Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội

 Hiện tượng bạo lực có nguy cơ phổ biến, lan tràn trong học sinh phổ thông đang

là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nói chung; ngành giáo dục, các nhà

trường, các bậc phụ huynh và bản thân mỗi học sinh nói riêng. Qua điều tra, khảo sát

các đối tượng là giáo viên, phụ huynh và học sinh ở một số trường Trung học phổ thông

trên địa bàn Hà Nội, bài báo chỉ ra và phân tích hai nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng

bạo lực ở học sinh Hà Nội, đó là nguyên nhân khách quan: từ tác động của môi trường,

xã hội và nguyên nhân chủ quan: từ chính cá nhân học sinh

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 1

Trang 1

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 2

Trang 2

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 3

Trang 3

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 4

Trang 4

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 5

Trang 5

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 6

Trang 6

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 7

Trang 7

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 8

Trang 8

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 5460
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội

Nguyên nhân gây bạo lực ở học sinh trung học phổ thông Hà Nội
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 123 
NGUY;N NH0N G0Y B
O LAC : H(C SINH 
TRUNG H(C PHK THNG H NI 
Nguyễn Thị Thanh Mai1 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 
Tóm tắt: Hiện tượng bạo lực có nguy cơ phổ biến, lan tràn trong học sinh phổ thông đang 
là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nói chung; ngành giáo dục, các nhà 
trường, các bậc phụ huynh và bản thân mỗi học sinh nói riêng. Qua điều tra, khảo sát 
các đối tượng là giáo viên, phụ huynh và học sinh ở một số trường Trung học phổ thông 
trên địa bàn Hà Nội, bài báo chỉ ra và phân tích hai nguyên cơ bản dẫn tới tình trạng 
bạo lực ở học sinh Hà Nội, đó là nguyên nhân khách quan: từ tác động của môi trường, 
xã hội và nguyên nhân chủ quan: từ chính cá nhân học sinh 
Từ khóa: Bạo lực học đường, học sinh THPT, gia đình, nhà trường, xã hội. 
1. MỞ ĐẦU 
Bạo lực ở học sinh là hành vi thô bạo có tính đe dọa, cưỡng bức, trấn áp người khác. 
Hành vi đó có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần với một hoặc vài đối tượng, gây ra những 
tổn thương về thể chất, tinh thần và có thể gây thương tật suốt đời, thậm trí tước đoạt cả 
tính mạng của nạn nhân hoặc phá hoại tài sản của học sinh, của nhà trường. Bạo lực ở học 
sinh có thể diễn ra ở trong hoặc ngoài nhà trường, tác động xấu đến sự phát triển nhân cách 
của cả học sinh gây bạo lực hay chứng kiến bạo lực và ảnh hưởng xấu đến môi trường 
giáo dục. 
Trẻ em là nạn nhân của bạo lực thường lo lắng, đau khổ. Điều này ảnh hưởng xấu đến 
sự phát triển tình cảm, thể chất và thành tích học tập ở trẻ. Cá biệt, có em đã tìm đến còn 
đường tự tử. Kẻ gây bạo lực nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp thời sẽ hình thành tính 
cách hung hăng, không tôn trọng người khác, hay giận dữ, bốc đồng, luôn có xu hướng bạo 
lực... sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 
Khoảng bảy năm trở lại đây đã xảy ra một số vụ bạo lực ở học sinh Trung học phổ 
thông (THPT) ở Hà Hội gây xôn xao dư luận, tạo nên tâm lý lo lắng trong xã hội cũng như 
1 Nhận bài ngày 15.01.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.02.2017 
 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai; Email: thanhmaia@gmail.com 
124 TRNG I HC TH  H NI 
ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội. Việc nghiên cứu nguyên nhân gây ra bạo lực học sinh 
(HS) sẽ là cơ sở để tìm ra các giải pháp có tính khả thi để phòng ngừa tình trạng bạo lực ở 
học sinh THPT Hà Nội. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Tình trạng bạo lực ở học sinh THPT Hà Nội 
Nhiều nguồn thông tin thời gian gần đây cho thấy: bạo lực ở học sinh tại một số tỉnh 
thành liên tục xảy ra, trong đó có Hà Nội, gây nhiều lo lắng cho học sinh, giáo viên, cán bộ 
quản lý giáo dục, gia đình và xã hội. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục 
Việt Nam năm 2016 [1], đã điều tra 393 học sinh về mức độ bạo lực học sinh ở các trường 
THPT Hà Nội, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: 
Bảng 1: Mức độ của các biểu hiện hành vi bạo lực học sinh 
BIỂU HIỆN Nhiều Ít Rất ít 
Không 
có 
Không 
trả lời 
Mắng chửi, lăng mạ, xúc phạm danh dự, 
nhân phẩm của bạn 
30.53 31.81 20.36 15.27 2.04 
Hành hạ, đánh đập xâm hại sức khỏe, tính 
mạng của bạn 
11.96 16.28 25.45 44.78 1.53 
Đe dọa, ngăn cấm bạn tham gia các hoạt 
động tập thể 
4.58 8.91 15.01 68.45 3.05 
Hai học sinh đánh nhau 21.12 27.48 29.26 19.34 2.97 
Hai nhóm học sinh đánh nhau 17.81 18.83 25.45 36.39 1.53 
Trấn lột tài sản của bạn. 7.12 11.70 18.32 60.31 2.54 
Ném hoặc đập phá đồ đạc của bạn/của 
trường 
9.92 15.52 26.46 46.06 2.04 
Nhờ/thuê người khác đánh bạn 16.03 16.54 19.34 46.06 2.04 
Cô lập hoặc gây áp lực thường xuyên làm 
bạn hoảng sợ hoặc đau khổ 
8.65 15.78 19.59 53.69 2.29 
Kéo bè nhóm chặn đánh bạn 19.59 19.34 21.88 37.40 1.78 
Học sinh đánh thầy/cô giáo 6.36 3.56 6.62 80.41 3.05 
Trung bình 13.97 16.89 20.70 46.20 2.26 
Quan sát tỉ lệ % trung bình của tất cả các biểu hiện ở bảng trên, ta thấy 13.97% HS 
cho rằng các biểu hiện bạo lực xảy ra nhiều, 16.89% cho rằng ít, 20.07% cho rằng rất ít, 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 125 
46.20% cho rằng không có (2.26% không trả lời). Trong đó, có 2 biểu hiện xảy ra nhiều 
nhất ở trường/lớp là Mắng chửi, lăng mạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn (nhiều 
30.53%; ít 31.81%) và Hai học sinh đánh nhau (nhiều: 21.12%; 27.48% ít). Như vậy, có 
thể thấy rằng 2 biểu hiện này xảy ra khá thường xuyên. Còn các biểu hiện khác như: Hành 
hạ, đánh đập xâm hại sức khỏe, tính mạng của bạn (rất ít 25.45% và không có 44.78%) và 
Ném hoặc đập phá đồ đạc của bạn/của trường (rất ít 26.46% và không có 46.06%) ít 
thường xuyên hơn. 
Về tình trạng bạo lực học sinh xảy ra nhiều ở nam hay nữ: Đa số học sinh được hỏi 
cho rằng bạo lực xảy ra ở cả nam và nữ (67.8%). Số ít hơn cho rằng bạo lực chủ yếu là ở 
nam sinh (18.58%). Chỉ có 11.45% ý kiến cho rằng bạo lực chủ yếu xảy ra ở nữ sinh. 
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu một số học sinh, kết quả là: Hiện 
tượng đánh nhau ở nữ không nhiều hơn nam, thậm chí ít hơn, bởi lẽ, việc nữ sinh đánh 
nhau thường khiến những người xung quanh chú ý vì đó là hiện tượng lạ, đáng lo ngại hơn 
nam sinh vốn hiếu động, nghịch ngợm. 
Theo kết quả khảo sát, tình trạng bạo lực học sinh xảy ra thường xuyên không nhiều, 
trừ hai loại hành vi: Mắng chửi, lăng mạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn và Hai 
học sinh đánh nhau. Dù vậy, sự phổ biển, lan tràn của hai loại hành vi này đã làm xôn xao 
dư luận, gây bức xúc, lo lắng cho các bậc phụ huynh, giáo viên (GV) và toàn xã hội, đặc 
biệt khi chúng được ghi lại và đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng 
có nhiều người truy cập như internet, facebook... 
2.2. Nguyên nhân dẫn tới bạo lực học sinh 
Trên cơ sở khảo sát, điều tra 393 học sinh, 96 GV và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) 
và 103 cha mẹ học sinh cấp THPT về nguyên nhân dẫn đến những hành vi bạo lực ở học 
sinh THPT Hà Nội, nhóm nghiên cứu (2016) [1] đã thu được kết quả như sau: 
Bảng 2: Ý kiến của các đối tượng về nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực ở HS 
Học sinh Giáo viên Cha mẹ Nguyên n ... ục của gia đình 309 78.63 88 91.67 90 87.38 
Ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình (gia 
đình có bạo lực) 
318 80.92 85 88.54 88 85.44 
Nhà nước chưa có các giải pháp giải 
quyết bạo lực học sinh phù hợp. 
241 61.32 63 65.63 62 60.19 
2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến hành vị bạo lực từ các yếu tố về môi trường và xã hội 
Các đối tượng khảo sát có sự nhất trí cao đối với các nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo 
lực ở học sinh mà đề tài nêu ra, cụ thể là: 
- Ảnh hưởng của phim, ảnh, sách báo, đồ chơi, trò chơi mang tính bạo lực (Game 
online) (HS: 72.52%; GV: 95.83%; Cha mẹ HS: 91.26%); 
- Ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình (gia đình có bạo lực) (HS: 80.92%; GV: 88.54%; 
Cha mẹ HS: 85.44%); 
- Thiếu quan tâm giáo dục của gia đình (HS: 78.63%; GV: 91.67%; Cha mẹ HS: 
87.38%); 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 127 
- Ảnh hưởng của việc chứng kiến bạo lực ngoài xã hội (HS: 69.21%; GV: 81.25%; 
Cha mẹ HS: 74.76%); 
- Thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh (HS: 72.52%; GV: 75.00%; Cha mẹ 
HS: 69.90%); 
Ngoài ra, GV lựa chọn nguyên nhân ảnh hưởng từ lối sống của người thân ở mức cao 
(85.42%). Nhiều ý kiến của cha mẹ HS cho rằng nguyên nhân quan trọng nữa là Sự giáo 
dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi coi nhẹ giáo dục đạo đức 
cho học sinh (66.99%), trong khi đó, tỉ lệ GV đồng ý với nguyên nhân này ít hơn 
(44.79%). 
Như vậy có thể thấy rằng nguyên nhân do yếu tố về môi trường và xã hội chủ yếu là 
do ảnh hưởng của phim ảnh, đồ chơi bạo lực; ảnh hưởng của bạo lực ngoài xã hội; sự thiếu 
quan tâm giáo dục của gia đình; sự phức tạp trong quan hệ gia đình; sau đó mới là nguyên 
nhân từ phía nhà trường. 
Một số HS, GV, CBQLGD, cha mẹ HS khi được phỏng vấn đã nêu một số nguyên 
nhân khác gây nên tình trạng bạo lực học sinh như: Cha mẹ có kiến thức hạn chế, không đủ 
hiểu biết để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con, thiếu gương mẫu, vi 
phạm pháp luật, thô bạo với trẻ...; nhà trường còn tồn tại cách hành xử thiếu chuẩn mực 
của thầy cô, cá biệt còn có thầy, cô giáo dùng vũ lực, xâm phạm đến thân thể HS. 
Về nguyên nhân dẫn đến bạo lực HS từ gia đình, nhiều nghiên cứu cho thấy gia đình 
có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục HS. Tất cả những khiếm khuyết 
của gia đình trong giáo dục con đều ảnh hưởng trực tiếp đến các em. Việc một bộ phận cha 
mẹ HS ở Hà Nội bận rộn với công việc, mải mê kiếm tiền, không có thời gian quan tâm 
đến việc học hành, bè bạn của con cái, không chú tâm giáo dục con, xem việc giáo dục con 
cái là trách nhiệm của nhà trường đã dẫn đến tình trạng trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu thốn 
tình cảm. Các em sẽ tìm đến những mối quan hệ khác để bù đắp - đây chính là nguyên 
nhân để những nhóm trẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo các em vào những hành vi xấu, trong đó có 
hành vi bạo lực. 
Gia đình có hành vi bạo lực gia đình có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến 
những hành vi bạo lực - đánh nhau ở HS, bởi ngay chính môi trường thân cận, luôn gắn bó 
với trẻ lại có những hành vi lệch chuẩn thì các em rất dễ bị tập nhiễm. Việc đối xử thô bạo 
của cha, mẹ đối với trẻ như đánh đập, chửi mắng sẽ hình thành những tính cách tiêu cực ở 
trẻ như tính lì lợm, hay trả thù..., và rất dễ tham gia vào các nhóm có cùng tính cách, thích 
đánh nhau (để tìm cách giải toả những ức chế mình phải chịu đựng từ sự trừng phạt của 
cha mẹ sang người khác). Nhiều trường hợp học sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình 
128 TRNG I HC TH  H NI 
các em có hành vi bạo lực giữa các thành viên (bạo lực giữa cha mẹ, bạo lực giữa anh chị 
em, bạo lực giữa cha mẹ và con cái), đặc biệt đáng lo ngại về mức độ bạo lực giữa cha mẹ 
và con cái. 
Về nguyên nhân dẫn đến bạo lực HS từ nhà trường, nhiều nghiên cứu [5, 6, 7] và thực 
tế cho thấy: Dù nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục 
đạo đức, pháp luật cho học sinh, nhưng trong tình hình bạo lực HS đang gia tăng hiện nay, 
có một phần nguyên nhân từ phía nhà trường. 
- Nhìn từ góc độ chương trình giáo dục phổ thông và thực tế nhà trường thì chương 
trình các môn học còn thiên về giờ dạy chính khóa, ít các hoạt động ngoại khóa cho học 
sinh. Trong các giờ học chủ yếu thiên dạy về kiến thức. Do đó, áp lực học rất nặng nề với 
học sinh, gây nhiều bức xúc cho các em. Xu hướng của một bộ phận lớn HS của đa số gia 
đình ở Hà Nội là: con cái sau khi tốt nghiệp phổ thông phải vào được đại học, thậm chí đủ 
điều kiện để đi học nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều nhà trường đã coi trọng dạy 
chữ cho học sinh hơn dạy người. 
- Do quỹ đất ít, trong đa số các trường THPT còn chật hẹp, thiếu nơi vui chơi cho HS 
sau mỗi tiết học. Những ngày nóng lực thiếu quạt, chỗ ngồi chật chội, cảm giác ngột ngạt, 
bức bối... cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra bạo lực giữa học sinh với nhau. 
- Hầu hết các trường THPT chưa có Phòng Tư vấn tâm lí và chưa có giáo viên tâm lí 
để tư vấn cho học sinh, giúp các em giải tỏa những thắc mắc, tình trạng căng thẳng; tư vấn 
cho các em cách giải quyết các mâu thuẫn... Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn các 
em tới tự giải quyết bằng bạo lực. 
Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội cũng là nguyên nhân gây ra bạo lực HS. 
- Do sự quản lí yếu kém của cơ quan nhà nước từ trung ương đến thành phố, 
quận/huyện, xã/phường mà phim, ảnh, sách báo, đồ chơi, trò chơi mang tính bạo lực 
(Game online) xuất hiện khắp nơi ở cả nội thành, ngoại thành và các huyện xa, đã ảnh 
hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của học sinh. Không ít học sinh thích làm theo những 
“mẫu hấp dẫn” mà các em tiếp thu được từ các văn hóa phẩm và dịch vụ bạo lực đó. 
- Do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhưng quỹ đất dùng cho sinh hoạt văn hóa thể thao 
chung quá ít. Hoặc nếu có, hầu hết cơ sở văn hóa thể thao lại đưa vào dịch vụ khiến trẻ em 
thiếu nơi vui chơi, giải trí lành mạnh, nhiều em xa vào phim, ảnh, sách báo, đồ chơi, trò 
chơi mang tính bạo lực (Game online); bị lôi kéo vào các nhóm bạn lệch chuẩn. 
- Học sinh bước ra ngoài đường thường bắt gặp những hành vi bạo lực của người lớn, 
hoặc sự vô cảm của những người xung quanh trước các hành vi bạo lực. Thực trạng này tác 
động rất xấu tới sự phát triển nhân cách của các em. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 129 
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hành vị bạo lực từ các yếu tố cá nhân 
Đối với học sinh thì nguyên nhân do cá nhân mà đề tài đưa ra được tán thành với tỉ lệ 
khá cao, cao nhất là Muốn uy hiếp người khác (70.74%); Sai lệch trong quan điểm sống 
(77.10%); Muốn thể hiện sức mạnh của bản thân (81.68%); Thiếu khả năng kiểm soát 
hành vi ứng xử của bản thân (83.46%); Trả thù bạn vì bạn đã từng chơi xấu mình 
(83.97%) và ý kiến được học sinh đồng ý cao nhất là Tranh giành người yêu (85.24%). Tỉ 
lệ học sinh đồng ý thấp nhất đối với các nguyên nhân Không cùng đẳng cấp (41.48%) và 
Có vấn đề về thần kinh (40.71%) 
Theo ý kiến của các GV, 10 nguyên nhân do bản thân học sinh mà đề tài nêu ra đều 
đúng, tỷ lệ đồng ý rất cao, 66.67% trở lên, trong đó có 6 nguyên nhân được sự nhất trí cao 
nhất là: Muốn thể hiện sức mạnh của bản thân (80.21%); Thiếu kĩ năng sống (83.33%); Sự 
phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách (83.33%); Tranh giành người yêu 
(83.33%); Sai lệch trong quan điểm sống (85.42%); Thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng 
xử của bản thân (91.67%) 
Ý kiến cha mẹ học sinh cũng đồng ý với những nguyên nhân đưa ra trong đề tài, trong 
đó các nguyên nhân được sự nhất trí cao là: Sai lệch trong quan điểm sống (75.73%); Sự 
phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách (76.70%); Tranh giành người yêu 
(76.70%); Thiếu kĩ năng sống (77.67%); Thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản 
thân (81.55%); Trả thù bạn vì bạn đã từng chơi xấu mình (85.44%); Muốn thể hiện sức 
mạnh của bản thân (87.38%). 
Một số học sinh khi được phỏng vấn đã cho biết thêm một số nguyên nhân khác dẫn 
tới bạo lực như: Tính tự trọng thấp, thiếu kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề; có thất 
vọng, chịu áp lực nào đó về tâm lý, có vấn đề về cảm xúc... 
Tất cả các nguyên nhân gây bạo lực nêu trên phần nào do tác động của những tiêu cực 
trong quá trình phát triển tâm – sinh lí lứa tuổi gây ra. Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 - 18 
tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của con người, vì nó là thời 
kỳ chuyển tiếp từ thiếu niên thành người lớn. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và phức 
tạp nhất, cả về cơ thể, tâm lí và tình cảm và các mối quan hệ xã hội. 
- Sự phát triển nhanh về tâm - sinh lí ở lứa tuổi này, tạo nên những thay đổi mạnh mẽ 
của cơ thể nhiều khi dẫn đến những rối loạn về tâm thần kinh khiến các em thấy lo lắng, 
bứt dứt, bức xúc, nhiều em gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi ứng xử của bản 
thân [5]. 
Ở Hà Nội, đa số học sinh có điều kiện sống thuận lợi hơn các bạn ở các vùng miền 
khác cả về điều kiện kinh tế, cũng như văn hóa - xã hội nên tuổi dậy thì của đa số học sinh 
130 TRNG I HC TH  H NI 
sớm hơn thế hệ trước. Ở lứa tuổi này, quan hệ giữa nam và nữ đã được tích cực hoá một 
cách rõ rệt. Do vậy, nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng cường, bắt đầu có xuất hiện 
sự lôi cuốn khá mạnh mẽ đối với phái khác. Sự phát triển sớm về sinh lí trong khi lại chưa 
được giáo dục đầy đủ về giới tính, tình bạn, tình yêu dẫn đến nhiều em yêu sớm. 
Tuy nhiên, do nhìn nhận sự việc còn thiên về cảm tính, khả năng kiềm chế bản thân chưa 
cao nên dẫn đến tình trạng nảy sinh mâu thuẫn ở một số em trong tình yêu học trò dẫn đến 
bạo lực. 
Các em cũng thường quan tâm đến chiều cao, hình thức nên dành nhiều thời gian soi 
gương, ăn vận quần áo và cố để mình trông có vẻ quyến rũ hơn. Vì vậy các em thường có 
sự suy bì, so sánh bản thân với người khác. Đã có nhiều mâu thuẫn dẫn đến bạo lực ở học 
sinh, nhất là học sinh nữ từ lí do này. 
- Ở tuổi THPT, HS đã có khả năng đánh giá khá sâu sắc những phẩm chất, những mặt 
mạnh, mặt yếu của những người cùng sống, cùng hoạt động và của chính bản thân. Tuy 
nhiên, ở lứa tuổi này, sự tự đánh giá nhiều khi còn mang tính chủ quan. Các em thường có 
xu hướng cường điệu khi tự đánh giá về mình: hoặc là quá tự ti (đánh giá thấp bản thân), 
hoặc là quá tự cao (đánh giá bản thân quá cao so với thực tế). Đây cũng là nguyên nhân 
nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều HS. 
- Học sinh ở lứa tuổi này thường ham thích thử nghiệm cái mới lạ và cảm giác... Nếu 
không được quan tâm, hỗ trợ, giáo dục đúng mức, có thể dẫn các em đến ham thích trò 
chơi, văn hóa phẩm bạo lực và xu hướng hành động theo những gì các em học được từ đó. 
- Học sinh THPT có nhu cầu cao về kết bạn. Trong nhóm bạn bè, nhiều em muốn thu 
hút sự chú ý và thán phục của bạn bè, dẫn tới việc các em có thể phát ngôn, dùng bạo lực 
để: thể hiện sức mạnh của bản thân, sự tài giỏi của bản thân... Nhưng đồng thời các em 
cũng chịu sự chi phối của nhóm bạn đồng đẳng, bắt buộc phải tuân theo các chuẩn mực của 
nhóm. Dẫn tới việc có em biết đánh bạn là sai vẫn tham gia vì sợ bị loại khỏi nhóm. 
- Xã hội biến đổi nhanh, nhiều tình huống phức tạp bao quanh các em hàng ngày, 
nhưng rất nhiều học sinh thiếu các kĩ năng sống cơ bản như: giao tiếp, ra quyết định, giải 
quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn; tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ,... nên đã trở thành kẻ gây 
bạo lực hoặc nạn nhân của bạo lực. 
- Một bộ phận học sinh gây ra bạo lực do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về 
nhân cách, sai lệch trong quan điểm sống. Một số em nữ hiểu chưa đúng về bình đẳng giới 
nên thiếu nữ tính, thích sự ngang tàng, thích thể hiện sức mạnh như con trai, nhưng lại thể 
hiện một cách thái quá qua hành vi đánh bạn. 
TP CH KHOA HC − S
 13/2017 131 
3. KẾT LUẬN 
Tóm lại, qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, có thể khẳng định rằng: Hiện tượng bạo 
lực HS khá phổ biến ở Hà Nội. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực, trong đó đáng chú ý 
là các nguyên nhân, tác động từ xã hội, môi trường sống và cá nhân HS, bởi lứa tuổi này là 
lứa tuổi mới lớn, đang lớn, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, nhân cách. Chính sự thiếu 
kiểm soát hành vi; thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp ứng xử; lệch lạc về quan điểm, định 
hướng, đôi khi sự tự ái, tổn thương cá nhân... đã khiến các em có các hành động bạo lực 
mà không lường trước, không tính đến hậu quả sau đó. Thực trạng và những nguyên nhân 
này đòi hỏi cần có những giải pháp kịp thời phòng chống, ngăn chặn sự lây lan bạo lực 
trong các trường THPT nói riêng và các trường phổ thông nói chung ở Hà Nội, vì tương lai 
của thế hệ trẻ, vì sự phát triển của nhà trường và xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Vân Anh (2011), Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh trung học phổ 
thông, Nhiệm vụ KH; Mã số: B2001-37-03NV 
2. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay 
nhìn từ góc độ tâm lí học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 
3. Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Đoàn Thanh niên với nhiệm vụ phòng ngừa bạo lực trong học 
đường đối với học sinh trung học phổ thông, Đề tài cấp Bộ, Mã số: ĐT.KXĐTN 2012-07. 
4. Nguyễn Thị Thanh Mai và cộng sự (2009), Hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em trai ở bậc trung 
học trong nhà trường phổ thông, Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ nghiên cứu cấp Viện - Viện 
Khoa học Giáo dục Việt Nam. 
5. Nguyễn Thị Thanh Mai và nhóm nghiên cứu (2016), Thực trạng bạo lực ở học sinh trung học 
Hà Nội và một số giải pháp phòng chống, Đề tài KHCN, Mã số 01X-12/04-2011-2 
6. Smith. PK (2003), Volence in school: An overview, In P.K Smith (Fd). Thersponsenin Europe 
(pp.1-14), London. 
CAUSES OF SCHOOL VIOLENCE IN HA NOI’S HIGH SCHOOLS 
Abstract: Nowadays, school violence is a popular and hot issue attracting the attention of 
all level of society in general and education sector in particular. Through survey, among 
teachers, parents and high schools’ pupils in Ha Noi,, the paper analyzes 2 main reasons 
causing school violence including social and environmental impacts; and thought of each 
individual pupil. 
Keywords: school violence, high school’s pupils, family, school, society 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_nhan_gay_bao_luc_o_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_ha_no.pdf