Bàn thêm về khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm có nội hàm và ngoại diên phức tạp. Đã có hàng trăm định nghĩa về văn

hóa phản ánh những quan điểm, những trường phái lý thuyết khác nhau. Bài viết này vận dụng một

số quẻ trong Kinh Dịch và luận bàn của người xưa để làm rõ hơn thuật ngữ văn hóa thông qua các

phương diện: Văn hóa là phát minh, sáng tạo; Văn hóa là “yên lòng dân”; Văn hóa luôn vận động -

phát triển; văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị. Qua đó khẳng định tính vận động,

biện chứng trong nội hàm khái niệm văn hóa.

Bàn thêm về khái niệm văn hóa trang 1

Trang 1

Bàn thêm về khái niệm văn hóa trang 2

Trang 2

Bàn thêm về khái niệm văn hóa trang 3

Trang 3

Bàn thêm về khái niệm văn hóa trang 4

Trang 4

Bàn thêm về khái niệm văn hóa trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 4680
Bạn đang xem tài liệu "Bàn thêm về khái niệm văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn thêm về khái niệm văn hóa

Bàn thêm về khái niệm văn hóa
5Số 20 - Tháng 6 - 2017
LÝ LUẬN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
BÀN THÊM VỀ KHÁI NIỆM VĂN HÓA
 HOÀNG SƠN CƯỜNG
Tóm tắt
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm và ngoại diên phức tạp. Đã có hàng trăm định nghĩa về văn 
hóa phản ánh những quan điểm, những trường phái lý thuyết khác nhau. Bài viết này vận dụng một 
số quẻ trong Kinh Dịch và luận bàn của người xưa để làm rõ hơn thuật ngữ văn hóa thông qua các 
phương diện: Văn hóa là phát minh, sáng tạo; Văn hóa là “yên lòng dân”; Văn hóa luôn vận động - 
phát triển; văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị. Qua đó khẳng định tính vận động, 
biện chứng trong nội hàm khái niệm văn hóa.
Từ khóa: Bàn thêm, khái niệm văn hóa
Abstract
Culture is an inner and external complex concept. There have been hundreds of cultural definitions 
that reflect different theoretical views. This article applies some of the lots in I Ching and the discussion 
of the ancients to further clarify the cultural terminology through the following aspects: Culture is 
inventiveness, creativity; Culture is “peace of mind”; Culture is always moving - development; Culture 
is closely related to economics - politics. This confirms the motivational, dialectic within the cultural 
connotation.
Keywords: Discuss more, cultural concepts
Dù đã có quá nhiều định nghĩa thể hiện các khái niệm, quan niệm khác nhau về văn hóa và từ rất sớm, năm 
1793, thuật ngữ “Culture” đã xuất hiện (4, tr. 36 
- 37), nhưng do kho tàng trí tuệ của nhân loại 
được bổ sung nhiều nên cần bàn thêm về khái 
niệm “Văn hóa”. Mặc dù ở phương Đông từ 
mấy nghìn năm trước, người ta đã đưa ra luận 
thuyết về sự vận động của khái niệm “Văn hóa” 
(đem cái văn ứng dụng một cách sáng tạo vào 
cuộc sống) (2, tr. 12), nhưng do nền kinh tế vẫn 
còn lệ thuộc vào tự nhiên nên không ít khái 
niệm “Văn hóa” chưa giải quyết thấu đáo hiện 
tượng vận động “xoáy trôn ốc đi lên”. Nói tới 
khái niệm “Văn hóa”, chúng ta không chỉ nêu ra 
mô hình cấu trúc, mà điều quan trọng hơn cả 
là phải xuất phát từ chức năng giúp loài người 
“sinh tồn và phát triển” như Hồ Chí Minh đã nói 
(5, tập 3, tr.458) để hiểu nội hàm cơ bản của nó.
1. Văn hóa là phát minh, sáng tạo 
Với ba nền kinh tế (kinh tế nông nghiệp, 
kinh tế công nghiệp - sản xuất hàng hóa từ 
nguyên liệu có sẵn và kinh tế tri thức - sản xuất 
hàng hóa từ nguyên liệu được sáng tạo mới) 
thì văn hóa không chỉ dừng lại ở cách ứng xử 
theo một khuôn mẫu, lễ nghi cứng nhắc, hoặc 
đua nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên, mà 
phải coi “phát minh, sáng tạo” (5, tập 3, tr.458) 
là yếu tố cơ bản.
Số 20 - Tháng 6 - 20176
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Khái niệm văn hóa đã được cha ông ta trăn 
trở từ rất lâu. Lê Quý Đôn đã chỉ ra cái “Văn” 
(mà quẻ Bí 賁 là biểu tượng) thể hiện trong 
quá trình vận động không ngừng và ngày một 
phát triển cao hơn (3). Theo Lê Quý Đôn, tuy 
quẻ Bí được gọi là “Văn” (văn hóa thành văn), 
nhưng lại được hiểu bao gồm hai công đoạn 
là “làm sách” (đúc rút kinh nghiệm từ quá trình 
lao động trước) và “đọc sách” (ứng dụng một 
cách sáng tạo những kinh nghiệm ấy vào quá 
trình lao động tiếp theo để thúc đẩy xã hội 
phát triển). Như thế là, để có cái văn sau phát 
triển hơn cái văn trước thì khái niệm “Văn” phải 
là một tổ hợp “danh-động từ”. Quẻ Bí (贲) 
trong sách Kinh Dịch có công thức:
Cương nhu giao thác thiên văn dã, Văn minh 
dĩ chỉ nhân văn dã, Quan hồ thiên văn dĩ sát 
thời biến, Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên 
hạ (剛柔交錯天文也,文明以止人文也,觀乎天
文以察時变,觀乎人文以化成天下).
Công đoạn “đọc sách” (trong khái niệm Văn) 
mà Lê Quý Đôn nhắc tới bao gồm cả lao động 
chọn lựa kinh nghiệm tốt đẹp nhất, phù hợp 
nhất đã có, và sau đó phải vận dụng có hiệu 
quả nhất nhằm để thúc đẩy xã hội phát triển. 
Đó là một công đoạn vô cùng quan trọng, gọi 
là “Hóa”.
Để có công đoạn quan trọng này, phải có 
quá trình tích lũy lâu dài và nghiêm túc. Thiền 
sư Viên Chiếu (999 - 1090) đã từng chê những 
người đọc sách mà không biết suy nghĩ và 
hành động hợp lý thì chẳng khác người mù 
ngắm trăng, người điếc nghe nhạc. Theo quy 
luật phủ định biện chứng thì không hẳn tất cả 
các kinh nghiệm đã có trong quá khứ đều bị 
coi là lạc hậu. Đồng thời cũng không thể nhất 
nhất đều “tin một cách mù quáng từng câu 
từng chữ có trong sách” (5, tập 11, tr.98).
Bác Hồ đã từng dịch lại bốn câu kết của 
sách Tam Tự Kinh - một cuốn sách của “phong 
kiến” - như là những tiêu chí, những phẩm chất 
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời 
đại chúng ta:
Lười thì không tiến bộ
Siêng năng chắc thành công
Các bạn cố gắng mãi
Như thế là anh hùng 
(5, tập 10, tr.457).
(Cần hữu công - Hý vô ích - Giới chi tai - Nghi 
miễn lực 勤有功-戲無益-戒之哉-宜勉力).
Với nhận thức “xã hội luôn biến đổi, xã 
hội sau phát triển hơn xã hội trước” (5, tập 11, 
tr.238), chúng ta hiểu rằng, tuy xã hội tư bản 
chủ nghĩa còn nhiều khiếm khuyết, nhưng do 
sản xuất hàng hóa, “làm ra được cái khác với cái 
có sẵn trong tự nhiên” nên rất đáng để chúng 
ta học tập. 
2. Văn hóa phải “yên lòng dân”
Nói tới khái niệm Văn hóa, người ta hay 
nhắc tới cụm từ “Yên lòng dân”, tức phương 
pháp cai trị xã hội. Muốn yên lòng dân, việc 
đầu tiên và quan trọng nhất là lo cho dân ấm 
no hạnh phúc (5, tập 4, tr.64). Hồ Chí Minh đã 
nhắc lại câu nói của người xưa “Dân coi miếng 
ăn là trời” (Dân dĩ thực vi thiên - 民以食为天) 
(5, tập 5, tr.553). Câu nói đó cũng giống như 
“ham muốn tột bậc” của Người là “làm sao để 
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học 
hành” (5, tập 4, tr.187). Người còn nói: “Có độc 
lập mà dân không có tự do hạnh phúc thì cũng 
là vô nghĩa” (5, tập 4, tr.64).
Dù là xã hội sản xuất nông nghiệp hay sau 
này là xã hội công nghiệp thì như Nguyễn Trãi 
đã nói: “Chỉ có văn trị mới đưa xã hội tới thái 
bình” (Văn trị chung tu đáo thái bình (文治终
修到太平)(9, tr.289). Ý nghĩa lớn lao nhất của 
khái niệm “Văn trị” là quan tâm đến lợi ích của 
người dân, là có luật pháp nghiêm và minh 
(không thiên vị, không một ai được ngồi trên 
luật pháp). Mấy ngàn năm về trước, nhà triết 
học cổ đại phương Đông là Lão Tử đã chỉ ra: 
loài người đang làm trái đạo trời bởi người 
nghèo phải cung phụng người giàu. Nhìn ra 
mâu thuẫn rồi nhưng ông “không thể tự túm 
tóc mình nhấc lên” bởi ông đang sống ngập sâu 
trong xã hội bất công, vô lý ấy.
Cũng là xã hội sản xuất nông nghiệp nhưng 
ở nước ta, thực tế canh tác lúa nước trong điều 
kiện gió mùa đòi hỏi và bắt buộc mọi người 
7Số 20 - Tháng 6 - 2017
LÝ LUẬN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
phải gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau 
mà sống. Trong bài thơ khắc trên “núi Truyền 
Đăng”(nay gọi là núi Bài Thơ) ở Quảng Ninh 
vào năm 1468, Lê Thánh Tông đã chỉ ra dân ta 
phải gắn bó với nhau như chân với tay, và phải 
tôn trọng chữ “thời”: 
Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ,
Tín thủ dao đề tốn nhị quyền
(壯心初感咸三股
信取遙提巽二權)
Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, 
tiếp thu tinh hoa của văn minh nhân loại, Hồ 
Chí Minh đã đặt mốc quan trọng trong việc 
nghiên cứu khái niệm văn hóa khi Người nói: 
“Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của dân, 
do dân và vì dân”. 
 Hai yếu tố cơ bản mà Hồ Chí Minh nêu ra 
khi nghiên cứu văn hóa là: người dân lao động 
“phát minh và sáng tạo”, làm ra văn hóa như một 
quy luật tự nhiên “vì lẽ sinh tồn và phát triển”. 
Còn xã hội có tốt đẹp hay không lại lệ thuộc 
vào việc “phương thức sử dụng” các thành quả 
lao động ấy có hợp lý hay không. Khi xã hội 
đã phát triển sang một giai đoạn mới mà “Văn 
hóa” vẫn được hiểu theo quan niệm xưa thì Hồ 
Chí Minh gọi là “đem cái nắp tròn đậy cái hộp 
vuông” (5, tập 2, tr.562).
3. Văn hóa luôn vận động và phát triển
Hơn hai mươi năm trước, tôi đã thử vận 
dụng công thức tư duy nhị phân sơ khai để 
nghiên cứu văn hóa, giáo dục (1) trong xã hội 
phát triển. Đến nay khi đã có thêm nhiều tài 
liệu mới soi sáng, tôi muốn trở lại bàn thêm về 
vấn đề này. Các cụ Lê Quý Đôn, Phan Bội Châu 
và Ngô Tất Tố đã hé mở ra hướng nghiên cứu 
văn hóa trong xã hội phát triển theo hình thức 
“xoáy trôn ốc đi lên”.
Lê Quý Đôn gọi quẻ Bí là Văn, là “Văn hóa 
thành văn” (làm và đọc 
sách), là cái đẹp (3).
Quẻ Bí (賁) có cấu tạo 
trên là núi (☶), dưới là lửa 
(☲). Lửa chiếu sáng (vừa 
phải) làm cho núi rạng rỡ 
hơn lên. Đó là “làm đẹp cho 
đời”, là cái Văn.
Sách Kinh Dịch lý giải: Trong thế giới luôn 
vận động phát triển, thì “Văn” không đứng im, 
mà “cái Văn” sau luôn phải tốt đẹp hơn “cái Văn” 
trước. Con người phải nhận thức được quy luật 
đó để hành động sao cho xã hội ngày càng tốt 
đẹp hơn. 
Văn hóa không phải là “những thực thể có 
sẵn”, mà là “quá trình nhận thức và hành động 
của con người nhằm: từ những cái tốt đẹp nhất 
đã và đang có, phấn đấu để vươn tới những cái 
tốt đẹp hơn cần phải có”!
Thế giới luôn vận động, phát triển nên Văn 
hóa cũng không thể đứng im, không thể bất 
biến. Sách Kinh Dịch đưa ra công thức vận 
động của Văn hóa là: Đem cái Dương lên làm 
Văn cho cái Âm. Đem cái Âm lại làm Văn cho 
cái Dương (Cương thượng nhi Văn Nhu. Nhu 
lai nhi Văn Cương (刚上而文柔。柔來而文刚).
Với nhận thức ấy, Phan Bội Châu đã hoán 
đổi vị trí của hai hào 2 và 6 của quẻ Thái 泰 | 
(7, tr.369), Ngô Tất Tố hoán đổi vị trí hai hào 
5 và 6 của quẻ Kí Tế 既濟 (8, tr.325), để thành 
quẻ Bí 賁 là “cái tốt đẹp hơn cần phải có”. 
Quẻ Thái 泰 có cấu tạo trên là Đất ☷, dưới 
là Trời ☰. Trời luôn bốc lên, Đất luôn lắng 
xuống nên chúng luôn gặp nhau để phát triển 
(như mùa xuân, như bình minh, như tuổi trẻ...). 
Quẻ Thái 泰 là “cái tốt đẹp nhất của trời đất”, 
nhưng không hẳn khi có nó là mọi chuyện đều 
suôn sẻ. Năm nào chẳng có mùa xuân, nhưng 
có năm thuận mưa vừa nắng, mùa màng tốt 
tươi, có năm lụt chưa qua, hạn đã tới. Ai chẳng 
có tuổi trẻ, nhưng có người thành đạt, có người 
suốt đời đói khổ... 
Quẻ Kí Tế 既濟 có cấu tạo trên là nước ☵, 
dưới là lửa ☲. Lửa đốt nóng làm cho nước bốc 
hơi, tạo thành mây, mưa là những điều kiện 
thiết yếu tạo nên sự sống. Quẻ Kí Tế 既濟 cũng 
là biểu tượng của một xã hội cân bằng cả về số 
lượng lẫn chức trách mà tạo hóa đã ban phát 
và đòi hỏi cả nam và nữ phải tuân thủ. 
Tài nguyên có sẵn trong thiên nhiên, khai 
thác mãi rồi cũng cạn kiệt. Để có được “cái tốt 
đẹp hơn cần phải có”, Văn hóa - Giáo dục phải 
được coi là “nguồn lực” để phát triển xã hội.
Số 20 - Tháng 6 - 20178
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Mở đầu sách Tam tự kinh có câu: Sinh tương 
cận, tập tương viễn (生相近,集相遠), có nghĩa 
là lúc mới sinh ra, con người ta tương đối giống 
nhau, nhưng quá trình học tập, rèn luyện làm 
cho người ta ngày một khác xa nhau (người 
giỏi người dốt, người giàu người nghèo). 
 Sách Kinh Dịch chỉ ra ở quẻ Lữ 旅 có câu 
“Trước cười sau khóc”, nói về những kẻ mải rong 
chơi nên suốt đời đói khổ, về sau hối không kịp. 
Còn ở quẻ Đồng Nhân 同人lại có câu “Trước 
khóc sau cười”, chỉ những người chịu thương 
chịu khó, “làm tận sức” (5, tập 15, tr.588) , “chắc 
sẽ thành công” (5, tập 10, tr.457).
Tư duy biện chứng chỉ ra rằng, không hẳn 
những cái trước đây được coi là tốt đẹp, ngày 
nay và mai sau vẫn mãi mãi được tôn vinh. 
Và, cũng không hẳn mọi kinh nghiệm mà loài 
người đã đúc kết được trong quá khứ, ngày 
nay đều bị coi là “lạc hậu”. Đánh giá hơn hay 
kém phải căn cứ vào sự phát triển xã hội theo 
hình thức “xoáy trôn ốc đi lên”, vòng sau phát 
triển cao hơn vòng trước. Cách mạng là sự 
phát triển, thay đổi về bản chất.
Trong nền sản xuất nông nghiệp, con người 
sống dựa hoàn toàn vào số của cải có sẵn 
trong thiên nhiên thì lý thuyết “đại đồng” (chia 
đều cái nghèo) là tiến bộ. Bước sang nền sản 
xuất hàng hóa, làm ra “cái khác với cái có sẵn 
trong tự nhiên” để sống, thì nếu ai vẫn khăng 
khăng bênh vực thuyết “đại đồng”, Hồ Chí Minh 
khẳng định đó là “phần tử phản cách mạng” (5, 
tập 2, tr.563).
Ngược lại, không hẳn cái gì “mới” (về mặt 
thời gian) cũng đều “hơn” cái trước đây, bởi 
trong những kinh nghiệm mà nhân loại đã 
chắt lọc và đúc kết ra, có nhiều cái đã là chân 
lý vĩnh cửu. 
Nếu “Văn hóa” chỉ được hiểu là “bản tổng 
kết quá khứ” thì nó luôn luôn lạc hậu. Bởi vậy, 
khi dùng biểu tượng quẻ Bí 賁 để chỉ cái Văn, 
Lê Quý Đôn không chỉ nói là “làm sách” mà 
còn gọi là “đọc sách”. Trong các câu đối (một 
hình thức văn rất cô đọng), cha ông ta cũng 
đã chỉ ra là đọc sách xưa cốt để hiểu nay: Thư 
pháp vị tất toàn sư cổ, Văn chương trọng tại 
năng thông kim 書法未必全师古,文章重在
能通今(6, tr.215).
Thậm chí, khi đọc sách, người đọc còn phải 
thấy những điều tác giả chưa thấy. Có thể nêu 
một vài ví dụ:
Khi kể chuyện Tây du ký, Hồ Chí Minh đã 
nhắc tới phẩm chất của Đường Tăng - người 
“lãnh đạo” đoàn người đi xin kinh Phật - là đã 
“có quyết tâm sắt đá, thực hiện triệt để đến cùng 
mục tiêu đúng đắn đã đặt ra” (4, tr.58).
Nhà Hán học Vũ Tôn Sán 
phát hiện ra trên bìa cuốn 
Đại Việt sử ký toàn thư của 
Nội các quan bản, chữ “Mậu 
(戊) trong chữ “Việt” đã được 
chấm thêm một dấu chấm 
để thành chữ “Tuất” là tuổi của Lý Công Uẩn, 
người dựng nên nhà nước độc lập đầu tiên sau 
hơn một ngàn năm Bắc thuộc. 
Trong 3 câu thơ thứ 1088 - 1090 của Truyện 
Kiều, Nguyễn Du cũng đã “kín đáo” nêu ra vấn 
đề này. Muốn hiểu thấu các di sản tư tưởng 
trong quá khứ, nhiều khi ta phải đặt mình 
trong không gian, tâm thức của người viết 
xưa. Chẳng hạn muốn hiểu thấu đáo hai câu 
thơ của Lê Thánh Tông viết trên đá núi Bài Thơ 
năm 1468 (đã dẫn ở trên), người đọc phải hiểu 
“nghĩa ẩn đằng sau con chữ” (5, tập 1, tr.461).
Điều đó chỉ ra rằng, trong sách còn có 
những lời “vô ngôn” hoặc “ý tại ngôn ngoại”. 
Bởi thế trong “Tuyên ngôn của các Đảng cộng 
sản” F.Ăngghen mới nói, con chữ là một trong 
ba điều kiện giúp con người thoát khỏi thế giới 
dã man, tiến lên xã hội văn minh.
Khi đã bước sang xã hội sản xuất hàng hóa, 
làm ra cái “khác với cái có sẵn trong tự nhiên” mà 
vẫn mong chỉ dùng đạo đức để quản lý xã hội 
(đức trị) là ảo tưởng. 
Quản lý xã hội ngày nay chủ yếu phải bằng 
luật pháp nghiêm minh trên cơ sở thể chế xã 
hội hợp lý, mọi người phải lao động sáng tạo 
hết mình, “tận sức” (5, tập 15, tr.588) và phân 
phối thành quả lao động hợp lý, “bình quân 
chủ nghĩa là trái với chủ nghĩa xã hội” (5, tập 
10, tr.583).
4. Văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế - 
chính trị
Trong Kinh Dịch (cuốn sách ra đời ít nhất đã 
hơn bốn ngàn năm trăm năm về trước), có quẻ 
9Số 20 - Tháng 6 - 2017
LÝ LUẬN VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thứ 64, quẻ cuối cùng trong chu kỳ phát triển 
thấp gọi là quẻ Vị Tế 未濟. Trong quẻ ấy có câu 
chuyện con cáo nhỏ muốn bơi qua sông (để 
chuyển lên chu kỳ phát triển cao hơn) nhưng 
lười biếng, cứ để cái đuôi dài lướt thướt của 
mình kéo lê thê trong nước, nên không thể 
nào bơi được qua sông. Câu chuyện ấy chỉ ra: 
ngày nay, chúng ta muốn chuyển đổi từ nền 
sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, lên nền sản 
xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa (hoặc 
gọi là “công nghiệp hóa nông nghiệp”) mà vẫn 
“siêng ăn biếng làm”, thì giấc mơ “bỏ qua thời kì 
phát triển” nào đó (mà không tuân thủ những 
bước đi của sự phát triển tất yếu), thì cũng chỉ 
là điều ảo tưởng. Để thấm nhuần tư tưởng 
Hồ Chí Minh, khi Người nhấn mạnh đến việc 
phát triển sản xuất (tăng năng suất lao động) 
và phân phối thành quả lao động một cách 
hợp lý nhằm lo “miếng ăn” cho dân, chúng tôi 
thấy cần phải chú ý hơn nữa đến “phác thảo 
tư tưởng” của Ngô Tất Tố, khi ông chuyển đổi 
vị trí hào 2 và hào 3 của quẻ Tổn (損) để thành 
quẻ Bí (賁) (8, tr.325). Chúng tôi thể hiện “phác 
thảo” này trong hình vẽ sau:
Quẻ Tổn (損) có cấu tạo trên là núi (☶) dưới 
là đầm lầy (☱). Đạo trời chỉ ra: phải đem phù 
sa từ trên núi rải xuống đầm lầy để “ích trên lợi 
dưới”. 
“Phác thảo tư 
tưởng” của Ngô Tất Tố 
là chuyển thẳng quẻ 
Tổn (損) sang quẻ Bí 
(賁).
Ý nghĩa của sự “chuyển” này là để tạo sự 
hài hòa giữa “núi” và “đầm lầy”, trong cái nọ, 
có cái kia. Điều này phù hợp với tư tưởng Hồ 
Chí Minh: “Văn hóa phải nằm trong kinh tế và 
chính trị”. Trong bức thư gửi triển lãm mỹ thuật 
năm 1951, Hồ Chí Minh đã nêu ra một triết lý 
văn hóa. Triết lý ấy được thể hiện trong cách 
“định nghĩa” có một không hai về mô hình xã 
hội lý tưởng: “Có thực mới vực được đạo”. Đó 
là chủ nghĩa duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa 
Mác - Lê nin (5, tập 5, tr.553).
Trong mô hình xã hội lý tưởng, Hồ Chí Minh 
còn chỉ rõ: “Chủ và thợ phải hợp tác với nhau 
trong lao động để cùng có lợi” (5, tập 5, tr.124). 
Trong hình vẽ trên, chúng tôi đề xuất thêm: 
trước hết phải chuyển đổi vị trí hào 2 và hào 
5 của quẻ Tổn (損) để thành quẻ Ích (益); tiếp 
đến, chuyển đổi vị trí hào 3 và hào 5 của quẻ 
Ích (益) để thành quẻ Bí. Sự chuyển đổi này 
cũng phù hợp với hai công đoạn “hợp tác lao 
động” và “phân phối thành quả lao động hợp lý” 
trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh.
Khái niệm Văn hóa của Hồ Chí Minh đã 
nhấn mạnh yếu tố “phát minh và sáng tạo” 
cùng với “phương thức sử dụng hợp lý” thành 
quả của các phát minh và sáng tạo đó (5, tập 
3, tr.458). 
Tư tưởng “Văn hóa không thể đứng ngoài 
mà phải đứng trong kinh tế và chính trị” của Hồ 
Chí Minh không hề hạ thấp vai trò của Văn hóa, 
mà ngược lại chính là trả lại cho Văn hóa vị trí 
cao cả và thiêng liêng vốn có.
H.S.C
(Nguyên giảng viên Khoa Quản lý Văn hóa 
- Nghệ thuật, Trường ĐHVH HN)
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Sơn Cường (2003), Văn hóa một góc 
nhìn, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2.馮天攸(1991),河孝明,周迹明,-中华文
化史,上海人民出版社.
3. Lê Quý Đôn (2007), Lời nói đầu thiên Nghệ 
văn chí, sách Lê triều thông sử, Ngô Thế Long 
dịch, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
4. Trần Văn Giang (2004), Bác Hồ kể chuyện Tây 
du ký, In lần thứ 5, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), Nxb. Sự thật 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
 6. Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam, Phạm Đức 
Duật (2009), Hoành phi câu đối Hán - Nôm tinh 
tuyển, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
7. Chương Thâu (1992), Phan Bội Châu toàn 
tập, tập 7, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
8. Ngô Tất Tố (1995), Kinh Dịch trọn bộ, Nxb. 
Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Trãi Toàn tập (1976), Nxb. Khoa học 
xã hội.
 Ngày nhận bài: 5 - 1 - 2017
Ngày phản biện, đánh giá: 14 - 6 - 2017
Ngày chấp nhận đăng: 30 - 6- 2017

File đính kèm:

  • pdfban_them_ve_khai_niem_van_hoa.pdf