8% dương tính với cả dị ứng nguyên hô hấp và thực phẩm. Trong nhóm các dị ứng nguyên, tỷ lệ dị ứng với kháng thể mạt nhà Derm.pteronyssinus và Derm. Farinae chiếm tỷ lệ cao hơn so với các dị ứng nguyên còn lại. Tác giả Zeng và cs(15) khi nghiên cứu trên 437 trẻ thấy rằng tỷ lệ dương tính với IgE đặc hiệu là 69,1%. Các loại dị ứng nguyên thường gặp nhất là mạt nhà (farina), sữa và lông chó mèo. Kháng thể mạt nhà gặp ở 86% trẻ viêm mũi dị ứng, 41,2% trẻ viêm da cơ địa, và 20% trẻ mày đay. Nghiên cứu của Somani VK và cs(12) trên 50 bệnh nhân viêm da cơ địa ghi nhận tỷ lệ dương tính với các dị nguyên như sau: Cỏ 44%, mạt nhà 32%, lông động vật 24%. Hầu hết các tác giả đều ghi nhận dị ứng nguyên hay gặp ở bệnh nhân có bệnh lý da do miễn dịch như viêm da cơ địa, mày đay là nhóm mạt nhà Derm.pteronyssinus và Derm. Farinae. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi với nhóm dị ứng nguyên thực phẩm thì sữa chiếm tỷ lệ cao nhất 17,6%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Hill D J(6) tương tự với chúng tôi, ghi nhận các loại thực phẩm hay gặp trên bệnh nhân viêm da cơ địa bao gồm sữa bò, trứng và đậu phộng. Khi khảo sát mối liên quan giữa nồng độ IgE toàn phần với các yếu tố dịch tễ như giới tính, nghề nghiệp, nơi sinh sống, tiền sử bệnh cơ địa, yếu tố khởi phát, tuổi khởi phát chúng tôi ghi nhận: nồng độ IgE toàn phần trung bình ở nữ giới cao hơn nam giới, ở bệnh nhân sinh sống ở tỉnh cao hơn TP. Hồ Chí Minh, ở nhóm có tiền sử bệnh cơ địa cao hơn nhóm không có tiền sử bệnh cơ địa. Những bệnh nhân làm nghề lao động chân tay như công nhân hay nội trợ có nồng độ IgE toàn phần cao hơn các ngành nghề khác. Nồng độ IgE toàn phần ở nhóm có tuổi khởi phát dưới 2 tuổi cao hơn 2 nhóm còn lại và ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 64 nhóm bệnh nhân có yếu tố khởi phát là dị nguyên hít chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi ghi nhận có mối tương quan rất chặt giữa nồng độ IgE toàn phần và mức độ bệnh theo điểm số SCORAD với phương trình hồi qui đơn biến là: Nồng độ IgE = -308,42 + 0,882*Scorad; r= 0,882 Kết quả của chúng tôi tương tự với tác giả Aral M(1) với r = 0,99 và p < 0,001, tác giả Glatz M(4) với r = 0,549, p < 0,001 và tác giả Zedan K(14) với r = 0,9 và p < 0,001. Tỷ lệ dương tính với IgE đặc hiệu ở nữ giới cao hơn nam giới ở nhóm bệnh nhân sống ở tỉnh cao hơn TP. Hồ Chí Minh, ở nhóm bệnh làm nghề công nhân cao hơn các nhóm nghề còn lại, và ở nhóm có tiền sử mắc bệnh cơ địa cao hơn nhóm không có tiền sử. Khác với IgE toàn phần, nhóm có tuổi khởi phát trên 12 tuổi cho tỷ lệ dương tính với IgE đặc hiệu cao nhất, nhóm có yếu tố khởi phát là dị nguyên thức ăn cho kết quả cao hơn nhóm dị nguyên hít và tiếp xúc. Sự khác biệt về nồng độ IgE đặc hiệu với các yếu tố này không có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ IgE huyết thanh đặc hiệu với các yếu tố trên, tuy nhiên kết quả của chúng tôi giúp củng cố thêm kết luận rằng không có sự khác nhau về nồng độ IgE đặc hiệu với các yếu tố dịch tễ. Khi phân tích giá trị IgE huyết thanh đặc hiệu với độ nặng bệnh, chúng tôi ghi nhận nhóm bệnh nhân viêm da cơ địa nặng và nhẹ có tỷ lệ dương tính với IgE đặc hiệu cao hơn nhóm trung bình. Sự khác biệt về nồng độ IgE huyết thanh đặc hiệu theo mức độ bệnh không có ý nghĩa thống kê. Khi phân loại mối liên quan giữa mức độ lâm sàng và loại kháng thể đặc hiệu, chúng tôi nhận thấy hầu hết các dị nguyên nhóm hô hấp thường gặp ở nhóm bệnh nặng nhiều hơn. Sự khác biệt về các tỷ lệ này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Đối với nhóm dị nguyên thức ăn thì cà rốt, khoai tây, bột mì và quả phỉ chỉ gặp ở bệnh nhân nặng, riêng đối với dị nguyên sữa lại nhạy cảm với bệnh nhân nhẹ và trung bình, đặc biệt sự khác biệt về các tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với p = 0,008 khi dùng phép kiểm Fisher. Tác giả Laske N và Niggemann B(7) nghiên cứu trên 345 trẻ viêm da cơ địa ghi nhận trẻ có điểm số SCORAD càng cao tương ứng với mức độ bệnh càng nặng thì nhạy cảm với các dị nguyên đường hô hấp nhiều hơn (p < 0,02). Tác giả Mittermann I(10) ghi nhận kết quả cao hơn chúng tôi khi tỷ lệ dương tính với IgE đặc hiệu ở nhóm nặng là 85%, nhóm trung bình là 80%. Tác giả cũng ghi nhận các dị nguyên hô hấp thường gặp ở bệnh nhân viêm da cơ địa là mạt nhà, chó, mèo, phấn hoa, Staphylococcus Aureus và M. Sympodialis. Trong đó, nhóm bệnh nhân nặng thường nhạy cảm với các dị nguyên như mạt nhà, mèo, Staphylococcus Aureus và M. Sympodialis. Nhóm bệnh trung bình thường nhạy cảm với các dị nguyên như chó, mèo, mạt nhà và cỏ. Tuy nhiên, dị nguyên mạt nhà gặp ở nhóm nặng nhiều hơn, hỗn hợp cỏ lại gặp ở nhóm trung bình nhiều hơn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nồng độ trung bình của IgE toàn phần ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. Có 88,2% bệnh nhân có kết quả dương tính với IgE đặc hiệu. Trong các dị ứng nguyên hô hấp, dị nguyên mạt nhà (DP và DF) chiếm đa số. Có mối tương quan thuận rất chặt giữa nồng độ trung bình của IgE huyết thanh toàn phần và điểm số SCORAD. Có thể thấy rằng hầu hết các dị ứng nguyên hô hấp thường gặp ở nhóm bệnh nhân nặng hơn nhóm bệnh trung bình và nhẹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aral M, et al (2006), “The Relationship Between Serum Levels of Total IgE, IL-18, IL-12, IFN-γ and Disease Severity in Children With Atopic Dermatitis”, Mediators Inflamm, 2006 (4). 2. Bolognia J L, Jorizzo J L and Schaffe J V (2012), “Atopic Dermatitis”, Dermatology, pp. 203. 3. Châu Văn Trở (2013), "Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng kháng sinh Cefuroxim", Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 65 4. Glatz M, et al (2015), “Malassezia spp.-specific immunoglobulin E level is a marker for severity of atopic dermatitisin adults”, Acta Derm Venereol, 95 (2), pp. 191-196. 5. Habif TP (2016), “Atopic Dermatitis”, Clinical Dermatology: A Color Guide to Diagnosis and Therapy, pp. 150-177. 6. Hill DJ, et al (2000), “The association of atopic dermatitis in infancy with immunoglobulin E food sensitization”, The Journal of Pediatrics, 137 (4), pp. 475 - 479. 7. Laske N, Niggemann B (2004), “Does the severity of atopic dermatitis correlate with serum IgE levels?”, Pediatr Allergy Immunol, 15(1), pp. 86-88. 8. Liu P, et al (2016), “Clinical Features of Adult/Adolescent Atopic Dermatitis and Chinese Criteria for Atopic Dermatitis”, J Chin med, 129(7), pp. 757-762. 9. Lưu Nguyễn Anh Thư (2013), “Nồng độ Interleukin - 2 huyết thanh của bệnh nhân viêm da cơ địa tại bệnh viện Da liễu TP.Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.31- 64. 10. Mittermann I, et al (2016), “IgE Sensitization Profiles Differ between Adult Patients with Severe and Moderate Atopic Dermatitis”. PLoS One.. doi: 10.1371/journal.pone. 0156077. 11. Shi M et al (2011), “Clinical features of atopic dermatitis in a hospital-based setting in China”, J Eur Acad Dermatol Venereol, 25(10), pp. 1206-12. 12. Somani VK, et al (2008), “A study of allergen-specific IgE antibodies in Indian patients of atopic dermatitis”, Indian J Dermatol Venereol Leprol. 2008 Mar-Apr;74(2):100-4. 13. Vũ Thị Minh Nhật (2015), “Nồng độ Vitamin D trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Viêm Da Cơ Địa”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 14. Zedan K, et al (2015), “Immunoglobulin E, Interleukin-18 and Interleukin-12 in Patients with Atopic Dermatitis: Correlation with Disease Activity”, J Clin Diagn Res, 9(4), pp. WC01– WC05. 15. Zeng YH, Zhang D, Shu Y, et al (2009), “Detection of serum specific IgE in 437 children with allergic disease”, Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 11(7), pp. 543-545. Ngày nhận bài báo: 14/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
File đính kèm:
- nong_do_ige_huyet_thanh_toan_phan_va_dac_hieu_tren_benh_nhan.pdf