Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh

Cấu trúc thông tin thường được hiểu như một mức độ khác để miêu tả cấu trúc

câu. Cấu trúc thông tin thường không tính đến cấu trúc cú pháp. Cấu trúc thông tin có nhiều

tên gọi khác nhau như phân đoạn thực tại câu, phối cảnh chức năng câu, đóng gói thông tin,

tổ chức theo ngữ cảnh v.v và được mô tả qua nhiều thuật ngữ khác nhau như đề – thuyết;

chủ đề– chú giải, tiêu điểm – nền, cho sẵn – mới v.v Để xử lý cấu trúc đề - thuyết của trạng

ngữ trong câu, bài báo đưa ra số liệu thống kê về đề thuyết của trạng ngữ trong câu. Theo đó,

tác giả nhận thấy rằng một số trạng ngữ luôn xuất hiện trong phần đề, một số khác lại luôn

xuất hiện trong phần thuyết của câu.

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 1

Trang 1

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 2

Trang 2

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 3

Trang 3

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 4

Trang 4

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 5

Trang 5

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 6

Trang 6

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 7

Trang 7

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9440
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh

Ngữ dụng học của trạng ngữ Tiếng Anh
77Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NGỮ DỤNG HỌC CỦA TRẠNG NGỮ TIẾNG ANH
PRAGMATICS OF ENGLISH ADVERBS
Trịnh Hữu Tuấn*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/7/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 3/01/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/07/2020
Tóm tắt: Cấu trúc thông tin thường được hiểu như một mức độ khác để miêu tả cấu trúc 
câu. Cấu trúc thông tin thường không tính đến cấu trúc cú pháp. Cấu trúc thông tin có nhiều 
tên gọi khác nhau như phân đoạn thực tại câu, phối cảnh chức năng câu, đóng gói thông tin, 
tổ chức theo ngữ cảnh v.v  và được mô tả qua nhiều thuật ngữ khác nhau như đề – thuyết; 
chủ đề– chú giải, tiêu điểm – nền, cho sẵn – mới v.v Để xử lý cấu trúc đề - thuyết của trạng 
ngữ trong câu, bài báo đưa ra số liệu thống kê về đề thuyết của trạng ngữ trong câu. Theo đó, 
tác giả nhận thấy rằng một số trạng ngữ luôn xuất hiện trong phần đề, một số khác lại luôn 
xuất hiện trong phần thuyết của câu.
Từ khóa: Cấu trúc thông tin, dụng học, trạng ngữ, phần đề, phần thuyết.
Abstract: Information structure is often understood as a diff erent level to describe 
sentence structure. Information structure doesn’t refer to the syntax structure. Information 
structure has many diff erent names such as: actual divison of the sentence, functional sentence 
perspective; information packaging; contextual organization ... and it is also described by 
diff erent terms such as: theme - rheme; topic - comment, focus - background, given - new ect... 
Dealing with the adverbial in the Theme and Rheme structure of the sentence,the paper off ers 
the statistics of the theme and rheme adverbials of the sentence. Accordingly, the author fi nds 
out that some adverbials almost appear in the Theme but some mainly appear in the Rheme 
of the sentence.
Keywords: Information structure, pragmatics, adverb, theme, rheme.
* Công ty Cổ phần Sara Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 63 (1/2020) 77-84
1. Dẫn nhập 
Theo Nguyễn Thiện Giáp thì “Ngữ 
dụng học là bộ môn nghiên cứu về cách 
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là 
cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngữ 
cảnh cụ thể để đạt được những mục đích 
cụ thể” [16, tr 11]. Như vậy, đối tượng của 
ngữ dụng học là ngôn ngữ sử dụng trong 
giao tiếp hàng ngày của con người. 
Câu từ góc nhìn của dụng học là 
một thông điệp. Vì vậy, với dụng học, cấu 
trúc thông tin (hay thông báo) của câu là 
78 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
vấn đề được quan tâm hàng đầu, trong 
đó bao gồm các nội dung như: cấu trúc 
đề – thuyết, tin cũ – tin mới, tiêu điểm. 
Tìm hiểu thành phần trạng ngữ từ góc 
nhìn dụng học, chúng ta quan tâm chức 
năng thông tin của trạng ngữ và đặt trạng 
ngữ trong cấu trúc đề - thuyết của câu. Để 
xét được những phương diện này, chúng 
ta quan tâm đến vấn đề ngữ cảnh của câu. 
Vì vậy, chúng ta áp dụng lí thuyết văn bản, 
đặc biệt là lí thuyết về liên kết và mạch 
lạc, để tìm hiểu về khả năng tạo liên kết và 
mạch lạc của trạng ngữ.
2. Bình diện ngữ dụng của trạng 
ngữ tiếng Anh
2.1. Chức năng thông tin của trạng 
ngữ trong tiếng Anh
2.1.1. Trạng ngữ thể hiện một tin cũ 
Tin cũ là phần tin đã biết, tin cho 
sẵn mà ở thời điểm trước khi nói ra câu 
đó, người nói và cả người nghe đã biết 
hoặc có thể liên tưởng và suy ra. Vì vậy, 
nó không cung cấp thêm thông tin mới và 
cũng không phải là trọng tâm thông tin. 
Kết quả khảo sát cho thấy: Khi trạng 
ngữ mang các vai thời gian, không gian, mục 
đích, nhượng bộ, nguyên nhân và được sắp 
xếp ở đầu câu văn, thông thường các trạng 
ngữ đó cũng mang một thông tin cũ.
Khi cung cấp một thông tin cũ, trạng 
ngữ thường là thành phần có vị trí là đứng 
đầu câu văn hoặc đoạn văn, về ý nghĩa 
thường là chỉ khoảng cách thời gian, về 
cấu tạo thường là kết cấu song hành. 
Ví dụ: She had smiled with timid 
liking when she greeted Scarlett and told 
her how pretty her green dress was, and 
Scarlett had been hard put to be even civil 
in reply, so violently did she want to speak 
alone with Ashley. Since then, Ashley had 
sat on a stool at Melanie’s feet, apart from 
the other guests, and talked quietly with her, 
smiling the slow drowsy smile that Scarlett 
loved. What made matters worse was that 
under his smile a little sparkle had come 
into Melanie’s eyes, so that even Scarlett 
had to admit that she looked almost pretty. 
As Melanie looked at Ashley, her plain face 
lit up as with an inner fi re, for if ever a 
loving heart showed itself upon a face, it 
was showing now on Melanie Hamilton’s 
(Gone with the wind, 92)
Ở ví dụ trên, quãng thời gian Since 
then (từ lúc đó) được biểu hiện ở trạng ngữ 
là một thông tin đã biết. Đó chính là quãng 
thời gian bắt đầu từ lúc Melanie Hamilton 
khen Scarlett đẹp và ngồi nói chuyện riêng 
với Ashley. Thông tin này được trình bày 
ở câu trước và được nối với các câu sau 
bởi thành phần trạng ngữ since then.
First, she would be “prideful,” 
as Gerald had commanded. From the 
moment she arrived at Twelve Oaks, she 
would be her gayest, most spirited self. 
No one would suspect that she had ever 
been downhearted because of Ashley and 
Melanie. And she would fl irt with every 
man there. That would be cruel to Ashley, 
but it would make him yearn for her all 
the more. She wouldn’t overlook a man of 
marriageable age, from ginger-whiskered 
old Frank Kennedy, who was Suellen’s 
beau, on down to shy, quiet, blushing 
Charles Hamilton, Melanie’s brother. 
They would swarm around her like bees 
around a hive, and certainly Ashley would 
be drawn from Melanie to join the circle 
of her admirers. Then somehow she 
would maneuver to get a few minutes 
alone with him, away from the crowd. She 
79Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hoped everything would work out that 
way, because it would be more diffi cult 
otherwise. But if Ashley didn’t make the 
fi rst move, she would simply have to do it 
herself. (Gone wit ... i nghe biết trước; tin mới là thông 
tin tại thời điểm nói, lần đầu tiên được đưa 
vào văn bản và người nghe/người đọc lần 
đầu tiên biết. Tuy nhiên, trạng ngữ là thành 
phần phụ, bổ sung cho nòng cốt câu nên 
thông tin được nêu lên ở trạng ngữ cũng chỉ 
là thông tin thứ yếu. Qua khảo sát, chúng 
tôi thấy, trạng ngữ cung cấp thông tin mới 
thường xuất hiện ở các trường hợp sau:
Trạng ngữ xuất hiện ở câu văn mở 
đầu một tác phẩm sẽ mang thông tin mới.
Ví dụ: In English we call that kind 
of fl ower a lily.” (The Da Vinci Code, 95)
Trong tiếng Anh, chúng tôi gọi loại 
hoa đó là hoa huệ. 
In the seventh week, there came a 
telegram from Colonel Hampton himself, 
and then a letter, a kind, dignifi ed letter 
of condolence. (Gone with the wind, 120)
Trong tuần thứ bảy, đã có một bức 
điện từ chính Đại tá Hampton, và sau đó 
là một lá thư, một lá thư chia buồn, trang 
nghiêm.
Đây là những trạng ngữ mang thông 
tin về không gian, thời gian lần đầu được 
đề cập nên đó là những tin mới.
Ngoài ra, trạng ngữ chỉ phương tiện 
đứng ở đầu hoặc cuối câu cũng thường 
mang thông tin mới.
Ví dụ: By contrast with his own 
miserable existence, they were well-fed, 
well-clothed and looked after in sickness 
and old age. (Gone with the wind, 45)
 Trong ví dụ trên, thành phần 
trạng ngữ chỉ cách thức phương tiện: By 
contrast with his own miserable existence. 
Sự tồn tại được đề cập ở đầu câu này sẽ 
được bàn tới trong những câu sau. Vì vậy, 
nghĩa thông tin được nêu lên trong trạng 
ngữ ở câu văn trên là một tin mới.
Như vậy, thành phần trạng ngữ có 
thể mang một thông tin đã biết trước từ 
ngữ cảnh hoặc có thể mang một thông tin 
lần đầu tiên được đề cập. Việc mang thông 
tin cũ hay thông tin mới phụ thuộc nhiều 
vào vị trí xuất hiện của trạng ngữ trong 
văn bản, trong đoạn văn, trong câu văn và 
vai nghĩa mà trạng ngữ đó đảm nhận. 
2.2. Trạng ngữ trong cấu trúc đề - 
thuyết của câu
Cấu trúc đề - thuyết là một loại cấu 
trúc quan trọng của ngữ dụng học (theo 
quan điểm của trường phái chức năng 
Praha) hoặc là một trong 3 loại cấu trúc 
(theo quan điểm Ngữ pháp chức năng hệ 
thống của Halliday), dùng để biểu thị nghĩa 
văn bản (textual meaning). Trong cấu trúc 
đề – thuyết, đề là phần từ ngữ được chọn 
làm xuất phát điểm cho câu nói. Phần câu 
được dùng để phát triển phần đề được gọi 
là thuyết. Quan hệ giữa phần đề và phần 
thuyết là quan hệ theo trật tự tuyến tính, 
nghĩa trong câu theo trật tự trước – sau 
phản ánh kinh nghiệm tổ chức thông điệp 
của người nói. Tuỳ theo nội dung của phần 
đề xét trong mối quan hệ với phần còn lại 
của câu, có thể phân biệt các loại đề: Đề - 
đề tài, đề tình thái, đề văn bản. 
81Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
2.2.1. Trạng ngữ thuộc phần đề trong cấu trúc đề - thuyết của câu
 Qua khảo sát, ta thấy hầu hết những câu có trạng ngữ thuộc phần đề là những câu trình 
bày. Tuy nhiên, chức năng đề tiêu biểu trong câu thuộc về chủ ngữ nên trạng ngữ trong những 
câu như vậy là đề đánh dấu. Những trạng ngữ thuộc phần đề của câu thường là những trạng 
ngữ có vị trí trí đứng trước nòng cốt câu. 
Ví dụ: 
In the old movies the butler always came to the rescue with a tray of drinks.(If 
Tomorrow Comes,13)
In the old movies the butler always came to the rescue with a tray 
of drinks
Cấu trúc Đề - thuyết Đề đánh dấu Thuyết
Phần lớn những câu có trạng ngữ thuộc phần đề thường được xắp xếp ngay ở đầu câu 
văn. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trước trạng ngữ còn xuất hiện loại đề văn bản, 
dùng để nối kết quan hệ nghĩa – logic của câu chứa nó với câu có quan hệ nghĩa với câu đó. 
 Ví dụ về trường hợp trước trạng ngữ xuất hiện loại đề văn bản: 
And now, she thought, it’s going to be a part of my life. (If Tomorrow Comes, 11)
And now she thought, it’s going to be a part of my life
Cấu trúc đề 
-thuyết
Đề văn bản Đề đề tài
Bội đề Thuyết
Như phần dẫn nhập đã nói, cấu trúc 
đề - thuyết có liên quan mật thiết đến cấu 
trúc tin. Qua khảo sát, có thể thấy: Trạng 
ngữ thuộc phần đề biểu đạt một thông tin 
đã biết từ ngữ cảnh (tin cũ) chiếm số lượng 
ít hơn phần đề biểu đạt một thông tin lần 
đầu tiên xuất hiện trong văn bản (tin mới).
Ví dụ về trường hợp trạng ngữ thuộc 
phần đề biểu đạt tin cũ:
The safe was fi lled with thick 
envelopes and papers, but Tracy 
ignored them. At the back, resting on a 
small shelf, was a chamois jewelry bag. 
(If Tomorrow Comes, 181)
Ví dụ về trường hợp trạng ngữ thuộc 
phần đề biểu đạt tin mới:
In that instant, Sophie felt the ghost 
of her grandfather whispering in her ear. 
(The Da Vinci Code, 112)
Như vậy, có thể thấy, trạng ngữ 
thuộc phần đề biểu đạt thông tin cũ thường 
là những trạng được cấu tạo bởi một kết 
cấu song hành. Đây thường là các trạng 
ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ không 
gian, trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ 
chỉ nguyên nhân. Đối với các trạng ngữ 
thuộc phần đề biểu đạt tin mới, thì trạng 
ngữ thường xuất hiện ở câu văn mở đầu 
một tác phẩm và thường là những trạng 
ngữ chỉ cách thức phương tiện. Ở một số 
trường hợp khác của trạng ngữ, mối quan 
hệ giữa phần đề do trạng ngữ đảm nhận 
và cấu trúc tin là khá linh hoạt, có khi vai 
nghĩa của trạng ngữ biểu đạt thông tin 
mới, có khi lại biểu đạt thông tin cũ.
Vai nghĩa thời gian thuộc phần đề 
biểu đạt thông tin mới. Ví dụ:
Their host swept an arm across the 
luxurious salon. “This is your private 
82 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
viewing room. Once I leave the room, you 
may spend all the time you need in here 
to review and modify the contents of your 
safe-deposit box, which arrives... over 
here.” (The Da Vinci Code, 152)
Vai nghĩa thời gian thuộc phần đề 
biểu đạt thông tin cũ. Ví dụ:
Pushing Sophie from his mind, 
Fache stared for a moment at the miniature 
knight standing on Saunière’s desk. Then 
he turned back to Collet. “Do you have 
him?” (The Da Vinci Code, 55)
2.2.2. Trạng ngữ thuộc phần thuyết 
trong cấu trúc đề - thuyết của câu
Những trạng ngữ thuộc phần thuyết 
trong câu thường là những trạng ngữ có vị 
trí giữa câu và cuối câu. Trạng ngữ thuộc 
phần thuyết của câu có thể biểu đạt một 
thông tin cũ cũng có thể biểu đạt một thông 
tin mới. Biểu đạt thông tin cũ trong phần 
thuyết theo tư liệu khảo sát của chúng tôi 
thường là những trường hợp trạng ngữ 
mang các vai nghĩa không gian, tình huống, 
nguyên nhân. Biểu đạt thông tin mới trong 
phần thuyết là những trường hợp trạng ngữ 
mang các vai nghĩa cách thức, phương 
tiện. Vai nghĩa thời gian khi tham gia phần 
thuyết rất linh hoạt về cấu trúc tin, có khi 
thể hiện một thông tin mới, có trường hợp 
lại thể hiện một thông tin cũ.
Trạng ngữ chỉ thời gian thuộc phần 
thuyết trong cấu trúc đề thuyết của câu, 
biểu đạt thông tin mới. Ví dụ: 
“Oh, don’t laugh. It isn’t funny. It 
seems that Miss--this woman, wanted to 
do something for the hospital--can you 
imagine it? She off ered to nurse every 
morning and, of course, Mrs. Elsing must 
have nearly died at the idea and ordered 
her out of the hospital. (Gone with the 
wind, 222)
Trạng ngữ chỉ thời gian thuộc phần 
thuyết trong cấu trúc đề thuyết của câu, 
biểu đạt thông tin cũ. Ví dụ:
He had arranged for a massage in 
one hour, but he planned to fi nish this game 
before then. (If Tomorrow Comes, 240)
Như vậy, qua tìm hiểu có thể thấy, 
trong câu, trạng ngữ có thể thuộc phần đề 
hoặc phần thuyết của câu. Trạng ngữ trong 
cấu trúc đề - thuyết của câu có mối quan 
hệ chặt chẽ với chức năng thông tin của 
trạng ngữ.
2.3. Vai trò của trạng ngữ đối với 
tính liên kết và mạch lạc của văn bản 
Liên kết về hình thức là liên kết 
được thực hiện bằng các phương tiện, dấu 
hiện ngôn ngữ. Đây là các phương thức 
liên kết, các phép liên kết nằm trong các 
câu văn, các đoạn văn, giúp chúng có sự 
thống nhất với nhau về ý nghĩa. Mạch lạc 
là liên kết nội dung. Đó là sự liên kết xét 
về mặt tổ chức bên trong của văn bản đặc 
biệt là sự liên kết về nghĩa. Liên kết nội 
dung bao gồm liên kết lôgic và liên kết 
chủ đề. Một văn bản cần đảm bảo cả tính 
liên kết và tính mạch lạc, nghĩa là cần có 
sự liên kết ở cả mặt nội dung và hình thức.
Trạng ngữ là yếu tố đi kèm, bổ sung 
phương diện nghĩa nào đó (về thời gian, 
không gian, tình huống, cách thức phương 
tiện, nguyên nhân...) cho cả sự việc được 
nói đến trong câu. Tuy nhiên, xem xét 
trong một văn bản, có thể nhận thấy trạng 
ngữ còn có vai trò quan trọng đối với sự 
liên kết và mạch lạc của văn bản. Vai trò 
tạo liên kết và mạch lạc cho văn bản thể 
hiện rõ ở việc có sự lặp lại trạng ngữ trong 
83Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
câu văn trước hoặc sau đó. Ngoài ra, còn 
biểu hiện ở trường hợp trạng ngữ có từ 
hoặc cụm từ lặp lại câu văn đi trước.
2.3.1. Trạng ngữ lặp lại trạng ngữ 
trong câu văn trước đó
Ngoài việc lặp lại thành phấn chính, 
để tạo mối liên kết cho văn bản, các tác giả 
còn lặp lại bộ phận trạng ngữ. Trạng ngữ 
có thể có sự lặp lại trạng ngữ trong câu 
văn trước đó. Ví dụ:
The easy days away from the routine 
of the prison somehow made the nights 
worse. Tracy loathed returning to her 
cell, hated being caged in like an animal. 
She was still unable to get used to the 
screams that came from nearby cells in 
the uncaring darkness. She would grit her 
teeth until her jaws ached. One night at a 
time, she promised herself. I can stand one 
night at a time. (If Tomorrow Comes, 100)
Trạng ngữ One night at a time trong 
câu (One night at a time, she promised 
herself) được lặp lại hoàn toàn trạng ngữ 
One night at a time trong câu văn tiếp 
theo. Sự lặp lại này, có tác dụng tạo liên 
kết, mạch lạc cho đoạn văn. 
Bên cạnh việc lặp lại hoàn toàn 
trạng ngữ trong những câu văn trước, còn 
có trường hợp trạng ngữ không lặp lại 
hoàn toàn mà chỉ lặp lại một phần. Ví dụ: 
“Wait here for me, Harry,” he said. 
“Our examination of the grounds will not 
take long.”
They trooped out in silence past 
him, and closed the door. After a minute 
or so, Harry heard the clunks of Moody’s 
wooden leg growing fainter in the corridor 
below. (Harry Potter and the Prisoner of 
Azkaban, tr.506)
Trạng ngữ After a minute or so có 
mối liên hệ với will not take long trong 
câu văn trước. Sự lặp lại này có tác dụng 
tạo liên kết, mạch lạc cho các câu văn và 
đoạn văn. 
2.3.2. Trạng ngữ có sự liên hệ với 
trạng ngữ trong những câu văn trước
Ngoài lặp lại trạng ngữ của câu văn 
trước, còn lặp lại trạng ngữ của những câu 
văn trước, ví dụ:
As a boy, Langdon had fallen down 
an abandoned well shaft and almost 
died treading water in the narrow space 
for hours before being rescued. Since 
then, he’d suff ered a haunting phobia of 
enclosed spaces—elevators, subways, 
squash courts. (The Da Vinci Code, 20)
 Trạng ngữ thời gian Since then trong 
câu Since then, he’d suff ered a haunting 
phobia of enclosed spaces—elevators, 
subways, squash courts tuy không phải là 
sự lặp lại trạng ngữ As a boy trong As a boy, 
Langdon had fallen down an abandoned 
well shaft and almost died treading water 
in the narrow space for hours before being 
rescued nhưng sự xuất hiện của trạng ngữ 
Since then đã gợi liên tưởng về As a boy. 
Chính điều này khiến văn bản giữ được 
tính mạch lạc trong việc triển khai ý nghĩa.
Như vậy chính việc sử dụng những 
trạng ngữ mà những trạng ngữ đó là sự lặp 
lại trạng ngữ trong câu văn trước hoặc có 
sự liên hệ mật thiết với trạng ngữ ở những 
câu văn trước đó đã góp phần tạo nên tính 
liên kết và mạch lạc cho văn bản. Sự lặp 
lại ấy có thể là sự lặp lại hoàn toàn có thể 
là sự lặp lại không hoàn toàn; có thể là sự 
lặp lại ở những câu văn đứng liên kề nhau, 
cũng có thể là sự lặp lại ở những câu văn 
có khoảng cách trong văn bản.
84 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
3. Kết luận
Về bình diện ngữ dụng của trạng 
ngữ, chúng ta nghiên cứu những vấn đề là: 
Khả năng thông tin của trạng ngữ; Trạng 
ngữ trong cấu trúc đề thuyết của câu; Vai 
trò của trạng ngữ đối với tính liên kết và 
mạch lạc của văn bản.
Về khả năng thông tin của trạng 
ngữ, qua khảo sát cho thấy thành phần 
trạng ngữ có thể mang một thông tin đã 
biết trước từ ngữ cảnh hoặc có thể mang 
một thông tin lần đầu tiên được đề cập. 
Việc mang thông tin cũ hay thông tin mới 
phụ thuộc nhiều vào vị trí xuất hiện của 
trạng ngữ trong văn bản, trong đoạn văn, 
trong câu văn và vai nghĩa mà trạng ngữ 
đó đảm nhận.
Khả năng thông tin của trạng ngữ có 
sự liên hệ mật thiết với cấu trúc đề - thuyết 
của câu. Qua khảo sát cho thấy có một số 
vai trạng ngữ thường xuất hiện ở phần đề, 
một số vai trạng ngữ lại chỉ thường xuất 
hiện ở phần thuyết của câu. Vai trạng ngữ 
thời gian khá linh hoạt về vị trí, nó có thể 
đứng ở phần đề hoặc phần thuyết của câu, 
biểu đạt một tin cũ hoặc biểu đạt một tin 
mới trong cấu trúc câu.
Trạng ngữ trong câu tuy là thành 
phần phụ, nếu không có nó thì nội dung 
câu cũng không thay đổi nhiều. Nhưng 
tìm hiểu có thể thấy, thành phần trạng ngữ 
góp phần tạo mối liên kết và mạch lạc cho 
văn bản. 
Tài liệu tham khảo:
[1]. Alexander, L. G, (1992), Longman 
English grammar, Longman.
[2]. Alexander L.G. (1993), Longman 
Advanced Grammar - Reference and 
Practice, Longman.
[3]. Barabash, T.A. (1975), A Guide to Better 
Grammar, Moscow.
[4]. Beverly Derewianka, (2012), A new 
grammar companion for teachers - 2nd ed. 
National Library of Australia Cataloguing-in-
Publication entry.
[5]. Chafe, W. L. (1970), Meaning and the 
Structure of Language, University of Chicago 
Press, 
[6]. Eastwood, J. (1994), Oxford guide to 
English grammar, Oxford University Press.
[7]. Hengeveld , K; Mackenzie, J. L. (2006), 
Functional Discourse Grammar. In: Brown, 
K. (Ed.) Encyclopedia of Language and 
Linguistics, 2.ed., v.4. Oxford: Elsevier, 
p.668-676.
Địa chỉ tác giả: Công ty Cổ phần Sara Hà Nội
Email: tuantamanh@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfngu_dung_hoc_cua_trang_ngu_tieng_anh.pdf