Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời

Nguyễn Phi Khanh (1355 − 1428) là một nhà thơ lớn, nhà trí thức dân tộc,

người luôn trăn trở với những mối lo âu, vì không có nhiều cơ hội để thực hiện lí tưởng

hành đạo giúp đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối đời Trần sang Hồ. Trong cuộc

đời mình, dù ở hoàn cảnh nào, có được trọng dụng hay không, Nguyễn Phi Khanh vẫn

luôn phấn đấu vì mục tiêu "hành đạo giúp đời", chăm lo lợi ích quốc gia, dân tộc; xem đó

là lí tưởng phấn đấu của nhà nho, lớp trí thức mới của thời đại. Bài viết sẽ tập trung làm

sáng tỏ khát vọng của Nguyễn Phi Khanh về thực hiện lí tưởng hành đạo của nhà nho,

qua đó góp phần làm sáng rõ thêm về con người và nhân cách của ông, vị thân sinh của

người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 1

Trang 1

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 2

Trang 2

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 3

Trang 3

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 4

Trang 4

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 5

Trang 5

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 6

Trang 6

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 7

Trang 7

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 8

Trang 8

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 9

Trang 9

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 6240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời

Nhà nho Nguyễn Phi Khanh với khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời
28 TRNG I HC TH  H NI 
NH NHO NGUY%N PHI KHANH V&I KHT V'NG 
TH(C HI
N L T*NG HNH O GI+P ,I 
Vũ Văn Long1 
Trung tâm GDTX Thanh Miện – Hải Dương 
Tóm tắt: Nguyễn Phi Khanh (1355 − 1428) là một nhà thơ lớn, nhà trí thức dân tộc, 
người luôn trăn trở với những mối lo âu, vì không có nhiều cơ hội để thực hiện lí tưởng 
hành đạo giúp đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối đời Trần sang Hồ. Trong cuộc 
đời mình, dù ở hoàn cảnh nào, có được trọng dụng hay không, Nguyễn Phi Khanh vẫn 
luôn phấn đấu vì mục tiêu "hành đạo giúp đời", chăm lo lợi ích quốc gia, dân tộc; xem đó 
là lí tưởng phấn đấu của nhà nho, lớp trí thức mới của thời đại. Bài viết sẽ tập trung làm 
sáng tỏ khát vọng của Nguyễn Phi Khanh về thực hiện lí tưởng hành đạo của nhà nho, 
qua đó góp phần làm sáng rõ thêm về con người và nhân cách của ông, vị thân sinh của 
người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. 
Từ khoá: Nhà nho, khát vọng,lí tưởng hành đạo giúp đời. 
1. MỞ ĐẦU 
Nhà nho hành đạo, hình mẫu con người lí tưởng của xã hội thời phong kiến. Dù ở bất 
kì hoàn cảnh, vị trí nào, họ luôn khát vọng được nhập thế, thi hành chính đạo, phò vua giúp 
nước, tin tưởng vào "thiên chức" của người học đạo thánh hiền. Nguyễn Phi Khanh 
(1355 − 1428) là một nhà nho như vậy. Trong số các nhà nho của thời đại, Nguyễn Phi 
Khanh thuộc lớp người tài năng, có học vị cao, đậu tiến sĩ ngay khoa thi đầu tiên tham dự, 
khi mới 19 tuổi. Nhưng con đường công danh lại lận đận, phải chờ tới 26 năm mới được ra 
làm quan. Thời gian được coi là "nhập thế hành đạo" của Nguyễn Phi Khanh chưa được 
bao lâu thì đất nước lại rơi vào cảnh nô lệ lầm than. Mọi ước mơ, lí tưởng của ông lại một 
lần nữa ngậm ngùi theo bước chân xiềng xích nặng nề cùng cha con Hồ Quý Ly sang đất 
Bắc (Trung Quốc) năm 1407, sau ngày cuộc chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại. 
Vì nhiều lí do khác nhau, mà cho đến nay chúng ta vẫn còn biết khá ít về con người và 
nhân cách của nhà nho, người trí thức dân tộc Nguyễn Phi Khanh. Do vậy, bài viết sẽ tập 
trung làm sáng tỏ khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo của nhà nho qua thơ văn của ông, 
1 Nhận bài ngày 05.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016 
 Liên hệ tác giả: Vũ Văn Long; Email: longgdtxthanhmien@gmail.com.vn 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 29 
mong muốn mang đến cho công chúng sự hiểu biết sâu sắc hơn về con người và sự nghiệp, 
quan điểm và tư tưởng của nhà nho, nhà thơ lớn dân tộc thời Trần − Hồ này (cuối thế kỉ 
XIV đầu thế kỉ XV). 
2. NỘI DUNG 
2.1. Khát vọng của Nguyễn Phi Khanh giai đoạn chờ thời 
Nguyễn Phi Khanh, vốn tên là Nguyễn Ứng Long, xuất thân thuộc tầng lớp bình dân, 
quê gốc làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương, sau đó chuyển đến định cư ở làng Ngọc Ổi 
(Nhị Khê), Thường Tín, Hà Nội. Là người thông minh ham học từ nhỏ, khoảng năm 17, 18 
tuổi được quan Tư đồ Trần Nguyên Đán (1325 − 1390) mến tài mời về nhà làm gia sư và 
sau đó trở thành rể quý. Nguyễn Ứng Long tham dự kì thi Thái học sinh năm 1374, niên 
hiệu Long Khánh thứ 2, đời vua Trần Duệ Tông (1372 − 1377) và đỗ tiến sĩ. Vì xuất thân 
bình dân "là kẻ dưới mà dám phạm thượng", "có vợ giàu sang" [4, tr.214], nên Nguyễn 
Ứng Long không được Nghệ hoàng (1322 − 1395) trọng dụng. Ông phải chờ đợi suốt 26 
năm trời, chỉ tới khi vương triều Hồ được thành lập, năm 1401, khát vọng nhập cuộc hành 
đạo mới trở thành hiện thực. Nhưng thời gian làm quan với nhà Hồ thật ngắn ngủi, khoảng 
6 năm, đến khi nhà Hồ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh, ông cùng nhiều quan 
trọng thần khác và cha con Hồ Quý Ly bị giặc bắt đưa về Trung Quốc, ông mất tại đó năm 
1428, hưởng thọ 73 tuổi. Sau ngày khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nước nhà giành lại được 
nền độc lập, hài cốt của ông được con cháu đưa về an táng ở núi Bái Vọng, Chí Linh, 
Hải Dương. 
"U uất, bất đắc chí" là tâm trạng chung của các nhà nho không gặp thời vận. Khi chí 
bình sinh không được như ý muốn, có nhiều người đã lựa chọn cho mình con đường quy 
ẩn, tìm nơi thôn dã hoặc chốn non xanh nước bạc, sống an nhàn, vui với "bầu rượu túi 
thơ", bỏ mặc phía sau những thế thời dâu bể. Là người lận đận về đường công danh, nhưng 
Nguyễn Ứng Long lại có cách ứng xử quyền biến và linh hoạt, cho thấy nét đẹp riêng của 
nhà nho đương thời. 
Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ứng Long được khởi đầu bằng mối nhân duyên 
định mệnh giữa chàng nho sinh nghèo đất Nhị Khê với cô Trần Thị Thái, một trong hai 
tiểu thư "lá ngọc cành vàng" của phủ quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi hoàng 
tộc. Theo thông lệ nhà Trần, con gái hoàng tộc, đặc biệt con gái của những người có vị thế, 
quyền cao như Trần Nguyên Đán sẽ được chọn gả cho người trong hoàng tộc (thường 
thuộc dòng đích, người chuẩn bị kế thừa ngôi vị đế vương) với mục đích củng cố ngai 
vàng, tăng cường mối đoàn kết thân tộc, nên mới dẫn đến việc Nguyễn Ứng Long không 
30 TRNG I HC TH  H NI 
được triều đình bổ dụng làm quan, cho dù ông đã đỗ tiến sĩ. Như một định mệnh, Nguyễn 
Ứng Long còn có thể biết làm gì, đành lòng trở lại quê nhà, thực hiện lí tưởng hành đạo 
theo cách của riêng mình. Công việc đầu tiên của vị "Long Khánh nhị niên tân tiến sĩ" này 
làm là mở lớp dạy học, giảng đạo thánh hiền; lấy thôn, xóm, ao vườn, cây cỏ, công việc 
đồng áng, chia sẻ cuộc sống nghèo chốn thôn quê cùng bà con chòm xóm làm niềm vui: 
Sổ duyên thư thất yểm bồng cao, 
Trì thảo viên lâm mộng nhập tao. 
(Thôn cư) 
(Vài gian nhà học khuất trong lau lách/ Cỏ cây bên ao vườn đưa vào hồn thơ − Ở xóm). 
Về với làng quê, ngoài công việc dạy học và làm thơ, Nguyễn Ứng Long còn có khá 
nhiều thời gian dành cho các chuyến đi xa. Có chuyến đi đáp lễ bạn bè, bằng hữu; có 
chuyến đi thăm hỏi người thân và có cả những chuyến đi chạy giặc, lánh nạn... Vốn sống 
gần dân, có tình cảm gắn bó sâu nặng với bà con nơi quê nhà, nên đi tới đâu nỗi niềm về 
cuộc sống của người dân luôn được nhà thơ quan tâm đến. Nguyễn Ứng Long viết về tình 
cảnh của họ vớ ... Xuân hàn" vận (Đáp lại bài thơ "Cái rét mùa 
xuân" của Thái học Đạo Khê), ông vẫn khẳng định: 
... Liên cừ vạn tính giai ngô dữ, 
Tị ốc thuỳ gia diện diện hàn. 
(Chỉ xót thương cho muôn họ là đồng bào của ta/ Dưới những mái nhà chen chúc của 
ai kia khuôn mặt nào cũng rét buốt). 
Rõ ràng, làm quan với Nguyễn Ứng Long đã không còn phải là việc quá quan trọng. 
Ông sẽ "không vì năm đấu gạo mà chịu uốn gãy lưng" (Đào Tiềm), điều quan trọng là khát 
vọng "minh đức, tân dân" được làm sáng đức nghiệp của nhà nho, lớp người có tâm với đất 
nước; được góp sức giúp cho người dân ở khắp mọi thôn xóm "cửu châu" thoát khỏi cảnh 
oán hận khổ sầu, ai cũng có được cuộc sống yên ổn, no đủ, không phải đôn đáo, lo chạy 
vạy kêu cứu khắp nơi... Được như vậy, Nguyễn Ứng Long sẽ nguyện dành cả cuộc đời 
mình để cống hiến. Chính vì lí do này, sau khi nhà Trần sụp đổ, nhà Hồ lên thay (1400), 
Nguyễn Ứng Long đã gạt bỏ quan niệm "trung thần bất sự nhị quân" (tôi trung không thờ 
hai vua) ra làm quan với vua Hồ Hán Thương (1401), để có cơ hội đưa khát vọng bấy lâu 
trở thành hiện thực. 
2.2. Khát vọng của Nguyễn Phi Khanh giai đoạn ra làm quan 
Khi thế cuộc đã định, cha con Hồ Quý Ly tập trung sức lực vào công cuộc cải cách đất 
nước, mở khoa thi, trọng dụng nhân tài. Đây cũng là lúc Nguyễn Ứng Long đổi tên là 
34 TRNG I HC TH  H NI 
Nguyễn Phi Khanh, quyết định ra làm quan với nhà Hồ. Không chỉ riêng bản thân, Nguyễn 
Phi Khanh còn động viên con trai là Nguyễn Trãi tham dự kì thi Thái học sinh năm 1400 
do Hồ Quý Ly tổ chức; ngay sau đó, cả hai cha con cùng ra làm quan. Chỉ trong một thời 
gian ngắn, Nguyễn Phi Khanh lần lượt được cất nhắc nắm giữ các chức vụ: Hàn lâm học sĩ, 
Thống chương Đại phu, Đại lí tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám... 
Trong thời gian trị vì của nhà Hồ (1401 − 1407), chúng tôi không thấy sử sách ghi 
chép gì nhiều về công trạng của Nguyễn Phi Khanh. Tuy nhiên qua các sáng tác của ông, 
chúng tôi lại thấy được khá nhiều tâm tư, nỗi niềm của người trí thức, trăn trở suy làm thế 
nào hiện thực hoá khát vọng hành đạo, để vừa có thể phò trợ nhà Hồ thực hiện công cuộc 
cải cách, vừa chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Được cha con Hồ Quý Ly tin tưởng, 
trao trọng trách, với Nguyễn Phi Khanh, đó là thời điểm thích hợp nhất để ông thực hiện lí 
tưởng hành đạo giúp đời. Ông cảm thấy phấn chấn, tự tin hơn, do đó, thơ văn cũng trở nên 
tươi sáng, bớt đi phần nào cái ưu phiền thuở trước. Nhập triều, làm quan... tức là Nguyễn 
Phi Khanh đã trở thành nhà nho hành đạo thực sự, nắm trong tay cơ hội hiện thực hoá khát 
vọng kinh bang tế thế, phò vua giúp nước. Không còn phải nghi ngờ thêm nữa, Nguyễn Phi 
Khanh dành tất cả tâm huyết, khát vọng, tài năng và kinh nghiệm của mình cho công việc, 
phấn đấu hoàn thành tốt mọi trọng trách được giao. Bài thơ Hạ Kinh Triệu doãn Nguyễn 
công vi Vân Đồn kinh lược sứ (Mừng quan Triệu doãn kinh đô đi làm Kinh lược sứ ở Vân 
Đồn), được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu cho con người của lí tưởng và khát 
vọng trong Nguyễn Phi Khanh: 
Chi bột ưu ban tự cửu thiên, 
Vinh thiên Kinh lược sứ ty quyền. 
Triều môn bán thị ngao hồng trạch, 
Đồn lĩnh do tàn kiếp thạch yên. 
Trù hoạch tiểu thi kinh quốc thủ, 
Chiết xung chung lại tế thời hiền. 
Quy lai quỹ lộ dung hà vãn, 
Thánh chúa phương kim cấp tại biên. 
(Chiếu chỉ ưu đãi từ Hoàng thượng ban xuống/ Vinh dự được chuyển giữ quyền Kinh 
lược sứ/ Nơi cửa triều, phần nửa dân nháo nhác như nhạn trên đầm/ Chốn núi Đồn, còn 
như đám khói than cháy dở/ Bàn kế hoạch hãy ra tay giúp nước/ Nơi xung yếu phải nhờ 
bậc cứu đời/ Con đường trở về văn trị cũng chưa muộn màng/ Hiện nay thì nhà vua đang 
có việc khẩn cấp tại biên cương). 
Thơ ông có thể viết cho chính mình "ngôn chí", viết cho bạn bè, người thân, các vị 
quan đồng triều "thù tạc", song tất cả đều với một niềm khát vọng "cứu đời", "ra tay giúp 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 35 
nước", xây nền "văn trị"... làm sáng ngời đức nghiệp của nhà nho, những người học sách 
thánh hiền. 
Trong những bài thơ "ngôn chí", "ngôn tình", Nguyễn Phi Khanh luôn thẳng thắn bày 
tỏ tinh thần không quản ngại khó khăn khi được đức vua tin tưởng, trao trọng trách; cho dù 
ở bất cứ công việc nào, ở bất cứ nơi đâu, ông vẫn đều cố gắng phát huy cái trọng trách đó: 
Vũ Lâm nhất đới bích thiều thiều, 
Vương sự ninh từ bạt thiệp diêu (dao)... 
Tự quý vi lao hà bổ báo, 
Nguyệt dương hoàng hoá đảm thiên kiêu. 
(Phụng chiếu Trường An đạo trung tác) 
(Vũ Lâm một dải, màu biếc dằng dặc/ Việc vua, đâu dám từ chối lặn lội xa xôi/... Tự 
thẹn chút đỉnh khó nhọc này, nào đã báo đáp được gì/ Nguyện nêu đức hoá của nhà vua, 
trấn áp giặc trời − Thơ làm trong lúc phụng chiếu vua đi Trường An). 
Triều Hồ vừa mới lập, trước mắt phải đối mặt rất nhiều thách thức, khó khăn, nhưng 
Nguyễn Phi Khanh vẫn luôn tin vào bản thân, tin vào lí tưởng cao đẹp của cuộc sống: 
... Thiên địa vị dung tư đạo xả, 
Giang sơn khẳng ngoại thử thân cô. 
(Khách lộ) 
(Trời đất chưa nỡ để đạo này bị xoá bỏ/ Non sông cũng chưa bỏ ra rìa tấm thân cô đơn 
này − Đường khách). 
Với mảng thơ ca "thù tạc", đề tài tưởng như chỉ có tính chất giao lưu, chúc tụng, ngợi 
ca, lưu biệt... Nguyễn Phi Khanh vẫn lồng vào đó khát vọng lí tưởng cao đẹp của nhà nho, 
bày tỏ mong muốn ở lớp người mới "khí tiết trung nghĩa", "tấc lòng trung trinh", tài năng 
vượt trội "lẫm liệt dọi sáng lòng người", "tầm mắt thênh thang" nhìn xa trông rộng... sẽ 
cùng với ông hiện thực hoá lí tưởng cao đẹp cho cuộc sống: 
Ngũ sắc vân biên xuất sứ tinh, 
Lẫm nhiên trung nghĩa chiếu nhân minh. 
Xuân lâm mai dịch sương đề cấp, 
Tuyết tễ Hoài triều ngọc tiết thanh. 
Thiên địa bắc nam song nhãn khoát, 
Sơn hà di hiểm thốn tâm bình. 
Ân cần kim nhật tống quân biệt, 
Bôi tửu nan thăng vạn lí tình. 
(Tống Trung sứ Vũ Thích Chi) 
36 TRNG I HC TH  H NI 
(Bên áng mây năm sắc xuất hiện ngôi sao sứ thần/ Khí tiết trung nghĩa lẫm liệt dọi 
sáng lòng người/ Xuân tới trạm mai, vó ngựa trong sương vội vã/ Tuyết quang Hoài Thuỷ, 
tiết ngọc trong sáng/ Trời đất có bắc có nam, tầm mắt thênh thang/ Núi sông chỗ bằng chỗ 
hiểm, tấc lòng trung trinh/ Hôm nay ân cần tiễn biệt ngài/ Chén rượu khôn ngăn mối tình 
muôn dặm − Tiễn Trung sứ Vũ Thích Chi). 
Nguyễn Phi Khanh còn động viên, mong muốn ở những bậc hiền lương, "hương thơm 
nước Việt" phát huy tài đức của "Quỳ, Vũ" (hai nhân vật nổi tiếng hết vì nước trong lịch sử 
Trung Hoa) hiện thực hoá khát vọng giúp đời: 
Lê gia nhân vật Việt bang hương, 
Công dã lam thanh xuất dị thường. 
... Tảo hướng Nam Đài chuyên đối liễu, 
Kinh quy Quì Vũ tá ngô hoàng. 
(Tống Thái Trung Đại phu Lê Dung Trai Bắc hành) 
(Người họ Lê là hương thơm nước Việt/ Ông là người vượt lên khác thường trong đám 
lam thanh/... Hãy sớm đến Nam Đài để làm việc chuyên đối cho chu tất/ Khi trở về đem tài 
năng của Quì, Vũ phò tá vua ta − Tiễn quan Thái trung Đại phu Lê Dung Trai đi sứ 
phương Bắc). 
Đáng chú ý là, có lẽ với sự từng trải trong nhiều năm dưới thời Vãn Trần, Nguyễn Phi 
Khanh đã trở nên thận trọng hơn trong từng bước đi của mình để hiện thực hoá khát vọng 
hành đạo. Trong cuộc sống, trước hết nhà nho phải "tu kỉ" thực hành đức "khiêm cung, 
thiện độc", hoà nhã khiêm nhường; trong thực thi công việc phải "trọn vẹn lòng son", tận 
trung báo quốc, "nguyện nêu", "nguyện đem", "nguyện dốc" chí lực để hoàn thành trọng 
trách. Đọc bài Hoạ Chu Hàn lâm vị ương tảo triều (Hoạ bài thơ vào chầu vua lúc trời chưa 
sáng của quan Hàn lâm họ Chu), chúng tôi càng hiểu hơn về con người, nhân cách và khát 
vọng của Nguyễn Phi Khanh: 
... Hoa bào thiểm xuyết quần công hậu, 
Nguyện khánh quyên ai hiệu nhất quan. 
(... Tự thẹn mang áo bào đẹp đứng sau các ngài/ Nguyện dốc tài mọn làm hết chức vụ 
của mình). 
Thái độ này chúng ta còn gặp lại trong bài Phụng chiếu Trường An đạo trung tác (Thơ 
làm trong lúc phụng chiếu vua đi Trường An), hay bài Hạ Trung thư Thị lang (Mừng quan 
Thị lang toà Trung thư)...; đáng lưu ý hơn, bài Diệp mã nhi phú (Phú con ngựa lá), Nguyễn 
Phi Khanh còn cho thấy khát vọng của một nhà nho, một nhân cách khiêm nhường, tự xem 
mình là "kẻ học trò", người có chút "tài mọn", may mắn gặp được "thời thịnh trị" (nhà Hồ), 
gặp "được người hiền" để dốc sức cống hiến, thoả chí bình sinh. Đọc bài phú, chúng ta 
hiểu được tại sao Nguyễn Phi Khanh lại khát vọng lớn lao đến vậy, khi ông không chỉ trao 
gửi niềm tin mà còn đặt ra các yêu cầu rất cao đối với triều đại nhà Hồ. Nguyên nhân phần 
TP CH KHOA HC − S
 9/2016 37 
lớn là do các trí thức Nho học đương thời, cũng như Nguyễn Phi Khanh đã quá chán ngán 
tình cảnh bất ổn, hỗn loạn kéo dài suốt mấy chục năm dưới thời Vãn Trần. Khi chính thể 
mới được thiết lập, họ có quyền hy vọng, có quyền đặt ra các yêu cầu hướng đến những đổi 
thay theo hướng tích cực cho đất nước, cho quốc gia, dân tộc. Song ngay cả khi đã ra làm 
quan, Nguyễn Phi Khanh vẫn còn nhiều băn khoăn, chưa thể bằng lòng tất cả với công 
cuộc cải cách đất nước của cha con Hồ Quý Ly đã và đang làm. Vậy nên trong các tác 
phẩm, nhà thơ vẫn không ngừng khát vọng về một thời đại "thịnh trị", ổn định bền vững, sẽ 
tạo điều kiện để nhân dân được nghỉ ngơi, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp. 
Tuy nhiên, để có được thời đại này, theo Nguyễn Phi Khanh, chỉ có sự cố gắng nỗ lực 
của các nhà nho thôi thì chưa đủ, còn phải có một bậc đế vương "thánh chí"; người có đức 
hiếu sinh, biết xem trọng con người, thực sự mong muốn chiêu hiền, đãi sĩ, tạo cho họ cơ 
hội toả sáng tài năng: "Nguyện sung ái vật chi tâm, nhi vi ái hiền chi tâm; suy đãi vật chi 
chí, nhi vi đãi hiền chi chí. Quan thụ diệp tắc tư Vực phốc tác nhân chi phương, Thanh nga 
dục tài chi nghĩa." (Xin hãy đổi lòng yêu vật thành lòng trọng người hiền; đem chí đãi vật 
làm chí đãi kẻ sĩ. Xem lá cây nhớ thơ Vực phốc trọng dụng con người, thơ Thanh nga dạy 
nuôi tài sĩ). Theo ông, ai có được lòng dân, người đó sẽ có được cả thiên hạ. Sự hưng phế 
của một dòng họ, sự vững vàng của một ngôi vị đế vương hoàn toàn phụ thuộc vào các 
chính sách của triều đình, đức độ của bậc đế vương với các thần dân. 
Bằng thái độ tích cực này, Nguyễn Phi Khanh đã không những bày tỏ được tấm lòng 
ngưỡng mộ, ngợi ca, mong muốn được đóng góp sức lực cho triều đại mới, mà còn có 
dụng ý can gián, cảnh báo, nhắc nhở vua tôi nhà Hồ về bài học tồn vong, điều mà chỉ mấy 
năm sau đó Hồ Nguyên Trừng, vị tể tướng đương triều nhắc lại nội dung đó: "Thần không 
sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi". Và sang thế kỉ XV, sử thần Ngô Sĩ Liên đã khái 
quát thành mệnh đề có tính nguyên tắc cho kẻ trị nước: "Mệnh trời là ở lòng dân" [4, 
tr.265]. Như vậy, bậc đế vương có được lòng dân ủng hộ, sẽ được mệnh trời soi sáng, công 
việc cai trị thiên hạ trở nên dễ dàng, quốc sẽ gia thịnh trị, ngôi vua được vững vàng. 
Điều Nguyễn Phi Khanh tâm huyết, muốn cống hiến cho đời cũng là nỗi niềm, mong 
ước cao đẹp của nhà nho chân chính. Sự việc Hồ Quý Ly "nhà cải cách tiên phong" [2, 
tr.271] táo bạo thế kỉ XV, trong khoảng một thời gian rất ngắn đã tin và trao cho Nguyễn 
Phi Khanh lần lượt nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều sẽ là minh chứng rõ nhất 
cho khát vọng thực hiện lí tưởng hành đạo giúp đời của nhà nho. Tiếc thay, triều đại nhà 
Hồ vừa mới lập, khi mọi thứ chưa kịp ổn định thì đã phải đối mặt với cuộc chiến sinh tử 
với giặc Minh từ phương Bắc và nhanh chóng thất bại. Ước mơ, khát vọng lớn của nhà 
nho, nhà trí thức dân tộc Nguyễn Phi Khanh cống hiến cho dân tộc, cho đất nước đành phải 
dừng lại ở đây. Chỉ mấy chục năm sau, những điều Nguyễn Phi Khanh chưa kịp làm đã 
được Nguyễn Trãi kế tục, phát triển, nâng lên thành truyền thống cao đẹp của các nhà nho 
Việt Nam thế hệ sau. 
38 TRNG I HC TH  H NI 
3. KẾT LUẬN 
Tìm hiểu về Nguyễn Phi Khanh là tìm hiểu về hình mẫu nhà nho chân chính, một 
trong những đại diện tiêu biểu của lớp "trí thức mới", đang khẳng định vị thế và uy tín của 
mình trong lịch sử dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV. Trong bất cứ 
hoàn cảnh nào, Nguyễn Phi Khanh vẫn luôn khát vọng được nhập cuộc, hành đạo và cống 
hiến vì quyền lợi quốc gia, dân tộc. Tiếc thay, điều nhà nho dân tộc này khát vọng đã 
không có nhiều cơ hội để thực hiện, song khát vọng cao đẹp của ông và các nhà nho tiến 
bộ đương thời sẽ vẫn luôn là ngọn lửa rực sáng soi đường để lớp lớp các thế hệ nhà nho 
Việt Nam về sau tự hào tiếp bước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Phương Bình, Phạm Đức Duật, Trần Nghĩa (1978), Thơ văn Lý − Trần, tập III, Nxb Khoa 
học Xã hội, Hà Nội. 
2. Hồ Sĩ Giàng, Trần Bá Chí, Lưu Đức Hạnh (2008), Họ Hồ và Hồ Quý Ly trong lịch sử, Nxb 
Văn hoá Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh. 
3. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong chú dịch (2003), Tứ Thư, 
(Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận biên dịch), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 
4. Ngô Sĩ Liên (2009), Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
5. Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình tác giả văn học Nhà nho tài tử và Văn học Việt Nam, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
NGUYEN PHI KHANH, CONFUCIANISM SCHOLAR 
WITH AN ASPIRED PROSPECT 
TO THE PRACTICE OF RELIGION AND GIVING 
Abstract: Nguyen Phi Khanh (1355 − 1428) was a great poet and intellectuals, who 
struggled with the anxieties, because there was not much opportunity to implement to the 
practice of religion and giving in the context of Viet Nam’s society since the end of the 
Tran to Ho Dynasty. In his life, whatever circumstances, Nguyen Phi Khanh always 
strived for the goal of "the practice of religion and giving" and the benefit of nation and 
people that was considered as one of ideal purpose of intellectuals. The article focuses on 
clarifying the aspired prospect to the practice of religion and giving of Nguyen Phi 
Khanh, as well his personality. He is father of Nguyen Trai – a national liberation hero 
and great man of culture. 
Keywords: Scholars, desire, aspired prospect to the practice of religion and giving 

File đính kèm:

  • pdfnha_nho_nguyen_phi_khanh_voi_khat_vong_thuc_hien_li_tuong_ha.pdf