Huy cừ và đường tới "cánh buồm mặt trời"

Huy Cừ là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam thời hậu chiến. Di sản thơ ca

anh để lại không nhiều, nhưng chứa đựng trong đó tất cả khát vọng, niềm vui, nỗi buồn

và những trăn trở, suy tư của một thế hệ đã đi qua chiến tranh. Con đường từ “Tiếng hát

trong rừng”, “Tâm sự của đá” đến “Cánh buồm mặt trời”. trong thơ anh không dài,

nhưng thể hiện rất rõ những suy ngẫm, tìm tòi, thể nghiệm riêng về ý nghĩa, giá trị của

cuộc đời, của thơ ca

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 1

Trang 1

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 2

Trang 2

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 3

Trang 3

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 4

Trang 4

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 5

Trang 5

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 6

Trang 6

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 7

Trang 7

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 8

Trang 8

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 9

Trang 9

Huy cừ và đường tới cánh buồm mặt trời trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 4840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Huy cừ và đường tới "cánh buồm mặt trời"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Huy cừ và đường tới "cánh buồm mặt trời"

Huy cừ và đường tới "cánh buồm mặt trời"
36 TRNG I HC TH  H NI 
HUY C V
 'NG T6I “CNH BU7M M8T TR'I” 
Lê Thị Hiền1 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Huy Cừ là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam thời hậu chiến. Di sản thơ ca 
anh để lại không nhiều, nhưng chứa đựng trong đó tất cả khát vọng, niềm vui, nỗi buồn 
và những trăn trở, suy tư của một thế hệ đã đi qua chiến tranh. Con đường từ “Tiếng hát 
trong rừng”, “Tâm sự của đá” đến “Cánh buồm mặt trời”... trong thơ anh không dài, 
nhưng thể hiện rất rõ những suy ngẫm, tìm tòi, thể nghiệm riêng về ý nghĩa, giá trị của 
cuộc đời, của thơ ca. 
Từ khóa: Huy Cừ, thơ, Tiếng hát trong rừng, Tâm sự của đá, Cánh buồm mặt trời. 
1. MỞ ĐẦU 
Sớm có tố chất của một thi sĩ, sớm có một số bài thơ đoạt giải hay được phổ nhạc, 
song Huy Cừ (1947-1986) chỉ là một người lính, một viên chức yêu thơ và thích làm thơ, 
bởi lẽ anh không coi thơ ca như một cuốn nhật ký ghi chép lại các sự kiện của cuộc đời hay 
của chính mình, cũng không coi nó như một hình thức “chắp cánh” hay “cứu rỗi” cho tâm 
hồn lúc phấn khởi, thăng hoa hay buồn bực, đau khổ. Huy Cừ chỉ làm thơ khi suy ngẫm 
thấu đáo và những nỗi nhớ, khát vọng, niềm hân hoan trong anh lên tiếng, bất kể đó là lúc 
nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào, nơi chiến trường gian khổ khốc liệt hay khi đang nằm trên 
giường bệnh. Độc giả có thể cảm nhận rõ điều này khi đọc tập di cảo thơ do chính người 
em trai của anh - nhà giáo Nguyễn Huy Kỷ - sưu tầm và biên tập lại. Trong số 50 bài của 
tập di cảo, chỉ có 4 bài anh viết trong những năm tháng là chiến sĩ công binh ở chiến 
trường miền Tây từ 1967 đến 1971, 46 bài còn lại, chủ yếu được viết trong hai năm, 1981-
1982, là những thâu lượm, cảm nhận, đúc kết giàu triết lí từ chính sự ngổn ngang, bề bộn 
của con người, cuộc sống thời hậu chiến. Sự “đứt quãng” này không phải không có lí do, 
song không vì thế làm gián đoạn một tâm thế, một hồn thơ luôn hướng tới “Cánh buồm 
mặt trời”. 
1 Nhận bài ngày 05.11.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.12.2016 
Liên hệ tác giả: Lê Thị Hiền; Email: lthien@daihocthudo.edu.vn 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 37 
2. NỘI DUNG 
2.1. Đoản khúc chiến tranh 
Mới lần đầu đọc thơ Huy Cừ, người đọc sẽ bị cuốn hút vào thế giới của những cánh 
rừng, những người lính trẻ, những tiếng hát bất tận kéo dài suốt những năm tháng chiến 
tranh đến cả thời hậu chiến..., mà không nhận thấy được sự khác thường, sâu thẳm trong 
đó. Ở Huy Cừ, kí ức và hiện tại luôn hòa trộn, xen cài nhưng không trở thành nỗi ám ảnh 
thường trực như thường thấy ở nhiều nhà thơ mặc áo lính cùng thời. Huy Cừ cũng như họ, 
rời trường đại học lên đường ra trận khi còn rất trẻ, nhưng có lẽ với anh, được chiến đấu, hi 
sinh vì Tổ quốc không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là một niềm vinh dự lớn. Anh 
đã có mặt ở rừng Trường Sơn những năm tháng khốc liệt nhất, nơi hàng ngày, như nhà thơ 
Nguyễn Đức Mậu miêu tả: “Mặt đất rơi đầy bom / Khép kín vòng phong tỏa / Cây lá thiếu 
màu xanh / Rừng hoang thừa tiếng nổ”... (Trường ca sư đoàn). Và nếu ở mặt trận miền 
Đông, Nguyễn Đức Mậu cùng các chiến sĩ bộ binh phải đối mặt với sự chết chóc hi sinh: 
“Thằng Long, thằng Minh ngã xuống rào gai / Đất đói màu cây, khô dòng suối cạn / Khẩu 
AK cầm tay đói đạn / Đêm đói vầng trăng, ngày đói mặt trời”...; thì ở mặt trận miền Tây, 
Huy Cừ cùng những người lính công binh cũng phải hàng ngày chống chọi với gian khổ, 
hiểm nguy và những cơn đói, khát, nhọc nhằn thường trực: 
“Mùa mưa đến quả bom rơi sẽ ướt 
Ướt cũng rơi, phía dưới là quân thù. 
Kẻ địch biết chúng tôi đang đóng chốt 
Bên dòng sông, hàng chuyển suốt mùa mưa” 
Và: 
“Có người lính rét run trong cơn sốt 
Quả quéo chua, muối mặn, nắm ớt khô 
Viên thuốc đắng qua mùa mưa tầm tã 
Rồi mái hầm và cả cái sạp nằm 
Tấm ni lông và lính ta sùng sũng 
Đón những bao hàng trôi như sóng trên sông” 
 (Những tiếng ca không ướt) 
Tuy không trực tiếp, thường xuyên cầm súng xung trận như những chiến sĩ bộ binh, 
không tham gia nhiều chiến dịch, không đi hết cuộc chiến, nhưng Huy Cừ cũng đã hé mở 
cho chúng ta thấy những gì anh và đồng đội đã sống, đã trải qua trong những năm tháng 
“không ai bị lãng quên và không điều gì bị quên lãng” ấy (ý thơ Olga Berggoltz). Bốn năm 
ở chiến trường, dù Huy Cừ ít làm thơ, ít nói về lí tưởng và sự hi sinh của những người lính, 
38 TRNG I HC TH  H NI 
cũng không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ sự khốc liệt của chiến tranh..., nhưng chiến tranh, với tất 
cả sự hủy diệt tàn bạo của nó, vẫn hiện lên trong thơ anh dữ dội và bi tráng lạ thường: 
“Bom rơi xuống, lá cây thôi xào xạc 
Cháy mất rồi, chiếc lá đỏ của rừng 
Cháy mất rồi lá thư em thổn thức 
Cũng cháy luôn chút hoang tưởng cuối cùng” 
(Em phơi áo cho anh) 
Thơ Huy Cừ không nhiều sự kiện mà nhiều ấn tượng. Nó chứng tỏ rằng không phải ở 
nơi mưa bom bão đạn, nơi sự sống và cái chết mỏng manh, những người lính không có thời 
gian để suy ngẫm, nhớ nhung và làm thơ. Thơ ca luôn là bộ mặt tinh thần, là ý chí và tâm 
tình của một dân tộc, một thời đại trong từng giai đoạn, thời khắc lịch sử. Ở bất kì hoàn 
cảnh, tình thế nào, ngay cả khi: “Chiếc quần cộc, áo lót, mình cháy sém / Miệng khô cong, 
cứ điểm núi tan tành / Chỉ hơi thở duy nhất còn là nước / Chỉ băng đạn duy nhất còn bên 
mình / Chỉ ngọn cờ duy nhất bay phía trước” (Hà Nội thời tôi sống), thì ý chí và cảm hứng 
thơ ca của những người lính cũng không bao giờ nguội tắt. Tuy nhiên, khi phản ánh hiện 
thực chiến tranh, Huy Cừ không bị cuốn vào các chi tiết ngổn ngang bề bộn, đặc biệt là 
những đau thương, mất mát, căm hờn..., mà chú ý tìm kiếm một điều gì đó lớn lao, khái 
quát hơn. Trong chiến tranh, không chỉ có tình đồng chí đồng đội mới là đáng quí, mà đôi 
khi một thoáng yên tĩnh hiếm hoi của núi rừng giữa hai trận bom cũng khơi nguồn cho 
nhiều ước vọng, một “chiếc áo lính” em phơi cũng trở thành một nỗi nhớ thương, một tình 
yêu, theo anh suốt cuộc đời: 
“Chiếc áo lính 
Bốn mùa anh mặc 
Để bốn mùa em phơi áo cho anh. 
Chiếc áo lính tươi màu ... ., trong một cuộc hành trình mới, với các nhiệm 
vụ mới: 
“Dưới sắc lá 
Tựa vào rừng em hát 
Bàn tay ta như lá cỏ đá mềm 
Sống như núi 
Ta trồng nên đỉnh núi 
Sống cho nhau 
Ta gây dựng những cánh rừng...” 
(Rừng Tổ quốc) 
2.2. Tạo vật và sự tìm kiếm bản thể 
Bẵng đi một thời gian dài, khoảng 10 năm sau khi rời chiến trường, Huy Cừ mới “tái 
xuất” với một diện mạo, dáng vẻ khác hẳn. Cũng chẳng ai đặt ra câu hỏi tại sao phải sau 
từng ấy năm anh mới trở lại với thơ ca, đầy nhiệt huyết và hứng khởi như thế, bởi câu trả 
lời thật giản đơn, trong anh, tất cả đã chín muồi. Anh đi nhiều, viết nhanh, “xê dịch” suốt 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 41 
chiều dài đất nước, đặc biệt những nơi từng là chiến trường năm xưa. Sau bom đạn chết 
chóc, có lẽ những lớp trầm tích văn hóa ẩn chứa trong cái sâu thẳm huyền bí của núi rừng, 
của cái cơ thể tự nhiên đầy thương tích ngày nào đã cuốn hút anh. Với anh, đất đá không 
vô tri, dòng sông không âm thầm chảy dài theo lịch sử. Nó luôn thao thức, trăn trở, luôn 
tìm về cội nguồn. Hóa thân vào tạo vật, anh đã đánh thức những tâm sự, ý nghĩ của mặt 
đất, bầu trời, ngọn gió, cánh rừng, dòng sông..., khiến cho thế giới tự nhiên vốn dĩ sống 
động càng trở nên sống động. 
Tạo vật trong thơ Huy Cừ như một sinh thể, nó có đời sống, biết vận động và suy 
ngẫm. Ai cũng biết “đất” là nơi ta sinh ra, nuôi ta khôn lớn, nhưng ít ai “nhớ mặt đặt tên” 
cho đất (ý thơ Nguyễn Khoa Điềm), ít ai biết được rằng chính “đất” đã phải gánh chịu bao 
thương đau, ôm vào lòng bao mất mát để cho sự sống sinh sôi, cho cây đời nở hoa kết trái. 
Ngàn đời nay và mãi sau này vẫn vậy, “đất” bền bỉ và nhẫn nại dâng cho đời, cho người 
tất cả: 
“Đất cho, đất đã cho 
Đến chỉ còn là đất 
Không ồn ào 
Chẳng phấn son 
Quanh năm bền bỉ chuyên cần... 
Đất cho người tất cả 
Còn đất, thích ở trần...” 
 (Bài thơ mặt đất) 
Chính sự giản dị và bao dung, thầm lặng và cao quí của “đất” đã mách bảo Huy Cừ, 
giúp anh khái quát, đúc kết thành một nguyên tắc, nguyên lí của sự tồn tại: “cho là được”. 
“Cho là được”, “cho là nhận”... đó không chỉ là lẽ đời, là phép đối nhân xử thế, là nền 
móng nhân sinh..., mà còn là cơ sở tạo nên sự tương tác, cộng sinh, hòa hợp bền vững 
muôn đời của vạn vật: 
“Cho cái nắng màu xanh 
Trái cam rồi sẽ đỏ 
Cho lối mòn viên đá 
Ngọn núi hóa con đường. 
(...) 
Cho đất giọt mồ hôi 
Bung lúa vàng hoa trắng 
Cho đời thêm ánh nắng 
Để cuộc sống lung linh!...” 
 (Cho là được) 
42 TRNG I HC TH  H NI 
Lấy cảm hứng từ “đất”, “trong nỗi đau của đất có con người” (Mặt trời trong lòng đất 
– Trần Mạnh Hảo): “Hễ còn người còn đất / Sẽ có cả bầu trời”; từ sự thống nhất hài hòa 
giữa “cho” và “nhận”..., Huy Cừ đã dần chạm đến giới hạn của sự thấu hiểu, giao cảm gần 
gũi giữa con người và tạo vật, điều mà rất ít nhà thơ trước đây đạt tới. Nhưng khác với cái 
“xuân hồng” tràn đầy thanh sắc trần gian, đài các kiêu sa mà u buồn tiếc nuối của Xuân 
Diệu; cái mênh mang, rợn ngợp “sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, kì vĩ tráng lệ mà lẻ loi 
đơn côi của Huy Cận..., tạo vật trong thơ Huy Cừ, từ núi, rừng, “lá cỏ” đến những “ngọn 
gió”... đều đầy tự tin và kiêu hãnh. Anh viết về hoa hồng, hoa bưởi, hoa nhài - những 
“Bông hoa xinh đẹp của tôi”; loài hoa nào, bông hoa nào cũng rực rỡ, quyến rũ, không phải 
chỉ vì vẻ đẹp tự nhiên mà chính vì sự “cháy hết mình” của chúng: “Hoa sống đẹp cho đời / 
Để báo tin trái chín”. Anh viết về dòng sông nhỏ, thầm lặng và khiêm nhường quên mình 
làm nên biển lớn: 
“Con sông chảy đến biển 
Qua mưa bão ngày đêm 
Con sông chẳng còn tên 
Chẳng còn cả chính mình 
Để chỉ còn biển lớn. 
(...) 
Biển thản nhiên kiêu hãnh 
Chỉ nhận, biết bao đời 
Còn dòng sông nhỏ nhoi 
Không nhận, chỉ biết nhường 
Quên mình làm nên biển.” 
 (Cái lớn của dòng sông nhỏ) 
Chung qui, đó vẫn là sự hi sinh, vẫn là “cho là nhận”: “Cả đến cái mênh mông / Sông 
cũng cho biển nốt”. Nhưng điều đáng chú ý ở những câu thơ này chính là, đằng sau cái sự 
“cho là nhận” thông thường theo qui luật của tạo hóa có sự tự nguyện, sự đồng cảm, sẻ 
chia, không ràng buộc cũng không đòi hỏi, bởi không có những dòng sông sẽ không có 
biển cả, không có đại dương mênh mông các dòng sông sẽ cạn kiệt nguồn nước, sẽ không 
có nơi trú ngụ, sinh tồn cho vạn vật và thực thể sống muôn loài... Cái sự sắp đặt kì bí và 
minh triết của tạo hóa, cái lớn lao của dòng sông nhỏ... qua sự thể hiện của nhà thơ, thật 
giản dị và sâu sắc. 
Trong thơ, Huy Cừ không chỉ đi sâu khám phá bản chất của các sự vật hiện tượng, mà 
dường như chính sự vật hiện tượng cũng muốn mượn hồn thơ của anh để giãi bày. Có một 
sự đồng điệu nào đó giữa người làm thơ và cảnh vật, nên người đọc có cảm giác không 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 43 
phải anh – nhà thơ đang miêu tả mà là cảnh vật, tự nhiên đang tự khắc họa, phô diễn tiểu 
sử, nguồn gốc, chân dung của mình: 
“Rừng 
Là lá 
Là cây 
Là đá mềm ngọn cỏ 
Đỉnh núi cao mây phủ 
Con voi rừng bâng khuâng” 
 (Rừng Tổ quốc) 
Trước khi là sông Hồng 
Tôi là rừng là núi 
Là khe suối trong xanh 
Là đá tầng nắng xói 
Là những vết chân nai 
Con voi lồng ngơ ngác 
Đại bàng bay qua thác 
Hoa núi nở đầy trời 
 (Bí mật của rừng) 
Trong các bài thơ anh viết về tạo vật thời kì này, “Tâm sự của đá” là một bài thơ hay, 
chất chứa nhiều suy ngẫm về bản chất và ý nghĩa, giá trị đích của sự sống, sự tồn tại: 
“Tôi là đá 
Của những hang động bập bùng trong tiếng hú 
Của những mũi tên bằng đá phóng đi 
Của những lưỡi rìu bén hơn sau nhát băm vào đất 
Đá gan góc, tiếng hú dài sang sảng 
Đàn đá reo, đàn đá gọi vầng trăng 
Mũi tên lớn, lưỡi rìu càng phải lớn 
Đá của một thời đọng lại rắn căng” 
Đá tạo thành núi rừng, hang động; thành công cụ sinh tồn; thành đất nuôi cây; thành 
con đường; thành nền móng, bệ đỡ cho muôn ngàn cỗ máy sục sôi..., bởi “tôi là đá”, nhưng 
còn là “chiếc lá”, là “nắng vàng rực rỡ”, là “lửa”... Mỗi lần điệp khúc “tôi là đá” lặp lại là 
thêm một lần “đá” tự nhủ; thêm một lần những lớp trầm tích nguyên sinh kiến tạo nên sự 
44 TRNG I HC TH  H NI 
sống, nên lịch sử loài người được hé mở, phơi lộ. Có phải vì thế mà xưa nay mọi công 
trình tự nhiên hay được tạo tác từ đá bao giờ cũng khiến hậu sinh phải ngẫm nghĩ, suy tư từ 
sự vững bền, uy nghiêm của nó?!... 
Huy Cừ yêu rừng, yêu ngọn gió, dòng sông, yêu cỏ cây hoa trái..., yêu tất cả những 
cảnh vật thân thuộc, bởi với anh, chúng mang dáng hình của “em”, của cuộc đời, của quê 
hương đất nước. Anh cảm thán trước dòng sông: “Hỡi dòng sông của tôi / Một nửa đời 
ghềnh thác / Để suốt đời ào ạt / Cuộn cát đỏ trong lòng...” (Trước khi là sông Hồng); anh 
yêu quý cây, bởi: “Cây như chính cuộc đời / Che nắng mưa vất vả / Cây theo em tất cả / 
Những ao ước xanh rờn” (Những bóng lá sinh sôi); và trên hết, anh rút ra triết lí ngay từ 
những điều quen thuộc, bình dị nhất : “Cỏ cũng là đất nước / Nên bỗng hóa tâm hồn / Bão 
xiết hay bình yên / Chẳng bao giờ ngơi nghỉ” (Tâm hồn lá cỏ)... 
J.W.Goethe vĩ đại đã nói: “Thiên nhiên bao giờ cũng trung thực, cũng đúng với lẽ 
phải”, còn nhà văn xuôi trữ tình Nga M.Prisvin hối thúc: “Hãy tìm kiếm và phát hiện trong 
thiên nhiên những phương diện đẹp đẽ nhất của tâm hồn”. Thâm nhập và gắn bó với tạo 
vật, tự nhiên, Huy Cừ trước hết đã tìm thấy sự thăng bằng để chuẩn bị bước vào một cuộc 
chiến mới, dài lâu, không đoán định trước được tính chất, qui mô và sự phức tạp của nó; 
hơn thế, hành trình tìm kiếm cội nguồn của tạo vật cũng đồng thời là quá trình anh tự thẩm 
thấu, khẳng định cái bản thể của chính mình. 
2.3. Đường tới “Cánh buồm mặt trời” 
Trở về từ chiến trường, cũng như bao người khác, Huy Cừ phải đối mặt với nhiều khó 
khăn vất vả của thời hậu chiến. Ở Huy Cừ, không có cảm giác thời gian ngưng trệ. Với 
anh, cuộc sống là một dòng chảy không ngừng, hối hả, vội vã... Nhà thơ cũng hối hả, vội 
vã, vì nếu không thế sẽ không kịp ghi nhận những gì đang đổi thay, đang diễn ra trong 
cuộc đời này, cả sự cao quý và tầm thường của nó. Anh đưa vào thơ tất cả những gì lọt vào 
tầm mắt hay có trong ý nghĩ: những vui buồn của cuộc đời, sự bất bình trước những kẻ cơ 
hội dối trá, thái độ yêu kính lãnh tụ và đất nước, nỗi niềm của đứa con tự thấy mình chưa 
làm tròn bổn phận... Đời sống thường nhật đi vào thơ anh với nhiều mảng sáng tối; ngôn 
ngữ thơ anh, vì thế cũng ít nhiều mang cái thô nhám của đời thường. Đôi lúc trong thơ, anh 
đã không thể kiềm chế được trước “niềm vui” của một lũ sâu mọt, lũ “dòi” lắm tiền nhiều 
của, chuyên đục khoét của nhà nước, nhân dân: 
“Niềm vui” nào cũng phải có kim cương 
Có mì chính, gạo, đường và thuốc giả... 
Hãy vời những thứ ấy từ kho bằng tiền, bằng hối lộ 
Bằng quần jeans, bằng áo ngủ mơ màng... 
Đấy cũng là niềm vui” dẫn đến giàu sang 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 45 
Những “niềm vui” hân hoan đáng giá hàng ngàn đồng 
 trên bữa tiệc 
Những “niềm vui” còn có cả “quyền hành” tiếp sức 
Dấu son văn vẻ, chữ kí lim dim...” 
 (Những niềm vui đáng chết) 
Hay: 
“Một lũ đỉa suốt ngày ngáp vặt 
Giọt cà phê đen rơi xuống ván bài riêng 
Đứa đảo ngũ, bỏ ruộng vườn, đi phe lốp, phe săm 
Cấm làm đá, đá lăn ngay trước mặt 
Xăng ngang nhiên thành ổ ở ven đường 
Thuốc lá tây rào rào như vắt 
Cái mặt mẹt mụ bán chui tân dược 
Câng câng làm vênh váo phố Hàng Buồm...” 
 (Hà Nội thời tôi sống) 
Tuy nhiên, như đã nói, chẳng khó khăn nào đánh gục được những người lính đã trải 
qua bom đạn và may mắn còn sống sót như Huy Cừ. Mỗi lúc thấy mình mệt mỏi, sao 
nhãng, anh lại “Đối diện với mặt trời” và lục vấn chính mình để được tiếp thêm nghị lực: 
“Đối diện với mặt trời / Là những ngày chiến đấu chưa hề thôi / Giặc đằng kia đừng buông 
mềm tay súng / Kẻ cướp còn đâu chỉ hát lời ru”. Bởi thế, “Đừng mất công hòng làm tôi 
chán nản”. Huy Cừ vẫn luôn tỉnh táo để nhận ra rằng: 
“Một kẻ thù không còn trong tầm bắn 
Nào phải đâu như vậy đã là xong 
Vẫn còn những kẻ thù quẫy lên trong tầm mắt 
Chúng mặc áo nhân dân 
Nhưng là một lũ mù 
Trước gái đẹp rượu thơm 
Nhưng là một lũ câm 
Trước sự thật bị đem ra gả bán bằng từng làn khói thuốc 
Và ở trước đầu câu danh dự 
Chúng chọn chiếc nhẫn vàng để niềm tin bỏ cuộc 
Quăng ngôi nhà là mồi câu cho những tuổi trẻ ươn hèn 
Ăn cắp gạo đã quen mùi để sống với niềm vui ăn phở 
Ăn cắp tiền đã trở thành độc quyền của những lời khấn khứa 
Và chúng cam tâm đánh mất cả tâm hồn 
Làm rơi xuống bùn đen tấm lòng người cộng sản...” 
 (Tôi tin dòng máu của tôi) 
46 TRNG I HC TH  H NI 
Nỗi đau nào thời hậu chiến cũng bỏng rát, nhức nhối. Nhưng nỗi đau vì trong khi có 
bao người đã ngã xuống, thân xác họ vẫn còn nằm lại nơi chiến trường, bao người khác 
vẫn sẵn sàng “Đất nước chưa bình yên / Chúng tôi còn ra trận”... mà vẫn có những kẻ cơ 
hội xảo trá, thản nhiên bòn rút, tận hưởng lạc thú trên công sức, xương máu của đồng đội, 
của nhân dân thì không thể nào chấp nhận được. Tự thâm tâm, hẳn Huy Cừ không muốn tô 
vẽ hay cường điệu hóa điều gì. Sự căm giận, bất bình của anh trước lũ “kẻ thù” “mặc áo 
nhân dân” là có thật. Nó nhắc nhớ anh, nhắc nhớ chúng ta cần biết ta là ai và đang ở đâu, ta 
cần phải làm gì. Không phải ngẫu nhiên khi chiến tranh mới đi qua, đất nước tạm bình yên, 
anh lại nhiều lần nhấn mạnh đến niềm tin, đến phẩm chất của một người lính đến thế. “Tôi 
tin dòng máu của tôi” là một bức phác thảo nhiều gam màu về một cuộc sống đang tái lập, 
đồng thời cũng là lời hứa danh dự sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng, cống hiến đến hơi thở 
cuối cùng của Huy Cừ. 
Khi sáng tác, Huy Cừ ít quan tâm đến vần điệu, nhưng thơ anh lại có rất nhiều ẩn dụ 
và nhạc tính, bởi nó là tiếng ngân vang tự nhiên của tâm hồn, trí tuệ, trái tim nhà thơ; nó 
mang cảm hứng, nhiệt huyết của một người lính, một viên chức từng trải, đầy trách nhiệm 
với cuộc đời. Cuộc sống càng gian khó, bản lĩnh của con người càng được thử thách, tôi 
luyện. Bất chấp những gian khó ấy, anh và thế hệ của anh vẫn bình thản, kiêu hãnh: 
“Tôi vẫn uống tiếng đàn bầu có hồn muôn đỉnh núi 
Và dạy con bước đi, bước ngã trên những viên đá tôi lấy về 
 từ đỉnh núi mờ sương”, 
vẫn hướng tới “Cánh buồm mặt trời”, vẫn lắng nghe “Khát vọng mùa xuân” trong tiếng 
mưa nhẹ rơi. Đây có lẽ là lý do khiến nhiều bài thơ của anh đã được phổ nhạc, được hát 
nhiều như vậy: 
“Khi giọt mưa của mùa xuân rơi xuống 
Tôi biết rằng bão tố đã bình yên 
Gió heo may, phiến lá vàng lại sống 
Lạnh lẽo qua rồi, mưa như lửa bùng lên 
(...) 
Mưa rơi xuống 
Còn mặt trời ở lại 
Thế cho nên nắng từ đấy cũng rơi 
Nắng chói chang vòm xanh Hà Nội 
Cho hè sang, quả chín mọng môi người... 
TP CH KHOA HC − S
 11/2016 47 
3. KẾT LUẬN 
Đời Huy Cừ không dài, thơ Huy Cừ có thể chưa dễ đọc vì còn nhiều sự thẳng thắn, gai 
góc, nhưng đó là những sáng tạo, phát hiện độc đáo của một tư duy thơ mới mẻ, một tâm 
nguyện chân thành. Cũng giống trường hợp Phùng Khắc Bắc (1944-1991) và tập di cảo thơ 
“Một chấm xanh” (Nxb Quân đội, giải thưởng Hội Nhà văn 1991), bạo bệnh đã khiến 
nhiều dự định của Huy Cừ dang dở, song anh vẫn đang tiếp tục sống, ở một thế giới khác, 
với “cánh buồm mặt trời” của riêng mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Huy Cừ (2015), Cánh buồm mặt trời, (Huy Kỷ sưu tầm và biên soạn), Nxb Hội Nhà văn. 
2. Trần Mạnh Hảo (1981), Mặt trời trong lòng đất, Nxb Văn nghệ TP.Hồ Chí Minh. 
3. Nguyễn Đức Mậu (1978), Trường ca sư đoàn, Nxb Quân đội Nhân dân. 
4. Thanh Thảo (1977), Những người đi tới biển, Nxb Quân đội Nhân dân. 
HUY CU AND HIS PATH TO “SOLAR SAIL” 
Abstract: Huy Cu is one of the special poets of our post-war poetry. His works bring to 
the aspiration, happiness, sadness and even the worries and thoughts on a generation 
who went through the war. The path from “the song in the forest” (Tieng hat trong rung), 
“the words of stone” (Tam su cua da) to “the solar sail”(Canh buom mat troi) has shown 
clearly his own thought, exploration and experience on values of life and poetry. 
Keywords: Huy Cu, poetry, the song in the forest, the words of stone, the solar sail 

File đính kèm:

  • pdfhuy_cu_va_duong_toi_canh_buom_mat_troi.pdf