Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

I. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

1. Bối cảnh thế giới

Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới. Chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên (nước.), khủng bố có thể sẽ gia tăng.

Ngoài ra, các yếu tố của bối cảnh quốc tế tác động đến nước ta nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng bao gồm: tiến bộ nhảy vọt trong khoa học, công nghệ; tính tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ còn tác động trong 1-2 năm tới.

 

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 1

Trang 1

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 2

Trang 2

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 3

Trang 3

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 4

Trang 4

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 5

Trang 5

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 6

Trang 6

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 7

Trang 7

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 8

Trang 8

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 9

Trang 9

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 96 trang viethung 4560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
I. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1. Bối cảnh thế giới
Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới. Chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài nguyên (nước...), khủng bố có thể sẽ gia tăng.
Ngoài ra, các yếu tố của bối cảnh quốc tế tác động đến nước ta nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng bao gồm: tiến bộ nhảy vọt trong khoa học, công nghệ; tính tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ còn tác động trong 1-2 năm tới.
Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hóa kinh tế tiếp tục gia tăng. Khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kinh tế tri thức phát triển mạnh và chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành lợi thế chủ yếu của mỗi quốc gia. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các nền kinh tế. Các tập đoàn xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước đang trở thành phổ biến với các mặt tích cực, tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen nhau rất phức tạp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; phát huy lợi thế cạnh tranh động và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ... Sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.
Tham gia sâu vào tiến trình toàn cầu hóa, không những chúng ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế mà còn hòa đồng vào một sân chơi khá gai góc mà ở đó vóc dáng của nền kinh tế, cũng như tri thức của chúng ta còn mới mẻ. Toàn cầu hóa đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong ba năm qua và còn tiếp tục gây sức ép cạnh tranh trong các năm tới, gây cho các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về năng lực cạnh tranh nhiều khó khăn hơn trong kinh doanh, ngay cả trên thị trường nội địa.
Các quy định về thương mại quốc tế không chỉ khá phức tạp mà còn đặc biệt bất lợi cho hàng nông sản, hàng công nghiệp sơ chế, gia công với lao động giá rẻ, chi phí sản xuất còn lớn, và thị trường đang bị thu hẹp.
Đồng thời, những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếp tục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với nền kinh tế với quy mô còn nhỏ như nước ta. Giá xăng dầu, giá vàng, giá một số nguyên liệu đầu vào, giá lương thực, tỷ giá, lãi suất, vv...với những đột biến thất thường sẽ tiếp tục gây xáo trộn trên thị trường và trong xã hội; làm khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, các địa phương nói riêng.
Bên cạnh đó, các vấn đề khác như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giầu nghèo sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển và hiệu quả của kinh tế - xã hội nước ta nói chung, các địa phương nói riêng.
2. Bối cảnh khu vực
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên.
Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới, cùng nhau xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội. Hợp tác ASEAN với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu.
- Hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia 
Theo quy hoạch tổng thể Tam giác phát triển 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam, Kon Tum là 1 trong 10 tỉnh của khu vực này sẽ có những định hướng hợp tác phát triển đa dạng hơn và Kon Tum sẽ tham gia hợp tác giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch; đặc biệt là thông qua tuyến Quốc lộ 18B (Lào), nhằm hình thành đầu mối giao lưu quan trọng nối các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung (Việt Nam) với các tỉnh Nam Lào thông qua cửa khẩu Bờ Y - Phu Cưa; hợp tác với các tỉnh Bạn trồng cây công nghiệp và xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến; lĩnh vực đào tạo-y tế-văn hoá xã hội,... đưa lao động sang làm việc theo các hợp đồng của các doanh nghiệp; Hợp tác đào tạo nghề cho lao động; các lĩnh vực khác liên quan đến khu vực biên giới, kinh tế cửa khẩu...
- Hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan
Vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ven sông Mê Kông, có biên giới chung với Lào, có đường sắt nối tới Viêng Chăn về phía Bắc. Đông Bắc Thái Lan là vùng có tiềm năng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản khá lớn của Vương quốc Thái Lan; là vùng có nhiều đặc điểm hấp dẫn du khách của nhiều nước đến tham quan, du lịch.
Với vị trí địa lý, điều kiện phát triển vùng Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Kon Tum dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo sát, xây dựng các tour du lịch Kon Tum - Thái Lan; kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Kon Tum vào một số lĩnh vực: Chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản và đảm nhận vận tải quá cảnh, trung chuyển hàng hoá.
II. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ TRONG VÙNG
1. Tác động của bối cảnh trong nước
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 đang được định hướng với những nội dung chủ yếu sau: Tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, gắn kết, được tổ chức và phải có động lực phát triển; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; phát triển nguồn nhân lực; phát triển nhanh kết c ... n và phòng chống sự lây lan của sâu bệnh phá hoại lúa và các loại hoa màu; bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và thú rừng nhằm cân bằng môi trường ở khu vực biên giới 3 nước. Sử dụng hợp lý nguồn nước sông, ngòi, kênh rạch ở biên giới để phục vụ đời sống và nông nghiệp.
Nghiên cứu, hình thành dự án trồng cao su của Công ty Cao su Kon Tum tại tỉnh Ratanakiri, Campuchia với quy mô với diện tích cao su đứng 10.000 ha, nhà máy chế biến mủ cao su công suất 10.000-15.000 tấn/năm.
(5) Về lĩnh vực y tế
Phối hợp với các tỉnh Attapư, Sekong (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia) trong việc triển khai công tác kiểm soát và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở khu vực biên giới và qua biên giới ba nước. Tăng cường năng lực của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Kon Tum trong việc kiểm soát và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh ở khu vực biên giới và qua biên giới ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam.
Thông báo định kỳ về tình hình các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh ở trong tỉnh, nhất là ở khu vực biên giới cho ngành Y tế các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia biết để chủ động đề phòng. Tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận và khám chữa bệnh cho người dân Campuchia ở khu vực biên giới có nhu cầu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh. 
Xây dựng phương án, tổ chức triển khai tiếp nhận khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Phối hợp với các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia để triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS. Hỗ trợ cho ngành Y tế các tỉnh biên giới của 02 nước Lào, Campuchia khi có yêu cầu, đề xuất cụ thể và trong phạm vi khả năng của ngành Y tế tỉnh.
(6) Về lĩnh vực giáo dục, văn hoá và xã hội
Tạo điều kiện để ba bên được trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm nhằm đạt được kế hoạch hợp tác toàn diện về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tăng cường xây dựng đội ngũ, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tập huấn. Tỉnh Kon Tum giúp bạn đào tạo các kỹ thuật viên về lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
Tăng cường hợp tác trao đổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tuyên truyền khuyến khích thanh niên cũng như nhân dân ở các tỉnh của ba nước thường xuyên tổ chức những sự kiện chung để thắt chặt tình hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa nhân dân ở khu vực biên giới. Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc các tỉnh xây dựng các chương trình văn nghệ để giao lưu và biểu diễn tại các tỉnh bạn khi có các sự kiện chung của các nước.
Hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên môn; giúp đỡ lẫn nhau theo khả năng về phương tiện, trang thiết bị, vật chất, lương thực, thực phẩm khi có thiên tai hoặc tai họa khác ở khu vực các tỉnh biên giới.
(7) Về lĩnh vực du lịch
Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, nhất là về ngoại ngữ, để phục vụ cho nhu cầu khách du lịch đến với mục tiêu thực hiện ý tưởng "Ba quốc gia - một điểm đến". Có kế hoạch thu hút khách caravan khi nhập hoặc xuất tại cửa khẩu quốc tế Bờ Y, có lưu trú tại Kon Tum.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác về quản lý, kinh doanh du lịch với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia, thực hiện hiệu quả dự án Phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia đã được Thủ tướng Chính phủ ba nước phê duyệt.
Tăng cường hợp tác thúc đẩy du lịch giữa các tỉnh khu vực biên giới 3 nước để phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí của nhân dân ở sát biên giới cũng như nhân dân của ba nước và khách du lịch của các nước khác, góp phần thúc đẩy hơn nữa công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch, xây dựng các tuyến điểm du lịch mang tính liên vùng. 
(8) Các lĩnh vực khác liên quan đến khu vực biên giới
- Tiếp tục thực hiện chủ trương về việc phối hợp với các tỉnh Bạn tìm kiếm, khai quật cất bốc các hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất Bạn.
- Cùng với các tỉnh Bạn xem xét, bàn bạc việc di dân tự do giữa các tỉnh biên giới (hai nước Việt - Lào thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum), đề trình Chính phủ 2 nước quyết định; đồng thời giải quyết tốt việc xâm canh, xâm cư của nhân dân Campuchia trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Cùng nhau thường xuyên kiểm tra, giữ gìn khu vực biên giới, phát hiện và bắt giữ kịp thời các phần tử xâm nhập khu vực biên giới trái phép.
- Tăng cường cử các Đoàn cấp cao sang thăm và làm việc, trao đổi với các tỉnh Bạn về những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng giữa tỉnh Kon Tum - các tỉnh Nam Lào; giữa Kon Tum và Ratanakiri, đặc biệt là tình hình khu vực biên giới.
3.2. Hợp tác phát triển với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan
Vùng Đông Bắc Thái Lan nằm ven sông Mê Kông, có biên giới chung với Lào, có đường sắt nối tới Viêng Chăn về phía Bắc. Đông Bắc Thái Lan là vùng có tiềm năng, khả năng sản xuất lương thực, chế biến nông lâm sản khá lớn của Vương Quốc Thái Lan; là vùng có nhiều đặc điểm hấp dẫn du khách của nhiều nước đến tham quan, du lịch.
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Đông Bắc Thái Lan khá lớn. Việc khai trương cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hoàn thành đường 18B (Lào)- nối với quốc lộ 40 (Kon Tum) và các tuyến đường xuống các cảng biển miền Trung là điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu của vùng Đông Bắc Thái Lan, trao đổi, nhập khẩu các nông sản từ các tỉnh Việt Nam như cà phê, cao su (Tây Nguyên), sản phẩm chế tạo khác. 
Với vị trí địa lý, điều kiện phát triển vùng Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Kon Tum dự kiến trong tương lai sẽ hợp tác với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan khảo sát, xây dựng các tour du lịch Kon Tum-Thái Lan, đặc biệt là các tỉnh Ubon Ratchathaii và tỉnh Mukdahan; Kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Kon Tum vào một số lĩnh vực: Chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản.
V. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Công chức, công vụ
- Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia các hoạt động kinh tế và xây dựng chính quyền. Tăng cường sự phối kết hợp giữa Đảng, chính quyền và nhân dân góp phần ngăn chặn tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội, góp phần xây dựng, củng cố chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. 
- Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh và các cấp, các ngành phải thật sự đi sâu, đi sát, giúp đỡ cơ sở, chủ động ngăn ngừa và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi khó khăn và có diễn biến phức tạp.
- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, tiến hành rà soát lại chất lượng cán bộ ở tất cả các cấp, các ngành, từ đó có kế hoạch chi tiết để bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đối với từng chức danh theo phương châm: Cán bộ yếu mặt nào thì bồi dưỡng mặt đó, thiếu tiêu chuẩn nào thì đào tạo để đạt tiêu chuẩn đó, bảo đảm tiêu chuẩn và chất lượng. 
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý; đồng thời, tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả đề án nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng dân tài của tỉnh, kết hợp chặt chẽ với việc sửa đổi, bổ sung chính sách để có thể thu hút một lực lượng cần thiết cán bộ có năng lực, sinh viên đại học ra trường về công tác lâu dài ở các xã vùng sâu, vùng xa, nhanh chóng tạo ra bước đột phá về cán bộ, nhất là ở cơ sở xã, phường, thị trấn...
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp.
2. Cải cách bộ máy và thủ tục hành chính
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; coi cải cách hành chính vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Rà soát, tổng kết, tiếp tục cơ chế một cửa trên các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, đất đai, xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng...
- Xây dựng trình tự, thủ tục theo hướng cụ thể, đơn giản để hướng dẫn thực hiện Quy định của UBND tỉnh về khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Thay đổi tư duy trong cách lập, giao và thực hiện kế hoạch của tỉnh và các ngành.
- Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là các văn bản liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo tuân thủ tính pháp chế và phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Rà soát lại quy trình làm việc, thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đối với tất cả các cơ quan hành chính; tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí đi đôi với đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội.
- Cải cách tài chính công theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư công, hạn chế tham nhũng, lãng phí.
- Cải cách hành chính trên lĩnh vực xúc tiến đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đổi mới công tác kế hoạch thông qua tăng cường năng lực lập và tổ chức thực hiện kế hoạch.
3. Cải cách thể chế
- Coi trọng việc nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo ANQP. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo. Xây dựng buôn làng vững mạnh toan diện là một nội dung quan trọng của công tác củng cố hệ thống chính quyền cơ sở.
- Khẩn trương cải tiến phương thức quản lý và củng cố đội ngũ cán bộ ở cơ sở theo hướng tiếp cận với công nghệ thông tin, trang bị hệ thống thông tin liên lạc; nâng cao trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ chủ chốt; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ đảm nhận trách nhiệm chủ chốt trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
VI. LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Lãnh đạo, điều hành
- Thay đổi cách chỉ đạo, điều hành từ khâu quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện (lập kế hoạch phải từ cơ sở, gắn với yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo; tránh quy hoạch treo); Huy động nguồn lực tài chính, cân đối nhu cầu, khả năng, giải pháp để thực hiện (trách mâu thuẫn giữa mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện). Một số chỉ tiêu kế hoạch chỉ đăng ký và UBND tỉnh thẩm định, và xây dựng cơ chế chính sách điều tiết, hỗ trợ tổ chức thực hiện; một số chỉ tiêu kế hoạch phải giao gắn với nguồn lực.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí phụ trách địa bàn, ngành, lĩnh vực chiụ trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
- Công tác quản lý điều hành, tổ chức thực hiện chính quyền các cấp, các ngành phải thể hiện rõ trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp trong việc xây dựng các giải pháp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trình HĐND, UBND tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
- Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, nghiên cứu cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư; chỉ đạo các ngành và địa phương, đơn vị cụ thể hoá quy hoạch tổng thể bằng các kế hoạch 5 năm và hàng năm để tổ chức quản lý và điều hành đạt hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đồng thời công khai hoá các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời các mục tiêu và giải pháp tổ chức thực hiện khi cần thiết.
- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, khu đô thị mới và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đã được phê duyệt.
Tiến hành điều chỉnh cơ cấu sản xuất cây con, từ đó điều chỉnh các dự án đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi; các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ. 
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các huyện, thành phố xây dựng giải pháp về tài chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ. Đề xuất các biện pháp đảm bảo nguồn lực tài chính, nếu không cân đối được phải kiến nghị các giải pháp huy động đặc biệt hoặc điều chỉnh lại mục tiêu chung. Đồng thời phân công chỉ đạo, tổ chức lực lượng để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính của ngành mình; xác định mối quan hệ phối hợp với các ngành khác để thực hiện mục tiêu chung. 
- UBND tỉnh chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan nghiên cứu và kiến nghị với Chính phủ tỉnh ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mở rộng thị trường; cơ chế chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng...; phát triển nguồn nhân lực; giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho địa phương để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- UBND tỉnh chỉ đạo đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo động lực phát triển các ngành và các lĩnh vực.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp, luân chuyển cán bộ chủ chốt, xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hoá việc phân công phân cấp, chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật hành chính, đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
- Sau mỗi chu kỳ 5 năm, UBND tỉnh tổ chức đánh giá tình tình thực hiện quy hoạch, qua đó tổng hợp những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện.

File đính kèm:

  • docphuong_huong_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_tinh_kon_tum_den_nam.doc