Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết này nhóm tác giả tập trung phân tích, xác lập, đo lường và nhận diện các

yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0. Dựa trên thuyết ích kỷ, thuyết vị lợi và tổng quan các công trình nghiên cứu

trước về đạo đức nhà báo, kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động đến đạo

đức nghề nghiệp nhà báo: (1) Tính ích kỷ, (2) Lương tâm, (3) Tính vị lợi, (4) Tôn giáo

và (5) Thâm niên. Từ đó tác giả kiến nghị các hàm ý chính sách về tính ích kỷ, lương

tâm, thâm niên và một số giải pháp khác nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo

trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 8580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
NHẬN DIỆN NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
ĐẾN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP BÁO CHÍ TRONG BỐI CẢNH 
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu
ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt- Hàn 
Tóm tắt 
Bài viết này nhóm tác giả tập trung phân tích, xác lập, đo lường và nhận diện các 
yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp báo chí trong bối cảnh cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0. Dựa trên thuyết ích kỷ, thuyết vị lợi và tổng quan các công trình nghiên cứu
trước về đạo đức nhà báo, kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động đến đạo
đức nghề nghiệp nhà báo: (1) Tính ích kỷ, (2) Lương tâm, (3) Tính vị lợi, (4) Tôn giáo 
và (5) Thâm niên. Từ đó tác giả kiến nghị các hàm ý chính sách về tính ích kỷ, lương 
tâm, thâm niên và một số giải pháp khác nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo 
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Từ khóa: Đạo đức nghề nghiệp, báo chí, cách mạng công nghiệp 4.0, nhân tố ảnh
hưởng
Abstract:
This paper focuses on analyzing, identifying, measuring, and identifying factors 
that affecting to journalistic professional ethics in the Industrial 4.0. Based on egoism, 
utilitarianism and an literature overview on journalistic ethics, the research results show 
that there are five factors: (1) egoism, ( 2) conscientiousness, (3) utilitarian, (4) 
religiosity and (5) seniority. We suggest policy implications for egoism, conscience, 
seniority, and others to improve journalistic ethics in the industrial 4.0.
Keywords: Professional ethics, journalism, Industrial 4.0, influencing factor
1. Đặt vấn đề
Báo chí đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của kinh 
tế- xã hội. Khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới và 
sáng tạo hơn trong tác nghiệp. Bên cạnh đó báo chí còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và 
nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh chủ trương, đường lối cho 
phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách đồng cảm trên mặt trận đấu tranh 
tham những, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội và ngày càng tạo được niềm tin cho nhân 
dân.
Bản chất của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và 
tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; 
nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công 
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy Và nó đã 
315
và đang tác động trực tiếp đến sự phát triển của các phương tiện truyền thông, ảnh 
hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. 
Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, báo chí sẽ bị ảnh hưởng bởi sự dẫn dắt 
của mạng xã hội và người làm báo vô trách nhiệm, không chuẩn mực khi tham gia mạng 
xã hội. Trong những năm qua số lượt vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo có dấu hiệu 
tăng cao như sau:
Bảng 1. Số lượt vi phạm của cơ quan báo chí và đạo đức báo chí từ năm 
2011-2017
ĐVT 2011-
2014
2015 2016 2017
Cơ quan báo chí bị xử lý vi 
phạm
Lượt 205 37 79 55
Cơ quan báo chí bị phạt tiền Lượt 198 33 75 55
Số thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ 18 8 13 12
(Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, 2018)
Ngoài ra cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang lan rộng trong nền kinh tế và xã 
hội, và sẽ làm nhiều công việc dưa thừa, kể cả ngành báo chí. Theo Borg (2016), cuộc 
cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ phân chia nhân viên theo hai nhóm nhu cầu: nhóm 
những nhân viên được trả lương cao với trình độ cao và nhóm nhân viên không có kỹ 
năng, trình độ thấp. Và vì thế lượng lao động với trình độ trung bình (chiếm tỷ trọng cao 
nhất hiện nay) sẽ bị loại khỏi thị trường lao động. 
Nghề báo chí luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên đầu. Đó được xem là nền tảng 
của hoạt động báo chí, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế xã hội bị tác động mạnh mẽ
của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Vì thế cần thiết phải nghiên cứu mô hình đạo
đức nghề nghiệp báo chí trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để công tác đào tạo, 
bồi dưỡng cho sinh viên ngành báo chí được kịp thời và chuẩn xác. 
2. Cơ sở lý luận
2.1. Các khái niệm
a. Cách mạng công nghiệp 4.0
Trong những ngày qua, khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến 
nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi 
đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách 
mạng này nên được hiểu như thế nào? 
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ 
Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 
316
2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra 
sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
b. Đạo đức nghề nghiệp nhà báo
TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “ Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” 
cho rằng: Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định về 
thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp.
Tháng 12-2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định đạo đức 
nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Và 10 điều này đã được luật hóa thông qua 
Luật Báo năm 2016. Cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội 
Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp 
của người làm báo”. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức nghề nghiệp là yếu tố 
hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra hành lang pháp lý đối với người 
làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn đồng thời khẳng định yếu tố đạo đức nghề 
nghiệp trong hoạt động báo chí của mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân 
biệt giữa người làm báo có Thẻ Nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ Nhà báo. Do
đó những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà báo bao gồm: (1) trọng dân, vì dân; (2) 
tính trung thực; (3) trách nhiệm xã hội và (4) lương tâm nghề nghiệp.
c. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến  ...  cứu 
3.2. Xây dựng thang đo và mô tả các biến
Trong nghiên cứu của bài viết, tác giả điều chỉnh một số thang đo đã có sẵn ở một
nghiên cứu trước cho phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam, thông qua kết quả
nghiên cứu định tính, đồng thời tác giả xây dựng một thang đo mới dựa trên kết quả của
phương pháp nghiên cứu tình huống. Thang đo cấp quảng Likert với năm mức độ (1 đến
5) là phù hợp để đo lường nghiên cứu. 
Xây dựng thang đo và mô tả biến độc lập 
Tính ích kỷ: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Cohen và cộng sự
(1996); Granitz (2007);). Kết quả có 5 biến quan sát cho biến này. 
Lương tâm: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Cohen và cộng sự
(1996). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5 
biến quan sát. 
Tính vị lợi: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Armstrong và cộng
sự (2003); Ge, L. Thomas (2008). Kết quả có 4 biến quan sát. 
Tôn giáo: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Light và cộng sự
(1989); Nghiên cứu của Huffman (1988) và nghiên cứu của Kit- Chun Lam và Bill WS 
Hung (2005). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả
có 4 biến quan sát. 
Thâm niên: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Weeks và cộng sự
(1999); Nghiên cứu của Greiger, M.A và O’Connell (1999). Tác giả đã điều chỉnh và bổ
sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5 biến quan sát. 
H3
H4
Thâm niên
H5Đạo đức nghề
nghiệp báo chí
Tính vị lợi
Tôn giáoTính ích kỷ
Lương tâm
H1
H2
321
Xây dựng thang đo và mô tả biến phụ thuộc (DDBC): là nhân tố đạo đức báo 
chí. Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là do tác giả tự xây dựng, căn cứ vào việc
thu thập ý kiến chuyên gia từ phương pháp nghiên cứu tình huống và lý thuyết nền tảng. 
Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát.
3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu 
Đối tượng khảo sát: các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm với vị trí là giảng viên 
giảng dạy ngành báo chí, phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn và tổng biên tập.
Phương thức khảo sát: Phiếu khảo sát phục vụ cho nội dung nghiên cứu này được
tác giả khảo sát thông qua hai cách: Bảng khảo sát được tác giả gửi trực tiếp đến đối
tượng khảo sát và thu lại sau khi khảo sát hoàn thành; Gửi email cho các cá nhân phù 
hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn mẫu. 
Xác định kích thước mẫu: Theo Hair & ctg (2006), lấy tỷ lệ 5 khảo sát cho 1 biến
quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu là 135 phiếu. Với tổng số phiếu khảo sát phát đi là 
300, số đạt yêu cầu cho nghiên cứu nhận được là 228, thỏa mãn kích thước tối thiểu 135. 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu 
Trong tổng cộng 228 phiếu hồi đáp có 77 giảng viên giảng dạy ngành báo chí, 78 
phóng viên, 60 biên tập viên, 10 thư ký toàn soạn và 03 tổng biên tập. 
4.2. Kết quả kiểm định mức độ tin cậy và các biến trong tập dữ liệu mẫu 
Tác giả xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0 và có được Kết quả tổng hợp hệ
số Cronbach Alpha cũng như hệ số tương quan biến tổng, kiểm định độ tin cậy của các 
biến độc lập đều cho thấy rằng các hệ số đều lớn hơn 0.6 và tất cả các biến quan sát cho 
các biến trong mô hình gồm cả biến độc lập và biến phụ thuộc đều có hệ số tương quan 
biến tin cậy. Ngoài ra khi phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích cho thấy các 
hệ số tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0.7 và phương sai trích các nhân tố đều lớn hơn 0.5. 
Như vậy có thể khẳng định được các thang đo đạt tính tin cậy cần thiết. Điều này được
thể hiện ở Phụ lục 1.
4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá 
Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett 
KMO and Bartlett’s Test
Kaiser- Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,852
Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2363.393
Df 253
Sig. .000
(Nguồn: kết quả phân tích của tác giả) 
322
Với kết quả ở Bảng 3 cho thấy chỉ số KMO là 0,852 thuộc khoảng từ 0,5 đến 1,0 
là đạt yêu cầu, cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa sig. là .000 
nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu ý nghĩa thống kê. 
4.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 
Kiểm định hệ số tương quan (r)
Theo kết quả ở Phụ lục 2 Ma trận hệ số tương quan cho thấy rằng hệ số tương 
quan giữa “ nhân tố cản trở” với các biến như sau: với biến “Tính ích kỷ” ( Pearson = 
0,567), biến “Thâm niên” (Pearson= 0,447), biến “Lương tâm” (Pearson= 0,406), biến
độc lập “ tính vị lợi” (Pearson = 0,455), biến “tôn giáo” ( Pearson = 0,462). Do vậy
bước đầu có thể kết luận rằng các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho 
các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức báo chí bao gồm 5 biến độc lập là phù hợp.
Phân tích hồi quy 
Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính được thể hiện qua bảng 4 như sau:
Bảng 4. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính 
Model R R Square Adjusted R 
Square
Std. Error 
of the 
Estimate
Durbin-
Watson
1 .705a .497 .486 .63049 2.013
a. Predictor: (Constant), TIKY, LUTA, TOGA, TVLO, TANI 
b. Dependent Variable: DDBC 
Model Unstandardize 
Coefficients
Standardize 
Coefficients
t Sig. Collinearrity 
Statistics
B Std. 
Error
Beta Tolerance VIF
(Constant) -.895 .302 -
2.967
.003
TIKY .370 .085 .259 4.369 .000 .644 1.552
TANI .284 .059 .251 4.871 .000 .833 1.201
LUTA .225 .065 .182 3.489 .001 .834 1.199
TOGA .222 .067 .188 3.329 .001 .712 1.405
TVLO .196 .065 .169 3.026 .003 .724 1.382
Kết quả trên cho thấy hệ số R2 điều chỉnh có giá trị là 0,497. Điều này có ý nghĩa 
rằng mô hình nghiên cứu giải thích được 49,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc bằng 
323
các biến độc lập trong mô hình. Hệ số VIF (Variance Inflation Factor) của các nhân tố
độc lập trong mô hình đều có giá trị thấp và nhỏ hơn 2.2 ( từ 1.199 đến 1.552). Điều này 
cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình 
(Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ngoài ra hệ số Sig. của các hệ số nhân tố độc lập trong mô 
hình đều nhỏ hơn 0,05. Do đó toàn bộ 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Mô hình hồi quy chuẩn hóa thể hiện mối quan hệ tuyến tính giản đơn giữa các 
biến : 
DDBC= 0,259*TIKY+ 0,251*TANI+ 0,182* LUTA+ 0,188* TOGA+ 0,169* TVLO 
Trong đó biến “Tính ích kỷ” với hệ số Beta là 0,259 với mức ý nghĩa thống kê đạt
cao >99,99% khi mà chỉ số Sig. đạt 0,000; Tương tự biến “ thâm niên” với hệ số Beta là 
0,251 với mức ý nghĩa thống kê Sig. có giá trị là 0,000. Tiếp đến là các biến “ Lương 
tâm” với hệ số Beta là 0,188 và mức ý nghĩa thống kê Sig. là 0,001, biến “ Tôn giáo” 
với 2 giá trị Beta và Sig. lần lượt là 0,182 và 0,001. Cuối cùng là biến “ Tính vị lợi” với
giá trị Beta là 0,169 có mức ý nghĩa thống kê Sig. là 0,003. 
Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đạo
đức của ngành báo chí đó là tính ích kỷ, thâm niên đóng vai trò khá quan trọng trong 
việc quyết định đạo đức nghề nghiệp báo chí, tiếp đến là yếu tố lương tâm của người
làm báo, tôn giáo mà người làm báo theo đuổi, tính vị lợi cũng là những yếu tố ảnh 
hưởng đến đạo đức của những người làm báo. 
5. Kiến nghị nhằm nâng cao đạo đức nhà báo
- Giải pháp đối với tính ích kỷ và lương tâm
+ Kết hợp trong công việc để chia sẻ cùng nhau: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã 
đưa đến những thách thức lớn cho cuộc sống của con người mạnh mẽ như vậy. Tác động 
lớn nhất của cuộc cách mạng này là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với những 
tính cách có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn con người ở khả năng phân 
tích, tính toán, bền bỉ và năng suất cao. Như vậy, trong một thị trường việc làm vốn đã rất 
gay gắt bởi những cuộc cạnh tranh giữa các nhà báo, bây giờ các nhà báo còn phải cạnh 
tranh thêm với cả robot. Đối với đặc thù ngành báo chí, sản phẩm không chỉ cần sự trung 
thực, nhanh chóng mà còn phải có tính sáng tạo cao và đảm bảo chất lượng thông tin tốt 
nhất. Để có được điều này thì yêu cầu các nhà báo phải kết hợp với nhau trong công việc. 
Đồng thời khi làm việc cùng nhau thì nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ được cân bằng vì sự 
thành công của nhóm và không có tính ích kỷ chính là một phần lựa chọn của các thành 
viên của nhóm, vì thế kết hợp làm việc với nhau để luyện tập tính rộng lượng và công 
bằng.
+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện: Khi khoa học công nghệ phát triển, cuộc 
sống của con người phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ thì tính ích kỷ của mỗi cá nhân 
lại tăng lên do thiếu sự giao tiếp. Vì thế để giảm tính ích kỷ của con người nói chung và 
nhà báo nói riêng thì các toàn soạn báo, Hội nhà báo phải yêu cầu các nhà báo tham gia 
324
các hoạt động thiện nguyện. Làm tình nguyện sẽ giúp cho các nhà báo cảm kích rõ hơn 
cuộc sống mà họ đang có được so với những người bất hạnh.
- Giải pháp đối với thâm niên
Đối với nghề báo khi thâm niên làm việc càng nhiều thì đạo đức nghề nghiệp càng 
cao. Do đó giải pháp cho vấn đề này yêu cầu các cơ sở đào tạo ngành báo chí tăng 
cường hoạt động thực tế trong hoạt động giảng dạy của mình. Nên bố trí cho sinh viên 
được tiếp cận với thực tế ngay khi bước chân vào ngành học để các em hiểu được nỗi 
vất vả, khó khăn của ngành mình. Từ đó hun đúc nên lòng yêu nghề cũng như đạo đức 
nghề nghiệp của các em. Bên cạnh đó các chương trình đào tạo cần phải thay đổi để đào 
tạo một nhà báo không chỉ có nền tảng về kiến thức chuyên môn mà còn phải biết sử 
dụng được các thiết bị kỹ thuật số, thiết kế web và thậm chí cả lập trình để phù hợp với 
xu thế 4.0. 
- Giải pháp khác
Hiện nay, vẫn còn nhiều toà soạn tuyển chọn phóng viên theo cách riêng, nhất là 
tiếp nhận đại trà những người có khiếu về khả năng xử lý tình huống, nắm vững kỹ 
thuật - công nghệ mới hoặc có kỹ năng trong thương mại về làm việc, rồi tự huấn luyện, 
không cần đến môi trường đào tạo nghề báo chuyên nghiệp. Đôi khi, ngay chính cả bộ 
máy lãnh đạo cơ quan và phóng viên báo chí đều vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà cơ 
quan chủ quản cũng không hay. Do đó cần phải tuyển chọn khắt khe đội ngũ người làm 
báo từ các đơn vị được đào tạo bài bản, năng lực tác nghiệp chuyên nghiệp và được 
trang bị kiến thức nền tảng về đạo đức nghề báo.
Bên cạnh đó, Tổng biên tập của một cơ quan báo chí thì phải biết tư cách đạo đức 
của phóng viên, không cung cấp giấy giới thiệu tràn lan, không tạo môi trường để nảy 
sinh tiêu cực, phải biết phóng viên đi đâu, làm việc gì, làm với tư cách nào.
Cơ quan quản lý nhà nước cần thiết phải tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức 
nghề báo phát triển. Đời sống báo chí không tách rời đời sống xã hội. Sự phát triển của 
báo chí gắn kết với sự phát triển của xã hội. Muốn có một đời sống báo chí lành mạnh, 
trước hết phải có một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”. Do vậy, cần có chế độ 
chính sách tiền lương, phụ cấp nghề nghiệp, khen thưởng, vinh danh phù hợp để nhà 
báo có điều kiện sống, điều kiện làm việc, điều kiện phát triển tài năng ngăn ngừa sự vi 
phạm đạo đức, hạn chế những tiêu cực nảy sinh. Đồng thời phải xây dựng cho được môi 
trường báo chí chuyên nghiệp, nền báo chí chuyên nghiệp để có được những nhà báo tác 
nghiệp với tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh đó,việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và 
tăng tính quy định về đạo đức nghề báo. Công cuộc đổi mới đất nước trong thời kỳ hội 
nhập quốc tế đang đặt ra nhiều vấn đề lớn về kinh tế - xã hội cần nhận thức, cần điều 
chỉnh cho phù hợp. Báo chí là lĩnh vực không nằm ngoài những biến đổi đó trong quá 
trình hoạt động. Một số vấn đề trong Luật Báo chí, trong hệ thống văn bản pháp luật, 
trong văn bản quy định đạo đức của Hội nhà báo Việt Nam không còn phù hợp với thực 
tiễn. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung luật báo chí, tăng hiệu lực của các văn bản quy định 
về đạo đức nghề báo là hết sức cần thiết. Ngoài ra, tăng cường sự giám sát của xã hội 
325
đối với đội ngũ nhà báo. Cùng với sự quản lý, kiểm tra của cơ quan chủ quản đối với 
các nhà báo như luật định thì sự tham gia giám sát của xã hội đối với đội ngũ nhà báo là 
yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến đạo đức người làm báo
6. Kết luận
Bài viết trình bày khái quát về trường phái lý thuyết và tổng quan các công trình 
nghiên cứu về nhân tố tác động đến đạo đức nhà báo. Mô hình nghiên cứu đạo đức nghề 
nghiệp báo chí được xác định nêu trên nhằm tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về 
đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở phân 
tích các nhân tố ảnh hưởng, bài báo đã đề xuất một số kiến nghị về cách thức giảm tính 
ích kỷ và nâng cao lương tâm cho các nhà báo, tăng cường thâm niên cho nhà báo và 
một số giải pháp khác để nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Đây là một yêu cầu 
cấp bách trong điều kiện hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Hoàng Đình Cúc (2013). Đạo đức nghề báo và những vấn đề lý luận và thực 
tiễn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
TS. Nguyễn Thị Trường Giang (2014). Đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Nhà xuất bản 
Chính trị Quốc gia.
Armstrong, M.B., Ketz, J.E. and Owsen, D (2003). Ethics education in journalism: 
moving toward ethical motivation anh ethical behavior. Journal of Journalism 
Education, Vol. 21 (1), pp.1-16.
Cohen, J.R., Pant, L.W. and Sharp, D. (1996). Measuring in the ethical awareness and 
ethical orientation. Behavioral Research in Journalism, Vol. 8, pp. 98-119.
Ge, L. Thomas (2008). A cross-cultural comparison of the deliberative reasoning of 
Jounalism students. Journal of Journalistic Ethics, Vol. 82 (1), pp.371-388.
Geiger, M.A and O’Connel, B.T(1999). Journalism student ethical perception: an 
analysis of training and gender effects. Teaching Journalistic Ethics, Vol. 2 (4), pp.371-
388.
Granitz, N. and Loewy, D. (2007). Applying ethical theories: interpreting and 
responding to student plagiarism. Journal of Journalistic Ethics, Vol. 72 (3), pp. 293-
306.
Kit-Chun Lam and Bill WS Hung (2005). Ethics, Income and Religion. Journal of 
Journalistic Ethics, Vol. 61, pp. 199-214.
Weeks, W.A., Moore, C.W., McKinney (1999). The effects of gender and career stage 
on ethical judgment. Journal of Journalistic Ethics, Vol. 20 (4), pp. 301-313.
PHỤ LỤC
326

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_nhung_nhan_to_anh_huong_den_dao_duc_nghe_nghiep_ba.pdf