Nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa và cuộc đối thoại với truyền thống văn hóa Trung Quốc
Nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa là một phương tiện nghệ thuật độc đáo để nhà văn đối thoại với các mệnh đề
chính trong truyền thống văn hóa Trung Hoa. Thông qua việc phân tích các dạng thức: nhân vật châm biếm, nhân vật hài hước và
nhân vật u-mua đen, bài viết tập trung làm sáng tỏ tinh thần phản tỉnh của nhà văn đối với con người và hiện thực. Từ đó, bài viết
đi đến khẳng định những đóng góp mới của Dư Hoa trong tư tưởng và nghệ thuật
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa và cuộc đối thoại với truyền thống văn hóa Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa và cuộc đối thoại với truyền thống văn hóa Trung Quốc
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.950 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 147-156 | 147 Cite this article as: Nguyen, T. H. T. (2021). Comic characters in Yu Hua’s novels and the conversation with Chinese traditional culture. UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, 11(1), 147-156. https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.950 NHÂN VẬT HOẠT KÊ TRONG TIỂU THUYẾT DƯ HOA VÀ CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA TRUNG QUỐC Nguyễn Thị Hoài Thu Trường Đại học Vinh, Việt Nam Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hoài Thu - Email: hoaithukv@gmail.com Ngày nhận bài: 10-5-2021; ngày nhận bài sửa: 12-6-2021; ngày duyệt đăng: 17-6-2021 Tóm tắt: Nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa là một phương tiện nghệ thuật độc đáo để nhà văn đối thoại với các mệnh đề chính trong truyền thống văn hóa Trung Hoa. Thông qua việc phân tích các dạng thức: nhân vật châm biếm, nhân vật hài hước và nhân vật u-mua đen, bài viết tập trung làm sáng tỏ tinh thần phản tỉnh của nhà văn đối với con người và hiện thực. Từ đó, bài viết đi đến khẳng định những đóng góp mới của Dư Hoa trong tư tưởng và nghệ thuật. Từ khóa: Dư Hoa; tiểu thuyết, nhân vật; hoạt kê; cái hài; văn học Trung Quốc hiện đại. 1. Mở đầu Dư Hoa là nhà văn không chỉ được các nhà phê bình văn học hàng đầu Trung Quốc coi là một trong những nhà văn có thực lực nhất Trung Quốc1 (Moyan Ranks First in the List of Chinese Best Writers, 2018) mà còn được thế giới đánh giá cao khi khẳng định đây là “một nhân vật có thể cho thấy con người của một thời đại, là đại diện cho linh hồn dân tộc, Dư Hoa là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng thế giới” (Sabina, 2003). Là nhà văn có bút lực mạnh mẽ, qua gần bốn thập niên sáng tác, Dư Hoa đã để lại dấu ấn sâu đậm trên bức tranh đa màu sắc của văn học Trung Quốc đương đại. Các tác phẩm của ông không chỉ phản chiếu sinh động những biến chuyển trong đời sống tư tưởng của thời đại mà còn cho thấy diện mạo của văn học Trung Quốc từ khi đất nước này tiến hành Cải cách mở cửa. Từ những năm 90 của thế kỉ trước, những bộ tiểu thuyết của Dư Hoa lần lượt được xuất bản2 cho thấy sự chuyển hướng sáng tạo, tìm tòi lối đi riêng của nhà văn. Trong đó, kiểu nhân vật hoạt kê thể hiện một kiểu quan hệ mới, một hình thức nhận thức và đánh giá mới của ông đối với hiện thực. Trong cái nhìn có phần ôn hòa, bớt căng thẳng hơn so với thời kì đầu, tiếng cười được Dư Hoa sử dụng ngày càng phổ biến để khai phá những bi hài của số phận, nhân sinh. Nhân vật vì thế bắt đầu cởi mở hơn, giải tỏa những căng thẳng trước đây. Đó là lí do khiến kiểu nhân vật hoạt kê ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tiểu thuyết của Dư Hoa. Là một nhà văn luôn kiên trì tính hiện đại trong tư tưởng và bút pháp, luôn mang ý thức tái cấu trúc nền văn hóa, Dư Hoa thông qua kiểu nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết đã đối thoại, thể hiện sự bất tín với những mệnh đề văn hóa trong truyền thống Trung Hoa. 1Năm 2007, mười nhà phê bình văn học hàng đầu Trung Quốc gồm: Chu Đại Khả, Tạ Hữu Thuận, Bạch Hoa, Trương Hoằng tham gia bình chọn các nhà văn Trung Quốc đương đại có thực lực nhất. Kết quả Mạc Ngôn đạt 9 phiếu giữ ngôi đầu bảng, Dư Hoa cùng với Sử Thiết Sinh, A Lai, Vương An Ức đạt 6 phiếu đề cử cùng xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng. 2Gào thét và mưa bụi (về sau đổi tên thành Gào thét trong mưa bụi) năm 1991; Sống năm 1992; Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, năm 1995; Huynh đệ (tập 1) năm 2005; Huynh đệ (tập 2) năm 2006; tất cả đều được đăng trên phụ san của tạp chí Thu hoạch. Tiểu thuyết Ngày thứ bảy (第七天) năm 2013, Nxb Tân Tinh. Nguyễn Thị Hoài Thu 148 2. Nội dung 2.1. “Hoạt kê” (滑稽) là thuật ngữ có nguồn gốc từ Hán ngữ, có lịch sử tồn tại khá lâu. Nó xuất hiện sớm nhất trong Trang tử, thiên Từ vô quỷ. Ở đây, “Hoạt Kê” là tên của một người đi theo hầu hạ hoàng đế. Việc người này được gọi tên là “Hoạt Kê” có vì đặc điểm nào đó của anh ta hay không, không có căn cứ để làm rõ. Trong Sở từ (Khuất Nguyên), thiên Bốc cư, hai chữ “hoạt kê” có xuất hiện với ý nghĩa chỉ sự mềm dẻo, linh hoạt của ngôn ngữ. Đến thời Hán, từ “hoạt kê” đã có nội hàm ý nghĩa mới. Sau khi khảo sát cách dùng từ “hoạt kê” trong Hoạt kê liệt truyện của Sử kí (Tư Mã Thiên), nhà nghiên cứu Hác Ngọc Bình đã rút ra một số kết luận đáng chú ý. Thứ nhất, “hoạt kê” vốn ban đầu có nghĩa là một dụng cụ đựng rượu, có cái bụng to như cái nồi. Từ đó, “hoạt kê” trở thành ẩn dụ cho những người giỏi ăn nói, giỏi sử dụng ngôn từ biện luận, xuất khẩu thành chương, lời lẽ giàu ẩn ý, từ ngữ không bao giờ cạn. Thứ hai, có vẻ như các biểu hiện: nói lòng vòng, đùa dí dỏm, pha trò cũng là những biểu hiện của hoạt kê. Từ đó, tác giả đề xuất cách hiểu về “hoạt kê” như sau: “Hoạt kê chính là người có tài ứng đối, là một hình thức nghệ thuật, một loại ngôn ngữ với tri thức phong phú uyên bác, tư tưởng mẫn tiệp, ví dụ xác đáng, hình thức sinh động, biểu diễn chân thực, biểu đạt một đạo lý sâu sắc bằng cách thoải mái và nhẹ nhàng của hài hước, hoặc chế giễu hoặc khuyên can, khiến mọi người trong khi ôm bụng cười lớn mà cảm ngộ, thức tỉnh sâu sắc” (Hao, 1983, 101-102). Trong Hán ngữ hiện đại, nghĩa thứ nhất của “hoạt kê” là tính từ nhằm chỉ tính chất của những từ ngữ, hành động hoặc tình huống nào đó khiến cho người khác buồn cười. Khi chế giễu và chọc cười thì các mâu thuẫn bên trong hiện tượng được bộc lộ, vì thế đạt đến hiệu quả phê bình và châm biếm. Nghĩa thứ hai, “hoạt kê” dùng để gọi tên một loại hình kể chuyện cười rất sinh động, thú vị, lưu hành phổ biến trong vùng Ngô Việt (Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu) (What is humor? n.d.). Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, “hoạt kê” còn có một âm đọc khác là "cốt kê", có nghĩa là "nói khôi hài" (Thiều, 1999, 320). Trong trường hợp này, “h ... đã tinh khôn không lao vào cướp bánh bao mà cướp giày cao su của đồng đội, để vừa không bị dẫm đạp sứt đầu mẻ trán, vừa có thể thay củi nấu cơm! Cả hai nhân vật này đều phải đối diện với hoàn cảnh hết sức phi lý, đó là biết đi vào chỗ chết nhưng chẳng vì bất cứ một mục đích nào cao cả mà chỉ vì họ buộc phải thế. Họ không được thúc giục bởi lý tưởng, bởi khát vọng thể hiện mình hay cao hơn là lòng căm thù, lòng yêu nước Họ chỉ ý thức được tình thế của mình là “chẳng ai chạy thoát”. Thậm chí, Xuân Sinh tham gia quân đội mà chưa bao giờ đối đầu với quân giặc, kéo theo cỗ pháo chưa hề bắn một phát, không biết nơi mình đang bị bao vây là đâu, và cuối cùng thì anh ta chẳng hề quan tâm đến chiến tranh mà chỉ quan tâm đến cái bụng đói của chính mình. Cái phi lý đến nực cười đó khiến các nhân vật chỉ còn cách cười chua chát cùng với nó. Theo tiến trình thời gian, các nhân vật của Dư Hoa đã ngày càng cứng cỏi hơn, phát huy sức mạnh trào tiếu của dân gian để kháng cự với cái phi lý, bất công của cuộc đời. Hứa Tam Quan (Chuyện Hứa Tam Quan bán máu) không còn rướn chút sức tàn lực kiệt để cười với đời hay thu mình cô độc trong sự vô nghĩa mà đã lần lượt vượt qua các cửa ải khó khăn trong cuộc sống bằng những cách thức hài hước, phi thường nhất. Trong nạn đói, cả gia đình phải húp cháo ngô loãng trong nhiều ngày, Hứa Tam Quan đã “dùng miệng” nấu cho mỗi thành viên một món ăn ngon và họ thưởng thức chúng “bằng tai” một cách thỏa mãn. Người đọc bật cười bởi sự tranh giành, tị nạnh của những đứa trẻ cũng như sự tỉ mỉ hay cằn nhằn của Hứa Tam Quan trước những món ăn tưởng tượng. Nhưng đằng sau tiếng cười đó ta thấy sự bất lực trước hoàn cảnh của gia đình họ Hứa. Không chỉ có vậy, Hứa Tam Quan còn phải đối diện với một vụ án phi lý mà ở đó, bất cứ ai cũng có thể là quan tòa, bất cứ lời nói, hành động nào của bản thân cũng trở thành bằng chứng buộc tội, và bất cứ tội nhân nào cũng không thể tự bào chữa, cũng không thể không nhận tội dù biết tội lỗi đó không phải là của mình. Trong Đại cách mạng văn hóa, Hứa Tam Quan đã chứng kiến biết bao người bỗng nhiên “treo cổ trên cây, có người bị nhốt trong chuồng bò, có người bị đánh chết tươi” giữa thời buổi “không có tòa án, cảnh sát cũng không có, thời buổi này nhiều nhất là tội danh” (Yu, 2006, 268-269). Vậy nên khi vợ là Hứa Ngọc Lan bị đấu tố, Hứa Tam Quan đã không kháng cự dù biết tội danh “làm đĩ” của vợ hết sức vô lý. Đó là nguyên nhân đưa đến màn phê đấu bi hài của gia đình đối với Hứa Ngọc Lan. Trong buổi phê đấu kì lạ này, trước phạm nhân rất mực thực thà Hứa Ngọc Lan (đã khai tường tận, chi tiết tội lỗi “làm đĩ” của mình), trước các quần chúng cách mạng hết sức ngây thơ là ba đứa con trai (lúc nghe lời khai thì mắt cứ trợn tròn, lúc cần định tội lại há nửa mồm, lắp bắp không nói được gì), Hứa Tam Quan vào vai quan tòa nghiêm khắc định tội Hứa Ngọc Lan. Thực chất, đằng sau vẻ nghiêm khắc đó của Hứa Tam Quan là nhằm mục đích vừa tuân thủ cái luật lệ của xã hội không luật, vừa nhằm để cãi tội cho vợ, để những đứa con hiểu đúng về mẹ của chúng. Cái nghiêm khắc giả tạo của Hứa Tam Quan kết hợp với cái nghiêm túc thực thà của các thành viên còn lại trong gia đình càng tô đậm tính chất hoang đường, nực cười của buổi xử án. Cứ thế, Hứa Tam Quan cùng gia đình trải qua những tai ương, phi lý của cuộc sống. Thế nhưng, một con người như Hứa Tam Quan, chưa bao giờ bất bình với cuộc sống, chỉ biết im lặng nhận chịu, dựa vào dòng chảy của cuộc đời mà trôi, cuối cùng lại rút ra một “chân lý”: “lông dái mọc muộn hơn lông mày, nhưng lại dài hơn lông mày” (Yu, 2006, 414). Đó là sự hậm hực trước bất công nhưng cũng là tiếng cười chua chát của sự bất lực trước cái lẽ không công bằng. So với các nhân vật khác, Hứa Tam Quan đã có sự chủ động hơn trước cuộc sống. Nhưng nói cho cùng, đó Nguyễn Thị Hoài Thu 154 không phải là sự chủ động đấu tranh mà là sự chủ động chấp nhận - chấp nhận bản chất phi lý của cuộc đời. Nếu những câu chuyện giản dị trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu thể hiện sự “biến hóa biện chứng giữa nhiều và ít, nặng và nhẹ, đơn giản và phức tạp” (Zhang, 2007, 131) thì tính chất u-mua đen của nhân vật là điểm nối của các phạm trù đối lập đó. Rõ ràng, đến Hứa Tam Quan, tiếng cười trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn không chỉ giúp nhân vật đối mặt mà còn vượt qua khổ ải trong cuộc sống. Nó trở thành chất bôi trơn mà nhân vật đã khôn ngoan tự tra vào những trắc trở trong guồng quay của cuộc đời mình. Cũng có thể coi đây là cách kháng cự khả dĩ để con người tự bảo vệ chính mình trước gánh nặng của kiếp nhân sinh. Đến đây, ta bỗng liên tưởng đến lời tâm sự đầy triết lý của nhân vật Ramon trong Lễ hội của vô nghĩa (Milan Kundera): “Từ lâu chúng ta đều hiểu không còn có thể lật đổ thế giới này, cũng chẳng nhào nặn nó lại được, chẳng ngăn được cuộc chạy đua về phía trước khốn khổ của nó. Chỉ có mỗi một cách kháng cự khả dĩ: đừng có xem nó là nghiêm túc” (Milan, 2015, 81). Đừng có xem nó (cuộc đời) là nghiêm túc cũng chính là cách mà các nhân vật của tiểu thuyết Dư Hoa dùng để chống lại thế giới phi lý. Đó chính là lí do khiến các nhân vật của nhà văn này dù phải đối mặt và đã vượt qua nhiều kiếp nạn nhưng không thể xếp vào kiểu “nhân vật anh hùng” mà phải là các “phản anh hùng”. Bởi họ đã chiến đấu mà không có bất cứ sự hỗ trợ của lý tưởng cao cả hay mục đích cao thượng nào. Đối với các nhân vật u-mua đen, cái hài không còn khiến cho cái bi trở nên nhẹ nhõm, dễ thở hơn nhờ sắc thái nhẹ nhàng của nó. Ngược lại, nó tước đi của nạn nhân niềm an ủi cuối cùng về cái cao cả có thể có trong tấn bi kịch. “Tạo cho ta ảo tưởng về sự cao quý của con người, cái bi đem đến cho ta một niềm an ủi. Cái hài thì ác hơn, nó tàn nhẫn phát lộ cho ta cái vô nghĩa của mọi thứ” (Milan, 2001, 136). Cái hài mà nhân vật u-mua đen của Dư Hoa đưa lại cho thấy sự phi lý đến ghê người của cuộc đời. Đúng như nhà nghiên cứu Trương Thanh Hoa đã nhận xét về tác phẩm của Dư Hoa: “Đọc tác phẩm của ông, chúng ta sẽ ngạc nhiên về cách ông thể hiện bi kịch: dùng phương thức hài kịch để viết bi kịch” (Zhang, 2007, 130). Cách làm này đã tối đa hóa số phận bi kịch của nhân vật khi họ đã hoàn toàn mất đi chỗ dựa nương tinh thần trong một thế giới hỗn loạn, không còn hệ giá trị chuẩn mực. 3. Kết luận Tính chất hoạt kê ở các nhân vật tiểu thuyết của Dư Hoa mang nhiều sắc thái, đặc biệt phối hợp linh hoạt với tính chất bi kịch tạo nên sự biến hóa đa dạng, mới mẻ trong thế giới nhân vật. Nếu tiếng nói phê phán cất lên từ nhân vật châm biếm là sự tiếp nối truyền thống văn học trào phúng Trung Quốc khi nhà văn dùng tiếng cười để phanh phui tất cả những xấu xí của con người nhằm hướng tới những giá trị cao đẹp thì tiếng cười giải thiêng những biểu tượng văn hóa của dạng thức nhân vật hài hước, tiếng cười chua chát trước cuộc sống phi lý của nhân vật u-mua đen là một đóng góp mới của ông. Trước hết, trong tiểu thuyết Dư Hoa, tiếng cười đã mang đến sức mạnh cho các nhân vật để họ chống chọi với bản chất đau khổ của cuộc sống, khiến họ không bị những vụn vặt của đời sống thường ngày đè bẹp như các nhân vật Ấn Gia Hậu trong Nhân sinh phiền não, Triệu Thắng Thiên trong Thái Dương chào đời (《太阳出世》) của Trì Lợi, các thành viên của gia đình có chín người con trong Phong cảnh của Phương Phương, hay như Tiểu Lâm trong Lông gà khắp đất của Lưu Chấn Vân Thế nhưng, ở đó, ta còn thấy các nhân vật của Dư Hoa không còn tìm cách thay đổi, cải tạo hoàn cảnh sống như các nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn, không còn rên xiết đau đớn hay khát vọng thay đổi số phận như các nhân vật của Lư Tân Hoa (Vết thương), Trương Hiền Lượng (Một nửa đàn ông là đàn bà) mà chỉ tìm cách thích nghi và chấp nhận tính chất phi lý, bất công như một thuộc tính của đời sống. Bởi vậy, chúng ta cảm nhận được đằng sau việc im lặng nhịn chịu của nhân vật là sự đổ vỡ niềm tin đến cực hạn của tác giả vào những hứa hẹn về một thời đại mới, là sự bất tín đến vô cùng về trật tự và văn minh của xã hội loài người. Nhân vật hoạt kê của Dư Hoa tuy mang những nét nghịch dị, bị phóng đại, hạ bệ nhưng không biến dạng hay nhuốm màu sắc huyễn tưởng, kỳ ảo như trong sáng tác của F. Kafka, L. Pirandello hay Mạc Ngôn. Nhân vật hoạt kê của Dư Hoa vẫn ở trong tấm áo của đời thường, bị bao bọc trong cái hằng ngày. Phải chăng, xung quanh ta, những hiện tượng quái dị vẫn ẩn chìm, lẩn khuất trong đời sống hằng ngày, chỉ có điều chúng ta đã không nhận ra. Vì thế khi đối diện với ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 147-156 155 những méo mó, dị dạng trong các bức chân dung do Dư Hoa vẽ nên, ta không khỏi giật mình trước một hiện thực hỗn độn vừa giống thật vừa quái đản, kì dị. Đây cũng là một cách để người đọc hiểu được trạng thái nhân thế nực cười mà có thể chúng ta đang phải đối diện hằng ngày, hằng giờ mà vì sự quen nhàm của nó, ta đã không nhận thấy. Nếu so với truyện ngắn thập niên 80, chất nghịch dị trong tiểu thuyết Dư Hoa đã giảm bớt đi nhiều. Nhưng trước sau, ông vẫn kiên trì tính hiện đại từ trong tư tưởng, cái nhìn. Đó là cái nhìn đầy phản tỉnh, khám phá, phát hiện những trái khoáy, dị thường bị lãng quên trong cuộc sống của con người. Cái nhìn đó đã đánh bật chúng ta khỏi cái nhìn quen mòn về hiện thực, giúp ta có những nhận thức mới mẻ về con người và cuộc đời. Khác với thế giới một màu đen tối trước đây, kiểu nhân vật hoạt kê là một bước phát triển mới trong hành trình sáng tạo của Dư Hoa. Nó thể hiện một kiểu quan hệ mới của nhà văn đối với hiện thực: sự căng thẳng giữa nhà văn và hiện thực đã giảm đi đáng kể. Dư Hoa vì thế có thể đứng giữa hiện thực để bình tĩnh quan sát, chiêm nghiệm và cười với nó. Cũng bởi vậy mà nhân vật và những câu chuyện ông kể trở nên gần gũi, cái nhìn hiện thực của ông càng trở nên sắc bén. Phẩm chất hoạt kê dần trở thành cấu trúc của nhân vật, tồn tại như một kiểu tư duy nghệ thuật trong việc tạo lập văn bản và là một thái độ thích hợp trong việc kiểm soát diễn biến các câu chuyện trong tiểu thuyết của Dư Hoa. Đây là một cách giải phóng năng lượng sáng tạo giúp nhà văn có những khái quát gần hơn với hiện thực và đạt được những thành tựu mới trong sáng tạo nghệ thuật. Tài liệu tham khảo Bakhtin, M. (1992). Theory and poetics of novel (Lý luận và thi pháp tiểu thuyết) (V. C. Pham, Trans.). Nguyen Du School of Creative Writing. Hao, Y. (1983). A Brief Discussion on the Historical Role of Funny Figures [简论滑稽人 物的历史作用]. Journal of Northwest University for Nationalities, 2(2), 101-108. Lai, N. A. (1999). 150 literary terms (150 thuật ngữ văn học). Hanoi National University. Le, B. H., Tran, D. S., & Nguyen, K. P. (2007). The dictionary of literary terms (Từ điển thuật ngữ văn học). Education. Lo, T. (2009). Short stories (Truyện ngắn). Literature. Milan, K. (2001). Testaments betrayed: An essay in nine parts (Tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết-Những di chúc bị phản bội) (N. Nguyen, Trans.). Culture and Information. Milan, K. (2015). The festival of insignificance (Lễ hội của vô nghĩa) (N. Nguyen, Trans.). Literature. Moyan ranks first in the list of Chinese best writers (中国作家实力榜,莫言居首位!). (2018). https://www.sohu.com/a/230065303_479097 Nguyen, Q. H. (1975). The new Han-Viet dictionary (Hán Việt tân từ điển). Khai tri. Nie, H., & Chen, Y. (2010). An initial analysis on the creation of the character in Yuhua’s novel Brothers (试析余华小说中的人物塑造). Journal of Wenshan University, 44(2), 51–54. Sabina, K. (2003, November 28). Review of Yu Hua’s Chronicle of a Blood Merchant. The Seattle Times. Shen, X., & Jiang, Y. (2004). The perspective of the children - Discuss the narrative strategy through children’s perspective in Yuhua’s novels (童心的透视-论余华小说的儿童视角叙事策略). Journal of School of Chinese Language and Culture Nanjing Normal University, 3(3), 70–74. Thieu, C. (1999). The Han-Viet dictionary (Hán Việt tự điển). Culture and Information. Yan, L. (2014). Readers are critical of Yuhua (读者对余华过于苛刻_文化_腾讯网). https://cul.qq.com/a/20141020/006670.htm Yuhua. (2007). Hypocritical literature (虚伪的作品). In Research materials on Yuhua (pp. 47-57). Tianjin People’s Publishing House. Zhang, Q. (2007). The Subtraction in Literature— Discussion about Yuhua (文学的减法-论余华). In Research materials on Yuhua (pp. 121–136). Tianjin People’s Publishing House. Yu, H. (2006). Chronicle of a blood merchant (Chuyện hứa Tam Quan bán máu) (C. H. Vu, Trans.). People's Police. Yu, H. (2008). Cries in the drizzle (Gào thét trong mưa bụi) (C. H. Vu, Trans.). People's Police. Nguyễn Thị Hoài Thu 156 Yu, H. (2011). To live (Sống) (C. H. Vu, Trans.). Literature. Yu, H. (2012). Brothers (Huynh đệ) (C. H. Vu, Trans.). People's Police. What is humor? (滑稽的意思). (n.d.). Từ điển Chazidian. https://www.chazidian.com/r_ci_bcd94fd3f6b6cfe f934b944faf4f9382/ COMIC CHARACTERS IN YU HUA’S NOVELS AND THE CONVERSATION WITH CHINESE TRADITIONAL CULTURE Nguyen Thi Hoai Thu Vinh University, Vietnam Author corresponding: Nguyen Thi Hoai Thu - Email: hoaithukv@gmail.com Article History: Received on 20th May 2021; Revised on 12th June 2021; Published on 17th June 2021 Abstract: The comic character in Yu Hua's novel is a unique artistic tool for the author to converse with the main clauses in the Chinese traditional culture. Through analysing the different types - sarcastic characters, comic characters and black humor characters - the article aims to decode the writer's reflective spirit towards people. From this study, the article contributes to affirm Yu Hua's new contributions in thought and art fields. Key words: Yu Hua; novel; character; comic; comedy; modern Chinese literature.
File đính kèm:
- nhan_vat_hoat_ke_trong_tieu_thuyet_du_hoa_va_cuoc_doi_thoai.pdf