Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương

Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực tiếp trong thơ đã tạo điệu kiện

cho sự thâm nhập của chất tự sự vào thơ. Một trong những tác giả đầu tiên thể hiện sự

đổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông được ví như một câu

chuyện có cốt truyện, các nhân vật đều được gọi tên cụ thể. Và đặc biệt, thời gian, không

gian trong thơ Tú Xương mang những đặc điểm của thời gian, không gian trong văn xuôi.

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 1

Trang 1

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 2

Trang 2

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 3

Trang 3

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 4

Trang 4

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 5

Trang 5

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 6

Trang 6

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 7

Trang 7

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 8

Trang 8

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10280
Bạn đang xem tài liệu "Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương

Những biểu hiện của yếu tố tự sự trong thơ trào phúng Trần Tế Xương
68 TRNG I HC TH  H NI 
NH)NG BI"U HI2N CA Y;U T% T' S' 
TRONG TH& TRO PH<NG TR=N T; X&NG 
Đỗ Thị Ngọc Quyên1 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực tiếp trong thơ đã tạo điệu kiện 
cho sự thâm nhập của chất tự sự vào thơ. Một trong những tác giả đầu tiên thể hiện sự 
đổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông được ví như một câu 
chuyện có cốt truyện, các nhân vật đều được gọi tên cụ thể. Và đặc biệt, thời gian, không 
gian trong thơ Tú Xương mang những đặc điểm của thời gian, không gian trong văn xuôi. 
Từ khoá: Tú Xương, biểu hiện chất tự sự, thơ trào phúng. 
1. MỞ ĐẦU 
Thơ ca vốn được coi là một hình thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật giàu nhạc điệu, giàu 
hình ảnh, giàu cảm xúc và có tính đa nghĩa. Người viết cũng như người đọc đến với thơ để 
chia sẻ sự đồng điệu trong tình cảm, cảm xúc. Cho nên, nếu trả thơ về với bản chất nguyên 
thuỷ của nó thì sẽ thấy: dù nó có nhiều khoảng trắng hơn văn xuôi nhưng nó lại rất giàu 
tiềm năng biểu cảm nhờ những thán từ, những câu hỏi tu từ, những tính từ hay trạng từ 
biểu cảm... Nhưng, theo thời gian, càng ngày thơ càng không dựa nhiều vào thán từ để thể 
hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình nữa. Xu hướng lược bớt những tín hiệu biểu cảm trực 
tiếp trong thơ đã tạo điệu kiện cho sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ. Chìm đi trong 
sự lên ngôi của sự kiện, của cốt chuyện, và của ngôn ngữ hướng ngoại, thiết nghĩ, lại là 
môt hướng đi hay cho nhân vật trữ tình trong cách thể hiện cảm xúc. Một trong những tác 
giả đầu tiên thể hiện sự đổi mới như thế trong thơ là Trần Tế Xương. Mỗi bài thơ của ông 
được ví như một câu chuyện có cốt truyện, các sự kiện, nhân vật đều được gọi tên cụ thể và 
đặc biệt, thời gian, không gian trong thơ Tú Xương mang những đặc điểm của thời gian, 
không gian trong văn xuôi. 
1 Nhận bài ngày 15.05.2015; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.05.2016 
 Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Ngọc Quyên; Email: dongocquyenbx1@gmail.com 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 69 
2. NỘI DUNG 
2.1. Mỗi bài thơ là một câu chuyện kể có cốt truyện 
Không thể phủ nhận rằng hướng tiếp cận cuộc sống trong trạng thái của văn xuôi làm 
cho cảm xúc trong thơ Tú Xương có thêm ý nghĩa để tồn tại, cho dù đó có thể là những xúc 
cảm có phần tiêu cực, bi quan. Hay nói cách khác, sự chân thành của xúc cảm trong thơ Tú 
Xương được hình thành từ sự hiện diện của cái lõi sự thật. Tú Xương tái hiện trong thơ bức 
tranh toàn cảnh của xã hội buổi giao thời, nơi những dư chấn văn hoá phương Tây đang 
làm xô lệch đi mọi giá trị đạo đức. Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lý: tình phụ - 
tử, nghĩa phu - thê đã trở nên nhem nhuốc vô cùng. Đây là một trong rất nhiều câu chuyện 
của thời đại ấy: 
Cô ký sao mà đã chết ngay? 
Ô hay, trời chẳng nể ông Tây! 
Gái tơ đi lấy làm hai họ, 
Năm mới vừa sang được một ngày. 
Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, 
Ông chồng thương đến cái xe tay! 
Gớm ghê cho những cô con gái, 
Mà vẫn đua nhau lấy các thầy! 
 (Mồng hai tết, viếng cô ký) 
Bài thơ, ngay từ đầu đã mở ra mối quan hệ tay ba phức tạp giữa cô ký, thầy ký và quan 
Tây. Bởi lẽ, cô ký chết nhưng tác giả không tỏ ý thương cô, cũng không phải thầy ký mà 
lại buông lời than tiếc ông Tây. Câu chuyện đến đây mới được vỡ lẽ: Thầy ký vừa làm 
trong công sở, vừa mở một hiệu cho thuê xe tay. Để tiện cho việc làm ăn, thầy ta lấy một 
cô vợ hai rất trẻ rồi cho cô đi "giao thiệp" với viên cẩm Tây. Cố nhiên, viên cẩm Tây mắc 
kế mỹ nhân và để thầy ký hưởng khá nhiều quyền lợi. Nhưng rủi thay, cô ký lại chết. Nhà 
văn Nguyễn Tuân, vì thế, viết: "người làm thơ có nhắc đến một ông Tây và một cái xe tay. 
Tôi cho rằng hai hình ảnh đó mới là cái hứng vị chính của bài thơ hiện thực một cách mỉa 
mai này" [1, tr. 304]. Lời than vãn "Ô hay trời chẳng nể ông Tây" của Tú Xương mang ý 
châm biếm, thương cho ông Tây mất một thứ đồ chơi. Nhưng chưa dừng lại ở đó, tính chất 
hài hước của câu chuyện còn được đẩy lên đến mức cay độc: cô ký chết vào ngày mùng hai 
tết, ngày đó người ta còn mải vui với niềm vui năm mới của mình, nào có ai quan tâm đến 
cái chết của cô. Thực tế thì, người chết cứ chết, người ăn tết cứ ăn tết. Ngay cả đến ông 
chồng cũng chỉ thương đến cái sự nghiệp xe tay từ đây dang dở vì không có cô. Mối quan 
hệ giữa con người với con người sao mà nhạt nhẽo, bạc bẽo. Sự suy thoái đạo đức này sở 
70 TRNG I HC TH  H NI 
dĩ bắt đầu từ thái độ coi trọng đồng tiền của con người trong xã hội đó. Vì tiền mà những 
kẻ làm chồng sẵn sàng đem vợ mình ra để đánh đổi lấy chút lợi danh. Tình nghĩa phu thê 
đơn giản chỉ là một vụ hợp tác để làm ăn sao cho thuận tiện. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng 
có ý kiến tương tự: "Trong cái quan hệ nam nữ này, trong cái quan hệ Pháp - Nam này, 
trong cái quan hệ bộ ba này cơ sở chính là gì? Là tình thương ư? Là tình yêu ư? Không, 
động cơ chính là cái xe tay (...). Động cơ là tiền, đồng tiền buôn bán giữa lúc Tây mở tỉnh" 
[1, tr. 304]. 
Sự tham dự của yếu tố văn xuôi vào thơ góp phần đáng kể trong việc gia giảm các 
cung bậc khác nhau của tiếng cười trong thơ trào phúng Tú Xương. Trong những câu 
chuyện đời, chuyện người được nhà thơ tái hiện không phải lúc nào tiếng cười cũng bi 
phẫn, chát chúa, đẫm nước mắt. Đôi khi, đó chỉ là những lời trào tiếu nhẹ nhàng như tếu 
táo, bông đùa dí dỏm mà vẫn đủ để người đọc dễ dàng theo dõi được diễn biến câu chuyện 
cũng như tình cảm mà tác giả gửi gắm: 
Đêm qua anh đến chơi đây, 
Giày giôn anh dận, ô tây anh cầm 
Rạng ngày, sang trống canh năm, 
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ. 
Hỏi ô, ô mất bao giờ 
Hỏi em, em cứ ậm ờ không thưa. 
Chỉn e rầy gió mai mưa 
Lấy gì đi sớm về trưa với tình? 
 (Đi hát mất ô) 
Nhân việc một nhà nho (có người cho rằng nhà thơ Đức Đình) lên tỉnh chơi hát ả đào 
có cái ô đẹp bị cô đầu nẫng mất, tiếc của lại bực mình, ông này nhờ Tú Xương làm bài thơ 
đả kích nhà hàng đó. Câu chuyện về việc mất ô được kể tỷ mỉ, chi tiết: mất ở đâu, mất 
trong  ... ng trang trọng nâng nó lên thành một nỗi niềm hồi 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 71 
hộp xót thương của những cặp tình nhân muôn thuở (...) Bên cái tục tằn, Nguyễn Tuân 
lồng một nét thanh, Tú Xương lấy cái trong trắng mà gạn lọc đi cái vẩn đục và hút nó lên 
theo với thơ mình" [1, tr. 67]. Bài thơ, sau khi được lưu truyền đã khiến tác giả của nó 
chẳng những được nhà hàng xin lỗi mà còn được bồi hoàn lại tiền. Dĩ nhiên, nhà thơ Tú 
Xương lại là người viết lời phúc đáp bằng một bài thơ theo lối lẩy Kiều khác. 
Như vậy, khi chất văn xuôi đã thâm nhập vào thơ ca nó sẽ tạo cho thơ có khả năng của 
những ký sự, phóng sự: ghi chép những người thật, việc thật khiến thơ lúc nào cũng mang 
hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Trong thơ trào phúng của Tú Xương, tính lịch sử, cụ thể, 
chân thực của những bức tranh người thực, việc thực chính là một đặc trưng tiêu biểu của 
thơ ông. 
2.2. Sự kiện, con người mang tính lịch sử - cụ thể, chân thực và sinh động 
Các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm của Tú Xương như bước thẳng từ cuộc đời vào 
trang sách. Cho nên, trong thơ ông chất nhựa từ cuộc đời lúc nào cũng nóng hôi hổi bởi 
những tên người, tên việc cụ thể. Người ta không khó khăn để tìm kiếm tư liệu về cuộc đời, 
sự nghiệp, thân thế, nơi ăn chốn ở của họ. Tác giả Vương Trí Nhàn cho biết: "Theo ghi 
nhận của nhà văn Nguyễn Công Hoan, một người nổi tiếng có trí nhớ tốt và đã có một thời 
gian dài dạy học ở Nam Định, thì hầu hết các nhân vật được nhắc tới trong thơ Tú Xương 
có địa chỉ thật ở ngoài đời. Các bài thơ hình thành như một cách để tác giả đánh dấu 
những gương mặt mà mình từng biết và phải chung sống" [1, tr. 371]. Điều đó không 
những không làm phương hại đến hình ảnh nhân vật ông miêu tả mà còn giúp ông bộc lộ 
rõ hơn thái độ, tình cảm tới nhân vật đó. 
Trong những bài thơ trữ tình như Gửi ông thủ khoa Phan, ta thấy ông gọi tên họ để 
bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ. Trong thơ trào phúng, ông gọi tên nhân vật để bày tỏ sự 
thân mật, suồng sã và cả lòng yêu mến với người được nhắc đến trong bài. Chẳng hạn 
trong bài Bỡn ông ấm Điềm nhà thơ đã chơi chữ "ấm" để đùa trêu người bạn của mình: 
Ấm không ra ấm, ấm ra nồi, 
Ấm chạy loăng quăng, ấm chẳng ngồi. 
Chén cả đồ chuyên cùng chén mẫu 
Luộc giò, nấu thịt, lại đồ xôi. 
Ấm vốn là danh hiệu để chỉ con quan. Ông ấm Điềm vốn quê ở Thừa Thiên, gia cảnh 
sa sút mới ra Nam Định làm ăn, nhà cũng ở phố Hàng Nâu. Hoàn cảnh ra đời bài thơ này 
theo như nhà thơ dẫn giải trong bản chữ Nôm AB.194 là: "Ông ấm Điềm đang ngồi chơi 
với ta, một chốc bỗng thấy con bé con là người nhà bà Hai Đích tới gọi: Ông ấm ơi, ông 
về gói hộ bà tôi vài cái giò. Ông ấm lấy làm buồn cười, hỏi mãi thì hoá ra chủ nhà nó sai 
72 TRNG I HC TH  H NI 
nó gọi thằng ấm, nhưng nó nghe nhầm ra ông ấm. Buồn cười quá ta mới bỡn ông ấm". Bài 
thơ, như vậy, được viết để trào tiếu cho vui. Nhà thơ cũng chế giễu cái danh hiệu cậu ấm 
của bạn bằng cách lái nó sang nghĩa chỉ cái ấm là dụng cụ pha trà. Buồn cười hơn là nếu đó 
là dụng cụ pha trà thì hãy còn quý sang. Nhưng ấm "nồi" này lại không đánh bạn với 
các thứ chén, tách nữa mà chuyển sang làm việc ninh nấu của nồi. Ấm cũng chẳng còn ra 
ấm nữa. 
Bài Vịnh cô Cáy chợ Rồng cũng được viết theo lối hài hước đó. Nhà thơ cũng dùng 
cách chơi chữ tên cô để luận ra cả một họ hàng nhà cáy: 
Ai đẹp hơn cô Cáy chợ Rồng 
Mình cô thì một, chợ thì đông. 
Giời còn bể đó, tuỳ ngang dọc, 
Người phải cua đâu, chớ hãi hùng. 
Buôn trứng những toan kề cửa lỗ 
Sợ còng chẳng dám động chân lông. 
Hỡi ai thiên hạ, ra cùng rốc 
Yếm trắng như cô phải chọn chồng 
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Đoàn trong bài Thêm một tư liệu về thơ Tú Xương, 
cụ nội của ông đã từng cùng Trần Như Khê và Tú Xương đến chợ Rồng xem mặt cô Cáy. 
Nhan sắc của cô được cụ diễn tả bằng những từ như "tiểu kiều tuyệt xinh","tuyệt thế", "Tôi 
trông cũng thấy mê hồn"... Nguyên cô Cáy người làng Phú Ốc (ngoại thành Nam Định) 
bán gạo ở chợ Rồng. Cô này đẹp nên hay bị bọn con trai trêu ghẹo. Nhưng cô cũng rất ghê 
gớm nên thường cự lại. Nhà thơ, tuy có dùng chữ cua, cáy để trêu đùa tên cô nhưng vẫn tỏ 
rõ sự thiện cảm trước một tư cách đoan trang, mạnh bạo. 
Tuy nhiên, phần đa các nhân vật được Tú Xương chỉ mặt gọi tên trong thơ đều bị tác 
giả bày tỏ thái độ không thiện cảm, thậm chí khinh bỉ, căm ghét, căm phẫn. Có lẽ khi gọi 
tên các nhân vật này Tú Xương mới thể hiện một quan niệm khá phổ biến trong dân gian 
xưa: người ta thường réo tận tên tục ra để chửi khi muốn tỏ ra không tôn trọng ai đó 
(Nguyễn Trãi cũng đã dùng cách này khi gọi giặc Minh là giặc Ngô trong Đại cáo bình 
Ngô). Thơ trào phúng của Tú Xương vì thế được ví như bản cáo trạng chỉ đúng người, 
đúng tội với những kẻ vội vàng chạy theo phong trào Âu hoá đến lố lăng, kệch cỡm, hoặc 
bất nhân, hoặc tha hoá vì đạo đức, hoặc bất chấp tất cả chỉ vì tiền... Đáng nói là số lượng 
nhân vật này khá nhiều. Theo tác giả Trần Thị Trâm trong bài Tú Xương - những phóng sự 
bằng thơ, có đến 45 nhân vật trong sáng tác của Tú Xương bị lôi đích danh tên cúng cơm 
ra mà réo gọi. Từ mụ Tuần Quang, mụ Bố Cao lẳng lơ nhưng đóng vai mệnh phụ đức 
hạnh, đến Ấm Kỉ, Đô Mĩ, chú Tiểu Long phù mất nết, quen thói giăng hoa; từ cụ thượng 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 73 
Cao, quan Cử Nhu, tri phủ Xuân Trường, Thành Pháo, cử Thăng đến Huấn Mĩ, tú Tây Hồ, 
ông Bát, Lê Tuyên... Nào tay Thọ nhu nhược để vợ chơi nhăng, ông Hàn phố hàng Song, 
Vũ Tuân, Lê Sĩ Nghị, tranh nhau cái thủ khoa năm Canh Tý; nào cô Ký vì cơ nghiệp của 
chồng mà thực hiện kế mỹ nhân, rồi lão Hàn bị vợ doạ bỏ. Nào ông lang Xáng, chú Triều 
Châu, nào bà Hanh Tụ... [1, tr. 365]. Chẳng hạn như: 
Cử nhân: cậu ấm Kỷ 
Tú tài: con đô Mỹ 
 (Than sự thi) 
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu. 
Thực ra vừa dốt lại vừa ngu 
 (Ông cử Nhu) 
Năm nay đỗ rặt phường hay chữ 
Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba. 
 (Khoa Canh Tý) 
Và còn bao nhiêu kẻ xấu nết: kẻ mới phất, rởm đời, trưởng giả học làm sang nữa.Tú 
Xương là một nhà thơ lớn bởi ông là người đầu tiên góp cho lịch sử dân tộc những phóng 
sự bằng thơ vô giá qua những câu chuyện về người thực, việc thực như thế. 
2.3. Thời gian và không gian cụ thể 
Làm nên tính chân thực trong nội dung phản ánh của thơ Tú Xương còn phải kể đến sự 
hỗ trợ của những thông số thời gian, không gian cụ thể. Có rất nhiều bài thơ của ông nêu 
chính xác, cụ thể địa điểm, thời gian đến mức người đọc hôm nay có thể căn cứ vào đó để 
tra cứu như thể một tư liệu lịch sử. Đọc những bài thơ như: Đất Vị Hoàng, Phố Hàng Song, 
Tự cười mình, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Phú hỏng thi khoa Canh Tý..., ta thấy rằng, 
văn xuôi thực sự đã có mặt trong những dòng thơ ấy để định vị chính xác hoàn cảnh của 
nhân vật trữ tình. Những yếu tố này trên thực tế đã kìm hãm ít nhiều tính chất lãng mạn, 
bay bổng thường thấy của thi ca. Thế nhưng những cứ liệu chân xác trên cũng đồng thời 
tạo dựng được niềm tin cho người đọc về thứ cảm xúc có thật bùng phát trên cái lõi sự kiện 
có thật. 
Nói về thời gian, nếu như các nhà thơ trung đại cảm nhận thời gian của cuộc đời con 
người thường ngắn ngủi, chóng tàn đối lập với thời gian vũ trụ tĩnh tại, bất biến có tính 
chung chung thì Tú Xương lại cảm nhận về thời gian bằng những dấu mốc cụ thể. Ngoài 
ra, thời gian trong thơ ca trung đại còn chịu sự quy định của quy luật cảm thụ toàn vẹn, 
nhìn mọi sự với toàn bộ quá trình như sự tuần hoàn của thời gian thiên nhiên qua ngày 
74 TRNG I HC TH  H NI 
đêm, qua bốn mùa, qua sự sống, cái chết. Với cách cảm nhận như vậy, các nhà thơ trung 
đại thường có ý niệm lý tưởng hoá thời cổ xưa. Tú Xương thì khác, thời gian trong thơ Tú 
Xương là thời gian hiện tại. Nếu có là quá khứ thì đó cũng là quá khứ rất gần thực tại và để 
làm rõ cho con người hay sự kiện đang ở thực tại mà thôi. Ngay nhan đề của bài thơ, tác 
giả đã ghi dấu lại khoảng thời gian cho cụ thể đó: Mồng hai tết viếng cô Ký, Hỏng thi khoa 
Quý Mão, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu... Trong bài thơ, nếu đó không phải là một thời 
khắc cụ thể thì cùng lắm cũng là đêm qua, đêm nay, xuân này, ngày nay, hay thời gian tết 
gắn với một sự việc, con người cụ thể đang diễn ra. 
Sách đèn học tập năm Minh Mệnh 
 (Ông lão) 
Tết nhất năm nay khéo thật là 
 (Sắm tết) 
Đạo học ngày nay chán lắm rồi 
 (Than đạo học) 
Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người 
 (Ông tiến sĩ mới) 
Tính chất phóng sự, đưa tin của các bài thơ còn giúp ông phản ánh được diễn biến của 
những câu chuyện ngay khi nó vừa xảy ra. Vì vậy, ông không hoài niệm nhiều về dĩ vãng 
như chúng ta thường thấy trong thơ của các nhà thơ thời trước. Ngay trong bài thơ có tên 
Vị Hoàng hoài cổ ta cũng thấy tác giả cảm sự biến đổi hơn là nhớ tiếc. Cái thời hoàng kim 
của một vùng đất "phong vận, đất nhiều quan" chỉ được đưa ra để so sánh với những đổi 
thay của con người, của cảnh vật hôm nay. Với ý nghĩa thời gian đó qua các bài thơ, Tú 
xương đã làm đổi mới quan niệm về thời gian trong thơ trung đại. 
Trời kia xui khiến sông nên bãi 
Ai khéo xoay ra phố nửa làng 
Khua múa trống chiêng chùa vẫn nức 
Xì xèo tôm tép chợ hầu tan 
 (Vị Hoàng hoài cổ) 
Về không gian, mô hình không gian nghệ thuật cơ bản trong thơ trung đại là không 
gian vũ trụ trong đó đã lần lượt xuất hiện không gian nhàn tản ẩn dật, không gian hoang dại 
tiêu điều biến dịch, không gian luân lạc, tha phương... Thoát khỏi tính ước lệ truyền thống, 
thơ Tú Xương không hướng đến vũ trụ, không đăng cao viễn vọng... mà hướng những 
đường phố, những xóm cô đầu, những mom sông, những ngôi nhà, cao lâu... Tú Xương 
TP CH KHOA HC − S
 5/2016 75 
hướng người đọc tới một không gian mang tính thế sự, không gian của đời sống thường 
nhật hàng ngày, nơi đó diễn ra bao nhiêu vấn đề nhỏ nhặt của cuộc sống cá nhân nhà thơ 
và những người xung quanh ông như: phố hàng Song, xã Vị Xuyên, chợ Rồng... 
Ở phố hàng Song thật lắm quan 
 (Phố hàng Song) 
Áo mũ ăn ngồi xã Vị Xuyên 
 (Ông lão) 
Chợ Rồng chợ Bến dạo xa chơi 
 (Thi cơm rượu) 
Một điều khác biệt nữa là, nếu không gian trong thơ cổ thường tĩnh tại, thì người ta lại 
thấy trong không gian trong thơ Tú Xương ồn ào, sôi động, đông đúc và ngồn ngộn chất 
sống của đời sống phố thị. Con người trong thơ ông vì thế không có vẻ thung dung, nhàn 
tản để chiêm nghiệm, tư lự kiểu "một mảnh tình riêng ta với ta". Họ không có thời gian 
cho những suy nghĩ riêng tư thì phải vì đang bị cuốn vào guồng quay hối hả, hỗn độn và 
cũng không kém phần bất an của cuộc sống đang trong giai đoạn thị dân hoá. 
Ậm ọe quan trường miệng thét loa 
 (Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) 
Khách năm ba kẻ bi bô nói 
 (Khen người hàng Sắt) 
Xì xèo tôm tép chợ hầu tan 
 (Vị Hoàng hoài cổ) 
Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi 
 (Than đạo học) 
Đó thực sự là không gian của đời sống trần tục. Một không gian nhốn nháo, xô bồ, ầm 
ĩ, chật chội, ngột ngạt. Cái dáng nhấp nhổm ngồi của thầy khoá tái hiện tư thế bất an của cả 
một lớp người trong xã hội sống đầy rẫy những tính toán thực dụng của những kẻ ham tiền, 
hám sắc. Đây đúng là hiện thực của xã hội thị dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ 
XX. Tú Xương liệt kê ra 39 cái tên địa danh chỉ trong cái thành Nam nhỏ xíu của tác giả có 
lẽ cũng ngầm thể hiện ý này. Những cái tên: Nam Định, Vị Xuyên, Vị Hoàng, Hàng Song, 
Hàng Nâu, Hàng Thao, phố Giấy, Tràng Lạc, Viễn Lai, non Côi, sông Vị, chợ Rồng, chợ 
Bến... đã làm sống lại một thời, làm thơ ông như một bức tranh sinh động mang hơi thở 
thời kỳ bát nháo Á - Âu lẫn lộn, cũ mới giao tranh? Ông đã giải thiêng tất cả những gì 
thuộc về lý tưởng, khuôn thước mẫu mực để trả về đời sống cái vẻ ngoài trần tục như nó 
76 TRNG I HC TH  H NI 
vốn có. Trần Thị Trâm nhận xét: "Ông xứng đáng là nhà thơ tiên phong và cũng là nhà thơ 
tiêu biểu nhất trong việc viết về người thực, việc thực, ông đã đưa nghệ thuật trở về với 
cuộc sống thường nhật của con người" [1, tr. 369]. 
Cuối cùng, khi nói về đặc điểm không gian, thời gian trong thơ Tú Xương, chúng tôi 
xin mượn lời của giáo sư Nguyễn Huệ Chi làm ý khái quát: "Thơ Tú Xương đã có những 
đổi mới về không gian, thời gian. Đó cũng chính là yếu tố làm cho thơ ông mang đậm chất 
tự sự" [1, tr. 368]. Nếu so sánh với thơ cổ điển rõ ràng không gian trong thơ Tú Xương có 
sự đổi mới và cách tân theo hướng hiện đại hoá rõ ràng. Đây chính là những đóng góp rất 
lớn của Tú Xương trên con đường cách tân thơ truyền thống. 
3. KẾT LUẬN 
Như vậy, sự tham gia của yếu tố tự sự trong quá trình sáng tác đã tạo nên cho thơ trào 
phúng Tú Xương một diện mạo khác biệt. Mỗi bài thơ ông viết đều như một câu chuyện kể 
trong đó các nhân vật, sự kiện đều được khắc hoạ cụ thể, rõ ràng. Tú Xương đã phá vỡ 
những khuôn vàng thước ngọc thuộc về tính quy phạm, chuẩn mực của văn học trung đại 
để đưa thơ trào phúng trở về gần với hiện thực hơn. Ngẫm lại trong văn chương, để được 
lưu truyền hậu thế phải là cái gì đó thật tròn trịa, thật lưu loát, hoặc là cái gì đó thật khô ráp 
sần sùi. Cho nên, chính cái giọng trào lộng cùng với sự cách tân táo bạo đối với thơ truyền 
thống lại hấp dẫn độc giả, làm cho thơ Tú Xương trở thành một hiện tượng đặc biệt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nhiều tác giả (2001), Trần Tế Xương về tác gia, tác phẩm, Nxb Giáo dục. 
2. Nhiều tác giả (1999), Thơ Nôm Tú Xương, Nxb Hội nhà văn Việt Nam. 
3. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục. 
4. Trần Nho Thìn (2009), Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
THE AUTOBIOGRAPHICAL ELEMENTS 
IN EPIGRAMMATIC POETRY OF TRAN TE XUONG 
Abstract: Skipping direct expression in poem facilitated the entry of autobiographical 
elements. Tran Te Xuong (another name: Tu Xuong) was one of the first poets who did 
such innovation in his works. Each of his poems portrayed a real story, which its 
character was named specifically. Especially, time and space in poems of Tu Xuong were 
also featured by time and space of prose. 
Keywords: Tu Xuong poet, autobiographical, epigrammatic poetry. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_bieu_hien_cua_yeu_to_tu_su_trong_tho_trao_phung_tran_t.pdf