Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật

Trong lĩnh vực ngôn ngữ học có khá nhiều phương pháp phân tích câu dựa vào các yếu tố tham gia

cấu thành câu trên các bình diện khác nhau. Chúng tôi nhận thấy hình thức cầu khiến trong câu

tiếng Nhật có những trường hợp tương đồng và cả không tương đồng với câu tiếng Việt nên đã gây

nên nhiều ngộ nhận, dẫn đến việc người học tiếng Nhật chưa thể hoàn toàn ứng dụng được trong

thực tế. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn đi vào xem xét các vai nghĩa xuất hiện trong hình

thức sai khiến của câu tiếng Nhật dựa trên những nghiên cứu về mặt vai nghĩa và phương pháp

phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể

Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật trang 1

Trang 1

Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật trang 2

Trang 2

Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật trang 3

Trang 3

Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật trang 4

Trang 4

Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 10720
Bạn đang xem tài liệu "Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật

Các vai nghĩa trong câu cầu khiến tiếng Nhật
2513 
CÁC VAI NGHĨA TRONG CÂU CẦU KHIẾN TIẾNG NHẬT 
Huỳnh Thành Phát 
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Hồ Tố Liên 
TÓM TẮT 
Trong lĩnh vực ngôn ngữ học có khá nhiều phương pháp phân tích câu dựa vào các yếu tố tham gia 
cấu thành câu trên các bình diện khác nhau. Chúng tôi nhận thấy hình thức cầu khiến trong câu 
tiếng Nhật có những trường hợp tương đồng và cả không tương đồng với câu tiếng Việt nên đã gây 
nên nhiều ngộ nhận, dẫn đến việc người học tiếng Nhật chưa thể hoàn toàn ứng dụng được trong 
thực tế. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn đi vào xem xét các vai nghĩa xuất hiện trong hình 
thức sai khiến của câu tiếng Nhật dựa trên những nghiên cứu về mặt vai nghĩa và phương pháp 
phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể. 
Từ khóa: Câu cầu khiến, mục đích phát ngôn, tham tố vị từ,vai nghĩa, vị từ - tham thể. 
1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM HỮU QUAN 
1.1 Khái niệm vai nghĩa 
Theo C.J. Fillmore, một sự tình gồm một vị từ trung tâm và quây quần quanh nó là các ngữ đoạn 
biểu thị những cách ngữ nghĩa hay vai nghĩa (semantic role) nào đó: “Ý niệm về cách bao gồm một 
tập hợp khái niệm phổ quát, được giả định là bẩm sinh, xác định những kiểu tri nhận nào đó của 
con người về những sự tình đang diễn ra quanh họ, tri nhận những vấn đề như ai thực hiện nó, nó 
xảy ra đối với ai và cái gì thay đổi” (Fillmore 1968). [3:p41] 
Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ tập trung đi vào xem xét các vai nghĩa phổ biến có trong 
hình thức câu cầu khiến: chủ thể sai khiến, đối thể sai khiến, đối thể, tạo thể, bị thể, tác thể. 
1.2 Khái niệm câu cầu khiến (shieki – 使役) trong tiếng Nhật 
Ý nghĩa cơ bản của câu cầu khiến là “một người nào đó ra một mệnh lệnh, chỉ thị hay một yêu cầu 
để cho người khác làm theo”. [14:p190] 
Tuy nhiên mối quan hệ giữa hình thức của câu với nghĩa và mục đích sử dụng của nó không phải là 
quan hệ một đối một. Trong ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng một hình thức câu được sử dụng 
nhằm thực hiện nhiều mục đích phát ngôn khác nhau. Hình thức cầu khiến trong tiếng Nhật cũng 
nằm trong số đó. Hiện nay những ý nghĩa của hình thức cầu khiến trong tiếng Nhật được giảng dạy 
phổ biến ở Việt Nam là sai khiến, cho phép, tác động tâm lý. Tuy nhiên, theo “Từ điển mẫu câu 
tiếng Nhật”, khi sử dụng trong thực tế hình thức cầu khiến còn được phân loại thành 8 mục đích 
phát ngôn khác nhau: Ép buộc (強制), chỉ thị (指示), không can thiệp (放任), cho phép (許可), bỏ 
mặc (放置), chăm sóc (介護), tự trách (自責), nguyên nhân (原因) [14:p190] 
2514 
1.3 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể 
Trong nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay câu có thể được phân tích theo nhiều phương pháp khác 
nhau dựa trên các bình diện kết học, nghĩa học, dụng học trong đó phổ biến là bốn phương pháp: 
theo cấu trúc chủ – vị (ngữ pháp truyền thống); theo cấu trúc vị từ – tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa); 
theo cấu trúc đề – thuyết (ngữ pháp chức năng); cấu trúc cái cho sẵn – cái mới (lý thuyết phân đoạn 
thực tại). 
Để phân tích được câu theo phương pháp này, trước hết phải xác định được vị từ trung tâm, sau đó 
xác định các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị từ đó, cuối cùng là xác định các tham thể mở 
rộng. 
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể có ưu thế sau: Các thành tố trong cấu 
trúc vị từ – tham thể phản ánh sự tương ứng về nghĩa của chúng với các sự vật trong thực tế khách 
quan. Toàn bộ nội dung câu phản ánh một sự tình của thế giới ấy. Thông qua cấu trúc này, ta hiểu 
hơn về sự gắn bó giữa ngôn ngữ học với cuộc sống con người. Phương pháp phân tích câu theo 
cấu trúc vị từ – tham thể có hạn chế là không quan tâm đến các hư từ. Vì vậy, mối quan hệ giữa các 
từ trong câu đôi khi không được làm rõ. Đặc biệt, cấu trúc này không phân tích được cạn kiệt các 
thành phần trong câu, không làm rõ được thành phần định ngữ có vai trò gì trong cấu trúc nghĩa sự 
vật. [6] 
2 CÁC VAI NGHĨA ĐẶC TRƯNG CỦA MỤC ĐÍCH PHÁT NGÔN 
2.1 Vai nghĩa ép buộc – 強制 (Kyosei) 
Bao gồm các vai nghĩa: chủ thể sai khiến, đối thể sai khiến, tác thể, bị thể, đối thể. Đây cũng chính 
là đặc trưng của mục đích phát ngôn này được biểu thị thông qua các vai nghĩa xuất hiện. 
Ví dụ 1: 
犯人は銀行員に現金を用意させた。[14:p190] 
犯人 銀行員 現金 用意させる 
Chủ thể sai khiến Đối thể sai khiến Đối thể 
2.2 Vai nghĩa chỉ thị – 指示 (Shiji) 
Bao gồm các vai nghĩa: Chủ thể sai khiến, đối thể sai khiến, đối thể, tạo thể. 
Ví dụ 2: 
教師が学生に本を読ませた。[14:p190] 
親 学生 本 読ませる 
Chủ thể sai khiến Đối thể sai khiến Đối thể 
2515 
2.3 Vai nghĩa không can thiệp – 放任 (Hounin) 
Bao gồm các vai nghĩa: Tác thể, bị thể. 
Ví dụ 3: 
注意したってどうせ人の言うことなんか聞こうとしないんだ。勝手に好きなことをさせておけばい
いさ。[14:p193] 
相手 関係者 好きなことをさせる 
Tác thể Bị thể 
2.4 Vai nghĩa cho phép – 許可 (Kyoka) 
Bao gồm các vai nghĩa: chủ thể sai khiến, đối thể sai khiến, tác thể, bị thể, đối thể. 
Ví dụ 4: 
先生は生徒に自由に意見を言わせました。[11:p140] 
先生 生徒 意見 言わせる 
Chủ thể sai khiến Đối thể sai khiến Tạo thể 
2.5 Vai nghĩa bỏ mặc – 放置 (Houchi) 
Bao gồm các vai nghĩa: Tác thể, bị thể. 
Ví dụ 5: 
あの子はまだ小さいから、一人で行かせては迷子になるまいかと心配だ。[15:p101] 
子ども 行かせる 
Bị thể 
2.6 Vai nghĩa chăm sóc – 介護 (Kaigo) 
Bao gồm các vai nghĩa: Tác thể, bị thể. 
Ví dụ 6: 
親には子供に教育を受けさせる義務がある。[9:p72] 
親 子ども 受けさせる 
Tác thể Bị thể 
2.7 Vai nghĩa tự trách – 自責 (Jiseki) 
Bao gồm các vai nghĩa: Tạo thể. Đây là mục đích phát ngôn đặc biệt do vai tạo thể có thể đứng 
riêng biệt mà không đi kèm các vai nghĩa khác vì đây có thể là tạo thể được sinh ra trong trường 
hợp vô ý chí. 
Ví dụ 7: 
子供を交通事故で死なせてからというもの、失意のどん底であった。[14:p192] 
子供 死なせる 
Tạo thể 
2516 
2.8 Vai nghĩa nguyên nhân – 原因 (Gen-in) 
Bao gồm các vai nghĩa: tác thể, bị thể. 
Ví dụ 8: 
貿易の不均衡が日米関係を悪化させている。[14:p192] 
貿易の不均衡 日米関係 悪化させる 
Tác thể Bị thể 
2.9 Vai nghĩa làm cái gì/ai đó như thế nào? 
Bao gồm các vai nghĩa: tác thể, bị thể, đối thể. Mục đích phát ngôn đa phần dùng để diễn tả tác 
động về mặt tâm lý hoặc gây ảnh hưởng đến một đối tượng nào đó. Do đó cần có vai nghĩa chỉ 
vật/người tác động (tác thể) và vật/người bị tác động (bị thể). 
Ví dụ 9: 
Eメールは便利な半面、人との接し方を忘れさせてしまう面もあるのではないか。[8:p90] 
貿易の不均衡 日米関係 人との接し方 忘れさせる 
Tác thể Bị thể Đối thể 
3 KẾT LUẬN 
Từ những kết quả đạt được của đề tài, chúng tôi nhận thấy: 
– Trước khi xác định các vai nghĩa, cần làm rõ mục đích phát ngôn của người nói, trong ngữ 
cảnh nào. Khác với tiếng Việt (hệ ngôn ngữ đơn lập), tiếng Nhật (hệ ngôn ngữ niêm kết) 
không có các phương thức biểu đạt như “sai”, “bảo”, “bắt” mà trực tiếp gắn trợ động từ để tạo 
nên vị từ cầu khiến. Nhiều trường hợp rất khó phân tích câu theo cấu trúc này, nhất là đối với 
câu có nhiều tầng bậc. Ngoài ra, rất khó xác định vai nghĩa mà các tham thể đảm nhiệm do 
không có dấu hiệu, hình thức rõ ràng. Do đó xuất hiện những trường hợp một ngữ đoạn nào 
đó trong câu có thể mang nhiều hơn một vai nghĩa tùy vào ngữ cảnh. 
– Việc nắm bắt thông tin hoặc nghĩa biểu hiện trong câu còn đòi hỏi người học tiếng Nhật nắm 
được các vai nghĩa ứng với các yếu tố cú pháp được lược bỏ trong câu như chủ ngữ, tân ngữ, 
mục đích ngữ,... 
– Trong thực tế hình thức câu cầu khiến tiếng Nhật được dùng nhiều với những ý nghĩa “tác 
động tâm lý”, “cho phép” hay “làm cái gì...như thế nào” hơn ý nghĩa “cầu khiến” đơn thuần. 
Do đó việc phổ biến phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể cùng với việc 
mở rộng phạm vi sử dụng của hình thức câu cầu khiến tiếng Nhật trong giảng dạy cho người 
Việt nói riêng và người nước ngoài nói chung là vô cùng cần thiết để người học có thể vận 
dụng hiệu quả tiếng Nhật trong thực tế công việc và cuộc sống. 
2517 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Đức (2010), Chức năng cú pháp của một số vai nghĩa trong câu tiếng Việt, Luận 
văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 
[2] Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, (tập 1), Nxb Khoa học Xã hội, 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
[3] Nguyễn Văn Hiệp (2007), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục. 
[4] Bạch Thị Thu Hiển (2004), Tổng luận về ngữ pháp cách, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, trường 
ĐHKHXH & NV, Thành phố Hồ Chí Minh. 
[5] M.A.K. Halliday (Hoàng Văn Vân dịch) (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
[6] Trần Kim Phượng (2010), “Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 
3.2010, tr35-47. 
[7] Tô Minh Thanh (2005), Cấu trúc câu trần thuật trong tiếng Việt và tiếng Anh, Luận án Tiến sĩ 
Ngữ văn, Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfcac_vai_nghia_trong_cau_cau_khien_tieng_nhat.pdf