Nhận diện văn hóa, văn học nam bộ trong nghiên cứu của ca văn thỉnh
Từ trước đến nay, việc nhận diện văn hóa, văn học của một vùng miền được tiếp cận ở nhiều
phương cách khác nhau. Mỗi phương cách cho người đọc có một cách nhìn khác nhau về văn hóa,
văn học của mỗi vùng. Trong bài viết này, chúng tôi dựa vào những nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh
để nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ với các khía cạnh như: văn học dân gian, văn học viết, lịch
sử văn học, văn hóa giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu này, trước hết chúng tôi muốn khẳng định
những đóng góp của Ca Văn Thỉnh với việc mở đường nghiên cứu văn hóa, văn học Nam bộ; sau
nữa là muốn nhấn mạnh đến những phương diện văn hóa truyền thống ở Nam bộ mà Ca Văn Thỉnh
đã dày công dành trọn cả đời để nghiên cứu.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện văn hóa, văn học nam bộ trong nghiên cứu của ca văn thỉnh
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 67 NHẬN DIỆN VĂN HÓA, VĂN HỌC NAM BỘ TRONG NGHIÊN CỨU CỦA CA VĂN THỈNH Lê Sỹ Đồng Trường Đại học Thủ Dầu Một lesydong09081981@gmail.com Ngày nhận bài: 12/10/2018; Ngày duyệt đăng: 17/12/2018 Tóm tắt Từ trước đến nay, việc nhận diện văn hóa, văn học của một vùng miền được tiếp cận ở nhiều phương cách khác nhau. Mỗi phương cách cho người đọc có một cách nhìn khác nhau về văn hóa, văn học của mỗi vùng. Trong bài viết này, chúng tôi dựa vào những nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh để nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ với các khía cạnh như: văn học dân gian, văn học viết, lịch sử văn học, văn hóa giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu này, trước hết chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của Ca Văn Thỉnh với việc mở đường nghiên cứu văn hóa, văn học Nam bộ; sau nữa là muốn nhấn mạnh đến những phương diện văn hóa truyền thống ở Nam bộ mà Ca Văn Thỉnh đã dày công dành trọn cả đời để nghiên cứu. Từ khóa: Ca Văn Thỉnh, văn hóa, văn học, Nam Bộ Identification of culture, literature in Southern from Ca Van Thinh 's research Abstract Until now, the identification cultural and literary of a region has been approached in a variety of ways. In each of these ways, the reader has a different recognization on the culture and literature of that region. In this article, we rely on the research of Ca Van Thinh to identify the culture and literature of the Southern with aspects such as folklore, literature, literary history, culture and education. From the results of this research, before of all, we want to confirm the contributions of Ca Van Thinh with the opening of the road to study the culture and literature of the Southern; and then, we would like to emphasize the traditional cultural aspects of the Southern that Ca Van Thinh devotes his own life to research. Key word: Ca Van Thinh, culture, literature, southern. Đặt vấn đề Khoảng hơn mươi năm đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dần lật lại những công trình nghiên cứu của tiền nhân để ôn cố tri tân, để đánh giá lại những đóng góp của người đi trước đối với tiến trình bảo tồn văn hoá, văn học dân tộc. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện về văn hóa, văn học Nam Bộ không phải là một việc dễ dàng. Ở bài viết này, chúng tôi bước đầu nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ qua những công trình nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh nhằm góp thêm một góc nhìn khác về những lớp trầm tích văn hóa, văn học Nam Bộ; đồng thời cũng làm rõ hơn những đóng góp của Ca Văn Thỉnh đối với việc bảo tồn văn hóa, văn học Nam Bộ. Như ta biết, Ca Văn Thỉnh hưởng thọ 85 tuổi (1902 – 1987). Trong 85 năm hạnh lạc trên cõi đời, ông không ngừng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện bản thân, tạo lập cho mình sự nghiệp, có nhiều cống hiến đáng kể ở nhiều lĩnh vực cho nước nhà. Từ trước 1945, Ca Văn Thỉnh (bút danh Ngạc Xuyên) đã công bố khá nhiều bài viết trên Đại Việt Tập chí như Biên dịch tiểu sử Nguyễn Thông; Khổng học đất Đồng Nai; Luận về núi; Đền Đế Thiên đối với tiền nhơn ta; VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 68 Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại hà và kinh Vĩnh tế; Minh bột di ngư – Một quyển sách hai thi xã Sau năm 1945, Ca Văn Thỉnh tiếp tục công bố những nghiên cứu của mình trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Báo Văn nghệ TP. HCM Cùng với đó, Ca Văn Thỉnh xuất bản cuốn Hào khí Đồng Nai, Nxb TP.HCM, năm 1983; và được Nxb ĐHQG Hà Nội tái bản năm 2014. Ngoài ra, ông còn để lại rất nhiều bản thảo chưa công bố như: Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời và sự nghiệp; Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ chiến đấu vì nghĩa cả; Phong trào đấu tranh lục tỉnh trong thời gian đầu xâm lược của Pháp; Tìm hiểu lòng đạo của Nguyễn Đình Chiểu; Niềm mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu về mặt xã hội công bằng bác ái đang thành hiện thực trong chủ nghĩa xã hội ngày nay; Và 17 cuốn nhật ký. Với những công trình này, Ca Văn Thỉnh đã cùng với những nhà nghiên cứu đương thời có những đóng góp lớn, giúp cho thế hệ sau nhận diện rõ ràng hơn về văn hóa, văn học Nam Bộ. 1. Nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ qua nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh về văn học dân gian Nam Bộ Qua tìm hiểu những công trình về văn học hoặc có liên quan đến văn học của Ca Văn Thỉnh, chúng tôi nhận thấy rằng: Về sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ thì cuốn Hào khí Đồng Nai là có giá trị nhất, quan trọng nhất và có lẽ là tâm huyết nhất mà Ca Văn Thỉnh để lại. Mở đầu công trình nghiên cứu này, Ca Văn Thỉnh trình bày ý kiến của mình về một số truyện, thơ dân gian truyền khẩu với mục đích giới thiệu đến công chúng yêu thơ văn dân tộc một vùng văn học khá mới mẻ và lạ lẫm – văn học dân gian Nam Bộ. Đây chính là sự bổ khuyết hết sức quan trọng mà Ca Văn Thỉnh góp vào những công trình văn học sử thời bấy giờ. Khi xem lại những cuốn văn học sử như: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 4b (Lê Trí Viễn, 1976), Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam: Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX (Huỳnh Lý và cộng sự, 1964), Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX (Nguyễn Lộc và cộng sự, 1962), chúng tôi thấy các cuốn sách này hầu như không hoặc chỉ dành một phần nhỏ viết về văn học Nam Bộ để cho đầy đủ nội dung văn học vùng miền. Có thể do chưa đủ điều kiện để đi khảo sát, sưu tầm; hoặc do hạn chế về ý thức mang tính lịch sử mà các tác giả những cuốn sách trên đã vô tình lãng quên hoặc có những thiếu sót trong quá trình biên soạn lịch sử văn học dân tộc. Dù với lý do gì thì đó cũng là những hạn chế của các nhà nghiên cứu văn học đầu thế kỷ trước. Vì vậy mà văn học dân gian Nam Bộ lại càng ít được quan tâm, chú ý. Và do vậy, sự dày công của Ca Văn Thỉnh nghiên cứu văn học Nam bộ để góp sức khắc phục những hạn chế của người đi trước là vô cùng quan trọng. Ngoài việc giới thiệu, Ca Văn Thỉnh còn miệt mài sưu tầm những văn phẩm ở hầu hết các thể loại văn học dân gian ở Nam Bộ. Cụ ... người dám hy sinh thân mình vì việc nghĩa, vì dân vì nước” (Ca Văn Thỉnh, bản thảo b). Từ những nghiên cứu trên, Ca Văn Thỉnh đã chứng minh được văn học Nam Bộ không những có quá khứ mà còn có mối liên hệ khăng khít với văn học miền Bắc. Mặt khác, Ca Văn Thỉnh đã chỉ ra bên cạnh những nét chung trong văn học Việt Nam, thì VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 72 văn học Nam Bộ cũng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng ấy gắn liền với lối sống, hoàn cảnh sống, cá tính của người Nam Bộ. Văn ngôn trong văn học Nam Bộ không cầu kỳ, ít sâu xa. Nó gắn liền với lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng lại giàu tính giáo dục nhân nghĩa đạo đức. Trong bản thân văn học Nam Bộ cũng có những mối liên hệ riêng biệt giữa các thời kỳ. Cụ thể, Ca VănThỉnh đã chứng minh được mối liên hệ ấy qua bài: Minh bột di ngư – Một quyển sách hai thi xã (Ngạc Xuyên, 1943 a). Đó là mối liên hệ giữa nhóm Chiêu Anh Các ở Hà Tiên do Mạc Thiên Tích với nhóm Gia Định tam gia mà người đứng đầu là Trịnh Hoài Đức. Từ sự phát triển nội tại ấy, văn học Nam Bộ đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Tuy nhiên ông cũng chỉ ra rằng: Những mối quan tâm đến thành tựu và quá trình phát triển của văn học miền Nam là chưa đúng mức, cần được quan tâm, chú ý hơn nữa (Ngạc Xuyên, 1943 a). Đóng góp của ông không chỉ ở cái gọi là “chỉ đạo”, mà chính bản thân ông đã xắn áo bắt tay vào việc tìm tòi nghiên cứu bổ sung cho những thiếu sót hay sai lệch mà các công trình nghiên cứu về văn học Nam Bộ mắc phải. Ở đây chúng tôi xin không bình luận nhiều mà xin tóm lược một đoạn trong Phần II bài viết Góp ý về hai tập lịch sử văn học Việt Nam (Ca Văn Thỉnh, 1975) để thấy rõ đóng góp và tấm lòng của Ca Văn Thỉnh dành cho văn học Nam Bộ sâu nặng đến thế nào: "Con dân Nam Bộ, hiểu biết xã hội, văn học Nam Bộ với sắc thái riêng của địa phương, tôi cảm thấy bản dự thảo lịch sử Việt Nam, tuy có nói qua về Mạc Thiên Tích Hà Tiên và ba nhà thơ Gia Định, nhưng tác giả ít biết văn hoá, ngôn ngữ, văn nghệ dân gian, và ít tìm tài liệu, sách báo chữ quốc ngữ xuất bản từ 1865, có phần nào, ở thư viện, như Gia Định báo. Ngôn ngữ, chữ quốc ngữ: ở tập 1, trang 28 “Đầu thế kỷ này (tức thế kỷ XX) chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nôm” lại viết thêm: “Nguyễn Đình Chiểu phản đối không nhìn đến nó” (chữ Quốc ngữ) là không chính xác. Sự thật lịch sử không như vậy, sau khi xâm chiếm Nam kỳ (1867), Pháp mở trường dạy chữ Quốc ngữ từ Sài Gòn đến các tỉnh. Cùng với nó, thực dân Pháp cho ra đời tờ báo Quốc ngữ “Gia Định báo” (1865). Từ 1869 đến 1897, Trương Vĩnh Ký làm chủ bút báo này (Ca Văn Thỉnh, 1975). Trong giai đoạn này, ta thấy có nhiều tác phẩm được phiên âm ra chữ quốc ngữ như: Lục Vân Tiên (1873); KimVân Kiều (1875). Về tiếng nói Nam Bộ, đáng chú ý có nhiều từ gốc dân tộc. Ví dụ: Người Nam Bộ gọi: cây viết, ngòi viết mà không gọi “bút”; gọi là “trái cây”, ít gọi là quả; gọi là “vỏ, ruột” xe đạp, xe hơi mà không gọi là “lốp săm”. Về văn học dân gian, ngôn ngữ học, ta có thể bổ sung thêm vài tác giả Nam Bộ, thời Pháp thuộc đã hợp tác với thực dân như: Huỳnh Tịnh Của với Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1896); Trương Minh Ký với Câu hát An Nam (1898); Paulus Của với Chuyện giải buồn; Vè sông rạch Nam Bộ, Khuyết danh được Trương Vĩnh Ký sưu tầm Chuyện dân gian có: chuyện Thủ Huồng, chuyện Miếu ông bần quỳ, chuyện Bà đội om, vè thầy Thông Chánh, Sáu Trọng. Về mối quan hệ văn học Bắc - Nam, có Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du, đã sưu tập văn liệu miền Nam, và viết thành Phủ biên tạp lục, Nam hành ký đắc tập; Ngoài ra ta còn thấy nhiều thư từ, nhiều lời bạt, bình về các tác phẩm của các tác giả Nam – Bắc trao đổi qua lại. Đặc biệt có hai điểm cần lưu ý bộ Lịch sử văn học Việt Nam này: Ở tập 2, trang 213, có đoạn viết Cấn Trai thi tập của Lê Quang Định là sai. Tác giả của Cấn Trai thi tập là Trịnh Hoài Đức; còn Lê Quang Định là tác giả của Hoa nguyên thi thảo. Như vậy, Ca Văn Thỉnh đã chỉ ra yếu tố hết sức quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hóa, văn học Nam bộ đó là sự giao lưu và giao thoa với văn học miền Bắc; đồng thời đó là sự kết hợp giữa thói quen sinh hoạt của người Nam bộ với lối giáo dục giáo dục nêu gương qua các tác phẩm văn học. 4. Nhận diện văn hóa, văn học Nam Bộ qua nghiên cứu của Ca Văn Thỉnh về giáo dục ở Nam Bộ Vấn đề biên khảo những tài liệu cổ, những văn liệu đã bị thất lạc hoặc lưu truyền đâu đó rải rác trong dân gian đã được rất nhiều nhà khoa TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 73 học quan tâm sưu tầm, nghiên cứu. Tuy vậy, vẫn còn không ít tài liệu quý cần được ghi chép, tìm kiếm và đính chính. Ý thức được điều đó, Ca Văn Thỉnh lấy sở học của bản thân, lấy tình yêu mến văn hoá quê hương làm ngọn đuốc soi đường cho cuộc sống. Nên ngay khi còn là sinh viên Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, lúc nghe thầy người Pháp giảng: đất Nam Bộ không có nền Nho học, dân Nam Bộ vốn gốc là những người không kỷ luật, là quân ăn cướp đã làm ông vô cùng bứt rứt và khó chịu. Ông viết trong Khổng học ở đất Đồng Nai: “Tôi luôn luôn nuôi trong lòng mình ý chí phải nghiên cứu để bằng mọi cách đánh bại luận điệu rẻ tiền của Bô ni phat xi (thầy giáo Pháp dạy sử) (Ngạc Xuyên, 1943 b). Ngay khi quay về Bến Tre, ông đã miệt mài tìm bằng chứng để chứng minh ở Nam Bộ có nền Nho học và ông đã làm được điều đó bằng bài dịch Bài ký ở văn miếu Vĩnh Long do Phan Thanh Giản soạn năm Tự Đức thứ 19, và Bài văn bia về Võ Trường Toản trích trong Ngọa du sào tập. Đây chính là đóng góp đầu tiên của ông trong quá trình biên khảo của mình. Vậy đóng góp đầu tiên của Ca Văn Thỉnh cho văn hoá Nam Bộ là việc chứng minh Nam Bộ có truyền thống văn hóa gắn với truyền thống giáo dục Nho học. Rồi nhiều năm sau đó, ông tiếp tục tìm kiếm và khuyến khích giới nghiên cứu truy cứu tàng thư, sưu tầm thực địa, lưu giữ những thành tựu văn hoá tiền nhân để lại. Nhà nghiên cứu Mạc Đường nhận xét: “Ông (Ca Văn Thỉnh) là một trong những chuyên gia lớn đầu tiên về nghiên cứu Nam Bộ đã muốn vận dụng “chủ nghĩa Mác và nhân phẩm”, vận dụng những ý kiến của đồng chí Lê Duẩn năm 1949 vào việc giáo dục học sinh và quần chúng để nghiên cứu con người Nam Bộ. Ông còn là người khuyến khích và ký giấy giới thiệu cho đoàn điều tra điền dã dân tộc học đầu tiên vào đầu năm 1976 đi công tác sau vụ bạo động ở Trà Vinh và Sóc Trăng để nghiên cứu về hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới đối với vấn đề Khmer và Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông đã can thiệp và cử chúng tôi đi tiếp quản Trung tâm văn hoá Chăm ở Phan Rang, Thư viện sách khoa học xã hội của Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt, Thư viện của Đảng Cần lao Nhân vị thời Ngô Đình Nhiệm ở Vĩnh Long, ông rất quan tâm đến nghiên cứu Văn hoá Óc Eo” (Ca Văn Thỉnh, 2015). Mặt khác, Ca Văn Thỉnh đi tìm hiểu nghiên cứu, tiểu sử, sự nghiệp những nhân vật đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Nam Bộ. Với các bài viết như: Bài diễn văn trong buổi lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu, Nhớ hai nhà giáo Võ Trường Toản và Nguyễn Đình Chiểu, Biên dịch tiểu sử Nguyễn Thông, Minh bột di ngư – Một quyển sách hai thi xã, Nguyễn Văn Thoại với sự đào Thoại Hà và kinh Vinh Tế, Tiểu sử Nguyễn Văn Thoại, Ông đã dựng lại cuộc đời của các nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển văn hoá và nhân cách con người Nam Bộ. Đồng thời ông muốn kêu gọi nhân dân Nam Bộ hãy tiếp tục phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp vốn có của người Nam Bộ. Một đóng góp khác khá quan trọng của Ca Văn Thỉnh đối với Nam Bộ chính là đóng góp vào nền giáo dục Nam Bộ. Ngay khi làm Đốc học Bến Tre, ông đã chứng minh cho những nhà giáo dục đầu thế kỷ XX thấy rằng: Nam Bộ cũng có truyền thống giáo dục, truyền thống ấy bắt nguồn từ những lời hát ru, những mẩu chuyện mà những người bà, những người mẹ kể cho con cháu và sau này kết tinh, hội tụ ở nhà giáo Võ Trường Toản, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Bằng nhiệt huyết của một nhà giáo và sự tinh tường của một trí thức lớn, Ca Văn Thỉnh đã chỉ ra hai phương pháp giáo dục cơ bản: Phương pháp nêu gương và phương pháp thực hành. Ở phương pháp nêu gương, ông lấy nhân cách của những nhà văn hoá, văn học, chí sĩ mẫu mực ở đất Nam Bộ từ từ khi hình thành cho tới thời đại Hồ Chí Minh để tạo niềm tin và sự ảnh hưởng đến nhân cách và hành động của người Nam Bộ. Ông nhấn mạnh vấn đề giáo dục con người phải bắt đầu từ thuở ấu thơ – tức sự giáo dục ấy phải có quá trình từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp mà bước đầu là nêu gương, tạo trong trí óc con trẻ những tấm gương đạo đức tốt đẹp. Ở phương pháp thực hành, Ca Văn Thỉnh đặc biệt đề cao phương pháp “Tập nghĩa” của Võ Trường Toản. Ông chỉ ra ưu điểm của phương VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 74 phàp này là vừa giúp người học tiếp thu lý thuyết vừa vận dụng vào thực tế; biến những lý thuyết giáo điều thành hành động thực tế. Từ đó giúp người học hứng thú và làm theo những gì đã học. Vậy là, Ca Văn Thỉnh qua việc tìm hiểu nên giáo dục Nam Bộ đã cho thấy truyền thống văn hóa Nam bộ luôn được nuôi dưỡng trong truyền thống giáo dục lấy tinh thần yêu nước làm chủ đạo, và văn học Nam bộ lấy khuynh hướng "tập nghĩa, dưỡng khí" làm đề tài sáng tác. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định rằng, Ca Văn Thỉnh đã góp phần vào việc lưu giữ những tác phẩm văn học dân gian - là bằng chứng để khẳng định mối quan hệ văn học Bắc Nam có từ lâu đời. Đồng thời, ở những tác phẩm ông sưu tầm được cũng khẳng định văn hóa, văn học Nam Bộ có những đặc thù riêng của nó trong quá trình vận động tồn tại và phát triển. Chính Ca Văn Thỉnh là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên khẳng định cái hay, cái tinh hoa của văn học Nam Bộ là ở ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói người Nam Bộ, gần với tính cách "ngang tàng", phóng khoáng và thích tự do của người Nam Bộ. Và với đặc thù trong lời ăn, nếp ở của người Nam Bộ thì văn phong trong các tác phẩm văn học ở Nam Bộ không thể nào khác. Với những đóng góp của Ca Văn Thỉnh, ngày nay khi lật giở những trang sách viết về văn học Nam Bộ, người ta thường nhắc đến Ca Văn Thỉnh như người có công đầu trong quá trình dựng lại văn học sử Nam Bộ. Ngoài ra, ta còn thấy đây đó nhiều bài nghiên cứu, hồi kí của các nhà cách mạng, nhà văn Nam Bộ nhắc đến ông như một người thầy cao quý, một tấm gương cần mẫn trong nghiên cứu khoa học. Vậy là bằng những nỗ lực của mình, Ca Văn Thỉnh đã thực hiện được ý nguyện: "Kẻ hậu học này mải lo dại tới “cái vựa thóc văn học” ít ỏi này không đủ cung cấp thức ăn tinh thần cho cả giống nòi đương khao khát, nên ráng sức mọn đi mót từng hột, lượm từng bông ở tận ruộng biền, ruộng chéo của đất Lục tỉnh này” trích Minh bột di ngư - một quyển sách, hai thi xã (Ngạc Xuyên, 1943 a). Tài liệu tham khảo Bảo Định Giang (1977). Thơ văn yêu nước Nam Bộ (nửa sau thế kỷ XIX). Nxb Văn học. Bảo Định Giang (2001). Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ. Nhiều tác giả (2016). Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Lộc và Hoàng Hữu Yên (1962). Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Nxb Giáo dục. Huỳnh Lý và cộng sự (1964). Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam: Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Nxb Văn học. Ca Văn Thỉnh (1972). Truyền thống quật cường của Nam Bộ và Việt Nam với tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 4. Ca Văn Thỉnh (1975). Góp ý về hai tập lịch sử văn học Việt Nam. Bản thảo do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh (1976 a). Nguyễn Hữu Huân thân thế và sự nghiệp. Kỷ yếu Viện KHXH Miền Nam. Ca Văn Thỉnh (1976 b). Sự nghiệp của Thủ Khoa Huân là một bài ca chính khí, Báo Văn nghệ Tp. HCM. Số 608. Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang (1976). Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửu cuối thế kỷ XIX. Nxb Văn học Giải phóng. Ca Văn Thỉnh (1978). Nhớ hai nhà giáo Võ Trường Toản và Nguyễn Đình Chiểu. Tuần báo Văn nghệ Tp.HCM, Số 7. Ca Văn Thỉnh và cộng sự (1982). Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (2 tập). Nxb Đại Học và Trung học chuyên nghiệp. Ca Văn Thỉnh (1983). Hào khí Đồng Nai. Nxb Tp. HCM. Ca Văn Thỉnh (1987). Xây dựng con người mới từ tuổi thơ. Nxb Tp. Hồ Chí Minh Ca Văn Thỉnh (2015). Ca Văn Thính tổng hợp. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Ca Văn Thỉnh (2016). Nam Bộ đất và người, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh. Ca Văn Thỉnh. Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời và sự nghiệp. Bản thảo (a) do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh. Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ chiến đấu vì nghĩa cả. Bản thảo (b) do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh. Niềm mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu về mặt xã hội công bằng bác ái đang thành hiện thực trong chủ nghĩa xã hội ngày nay. Bản thảo (c) do gia đình cung cấp. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 75 Ca Văn Thỉnh. Phong trào đấu tranh lục tỉnh trong thời gian đầu xâm lược của Pháp. Bản thảo (d) do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh. Thủ Khoa Huân. Bản thảo (e) do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh, Tìm hiểu lòng đạo của Nguyễn Đình Chiểu, Bản thảo (f) do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh. Khả năng và lòng đạo của Nguyễn Đình Chiểu. Bản thảo (g) do gia đình cung cấp. Ca Văn Thỉnh. Nhật ký (17 tập), thủ bút (f) do gia đình cung cấp. Lê Trí Viễn (1976). Lịch sử văn học Việt Nam (Tập 4b). Nxb Giáo dục. Ngạc Xuyên (1962). Câu chuyện yểm quỷ. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 4. Ngạc Xuyên (1943 a). Minh bột di ngư – Một quyển sách hai thi xã. Đại Việt Tập chí. Số 12. Ngạc Xuyên (1943 b). Khổng học ở đất Đồng Nai. Đại Việt Tập chí, Số 22, 23. Ngạc Xuyên (1975). Ý nghĩ về văn học sử Nam Bộ và mối quan hệ Bắc Nam. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 3.
File đính kèm:
- nhan_dien_van_hoa_van_hoc_nam_bo_trong_nghien_cuu_cua_ca_van.pdf