Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI

Nho giáo đã tham gia một phần quan trọng vào việc xây dựng nên diện mạo tinh thần của

dân tộc, vào văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì vậy, trong công cuộc cách mạng văn hóa hiện nay, cần

phải nghiên cứu Nho giáo để thấy tôn giáo này đã ảnh hưởng đến văn hóa của chúng ta như thế nào.

Nho giáo, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở nghiêm trọng bước tiến của xã hội, còn có

nhiều yếu tố tích cực tác động đến đời sống dân tộc. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn những ảnh hưởng

của Nho giáo, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên cứu.

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 1

Trang 1

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 2

Trang 2

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 3

Trang 3

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 4

Trang 4

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 5

Trang 5

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 6

Trang 6

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 7

Trang 7

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 8

Trang 8

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 9

Trang 9

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 13600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI

Nho giáo Việt Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI
 51 
Nho giáo Việt Nam 
từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XI 
Nguyễn Thị Như1 
1 Học viện Quản lý giáo dục. 
Email: nguyenyennhu84@gmail.com 
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 12 năm 2017. 
Tóm tắt: Nho giáo đã tham gia một phần quan trọng vào việc xây dựng nên diện mạo tinh thần của 
dân tộc, vào văn hóa dân tộc Việt Nam. Vì vậy, trong công cuộc cách mạng văn hóa hiện nay, cần 
phải nghiên cứu Nho giáo để thấy tôn giáo này đã ảnh hưởng đến văn hóa của chúng ta như thế nào. 
Nho giáo, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở nghiêm trọng bước tiến của xã hội, còn có 
nhiều yếu tố tích cực tác động đến đời sống dân tộc. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn những ảnh hưởng 
của Nho giáo, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể để nghiên cứu. 
Từ khóa: Nho giáo, Bắc thuộc, nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: Confucianism has played an important role in the development of the spiritual value of 
Vietnam and its national culture. As a result, in the current cultural revolution, it is necessary to 
study the doctrine to see how it has affected the Vietnamese culture. In addition to the negative 
impacts that severely hindered the progress of Vietnam’s society, Confucianism does contain many 
factors that impacted the nation positively. Therefore, so as to properly assess the effects of 
Confucianism, we need to put it into a specific historical context to study. 
Keywords: Confucianism, Northern domination, Ngo dynasty, Dinh dynasty, Early Le dynasty. 
Subject classification: Philosophy 
1. Mở đầu 
Nho giáo có ảnh hưởng khác nhau ở các 
thời đại khác nhau và đối với các tầng lớp 
khác nhau. Khi tìm hiểu Nho giáo, chúng ta 
cần phân tích những điều kiện xã hội, trong 
đó Nho giáo đã nảy sinh, phát triển và suy 
tàn. Không có một Nho giáo chung chung 
cho các thời đại, một Nho giáo nhất thành 
bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi, mọi lúc. 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
52 
Chỉ có trên cơ sở nghiên cứu những điều 
kiện xã hội cụ thể, chúng ta mới nắm được 
thực chất nội dung Nho giáo qua các thời 
kỳ lịch sử. Bài viết phân tích ảnh hưởng của 
Nho giáo ở thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ 
Ngô, Đinh, Tiền Lê. 
2. Nho giáo thời Bắc thuộc 
Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà 
chiếm được Âu Lạc; sáp nhập đất đai Âu Lạc 
vào quốc gia phong kiến Nam Việt; chia Âu 
Lạc làm hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu 
Chân (Bắc Trung bộ); cử quan lại, quân lính 
sang cai trị và đóng đồn. Khi đất đai Âu Lạc 
bị tổ chức thành quận huyện, chính quyền 
phong kiến họ Triệu cũng thi hành một chính 
sách đồng hóa ráo riết đối với người Việt. 
Tuy nhiên, việc tổ chức chính quyền của họ 
Triệu với chính sách dung dưỡng để thống trị 
khiến xã hội Âu Lạc không gây ra sự biến đổi 
đáng kể, không làm cho ý thức hệ phong kiến 
xâm nhập nhiều vào xã hội thuộc địa. 
Đến năm 111 trước Công nguyên, nước 
Nam Việt của Triệu Đà bị nhà Hán thôn 
tính, vùng đất Âu Lạc bị đổi thành châu 
Giao Chỉ, bao gồm dưới đó 7 quận. Triều 
đình phong kiến nhà Hán đã áp dụng một 
chính sách thống trị mới tại đây nhằm ra 
sức khai thác kinh tế, củng cố chính quyền 
và đồng hóa nhân dân Việt theo văn hóa 
Trung Hoa. 
Để phục vụ cho công cuộc đồng hóa, 
giai cấp thống trị mới (thay thế giai cấp 
thống trị trước đó) “buộc phải làm cho tư 
tưởng của mình có hình thức phổ biến, phải 
nêu nó lên thành những tư tưởng duy nhất 
hợp lý, duy nhất có giá trị một cách phổ 
biến” [7, tr.368-369]. Từ đó, văn tự Trung 
Hoa cùng với Nho giáo được truyền bá 
mạnh mẽ vào xã hội Lạc Việt, làm cơ sở 
cho ý thức hệ phong kiến thống trị. Tuy 
nhiên, theo Nguyễn Kim Sơn, trong thái độ 
của triều đình phong kiến Trung Hoa đối 
với việc truyền bá Nho giáo vào xã hội Việt 
Nam lại xuất hiện một nghịch lý, mâu 
thuẫn. Họ vừa đẩy mạnh giáo hóa, thúc đẩy 
ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo tới các 
vùng quận huyện biên viễn, lại vừa kìm 
hãm, hạn chế sự phát triển của văn hóa Nho 
giáo ở các khu vực này [5, tr.433-450]. Nho 
giáo (với tư tưởng tam cương, ngũ thường, 
tư tưởng thiên mệnh hết sức khắc nghiệt 
được coi là hệ tư tưởng thống trị của giai 
cấp phong kiến phương Bắc) được sử dụng 
như một công cụ chủ yếu để thống trị, nô 
dịch nhân dân ta. Nó đóng vai trò thiết yếu 
trong quá trình hợp thức hóa chế độ Bắc 
thuộc và biến nước ta thành quận, huyện 
của Trung Quốc, khiến văn hóa nước ta trở 
nên phụ thuộc và là một bộ phận của văn 
hóa Hán. Chính vì thế, những viên quan cai 
trị (như Tích Quang, Nhâm Diên, Tô Định, 
Mã Viện, Sỹ Nhiếp, Đỗ Tuệ Độ, Cao 
Biền) là những người tích cực đưa Nho 
giáo và những phong tục xuất từ Nho giáo 
vào Việt Nam dưới mọi hình thức, từ truyền 
bá điển lễ hôn nhân gia đình, thiết lập pháp 
chế, đến cổ động tín ngưỡng, mở trường 
dạy học Tuy nhiên, việc truyền bá Nho 
giáo, Nho học theo đúng nghĩa của những 
từ này lại bị hạn chế. Nền giáo dục Nho học 
có được triển khai cũng chỉ vì giai cấp 
thống trị nước ngoài muốn đào tạo cho bộ 
máy cai trị của họ một số người làm tay sai, 
chứ không nhằm mục đích giáo hóa cho 
toàn bộ những người dân Việt bản xứ. Tuy 
kinh điển Nho giáo có được đem giảng dạy 
ở các trường, nhưng theo học các trường 
này là con em quan lại địa chủ Hán tộc và 
một số con em tầng lớp trên của xã hội Việt 
mà lực lượng ngoại xâm có thể dựa vào để 
Nguyễn Thị Như 
53 
cai trị. Việc bổ nhiệm, sử dụng quan lại 
người gốc Giao Chỉ tại Trung Châu, cũng 
như tại chính Giao Chỉ, có sự phân biệt đối 
xử so với người Trung Quốc, điều đó cũng 
tạo ra lực cản cho sự phát triển Nho học tại 
khu vực này. Thậm chí, những trí thức 
người Việt có tâm huyết, hoài bão, thực 
lòng muốn dâng hiến trí tuệ và tài năng của 
mình cho nước cho dân, thì lại bị triều đình 
trung ương gờm sợ. Số người này bị đánh 
trượt trong các kỳ thi, nhất là kỳ thi tiến sĩ 
lấy người sung vào các cơ quan chủ chốt. 
Những người đỗ rồi, vẫn không được phát 
triển, thi thố hết tài n ...  chí tôn được đẩy mạnh hơn so 
với thời Đinh. Lê Hoàn nâng các con mình 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
58 
lên một bậc Đại vương. Việc Lê Hoàn chia 
đất cho những người con trai thể hiện rõ vai 
trò của một ông vua phân phong đất cai trị. 
Lê Hoàn lấy niên hiệu Thiên Phúc (936-944) 
giống của nhà Hậu Tấn ngắn ngủi (936-946). 
Để đúng với địa vị Thiên tử, Lê Hoàn tổ 
chức mừng sinh nhật theo kiểu các vua 
Đường đề ra; cày ruộng tịch điền để mở 
mùa cho dân chúng. Chính quyền mới được 
xây dựng không chỉ phỏng theo khuôn mẫu 
Trung Hoa mà còn sử dụng cả quan lại là 
những người được đào tạo từ khuôn mẫu đó. 
Thái sư Hồng Hiến đương thời vốn là người 
Bắc triều, thông kinh sử, được vua tin dùng 
như tâm phúc. Quan lại trong triều được 
trọng dụng nếu không phải là người Trung 
Quốc thì cũng đều là những người có trình 
độ Hán hóa nhất định. Họ ủng hộ việc Lê 
Hoàn công nhận nguyên tắc vương quyền 
gia trưởng của Nho giáo vào năm 1004. 
Những người này cũng giúp triều đình 
phong kiến học được cách tổ chức chính 
quyền theo kiểu tập trung. Những hoạt động 
đó cho thấy, lúc này, sự tiếp nhận văn hóa 
Trung Hoa không còn tính cách cưỡng ép 
mà đã trở thành tự nguyện và tự nhiên. 
Những biểu hiện ảnh hưởng của Nho giáo 
dưới thời Lê Hoàn khiến Ngô Thì Sĩ phải 
ngạc nhiên vì đời Lê Hoàn “không thấy có 
nhắc gì tới học hiệu và khoa cử” thế mà “lá 
thư xin tập vị lời nói uyển chuyển và đắc 
thể ca khúc tiễn sứ thần tình ý lanh lẹ đầy 
đủ tình tứ, văn nhân cũng không thể hơn 
được” [4, tr.97]. Những hiểu biết văn chương, 
nghĩa lý điển cố tinh tường trong các bài thơ 
của sư Đỗ Pháp Thuận, sư Khuông Việt là 
bằng chứng cho thấy Hán học, Nho giáo vẫn 
được duy trì trong xã hội. Chẳng hạn như, Đỗ 
Pháp Thuận tuy là tổ sư của một môn phái 
Phật giáo, nhưng khi được vua Lê Đại Hành 
hỏi về vận nước, một câu hỏi thuộc lĩnh vực 
chính trị nhân sinh, đã có câu trả lời hướng 
đến các giải pháp cụ thể: “Quốc tộ như đằng 
lạc/Nam thiên lý thái bình/Vô vi cư điện 
các/Xứ xứ tức đao binh” [9, tr.204]. 
Quan niệm về “vô vi” trong câu trả lời 
của ông có nhận thức luận của Phật giáo làm 
nền tảng, có triết lý của Đạo giáo làm cơ sở 
và hướng tới hành vi của Nho giáo làm cứu 
cánh [10]. Cái vô vi mà Nho giáo hướng tới 
đó chính là biểu hiện của đường lối đức trị. 
Thánh nhân lấy đức thịnh mà cảm hóa dân 
nên vô vi mà vẫn bình trị. Đạo làm vua mà 
biết người, đạo làm tôi mà biết việc thì dù 
không cần ra lệnh mà muôn việc vẫn thành. 
Trị nước bằng đức thì vô vi mà thiên hạ theo 
về [1, tr.566]. 
Cuối đời Lê, Lê Long Đĩnh cũng nhận 
thấy rõ trào lưu chính đang ngự trị ở Hoa 
Lư. Đó là trào lưu xây dựng triều đại theo 
khuôn mẫu phương Bắc. Vì vậy, ngay sau 
khi lên ngôi, Lê Long Đĩnh đã “sửa đổi 
quan chế và triều phục cho các quan văn võ, 
tăng đạo đều theo đúng như nhà Tống” [2, 
tr.245], tổ chức cai trị bám sâu vào địa 
phương hơn, đặt thêm quân địa phương 
“sương quân” như của nhà Tống. Long 
Đĩnh nâng thần thổ địa đất Đằng Châu, nơi 
thực ấp của mình lên chức thành hoàng. 
Như vậy, lần đầu tiên một ông vua phong 
tước cho thần theo đúng quyền hành của 
một vị Thiên tử. Chính những đổi thay theo 
mô hình Tống trong triều Lê đã giúp cho ý 
thức về quân quyền ngày càng tăng tiến ở 
các triều đại về sau. 
Tuy nhiên, do phải giằng co với những 
yếu tố bản địa truyền thống, nên Nho giáo 
không dễ dàng khẳng định vị thế của mình 
trên bình diện xã hội trong buổi đầu độc lập; 
sự phát triển của Nho giáo ở thế kỷ thứ X có 
những diễn tiến phức tạp. 
Nguyễn Thị Như 
59 
Sau khi giành được độc lập, đất nước 
phát triển theo xu hướng tập quyền. Quan 
niệm vương quyền gia trưởng kiểu Nho 
giáo được coi là khuôn mẫu cần tuân thủ. 
Nhưng lúc này, nguyên tắc phụ quyền của 
Nho giáo chưa lấn đoạt được nguyên tắc 
mẫu quyền truyền thống. Phải rất khó khăn, 
nguyên tắc này mới dần dần được khẳng 
định. Ngô Quyền khi bệnh nặng, giao cho 
Dương Tam Kha giúp đỡ con mình. Điều 
đó thể hiện vai trò của Dương Tam Kha. 
Vai trò của người cậu trong một gia đình 
mẫu hệ là vai trò người nuôi nấng kẻ nối 
dõi dòng họ, vai trò điều khiển, quyết định. 
Dù bằng binh lực đánh dẹp 12 sứ quân, 
Đinh Bộ Lĩnh cũng phải lấy mẹ Ngô Nhật 
Khánh để bảo đảm vai trò tiếp nối nhà Ngô. 
Rồi Lê Hoàn lấy vợ Đinh Bộ Lĩnh, trước đó 
lại được bà Dương hậu này sai lấy áo long 
cổn cho mặc và mời lên ngôi hoàng đế. Các 
vua Đinh, Lê đều lập nhiều hoàng hậu 
ngang nhau. Tuy nhiên, thực tế lịch sử 
không để cho khuynh hướng truyền thống 
giữ ưu thế. Nguyên tắc phụ quyền, cho dù 
khó khăn, vẫn dần dần được khẳng định. 
Thời Ngô, sau khi Ngô Quyền mất, người 
anh vợ (có sách chép là em) Dương Tam 
Kha toàn quyền lựa chọn người kế nghiệp, 
đó là người con thứ Ngô Xương Văn. 
Nhưng do nếp sinh hoạt ở Đô hộ phủ An 
Nam đã chịu ảnh hưởng nhất định bởi quan 
niệm phụ quyền gia trưởng trong Nho giáo 
Trung Hoa, cho nên người con trưởng Ngô 
Xương Ngập không chịu thiệt thòi, đã xảy 
ra tranh giành, hiềm khích. Sang thời Đinh, 
Đinh Tiên Hoàng truyền ngôi cho người 
con nhỏ tuổi Hạng Lang. Các sử thần đời 
sau chê ông bỏ trưởng lập thứ, gây mầm rối 
loạn. Nhưng thực chất, tính chất trưởng thứ 
đã thể hiện rất rành rẽ trong quyết định của 
ông. Theo Tạ Chí Đại Trường trong tác 
phẩm Những bài dã sử Việt, “Hạng Lang” 
là chuyển âm Hán Việt của từ “Chàng 
Lớn”, Hạng Lang mới chính là con trưởng 
của họ Đinh tính theo dòng chính. Vì vậy, 
Đinh Tiên Hoàng đã truyền ngôi đúng với 
nguyên tắc của Nho giáo. Nguyên tắc ấy, 
qua thời Lê sang đến thời Lý mới thực sự 
thắng thế. 
Việc Nho giáo khó xác lập vị thế chính 
thống trong thời kỳ này còn xuất phát từ 
chỗ ý thức thời đại cũng chưa sẵn sàng cho 
những khuôn mẫu của nó. Khi tổ chức 
chính quyền phong kiến, Đinh Bộ Lĩnh đã 
thực hiện nhiều biện pháp củng cố quyền 
lực tích cực nhằm tăng cường tính tập 
trung, xóa bỏ yếu tố phân li. Họ Đinh đã 
thu phục các cựu sứ quân hay dòng dõi của 
họ (bằng cách đưa họ vào trong bộ máy 
chính quyền; lấy danh vị, chức tước triều 
đình mua chuộc, xoa dịu để đổi lấy sự thần 
phục; cho Phạm Phòng Át làm quan thân 
vệ, gả con cho Trần Thăng, em Trần Lãm, 
liên kết thông gia chặt chẽ với người thuộc 
dòng chính thống của họ Ngô, phong Lê 
Lương làm chức Trấn quốc bộc xạ). Tuy 
nhiên, các thành phần chính quyền từ nhiều 
nguồn gốc đó là một duyên cớ quan trọng 
khiến cho khó có một triều đại bền vững. 
Chính vì khó có thể tin được sự thần phục 
của các cựu sứ quân hay của dòng dõi họ, 
cho nên Đinh Tiên Hoàng, thay vì sử dụng 
biện pháp nhân trị của Nho giáo, đã “đặt 
vạc dầu lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ở trong 
cũi” [2, tr.205] để trị tội kẻ phản đối. Đó là 
biện pháp mạnh trên cái thế thống nhất 
mỏng manh. 
Bên cạnh đó, nhà Đinh còn áp dụng 
những biện pháp thu phục dân chúng nhờ 
vào tôn giáo. Trong tổ chức tôn giáo lúc ấy, 
Phật giáo có vị thế nổi bật hơn cả. Ngay từ 
thời Bắc thuộc, ý thức Phật giáo đã ngày 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2018 
60 
càng thắng thế trong xã hội, ảnh hưởng sâu 
đậm đến sinh hoạt tư tưởng và thế giới quan 
của người Việt. Nhiều cuộc tranh luận, 
đụng độ giữa Nho giáo và Phật giáo đã diễn 
ra. Nho giáo, tuy được giới cầm quyền bảo 
hộ nhưng vẫn không bước lên được địa vị 
độc tôn. Từ đó trở đi, Nho học Việt Nam đã 
phải náu mình vào đạo Thiền để khả dĩ tồn 
tại và chờ cơ hội phát triển. Bởi thực tế lịch 
sử ấy, giai cấp phong kiến Việt Nam buổi 
đầu độc lập không thể không đề cao và sử 
dụng Phật giáo một cách tích cực. Không 
phải ngẫu nhiên mà tổ chức tôn giáo vào 
lúc đương thời (năm 971) đi đôi với tổ chức 
chính quyền trung ương. Đại Việt sử ký 
toàn thư chép: “Tân Mùi, năm thứ 2 (971) 
(Tống, Khai Bảo năm thứ 4). Mới định ra 
giai phẩm cho các quan văn võ và tăng đạo. 
Cho Nguyễn Bặc làm Định Quốc công, Lưu 
Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập 
đạo tướng quân; cho tăng thống Ngô Chân 
Lưu hiệu là Khuông Việt đại sư, cho 
Trương Ma Ni làm Tăng đạo sĩ, Đặng 
Huyền Quang làm Sùng chân uy nghi” [2, 
tr.208]. Như vậy là, sức mạnh thần quyền 
đã được cụ thể hóa trong hệ thống thế tục 
để phục vụ cho hệ thống thế tục ấy. 
Tăng sĩ được quý trọng không những vì 
vai trò quan trọng về mặt tôn giáo, mà còn 
vì tính chất đại diện thời đại của họ. Nhà 
sư không chỉ am tường giáo lý nhà Phật, 
mà còn am hiểu cả Nho giáo. Họ được các 
triều đại phong kiến trọng dụng để giúp 
việc nước, trở thành những người cố vấn 
trong chính quyền nhà nước do tinh thông 
cả Nho - Phật - Đạo. Tuy nhờ đó mà Nho 
giáo có thêm cơ hội mở rộng tầm ảnh 
hưởng, nhưng cũng chính vì thế mà tính 
cách duy lý của Nho giáo mờ nhạt đi. 
Đồng thời với đó, thân phận tăng đồ lại 
gắn liền với quyền lợi chức vụ, ruộng đất. 
Tăng quan trụ trì tại các tự viện của nhà 
nước đều được cấp ruộng. Tự viện là điền 
trang của tập đoàn phong kiến Phật giáo. 
Điều đó là một trong những lý do khiến 
cho nhiều người học Nho quay sang làm 
tăng. Chẳng hạn như, Khuông Việt “lúc bé 
học đạo Nho, lớn lên đi tu” [9, tr.208]. Sự 
nhập nhòa giữa Nho giáo và Phật giáo 
khiến cho cả hai đều không giữ được tính 
chất thuần túy của học thuyết mình. 
Cuối đời Tiền Lê, để tập trung quyền 
hành cho bản thân, Lê Long Đĩnh muốn 
nhanh chóng đưa Nho giáo lên địa vị chủ 
đạo trong đời sống tư tưởng của xã hội. 
Hành động của vua (róc mía trên đầu nhà 
sư Quách Ngang, cố tình lỡ tay làm chảy 
máu rồi cười), là sự đàn áp một lực lượng, 
một tập thể, một ý thức hệ. Sự đàn áp đó 
được gây ra bởi ý thức Nho giáo chủ trương 
quyền độc tôn về ngôi vị Hoàng đế. Nhưng 
Long Đĩnh đã gặp phải sự chống đối mạnh 
mẽ trong tiến trình củng cố địa vị chuyên 
chế của mình. Năm 1009, kinh Đại Tạng 
được mang về càng làm vững chắc thêm vai 
trò xã hội của tầng lớp tăng đạo Hoa hóa, 
khiến cho câu chuyện vua róc mía trên đầu 
nhà sư sau này chỉ có ý nghĩa là hành động 
tàn ác của một cá nhân điên loạn cầm 
quyền. Hoàn cảnh lịch sử đã tạo ra một vị 
Hoàng đế với những hành động khắc bạc, 
tàn bạo. Thiền sư Vạn Hạnh bỏ nhà Lê, lao 
tâm khổ trí mưu đồ cho sự nghiệp của Lý 
Công Uẩn hẳn có lý do chính đáng. Những 
toan tính của Lê Long Đĩnh muốn tập trung 
quyền hành cho bản thân, dòng họ mình, lại 
dẫn đến kết quả thụ hưởng cho kẻ khác. 
Mưu toan muốn nhanh chóng đưa khuôn 
mẫu Nho giáo lên địa vị chủ đạo để thay thế 
cho thế lực còn rất mạnh mẽ của Phật giáo 
đã thất bại. Và vì vậy, đạo Phật sẽ vẫn còn 
thịnh vượng cho đến vài ba thế kỷ về sau. 
Nguyễn Thị Như 
61 
Như vậy, thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, vai 
trò của Nho giáo trong xã hội tuy chưa nổi 
bật, nhưng vẫn được duy trì ở một mức độ 
nhất định và là tiền đề cho sự khởi sắc của 
nó ở giai đoạn lịch sử tiếp theo. 
4. Kết luận 
Nho giáo tuy có mặt tại Việt Nam ngay từ 
thời Bắc thuộc, nhưng trong xã hội Việt lại 
khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử. Nửa đầu 
thời kỳ Bắc thuộc, do việc truyền bá Nho 
giáo xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống 
trị ngoại tộc và do những mâu thuẫn trong 
chính sách truyền bá Nho giáo của chính 
quyền đô hộ, nên Nho giáo đã vấp phải sự 
chống đối của người dân bản địa. Từ thế kỷ 
VI trở đi (nửa cuối thời kỳ Bắc thuộc), Nho 
giáo tuy chưa xâm nhập được vào mọi tầng 
lớp xã hội, nhưng đã từng bước đi vào đời 
sống tư tưởng người Việt trên phương diện 
một nhãn quan chính trị - xã hội, cung cấp 
cho tầng lớp trên của xã hội Việt những tri 
thức và kinh nghiệm hữu ích về lịch sử, về 
cách thức tổ chức xã hội, nhà nước. Nho 
giáo đã cung cấp kiến thức cho những 
người Việt yêu nước đấu tranh cho độc lập 
dân tộc, cho quyền tự chủ của quốc gia. 
Tuy Nho giáo không dạy người Việt Nam 
yêu nước, nhưng những mệnh đề, khái niệm 
của Nho giáo khi được cấu trúc lại trên lập 
trường yêu nước Việt Nam lại tỏ ra có tác 
dụng tích cực đối với công cuộc cứu nước 
của dân tộc. Sang thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, 
vai trò của Nho giáo trong xã hội tuy chưa 
nổi bật, nhưng vẫn được duy trì ở một mức 
độ nhất định và là tiền đề cho sự khởi sắc 
của nó ở giai đoạn lịch sử tiếp theo. Thời kỳ 
này rất ít người có chí học cao, học xa với 
mục đích tham gia vào những cuộc tranh 
luận về học thuật, bàn về những vấn đề siêu 
hình. Người Việt tiếp nhận Nho giáo trên 
tinh thần thực tiễn, hướng về phía những 
vấn đề mà thực tiễn đất nước yêu cầu và 
nhân dân mong muốn. Tóm lại, từ thời Bắc 
thuộc cho đến đầu thế kỷ XI, Nho giáo chưa 
có lúc nào có thể vươn lên địa vị chủ đạo, 
chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của dân 
tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nó đã tạo nên một 
dòng chảy liên tục trong văn hóa, tư tưởng 
người Việt đương thời, đồng thời tạo những 
tiền đề cần thiết để tiếp tục phát triển mạnh 
mẽ hơn trong các giai đoạn lịch sử về sau. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóa 
Thông tin, Hà Nội. 
[2] Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt sử ký toàn thư, 
t.1, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 
[3] Trần Nghĩa (2005), “Thử bàn về thời điểm du 
nhập cùng tính chất, vai trò của Nho học Việt 
Nam thời Bắc thuộc”, Tạp chí Hán Nôm, số 1. 
[4] Ngô Thì Sĩ (1960), Việt sử tiêu án, Nxb Sài 
Gòn, Sài Gòn. 
[5] Nguyễn Kim Sơn (2015), “Đề cương nghiên 
cứu đặc điểm việc tiếp nhận Nho giáo của 
người Việt Nam, từ khởi nguồn tới đầu thế kỷ 
XX”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Nho học 
Đông Á: truyền thống và hiện đại, tháng 
3/2015, Trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - Quỹ 
Sunwah, Tập đoàn Sunwah, Hà Nội. 
[6] Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, Nxb Viện 
Đại học Huế, Huế. 
[7] Lê Sỹ Thắng (chủ biên) (1994), Nho giáo tại 
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[8] Tạ Chí Đại Trường (2014), Những bài dã sử 
Việt, Nxb Tri thức, Hà Nội. 
[9] Viện Văn học (1977), Thơ văn Lý - Trần, t.1, 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[10] https://thuvienhoasen.org/author/post/2488/ 
1/nguyen-hung-vy. 
[11] 
nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/ 
[12] www.vietnamvanhien.net/baisukhacchoviet 
nam.pdf 

File đính kèm:

  • pdfnho_giao_viet_nam_tu_thoi_bac_thuoc_den_dau_the_ky_xi.pdf