Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc

Khi phân loại bất kì sự vật, hiện tượng nào trong hiện thực, chúng ta cũng thấy xuất hiện hiện tượng trung gian và hiện tượng trung gian xuất hiện khi phân loại cấu tạo từ tiếng Việt không phải là ngoại lệ. Bài viết trình bày thực tiễn khi nhận diện từ láy đôi tiếng Việt sẽ có một số hiện tượng mà đường ranh giới không rõ ràng với từ đơn và từ ghép, gây ra những khó khăn nhất định cho người dạy, người học. Không phủ định các tiêu chí khoa học để nhận diện từ láy đôi trong tiếng Việt đã được giới Việt ngữ học thừa nhận nhưng bài viết hướng tới thêm tiêu chí định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có một cách nhìn thực tiễn và thuận lợi hơn khi nhận diện từ láy đôi tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu hiện nay cũng như sau này ra trường tác nghiệp

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc trang 1

Trang 1

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc trang 2

Trang 2

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc trang 3

Trang 3

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc trang 4

Trang 4

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc trang 5

Trang 5

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 10480
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc

Nhận diện từ láy đôi tiếng Việt theo định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên ngành giáo dục tiểu học trường đại học Tây Bắc
102
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 21 (12/2020) tr. 102 - 107
1. Mở đầu
Trong ngữ pháp cổ điển mà cụ thể là từ pháp 
có nghiên cứu về cấu tạo từ và từ loại. Nói cụ 
thể hơn, ngữ pháp của các ngôn ngữ Ấn – Âu 
cũng như ngữ pháp tiếng Việt đều nghiên cứu 
về cấu tạo từ và phân loại từ về phương diện cấu 
tạo thành từ đơn và từ phức; và từ phức được 
phân chia thành từ ghép và từ láy. Trong khi đó, 
nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng tiếng 
Việt cũng nghiên cứu cấu tạo từ nhìn từ góc độ 
ngữ nghĩa và cũng phân chia cấu tạo từ thành từ 
đơn, từ phức; và từ phức cũng được phân chia 
thành từ ghép và từ láy. Như vậy, từ vựng học 
tiếng Việt cũng nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt.
Có một khuynh hướng nghiên cứu người ta 
phân biệt nghiên cứu về hình thức và ngữ nghĩa 
của cấu tạo từ. Trong ngôn ngữ Ấn – Âu, vấn 
đề cấu tạo từ có liên quan đến hình thái học 
(Morphology) nên cấu tạo từ đưa về ngữ pháp 
(Syntax) và thiên về nghiên cứu hình thức của 
cấu tạo từ, tức là phân loại cấu tạo từ dựa vào 
số lượng hình vị (morpheme) cấu tạo nên từ. Ở 
Việt Nam từ những năm 1960 trở lại đây, bên 
cạnh khuynh hướng nghiên cứu về hình thức 
cấu tạo từ, một số nhà nghiên cứu Việt ngữ học 
đã quan tâm nghiên cứu về ngữ nghĩa trong cấu 
tạo từ tiếng Việt. Như vậy, nghiên cứu cấu tạo từ 
thiên về ngữ nghĩa thuộc về từ vựng học tiếng 
Việt. Bên cạnh đó, trong giới Việt ngữ học lại 
có nhà nghiên cứu phủ nhận sự tồn tại của từ 
láy tiếng Việt và trong tiếng Việt chỉ thừa nhận 
có dạng láy của từ. Quan niệm như vậy không 
được giới Việt ngữ học chấp nhận.
Nghiên cứu về cấu tạo từ tiếng Việt theo cách 
nhìn thiên về hình thức cấu tạo hay ngữ nghĩa 
đều phân chia cấu tạo từ tiếng Việt được làm 
hai loại: từ đơn, từ phức và từ phức khi căn cứ 
vào phương thức tạo từ được phân chia thành: 
từ ghép và từ láy. Xuất phát từ mục đích, căn cứ 
phân loại khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể 
xây dựng khái niệm từ đơn, từ ghép và từ láy 
với nội hàm khác nhau. 
Bài viết này hướng tới một cách nhìn truyền 
thống, được giới nghiên cứu thừa nhận rộng rãi 
là tiếng Việt có từ láy và hướng tới đích giúp 
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học (GDTH) 
có một hướng tiếp cận về việc nhận diện từ láy 
đôi tiếng Việt gắn với định hướng nghề nghiệp, 
phục vụ dạy học cấu tạo từ nói chung và từ láy 
nói riêng mà hẹp hơn là từ láy đôi.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm, đặc điểm của từ láy
2.1.1. Khái niệm từ láy
Từ điển tiếng Việt giải thích từ láy “là từ đa 
tiết trong đó một hoặc hai âm tiết có hình thức 
là láy âm của âm tiết kia” [4,1388]. Giải thích từ 
láy tiếng Việt như vậy có tính phổ thông, nhấn 
mạnh yếu tố “láy âm”, dễ nhận diện nhưng chưa 
NHẬN DIỆN TỪ LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ 
NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
 Vũ Tiến Dũng, Nguyễn Huyền Anh
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Khi phân loại bất kì sự vật, hiện tượng nào trong hiện thực, chúng ta cũng thấy xuất hiện hiện tượng 
trung gian và hiện tượng trung gian xuất hiện khi phân loại cấu tạo từ tiếng Việt không phải là ngoại lệ. Bài viết trình 
bày thực tiễn khi nhận diện từ láy đôi tiếng Việt sẽ có một số hiện tượng mà đường ranh giới không rõ ràng với từ 
đơn và từ ghép, gây ra những khó khăn nhất định cho người dạy, người học. Không phủ định các tiêu chí khoa học 
để nhận diện từ láy đôi trong tiếng Việt đã được giới Việt ngữ học thừa nhận nhưng bài viết hướng tới thêm tiêu chí 
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có một cách nhìn thực tiễn và thuận lợi hơn khi nhận 
diện từ láy đôi tiếng Việt trong học tập, nghiên cứu hiện nay cũng như sau này ra trường tác nghiệp.
Từ khóa: Từ láy, từ láy đôi, hiện tượng trung gian, ngành Giáo dục Tiểu học
103
xây dựng được nhiều tiêu chí bản chất để nhận 
diện từ láy tiếng Việt. Hiện nay, giới Việt ngữ 
học như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, 
Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn 
Tu, Đái Xuân Ninh, Đinh Văn Đức, Hồ Lê, Mai 
Ngọc Chừ, Lê Văn Lý, Hữu Quỳnh [5,373-
381] đưa ra khá nhiều cách hiểu về từ láy với 
nội hàm không hoàn toàn giống nhau. Các cách 
hiểu về từ láy tuy có những điểm khác nhau 
nhưng đều hàm chứa một (hoặc một số) nội 
dung: từ láy phải có từ hai tiếng (âm tiết) trở 
lên, tối đa là bốn tiếng, có sự hòa phối về ngữ 
âm giữa các âm tiết bằng cách lặp lại một bộ 
phận hay toàn bộ âm tiết và nó có ý nghĩa biểu 
cảm, gợi tả
Không có tham vọng xây dựng được một 
cách hiểu hoàn hảo về từ láy, và trên cơ sở tiếp 
nhận tư tưởng của nhiều nhà nghiên cứu, chúng 
tôi cho rằng từ láy là những từ được cấu tạo theo 
phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn 
bộ hay bộ phận ngữ âm; thanh điệu giữ nguyên 
hay biến đổi theo hai nhóm: nhóm thanh cao 
(hỏi, sắc, không) và nhóm thanh thấp (huyền, 
ngã, nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa, 
tạo nên sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị 
biểu cảm, gợi tả. Chẳng hạn, đó là các từ láy 
như: xanh xanh, xinh xinh, đo đỏ, tim tím, trăng 
trắng, lành lạnh, đen đủi, đèm đẹp, sạch sẽ, bối 
rối, xấu xa, sạch sành sanh, sát sàn sạt, xốp 
xồm xộp, khít khìn khịt, khấp kha khấp khểnh, 
loanh qua loanh quanh
2.1.2. Đặc điểm của từ láy
2.1.2.1. Đặc điểm về cấu tạo
Từ láy được cấu tạo theo phương thức láy. 
Biểu đồ của phương thức láy là:
(A’ có thể lặp lại hoàn toàn về ngữ âm hoặc 
một bộ phận ngữ âm của A và ta có AA’ là từ láy)
Từ láy tiếng Việt khi căn cứ vào số lượng 
âm tiết, các nhà nghiên cứu thường phân chia 
thành từ láy đôi: vui vui, cỏn con, nhỏ nhắn, 
xinh xắn, lom khom, lừng khừng, lờ phờ; từ 
láy ba: dửng dừng dưng, cỏn còn con; từ láy 
tư: đỏng đà đỏng đảnh, ẽo à ẽo ợt, thậm thà (thì) 
thậm thụt Trong khuôn khổ bài viết, tác giả 
chỉ dành sự quan tâm đến từ láy đôi, dạng từ láy 
có số lượng lớn và có tính điển hình của từ láy 
trong tiếng Việt.
2.1.2.2. Đặc điểm về ý nghĩa
Từ láy có ý nghĩa đột biến hoặc ý nghĩa sắc 
thái hóa. Ý nghĩa đột biến của từ láy là loại ý ... ế nhuyễn, của 
riêng tây. Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham” 
(Truyện Kiều)” [2,1092] cao hơn ý nghĩa của 
hình vị sạch; hoặc từ láy có ý nghĩa giảm nhẹ 
mức độ so với hình vị cơ sở khi hình vị láy ở 
trước có thanh bằng như: đèm đẹp “Cô ấy trông 
cũng đèm đẹp” có ý nghĩa là hơi đẹp, nhè nhẹ 
“Gió thổi nhè nhẹ” có ý nghĩa là hơi nhẹ. Rõ 
ràng, đèm đẹp, nhè nhẹ có ý sắc thái hóa giảm 
nhẹ so với hình vị cơ sở đẹp và nhẹ. Các từ láy 
toàn bộ có hình vị cơ sở gốc động từ thì thường 
kèm theo tính chất giảm nhẹ cường độ của động 
tác như: rung rung, cười cười, lắc lắc v.v
2.2. Vấn đề nhận diện từ láy đôi trong 
tiếng Việt
2.2.1. Cách xử lí các hiện tượng trung gian
Trong cuốn Phép biện chứng tự nhiên, F. 
Ăngghen viết: “Phép biện chứng không biết đến 
những đường phân ranh giới dứt khoát, không 
còn biết đến hard and fast lines những đường 
ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến những cái 
“hoặc làhoặc là” vô điều kiện và dùng được 
ở mọi nơi, phép biện chứng làm cho những sự 
khác biệt siêu hình cố định chuyển hóa lẫn nhau, 
phép biện chứng đó thừa nhận trong những 
trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là 
 Láy 
Hình vị A từ AA’ 
104
hoặc là” có cả cái “cả cái này lẫn cái kia” nữa.” 
(Dẫn theo [3,115]).
Xuất phát từ nền tảng lí luận đó, nhiều nhà 
ngôn ngữ học hiện nay tiếp cận ngôn ngữ như 
là một đối tượng có tâm và có biên (hay có nhà 
nghiên cứu gọi là “trung tâm” và “ngoại vi”). Ở 
mỗi bình diện, mỗi bậc của ngôn ngữ cần phải 
phân biệt những yếu tố cơ bản, điển hình với 
những yếu tố không cơ bản, điển hình. Những 
yếu tố cơ bản, điển hình chính là tâm, là hạt 
nhân (hay còn gọi là điển thể), còn những yếu 
tố không cơ bản, không điển hình (hay còn gọi 
là biến thể) chính là biên của mỗi bình diện hay 
bậc của ngôn ngữ đó. Mối tương quan giữa tâm 
và biên thể hiện ở các mặt kết cấu, ngữ nghĩa 
và chức năng của đơn vị ngôn ngữ. Ở mặt kết 
cấu, tâm là những mô hình chủ đạo trong việc 
kết hợp các yếu tố, biên là những hiện tượng đi 
chệch khỏi mô hình đó; ở mặt ngữ nghĩa phạm 
trù, tâm là những hình thức và ý nghĩa mẫu, biên 
là hình thức và ý nghĩa có tính chất trung gian; ở 
mặt chức năng, tâm là những hình thức thường 
dùng, còn biên là những hình thức ít dùng hơn. 
Những yếu tố hạt nhân (điển thể) có những đặc 
trưng cơ bản của một phạm trù nào đó, các yếu 
tố biên (biến thể) chiếm vị trí trung gian giữa 
phạm trù này và phạm trù khác [3,115]. Như 
vậy, hiện tượng trung gian được quy định bởi: 
(i) những đặc trưng chung mà loại này và loại 
kia đều có; (ii) những đơn vị vừa có thể mang 
những đặc trưng riêng của loại này vừa có thể 
mang những đặc trưng riêng của loại kia, do đó 
có thể vừa nằm trong loại này, vừa nằm trong 
loại kia. Đỗ Hữu Châu cho rằng có hai loại 
trung gian trong lòng ngôn ngữ “Những hiện 
tượng trung gian giữa các trạng thái ngôn ngữ 
kế tiếp nhau trong lịch sử, những trung gian lịch 
đại, và những hiện tượng trung gian giữa những 
hệ thống đang cùng có hiệu lực trong một giai 
đoạn lịch sử, những trung gian đồng đại, đối 
tượng của ngôn ngữ học đồng đại.” [2,110]. 
Khi nhận diện các đơn vị từ vựng tiếng Việt, 
chúng ta cũng bắt gặp những hiện tượng các 
đơn vị ngôn ngữ mang tính chất trung gian giữ 
từ với cụm từ tự do, giữa từ đơn với từ phức (từ 
ghép, từ láy), giữa từ láy với từ ghép v.v
Trong việc nhận diện từ về mặt cấu tạo, 
chúng ta phải xác định được các đặc trưng khu 
biệt riêng rẽ có thể có, tiêu biểu của từ. Những 
cấu tạo có tất cả những nét khu biệt chính là 
các điển tố (từ điển hình) của từ. Những cấu tạo 
khác của từ mặc dù có thể thiếu nhiều đặc trưng 
của điển tố nhưng chúng vẫn là biến thể của từ 
(từ không điển hình). 
Xét trong trạng thái ngôn ngữ khi nhận diện 
từ tiếng Việt, chúng ta cần phải phân biệt những 
hiện tượng đồng đại và những hiện tượng lịch 
đại nhưng không nên đối lập hai hiện tượng đó. 
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Tính chất thống 
nhất của đồng đại với lịch đại thể hiện ở cấu trúc 
có tâm và biên của nó: những khác biệt về mặt 
lịch sử đã được phản ánh trong sự khác biệt giữa 
vùng tâm và vùng biên của hệ thống từ vựng.” 
[3,116].
2.2.2. Nhận diện từ láy đôi
Từ láy đôi trong tiếng Việt được hiểu là các 
từ láy có hai âm tiết (hai tiếng) và nó thuộc về từ 
phức. Nhận diện từ láy đôi trong tiếng Việt, Đỗ 
Hữu Châu lưu ý các trường hợp rắc rối sau đây.
Thứ nhất, đó là những trường hợp hình thức 
ngữ âm phù hợp với cơ chế về âm, về thanh điệu 
nhưng không xác định được hình vị cơ sở.
Thứ hai, đó là những trường hợp hình thức 
ngữ âm phù hợp với cơ chế về ngữ âm nhưng 
thanh điệu không theo quy tắc nhóm thanh.
Thứ ba, đó là hình thức ngữ âm phù hợp với 
cơ chế về ngữ âm, đồng thời cả hai âm tiết đều 
có nghĩa. [2,382-383]
Với ba trường hợp rắc rối mà Đỗ Hữu Châu 
nêu ra, chúng tôi nhận thấy tùy theo quan niệm 
và mục đích của các nhà nghiên cứu khác nhau 
sẽ có những lí giải và kết luận khác nhau. Đây 
chính là hiện tượng trung gian giữa từ láy với từ 
đơn, từ láy với từ ghép trong tiếng Việt. Không 
tham gia vào tranh luận với những vấn đề nêu 
ra như trên, chúng tôi chỉ hướng tới trình bày 
quan niệm về việc nhận diện từ láy đôi cho sinh 
viên ngành GDTH dựa trên hai căn cứ mang 
tính định hướng sau:
Các âm tiết trong từ láy phải có phù hợp với 
cơ chế hòa phối về ngữ âm, ngữ nghĩa và quy 
tắc về nhóm thanh của từ láy;
Nhận diện từ láy phải đảm bảo tính khoa 
học, lại phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với 
105
định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành 
GDTH ra trường tác nghiệp. 
Nhận diện từ láy đôi trong quá trình học tập, 
nghiên cứu có tính định hướng nghề nghiệp như 
vậy sẽ giúp cho sinh viên ngành GDTH sau khi 
tốt nghiệp ra trường tác nghiệp nhận diện từ láy 
đôi thuận lợi hơn. 
2.3. Nhận diện từ láy đôi theo định hướng 
nghề nghiệp
Việc nhận diện từ láy đôi với những từ láy nằm 
ở hiện tượng tâm (điển dạng) không có vấn đề gì 
cần bàn nhiều vì nó mang đầy đủ các đặc điểm 
điển hình của từ láy và không có sự nhận diện các 
từ láy này khác nhau của giới Việt ngữ học. Việc 
nhận diện từ láy gặp rắc rối chủ yếu hướng vào 
các từ láy nằm ở hiện tượng biên (biến thể) và 
những hiện tượng này đang có những cách nhìn 
nhận khác nhau của giới Việt ngữ học. Không 
tham gia bình luận về các quan niệm khác nhau 
của giới nghiên cứu về hiện tượng trung gian của 
từ láy, chúng tôi hướng tới một định hướng nghề 
nghiệp nhận diện từ láy đôi nằm ở hiện tượng 
biên cho sinh viên ngành GDTH Trường Đại học 
Tây Bắc ra trường tác nghiệp khi hướng dẫn học 
sinh lớp 4, lớp 5 nhận diện từ láy đôi.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập một cho 
rằng “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần 
(hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các 
từ láy” [1,39]. Chúng tôi cho rằng định nghĩa từ 
láy nhấn mạnh về phương diện ngữ âm như vậy 
đối với học sinh lớp 4 là phù hợp. Để sinh viên 
ngành GDTH khi ra trường giảng dạy về từ láy, 
đặc biệt là hướng dẫn học sinh tiểu học nhận 
diện từ láy đôi một cách thuận lợi, chúng tôi đề 
xuất hướng giải quyết về vấn đề nhận diện từ 
láy đôi như sau.
Trong tiếng Việt, một số từ có hai yếu tố cấu 
thành có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm như: 
đu đủ, ba ba, cào cào, châu chấu, chiền chiện, 
thằn lằn, thuồng luồng, chèo bẻo, chích chòe 
Các từ láy này, tư cách hình vị của các yếu tố 
không rõ ràng, không xác định được hình vị cơ 
sở và có nhà nghiên cứu xác định đây là từ đơn 
hoặc cụ thể hơn đây là từ đơn có hình thức láy. 
Nếu nhấn mạnh về phương diện ngữ âm và ở 
cấp tiểu học thì những từ này có thể xác định 
đây là từ láy. 
Trường hợp các từ tượng thanh có hình thức 
láy như: khanh khách, hô hố, hi hí, rinh rích, 
rúc rích, khúc khích, lách cách, lộp độp, róc 
rách, cành cạch có thể có nhiều cách lí giải 
khác nhau nhưng căn cứ về phương diện ngữ 
âm, chúng ta xác định đây là từ láy.
Một số từ mà một trong hai hình vị mất nghĩa 
(thường là hình vị đứng sau) như: chùa chiền, 
tuổi tác, đất đai, thịt thà, hỏi han, chim chóc 
Những từ này nếu xét về lịch đại thì đây là các 
từ ghép vì các yếu tố đứng sau của các từ này 
đều có nghĩa (chiền có nghĩa chùa, han có nghĩa 
hỏi “Trước xe lơi lả han chào” (Truyện Kiều) 
v.v..) nhưng nếu xét về đồng đại, các yếu tố 
đứng sau mờ nghĩa hoặc đã mất nghĩa. Đặc biệt 
khi nhấn mạnh về phương diện ngữ âm dưới 
góc độ đồng đại và quy tắc nhóm thanh thì các 
từ này có thể xác định ở tiểu học là từ láy có ý 
nghĩa khái quát. 
Một số từ như: hớn hở, vành vạnh, hấp háy, 
đủng đỉnh, hớn hở, lấn cấn, cấn cái, ngậm ngùi, 
bùi ngùi, nơm nớp, ăn năn, năn nỉ, lêu têu 
nếu xét ở phương diện đồng đại thì khó xác 
định được hình vị cơ sở nhưng nó có sự hòa 
phối về ngữ âm và hài hòa về nhóm thanh nên 
xác định là từ láy. Với lại, những từ có cấu tạo 
dạng này nếu xét về lịch đại thì Đỗ Hữu Châu 
đã xác định được hình vị cơ sở và các từ này 
được hình thành từ phương thức láy. Ví dụ, yếu 
tố vạnh (vành vạnh) ngày xưa có nghĩa: “Mặt 
son vạnh tựa Hằng Nga” (Truyện Kiều), yếu tố 
đỉnh (đủng đỉnh) ngày xưa hoạt động độc lập, 
có nghĩa: “Cho nên áo ức kém mùi, đỉnh ngoài 
đường, đắp chơi bời ngâm thơ” (Thiên nam ngữ 
lục) [2,384]. Như vậy, những từ này ở tiểu học 
luôn được xác định là từ láy.
Một số từ mà trên chữ viết không có phụ âm 
đầu như: ồn ã, ế ẩm, ít ỏi, o ép, ấm ức, ốm o, 
xác định được hình cơ sở và một số từ không 
xác định được hình vị cơ sở như: ấp úng, ẽo ợt, 
ỉ eo, oái oăm, ỡm ờthì ở tiểu học, những từ 
này nên xác định là từ láy vì nó phù hợp với quy 
tắc nhóm thanh của từ láy đôi và có thể láy phụ 
âm đầu: zêro.
Một số từ dễ bị hình thức chữ viết đánh 
lừa như: cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh 
thì ở tiểu học có thể xác định là từ láy phụ âm 
đầu: /k/.
106
Nhấn mạnh đến yếu tố hòa phối về ngữ âm, 
quy tắc nhóm thanh và trạng thái ngôn ngữ để 
nhận diện từ láy đôi là rất cần thiết. Tuy nhiên, 
chúng ta không nên tuyệt đối hóa các tiêu chí 
đó dù ở bậc học nào đi chăng nữa. Chẳng hạn, 
một số từ như: tốt tươi, mặt mũi, thúng mủng 
tạo cho chúng ta cảm giác các từ này láy phụ âm 
đầu hoặc phần vần, phù hợp quy tắc nhóm thanh 
nhưng đây không phải là từ láy mà là từ ghép 
hợp nghĩa vì các yếu tố cấu tạo nên các từ này 
hiện nay đều có nghĩa, có quan hệ ngang hàng, 
bình đẳng với nhau khi xét ở quan hệ kết hợp để 
cấu tạo từ. 
Trong quá trình phân loại, hiện tượng trung 
gian là hiện tượng có thực, không tránh khỏi. 
Việc “chỉ ra những ranh giới dứt khoát, không 
thể vượt qua được” [2,108] ngày càng tỏ ra 
thiếu cơ sở khoa học vững chắc. Các hiện tượng 
trung gian trong ngôn ngữ ngày càng xuất hiện 
nhiều, ngày càng hấp dẫn, thú vị. Nhưng bản 
thân những hiện tượng trung gian là phức tạp, 
rắc rối. Cho nên, khi dạy học môn Tiếng Việt 
trong nhà trường gặp những hiện tượng trung 
gian cũng cần có những hướng lí giải khoa học, 
phù hợp với mục tiêu của từng cấp học.
3. Kết luận
Dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu 
học vừa trang bị cho học sinh những tri thức 
khoa học về Việt ngữ học; đồng thời cũng hướng 
tới mục tiêu rất quan trọng là hình thành năng 
lực: nói, nghe, đọc, viết cho học sinh. Học sinh 
học tập tốt môn Tiếng Việt là cơ sở giúp cho các 
em học tập tốt các bộ môn khoa học khác như: 
Toán, Khoa học Tự nhiên Xã hội
Sinh viên ngành GDTH học tập ở Trường 
Đại học Tây Bắc ngoài việc nắm chắc các tri 
thức khoa học cơ bản, cũng cần được trang bị 
thêm các kiến thức có tính chất nâng cao, nắm 
vững những hiện tượng trung gian khi phân loại 
các sự vật, hiện tượng khách quan. Khi phân 
loại cấu tạo từ trong tiếng Việt, việc nhận diện, 
xác định được từ đơn, từ láy, từ ghép một cách 
có căn cứ khoa học, có ý nghĩa quan trọng, góp 
phần để người dạy, người học hiểu đúng ý nghĩa 
của từ tiếng Việt.
Khi đang học tập, nghiên cứu ở Trường Đại 
học Tây Bắc, sinh viên ngành GDTH cũng 
phải được định hướng nghề nghiệp ở rất nhiều 
lĩnh vực khác nhau để nâng cao năng lực thực 
hành nghề nghiệp, trong đó có vấn đề cấu 
tạo từ tiếng Việt. Vấn đề nhận diện từ láy đôi 
không phải là vấn đề mới trong ngôn ngữ học 
nhưng nhận diện từ láy đôi gắn với mục tiêu 
của từng cấp học, bậc học phù hợp với định 
hướng nghề nghiệp để sinh viên khi ra trường 
tác nghiệp, theo chúng tôi luôn có tính thời sự, 
phù hợp với triết lí đào tạo của Trường Đại 
học Tây Bắc: “Vững lí thuyết, giỏi thực hành, 
nhanh vào thực tiễn”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tiếng 
Việt 4, tập một, Nxb Giáo dục.
2. Đỗ Hữu Châu – Đỗ Việt Hùng (2005), Đỗ 
Hữu Châu tuyển tập, tập một, Từ vựng – 
ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học 
tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
4. Trung tâm từ điển học (2014), Từ điển 
tiếng Việt, In lần thứ sáu, có sửa chữa bổ 
sung, Nxb Đà Nẵng.
5. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1996), Từ 
điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, 
Nxb Giáo dục.
107
IDENTIFYING VIETNAMESE DOUBLE REDUPLICATIVE WORDS 
ACCORDING TO OCCUPATIONAL ORIENTATIONS FOR STUDENTS
 MAJORED PRIMARY EDUCATION IN TAY BAC UNIVERSITY
Vu Tien Dung, Nguyen Huyen Anh
Tay Bac University
Abstract: When classifying any objects or phenomenon in reality, we see the appearance of the 
intermediate phenomenon and so is the classification of Vietnamese word structure. The article 
presents a phenomenon of fuzzy line when identifying Vietnamese double reduplicative words 
between single words and compound ones. Without refuting the widely recognized scientific criteria, 
the article aims at adding career-oriented criteria to help the students of Primary Education have 
a more realistic and favorable view when identifying Vietnamese double reduplicative words in 
current study, research and future carreer.
Keywords: Reduplicative words, double reduplicative words, intermediate phenomena, Primary 
Education.
____________________________________________
Ngày nhận bài: 9/12/2019. Ngày nhận đăng: 24/12/2019
Liên lạc: Vũ Tiến Dũng; e-mail: vutiendungtb@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_tu_lay_doi_tieng_viet_theo_dinh_huong_nghe_nghiep.pdf